Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 151 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------  -------

HÀ THỊ LAN PHƯƠNG

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG PHONG KIẾN VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XIX

Ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số : 9 38 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương

HÀ NỘI - 2019


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Pháp luật tố tụng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam
cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì pháp luật tố
tụng luôn có tầm quan trọng đặc biệt để thiết lập một thể chế quyền lực tư pháp nhằm
bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị xã hội, duy trì công lý, đảm bảo quyền con
người, quyền công dân và những giá trị nhân văn của nhân loại.
Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050,
Nhà nước Việt Nam đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013, những chính sách chung từ
các kỳ đại hội Đảng, các Nghị quyết của Hội nghị trung ương, hoạch định cho nền tư
pháp và Tòa án trách nhiệm cải tổ toàn diện, từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức,


kiểm soát và quản lý chặt chẽ hoạt động tố tụng. Tất cả đều nhằm hướng tới mục tiêu
đảm bảo công lý, công bằng, an toàn, an ninh và an sinh xã hội, không chỉ trong nước
mà cả ở trong khu vực và trên trường quốc tế. Trong báo cáo chính trị, Đại hội Đảng lần
thứ XII đã khẳng định:“Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp,
xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”[1, tr.114]. Nhìn lại
hơn ba mươi năm cải cách, đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, pháp luật tố tụng
nói riêng và hệ thống tư pháp nói chung ở Việt Nam đến nay vẫn bộc lộ nhiều điểm bất
cập, hạn chế. Thực trạng oan sai trong hoạt động truy tố, điều tra, xét xử làm cho người
dân khó tin tưởng vào cán cân công lý, điều đó đặt ra cho ngành Tòa án và các cơ quan
tiến hành tố tụng trách nhiệm phải có một kế hoạch cải tổ lâu dài, sâu sắc và triệt để.
Thực hiện các nhiệm vụ trên, bên cạnh việc nghiên cứu các mô hình tố tụng tiến bộ của
các nhà nước trong khu vực và trên thế giới cũng cần phải có các công trình nghiên cứu
chuyên sâu về pháp luật tố tụng truyền thống ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Trên
cơ sở đó tìm ra những ưu điểm, tiến bộ cần kế thừa cũng như những nhược điểm, hạn
chế cần khắc phục; tìm ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp mới cho quá trình
thiết kế, kiến tạo nền tư pháp tiến bộ hiện đại, hội nhập văn minh, tôn trọng quyền dân
tộc, quyền quốc gia và quyền con người, tạo lập sự bình yên cho xã hội.
Dưới góc nhìn lịch sử tư pháp, Việt Nam sở hữu những di sản cổ luật tiến bộ đặc
sắc so với các nhà nước khác cùng thời, nhưng trên thực tế nguồn tư liệu lưu trữ và các
công trình nghiên cứu về cổ luật nói chung, về tố tụng trong cổ luật nói riêng còn nhiều
hạn chế. Tra cứu hầu hết các tàng thư, thư viện, danh mục các công trình khoa học
nghiên cứu về pháp luật tố tụng trong thời kỳ quân chủ phong kiến vẫn còn rất nhiều
khoảng trống. Phan Huy Chú từng nghiên cứu về hệ thống pháp luật truyền thống Việt
Nam, ông rất nuối tiếc cho sự mất mát những di sản văn hóa pháp luật của dân tộc. Ông
đã than rằng:“Sách điển chương pháp chế của cả một triều đại làm khuôn phép đời đời
mà mất mát như thế, thực có đáng tiếc không?”[11, tr.65]. Trần Trọng Kim thì cho
151



rằng: đó là ngôi nhà cổ rất đẹp, lâu ngày không ai sang sửa, bụi đã phủ mờ. Tác giả Vũ
Văn Mẫu đã viết: cổ luật Việt Nam là linh hồn trí não người xưa kết đúc lại cho thế hệ
chúng ta qua bao lớp phế hưng của lịch sử [35; 123; 131].
Theo thời gian và theo dòng lịch sử, những giá trị pháp lý truyền thống và phong
tục tập quán được phản ánh trong những quy phạm pháp luật cũng như thực tiễn ứng
dụng dường như vẫn đang tồn tại trong xã hội của chúng ta. Đó là pháp luật truyền
thống về hành chính quan chế, quân sự an ninh, đất đai tài sản, gia đình và hôn nhân,
dân sự và thừa kế, hương hỏa điền sản, tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh. Truyền thống
pháp luật còn đó nhưng các công trình nghiên cứu chuyên sâu thì hầu như vẫn còn để
ngỏ. Muốn hoạch định được tương lai thì cần hiểu sâu về quá khứ. Đó là nguyên lý tất
yếu của tính kế thừa biện chứng và sự phát triển của sự vật hiện tượng khách quan.
Trong tiến trình hội nhập và phát triển, việc tìm hiểu và phát huy được những giá trị của
di sản pháp lý cha ông, trân trọng giữ gìn bảo lưu truyền thống pháp luật nhân văn của
dân tộc luôn là vấn đề thiết yếu của khoa học Việt Nam.
Với những lý do trên và mong muốn góp phần xây dựng nền tư pháp chuyên
nghiệp và chuẩn mực nhằm mục đích bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, nghiên
cứu sinh đã lựa chọn đề tài:“Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến
thế kỷ XIX” làm luận án tiến sỹ luật học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 . Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua nghiên cứu quá trình hình thành phát triển, hình thức và nội dung của
pháp luật tố tụng PKVN từ thế kỷ XV – XIX, luận án làm sáng tỏ những thành tựu, giá
trị và khả năng tiếp thu, ứng dụng trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật tố tụng và cải
cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, khu vực và quốc
tế về pháp luật tố tụng quân chủ phong kiến Việt Nam. Từ đó chỉ ra những vấn đề đã
được nghiên cứu và những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục bổ sung.
Thứ hai, những vấn đề lý luận và lịch sử về pháp luật tố tụng của nhà nước quân

chủ phong kiến Việt Nam thế kỷ XV - XIX.
Thứ ba, nghiên cứu pháp luật tố tụng của các triều đại Lê Trịnh Nguyễn thông
qua các Bộ luật, Hội điển, Điển chế và các ghi chép trong chính sử. Nghiên cứu những
quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, trình tự và thủ tục tố tụng, quy trình xét xử các
vụ án và giải quyết các vụ việc kiện tụng trong hoạt động tư pháp của nhà nước quân
chủ PKVN. Tiếp cận những nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng như: khởi kiện, thụ
lý, khảo cung, xét xử, thi hành án, về xác định sự thật của vụ án, về oan sai, về bảo vệ
nhân mạng, trách nhiệm của quan án; phân loại tố tụng theo“loại vụ việc” nguyên tắc
“Tôn quân quyền” tập quyền song hành với phân quyền và tản quyền trong quản lý nhà
nước về lĩnh vực tư pháp.
152


Thứ tư, đánh giá được những giá trị lịch sử và đương đại, những tiến bộ và
những hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng của nhà nước phong
kiến. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp trong việc tiếp thu, kế thừa và phát triển những
thành tựu của pháp luật tố tụng truyền thống, vận dụng sáng tạo và phù hợp trong cải
cách tư pháp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Luận án tập trung nghiên cứu các quan điểm khoa học về pháp luật tố tụng, nội
dung của pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX và quan
điểm tiếp nhận pháp luật truyền thống trong xây dựng pháp luật đương đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về thời gian, đề tài nghiên cứu về pháp luật tố tụng của nhà nước quân chủ Việt
Nam từ thế kỷ XV đến XIX (1428 – 1884). Chủ yếu là thời Lê Sơ (1428 – 1527), thời
Lê Trịnh (1599 – 1786) và triều Nguyễn (1802 – 1884). Về không gian: đề tài nghiên
cứu chuyên sâu về pháp luật tố tụng trong việc quản lý nhà nước về tư pháp căn cứ theo
vùng lãnh thổ Việt Nam, từ miền Bắc thời Lê đến cả Bắc Nam trong triều Nguyễn,
đồng thời mở rộng so sánh thêm ở một số nước trong khu vực và thế giới.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận của luận án
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận triết học duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, luật học, sử học, kinh tế học, chính trị học, hành chính học và
logic học. Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu kết hợp lịch sử so sánh (comparative
History), luật học so sánh (comparative Law) với tính kế thừa và phát triển.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án đã sử dụng những phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã
hội và những phương pháp nghiên cứu đặc thù trong nghiên cứu khoa học pháp lý như:
Phương pháp thống kê: được sử dụng trong luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình
hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, hệ thống tổ chức các cơ quan tư pháp tố tụng, các
văn bản pháp luật và nguồn sử liệu của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng nhằm nhận diện và đánh giá cơ cấu tổ
chức hoạt động của cơ quan tố tụng trong mối liên hệ với tổ chức nhà nước PKVN. Sử
dụng phương pháp cấu trúc hệ thống để nghiên cứu kỹ thuật lập pháp, nghiên cứu về
trình tự thủ tục tố tụng, mối quan hệ giữa pháp luật tố tụng với các lĩnh vực pháp luật
khác, vị trí vai trò của pháp luật tố tụng trong hệ thống pháp luật chung.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng trong luận án nhằm nghiên cứu,
luận giải về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. Kết hợp phương pháp quy nạp,
diễn dịch, phân tích, chứng minh, giải thích, nhận xét đánh giá các chế định về tố tụng,
các quy định, chế tài áp dụng trong hoạt động xét xử và thi hành án.
Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng trong luận án để làm sáng tỏ hệ
153


thống cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng, vấn đề thời hiệu, thời hạn, chứng cứ,
chứng minh, sự chuyển đổi thể chế và quy trình tố tụng qua các giai đoạn lịch sử.
Phương pháp xã hội học pháp luật: được sử dụng trong luận án nhằm khảo xét
thực tiễn lịch sử pháp luật tố tụng trong xã hội phong kiến. Nghiên cứu một số bản án
được ghi lại trong chính sử và dấu ấn của nó trong tâm thức dân tộc.

Phương pháp trao đổi, tọa đàm: sử dụng để trao đổi trên diễn đàn tạp chí khoa
học chuyên ngành, liên ngành và các hội thảo.
Phương pháp logic và lịch sử: được sử dụng chủ yếu trong luận án nhằm nhận
diện đặc điểm, tiến trình phát triển của pháp luật tố tụng qua các triều đại.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp khái quát, mô hình hóa các cơ quan
hành chính tư pháp; tiếp cận văn bản học để nghiên cứu các bộ luật cổ; hồi cố, hậu suy
phục dựng lại bối cảnh lịch sử quá khứ để phân tích, suy xét, lập luận vấn đề; phương
pháp định lượng, định tính, kết hợp với thống kê, phân loại các điều luật để đánh giá về
số lượng, qua đó nhận thấy rõ nội dung, bản chất của vấn đề cần nghiên cứu theo
nguyên lý lượng đổi chất đổi. Bên cạnh đó là phương pháp đồng đại, lịch đại, nghĩa là
đặt các sự vật hiện tượng, vấn đề cùng loại trong tính logic của thời gian để thấy được
tính vượt trước hoặc chậm trễ của pháp luật qua các thời kỳ. Luận án dựa trên cách tiếp
cận liên ngành, đa ngành khoa học xã hội để nghiên cứu và luận giải về pháp luật tố
tụng trong bức tranh tổng thể của xã hội Việt Nam thế kỷ XV – XIX.
5. Những đóng góp mới về nghiên cứu khoa học của luận án
Những đóng góp về lý luận của Luận án
- Thứ nhất, Luận án đã nhận diện và làm rõ những vấn đề lý luận và lịch sử về
pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam thời Lê Trịnh Nguyễn cả dưới góc độ
tổng quát và chuyên ngành.
- Thứ hai, Trên cơ sở đó chỉ ra mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, tư
tưởng và phong tục tập quán đến pháp luật tố tụng; luận giải vị trí vai trò, những
nguyên tắc, đặc điểm, bản chất, mục tiêu, tính phổ biến và những điểm đặc thù
của pháp luật tố tụng thời quân chủ PKVN. Nghiên cứu so sánh cho thấy, Việt
Nam là một trong những quốc gia xây dựng bộ luật chuyên ngành về tố tụng đầu
tiên ở khu vực châu Á và thế giới.
Những đóng góp về thực tiễn của Luận án
- Thứ nhất, Luận án trình bày bức tranh tổng thể, nghiên cứu khá toàn diện, hệ
thống và chuyên sâu về hình thức, thủ tục, nội dung và thành tựu cơ bản của pháp luật
tố tụng phong kiến Việt Nam trong thực tiễn lịch sử từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX.
- Thứ hai, Luận án làm sáng tỏ một số nội dung về tính dân tộc đặc sắc, phân tích

tính độc đáo, tiến bộ của một số chế định như: thẩm quyền và trình tự tố tụng, thủ tục tố
tụng, quy trình tố tụng, hoạt động và giám sát tố tụng, phân loại vụ việc trong tố tụng,
án lệ và các tiền lệ tư pháp, phạt tiền và chuộc hình phạt bằng tiền, chế độ Công đồng
Đình nghị, Thu thẩm và cơ chế liên ngành Tam pháp ty. Luận án đã nhận diện và phân
154


tích tính đặc thù của thể chế quyền lực tư pháp thời Lê Sơ – Lê Thánh Tông, Lê Trịnh
và triều Nguyễn trong nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam ở giai đoạn có nhiều
biến động lịch sử thế kỷ XV - XIX.
- Thứ ba, Luận án chỉ ra những giá trị lịch sử và đương đại cũng như một số giải
pháp tiếp thu kế thừa các giá trị đó trong quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng, cải cách
tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ bảo hộ quyền công dân và quyền con
người ở Việt Nam, khu vực và thế giới.
Pháp luật tố tụng PKVN thế kỷ XV - XIX có nhiều thành tựu đáng để nghiên
cứu và suy ngẫm. Kết quả nghiên cứu cho thấy pháp luật tố tụng ứng dụng trong giai
đoạn lịch sử thế kỷ XV – XIX và có giá trị tham khảo cho quá trình cải cách tư pháp
trong thời đại mới. Tiếp thu những giá trị của pháp luật tố tụng truyền thống trên tinh
thần chỉnh hợp có chọn lọc những yếu tố tiến bộ của pháp luật tố tụng, đó là yêu cầu và
trách nhiệm của khoa học pháp lý trong thực tiễn xã hội hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án làm sáng tỏ thực tiễn lập pháp, giá trị pháp lý của pháp luật tố tụng
truyền thống, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về lập pháp, xây dựng văn bản
pháp luật và áp dụng pháp luật tố tụng trong hoạt động tư pháp xét xử, đề ra các giải
pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng. Luận án cũng gợi mở hướng nghiên cứu một số văn
bản pháp luật thời Lê, Hội điển và Châu bản triều Nguyễn, so sánh với pháp luật tố tụng
thời thuộc Pháp và Việt Nam Cộng hòa để tìm ra giá trị và bài học cho đương thời.
7. Kết cấu của luận án
Nội dung của luận án ngoài lời cảm ơn, cam đoan, bảng ký hiệu viết tắt, mở đầu,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, gồm có 4 chương như sau:

Chương một: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương hai: Nhận diện về lý luận và lịch sử pháp luật tố tụng PKVN
Chương ba: Những quy định pháp luật tố tụng PKVN thế kỷ XV – XIX
Chương bốn: Giá trị lịch sử và đương đại của pháp luật tố tụng PKVN trong quá
trình cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay

155


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Khái lược về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài pháp luật tố tụng ở trong nước
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về pháp luật tố tụng PKVN thế
kỷ XV – XIX song chưa mang tính tổng thể và vẫn còn nhiều khoảng trống.
Căn cứ vào các nguồn tư liệu, có thể chia thành 2 nhóm chính: (i) nhóm các công
trình nghiên cứu chung về lý luận và lịch sử pháp luật Việt Nam thời phong kiến có liên
quan đến lĩnh vực tố tụng; (ii) nhóm các công trình nghiên cứu chuyên ngành về pháp
luật tố tụng ở Việt Nam thế kỷ XV - XIX. Các công trình nghiên cứu chủ yếu hai Bộ
luật pháp điển là QTHL triều Lê và HVLL triều Nguyễn. Có thể khái lược một số tác
giả và công trình tiêu biểu sau đây.
Nghiên cứu chung về lý luận & lịch sử pháp luật tố tụng PKVN
Tiếp cận dưới góc độ lý luận và lịch sử về pháp luật tố tụng PKVN có thể nhìn từ
góc độ tổng quát đến chuyên ngành. Trong tổng thể của bộ máy nhà nước, từ cơ sở kinh
tế xã hội tư tưởng chính trị pháp lý đến quá trình hình thành phát triển, từ tổ chức bộ
máy đến các quy phạm, chế định điều luật, từ khái niệm, quan niệm đến vị trí, vai trò,
nguyên tắc, đặc điểm, bản chất pháp luật tố tụng, tất cả đều nằm trong sự vận động
chung của chính thể quân chủ qua các giai đoạn lịch sử. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ và
hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề này. Tuy vậy,
cũng có thể tiếp thu kế thừa những kết quả nghiên cứu từ các công trình tiêu biểu sau:

Lịch triều Hiến chương loại chí (1819) của học giả Phan Huy Chú được coi là
công trình “Quốc chí” bách khoa thư nghiên cứu những giá trị cơ bản nhất của một thể
chế nhà nước trong đó có nội dung về kinh tế, chính trị, quân sự và pháp luật triều Lê.
Các mục như Dư địa chí, Nhân vật chí, Quan chức chí, Quốc dụng chí, Hình luật chí,
Binh chế chí, cho chúng ta cách nhìn tổng diện về cơ sở của chế độ hành chính tư pháp
PKVN. Nội dung pháp luật tố tụng từ năm 1625 đến năm 1765 và bộ QTKTĐL năm
1777 đã được tác giả Phan Huy Chú khảo lược, đánh giá. Theo đó “Các mục luật văn
gồm có hơn 700 điều, thật rất rõ ràng đầy đủ, dùng để nêu thể lệ xét xử, thích hợp với
dân tình, cân nhắc và thêm bớt, cho nên đủ để đối phó với các trạng thái biến hóa của
đời sống và ngăn ngừa người dân vi phạm. Để cho những người cầm nắm pháp luật,
gặp việc thì chước lượng theo đó mà xét nặng nhẹ, định thêm bớt.” [10, tr.389]. “Các
Lệ xét kiện chuẩn định năm Đinh Dậu đời Cảnh Hưng năm 1777, tham chước quy thức
các triều, hoạch định thống nhất rõ ràng, điều mục tỷ mỷ, không bỏ sót gì, người xét xử
sẵn có Luật thường để quyết định, có Lệ thường để thích ứng, nếu noi theo cẩn thận thì
dứt được tệ gian, bớt được hình ngục, mực thước không thể bỏ qua được”[10, tr. 407]
[9;11]. Với công trình này, có thể tìm hiểu về cơ sở và quá trình hình thành phát triển,
vị trí vai trò, đặc điểm và mối quan hệ của pháp luật tố tụng trong tổng thể pháp luật và

156


bộ máy nhà nước, về quan chế công vụ tư pháp, về tuyển bổ, giám sát, khảo khóa quan
lại hành chính quân sự tư pháp, về thẩm quyền tố tụng tối cao của vua và chúa.
Quốc triều Luật Lệ toát yếu (1919) do Tổng tài Cao Xuân Dục biên tập. Đây là
cuốn lược giản bộ HVLL triều Nguyễn, là tài liệu để nghiên cứu và đào tạo tại trường
Cao đẳng Luật Đông Dương thời thuộc Pháp, trong đó có phần pháp luật tố tụng và một
số văn bản bổ sung qua các triều vua Minh Mệnh, Tự Đức [59, tr.34, 218 - 227]. Đây là
công trình giúp cho người nghiên cứu hiểu cơ bản về pháp luật triều Nguyễn.
“Pháp chế sử”(1967) của Vũ Quốc Thông có thể được coi là công trình nghiên
cứu tiêu biểu nhất về chính thể quân chủ và tổ chức hành chính tư pháp PKVN. Học giả

Vũ Quốc Thông đã khảo cứu về hoạt động tố tụng trong mối quan hệ thống nhất với bộ
máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, theo cơ cấu hành chính xã thôn tự trị.
Công trình cho chúng ta cách nhìn khoa học về tổ chức hệ thống tư pháp xét xử xuất
phát từ chế độ chính trị, chế độ hành chính thông qua các định chế pháp lý. Trong đó
nội dung gồm 3 phần: phần 1, về chế độ chính trị, chính thể quân chủ qua các thời kỳ từ
968 đến 1945, bao gồm tổ chức chính quyền trung ương và địa phương; phần 2, về chế
độ hành chính, quản lý nền hành chính trung ương và địa phương theo mô hình xã thôn
tự trị với cơ cấu hội đồng hàng tỉnh, hội đồng thành phố; phần 3 về chế độ tư pháp với
cách thức tổ chức các pháp đình. Đây là công trình nghiên cứu khá hiếm hoi dưới góc
độ luật học về chính thể quân chủ và bộ máy nhà nước, trong đó có hệ thống hành chính
tư pháp xét xử. Chính vì vậy nên cho dù khá giản lược nhưng đây là cách tiếp cận khoa
học và toàn diện về thể chế tư pháp trong bộ máy nhà nước thời quân chủ phong kiến,
trong đó hành chính, tư pháp là một bộ phận quan trọng của thể chế chính trị, quân sự
theo hình thức quân chủ tập quyền [209, tr.5 -13]. Qua nghiên cứu, tác giả có thể nhận
định với một số luận điểm như sau:
Một là, công trình đã có những nghiên cứu cơ bản về chính thể quân chủ và vị trí
của nhà vua trong hệ thống hành chính tư pháp. Nhà nước quân chủ phong kiến có quan
niệm về thế quyền và thần quyền. Về thế quyền, nhà vua ban hành ra luật pháp, là vị thủ
lĩnh cao cấp nhất của nền hành chính quốc gia. Nhà vua cũng đồng thời là vị Thẩm
phán tối cao có quyền xét xử và ra phán quyết cuối cùng. Về thần quyền, theo lý thuyết
thân dân, khoan thư sức dân, yên dân, kính thiên ái dân [209, tr.366 - 376]. Nhà vua là
chủ tế lễ đàn Xã tắc và điện Kính thiên thời Lê cũng như tế lễ ở Đàn Nam Giao thời
Nguyễn. Nhà vua cũng có quyền cho phép quốc dân lập đình đền chùa tông miếu hoặc
ngăn cấm như chính sách kiểm soát Phật giáo, cấm đạo Gia tô.
Hai là, công trình đã có những nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và thẩm quyền xét xử
trong hoạt động tố tụng. Học giả Vũ Quốc Thông tiếp cận chủ yếu từ hai góc độ: (i)
Cách tổ chức các pháp đình; (ii) Thẩm quyền và luật pháp áp dụng trước các pháp đình;
Theo tác giả, “cho đến khi nước Pháp đặt nền bảo hộ, nhà nước thực dân phong kiến
vẫn không áp dụng nguyên tắc phân quyền trong nền hành chính tư pháp” [209, tr.376 396]. Vũ Quốc Thông đã nhận định về pháp luật tố tụng từ sau năm 1649 rằng:“Không
157



những cách tổ chức pháp đình được ấn định rõ ràng mà cả các thể thức tố tụng như là
cách thức đệ đơn kiện, cách thức điều tra và xét xử các vụ tranh tụng, cách thức kháng
tố các bản án cũng đã được quy định một cách rất minh bạch.”[209, tr. 375]. Tuy
nhiên, triều Nguyễn lại chưa thể xây dựng được một bộ luật chuyên sâu về tố tụng như
QTKTĐL triều Lê – Trịnh.
Ưu điểm lớn nhất trong công trình Pháp chế sử Việt Nam của Vũ Quốc Thông là
có tầm nhìn tổng quát về các định chế pháp lý dưới góc độ luật học để tiếp cận hệ thống
tư pháp từ tổ chức bộ máy đến chức năng, thẩm quyền và các thủ tục tố tụng. Tuy
nhiên, các vấn đề trên cần nghiên cứu ở góc độ liên ngành quản lý hành chính quân sự
tư pháp trong hoạt động tố tụng. Các nguyên tắc hoạt động của các cơ quan có thẩm
quyền tư pháp điều chỉnh hoạt động tố tụng được Vũ Quốc Thông đề cập tuy còn sơ
lược, nhiều nội dung chưa chuyên sâu, chưa đầy đủ và toàn diện nhưng cách đặt vấn đề
của ông là rất khoa học.
GS.Vũ Văn Mẫu (1972 – 1975) có nhiều công trình nghiên cứu đại cương về chế
độ hành chính và tư pháp trong bộ QTHL và QTKTĐL thời Lê. Một số cuốn sách đã
được xuất bản như:“Cổ luật Việt Nam lược khảo”,“Cổ luật Việt Nam thông khảo”,“Cổ
luật Việt Nam và tư pháp sử”,“Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng” [145-149].
Các công trình nghiên cứu của GS.Vũ Văn Mẫu có tính chuyên sâu và đầy đủ nhất về
pháp luật phong kiến Việt Nam. Trong đó tác giả đi sâu chủ yếu ba ngành luật cơ bản là
dân sự, hôn nhân gia đình và hình sự; nghiên cứu về chế độ tư pháp, Tòa án và pháp
luật tố tụng trong các cuốn sách này có dung lượng hạn chế [146, tr.227- 266].
Công trình nghiên cứu “Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử Diễn giảng”(1974)
trong đó có phần“Đại cương về tổ chức tư pháp và tố tụng trong cổ luật” của GS.Vũ
Văn Mẫu [146, tr.227 - 265]. Nội dung tiếp cận về pháp luật tố tụng PKVN theo hai vấn
đề: Thứ nhất, là hệ thống Tòa án trong cổ luật gồm “cơ quan thoả xử, hệ thống các cơ
quan tài phán và sự kiểm soát các cơ quan tài phán”; Thứ hai, về thủ tục tố tụng, chủ
yếu tiếp cận về thụ lý việc kiện, thẩm vấn và phân xử. Tác giả đánh giá rất cao bộ
QTKTĐL và cho rằng: nếu như những quy định về chứng thư, chúc thư, vấn đề tài sản

vợ chồng, thừa kế, hương hỏa, của QTHL trong hệ thống luật pháp triều Lê là điều tân
kỳ thứ nhất, thì nội dung tân kỳ thứ hai của cổ luật VN thuộc về bộ QTKTĐL. Ông đã
có những nghiên cứu về QTKTĐL và thấy rõ sự tiến bộ về kỹ thuật pháp lý, thể hiện sự
phân biệt tương đối rõ ràng giữa luật nội dung và luật thủ tục trong pháp luật tố
tụng.“Trong lịch sử cổ pháp Á Châu, đây là bộ luật duy nhất về thủ tục tố tụng và tổ
chức các nha môn xử án. Điều này chứng tỏ rằng trong cựu pháp, nhà làm luật Việt
Nam đã ý thức được đầu tiên về sự phân biệt các luật pháp về nội dung và các luật
pháp liên quan đến thủ tục”[146, tr. 265]. Về sự phân biệt này, đến cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, ở Âu Mỹ, với sự phát triển của ngành Quốc tế tư pháp, các luật gia mới
nhận định rõ tầm quan trọng của vấn đề này trong các tranh chấp. Bởi nếu như luật nội
dung còn nhiều xung đột cần tranh tụng thì luật thủ tục đã phần nào có sự đồng
158


thuận.“Điều ấy càng làm tôn rõ những nét tân kỳ độc đáo của sự quy định về thủ tục tố
tụng trong pháp chế triều Lê” [146, tr.265]. “Đại cương về tổ chức tư pháp và tố tụng
trong cổ luật” của GS.Vũ Văn Mẫu có cách tiếp cận khoa học, với tầm nhìn tổng thể khi
đánh giá cổ luật Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả chủ yếu ở tầm khái quát nên cần tiếp
cận chuyên sâu, đầy đủ, toàn diện và cụ thể hơn.
Học giả Nguyễn Quang Quýnh với cuốn“Dân luật tổng quát” và “Hình luật tổng
quát” (1972) cũng có một phần về giới thiệu chung về pháp luật phong kiến và phân
tích một số thành tựu cơ bản của cổ luật Việt Nam [195, tr. 5- 12] [196].
Năm 1968, nhà luật học Đinh Gia Trinh và các nhà sử học có cuốn sách nghiên
cứu chung về lịch sử nhà nước và pháp luật dưới nhan đề“Sơ thảo lịch sử Nhà nước và
Pháp quyền Việt Nam”. Nội dung về pháp luật tố tụng phong kiến trong công trình này
nghiên cứu mang tính khái quát và chưa đi sâu phân tích các Bộ luật, Hội điển và các
văn bản pháp luật tố tụng [217].
GS. Lê Thị Sơn chủ biên cuốn“Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành, nội
dung và giá trị”(2004). Công trình nghiên cứu toàn diện về bộ QTHL từ cơ sở kinh tế,
chính trị, xã hội, quá trình hình thành, nội dung các lĩnh vực về quan chế, hình sự, dân

sự, đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình và tố tụng phong kiến Việt Nam dưới góc nhìn
của cấu trúc pháp luật đương đại. Trong chuyên khảo có bài viết về Pháp luật tố tụng
của tác giả Hoàng Thị Minh Sơn [197]. TS.Trương Quang Vinh chủ biên cuốn chuyên
khảo“Tội phạm và hình phạt trong HVLL” (2008) chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ
pháp luật hình sự về tội phạm và hình phạt trong HVLL, đồng thời đưa ra nhận xét
chung về đường lối xử lý đối với tội phạm trong pháp luật triều Nguyễn [208]. Cuốn
sách“Quốc triều Hình luật, những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam“(2008) dựa trên các bài viết tại Hội thảo về QTHL tại
Thanh Hóa do Bộ Tư pháp chủ trì theo chủ đề “QTHL, những giá trị lịch sử và đương
đại”, trong đó có hai nội dung nghiên cứu về pháp luật tố tụng trong bộ QTHL triều Lê
[190, tr. 381, 404].
Ngoài ra, nhiều học giả cũng có các công trình nghiên cứu như Bùi Xuân Đính
(1998) với “Lệ làng phép nước”,“Hương ước và quản lý làng xã”[79; 80]. Lê Đức Tiết
(1998, 2010) nghiên cứu về “Hương ước lệ làng”, về “Luật Hồng Đức” [215; 216].
Đinh Khắc Thuân (2006) chủ biên công trình biên dịch và nghiên cứu về các bản
Hương ước được lưu tại viện Hán Nôm với tiêu đề “Tục lệ cổ truyền làng xã Việt
Nam”[211]. Ngô Đức Thịnh (2014) với cuốn biên khảo “Luật tục trong đời sống các
tộc người ở Việt Nam” [208]. Đây là những công trình nghiên cứu hướng đến việc nhận
thức sâu hơn những giá trị của luật tập quán trong đời sống sinh hoạt của xã hội cộng
đồng, đặc biệt là các vùng đồng bào dân tộc miền núi. Việc giải quyết các tranh chấp
theo luật tục, hương ước và tính hiệu quả của phong tục tập quán cũng được các tác giả
đề cập đến. Đây là một hướng nghiên cứu kết hợp giữa luật nước với lệ làng, đặc biệt là
luật tục của các dân tộc miền núi với những giá trị bền vững của pháp luật cộng đồng.
159


Khoa Pháp luật Hành chính Nhà nước Đại học Luật Hà Nội có hai đề tài. Thứ
nhất là “Giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước trong nhà nước phong kiến Việt
Nam – Những suy ngẫm và bài học cho hôm nay" (2012)[117]. Thứ hai là“Chế độ trách
nhiệm công vụ ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử”(2017) [118]. Các bài viết tạp chí

tiêu biểu như Trương Hữu Quýnh (1995 [194 GS.TSKH Vũ Minh Giang [92]. GS.TS.
Hoàng Thị Kim Quế [189]. Đào Trí Úc - Lê Minh Thông (1999)“Sự tiếp nhận các giá
trị pháp lý phương Đông và phương Tây đối với sự phát triển các tư tưởng pháp lý Việt
Nam”[223]. GS.Thái Vĩnh Thắng (2003) [204]. PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương và
TS. Lê Thị Hương về“Nhu cầu tích hợp các giá trị truyền thống trong mô hình nhà
nước pháp quyền Việt Nam”(2004) [109]. Ngô Văn Hưởng (2010) Tư tưởng kết hợp
Đức trị và Pháp trị trong đường lối trị nước của triều đại Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử [77;
79; 80] [110; 131; 144; 152; 155; 157; 161; 173; 213; 223; 31].
PGS. TS.Nguyễn Thị Việt Hương với chủ đề “Thiết chế chính trị pháp lý làng xã
Việt Nam”(2001 [108]. Bùi Thị Phương Thúy (2009), Tư tưởng Đức trị và Pháp trị
trong Quốc triều Hình luật [212]. TS.Trương Vĩnh Khang (2015) về“Thiết chế chính trị
pháp lý Việt Nam thời Lê Sơ (1428 – 1527) và các giá trị của nó” trong đó có đề cập
đến vấn đề tố tụng trong bộ QTHL thời Lê [115]. Một số nội dung về pháp luật tố tụng
phong kiến Việt Nam cũng được trình bày khái lược trong các giáo trình“Lịch sử Nhà
nước và Pháp luật Việt Nam” của Vũ Thị Phụng (1990); Đào tạo từ xa Đại học Huế
(1998); Viện Đại học mở (2013); Đại học Huế (2016 - 2019); Đại học Luật TP Hồ Chí
Minh (2013 - 2019). Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội (2002 – 2017) [93].
Giáo trình khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2017 - 2019) [220].
Qua việc tổng hợp khái quát những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, có thể tiếp
thu những công trình đi trước về chính thể quân chủ, bộ máy hành chính tư pháp, cơ sở
kinh tế xã hội, cơ sở tư tưởng chính trị pháp lý, tư tưởng đức trị pháp trị, về luật tục,
hương ước, lệ làng. Tuy nhiên, đi sâu vào lý luận và lịch sử chuyên ngành về pháp luật
tố tụng PKVN thì vẫn còn rất sơ lược và dường như là vấn đề còn để ngỏ.
Nghiên cứu chuyên về hình thức và nội dung pháp luật tố tụng PKVN
Công trình nghiên cứu thứ nhất:“Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế
kỷ XV – XVIII” (1994) thuộc dự án tài trợ của Toyota Nhật Bản, GS. Đào Trí Úc làm
chủ biên, trong đó có bài viết của nhà nghiên cứu Phạm Điềm về “Pháp luật tố Tụng”
[165, tr.245- 262]. Đây là công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu về pháp luật tố
tụng triều Lê, về các tư liệu bộ QTHL và QTKTĐL, trong đó đề cập hai nội dung: Thứ
nhất, thẩm quyền và trình tự tiến hành tố tụng theo cơ cấu chính quyền các cấp: cấp xã,

cấp huyện phủ, các trấn ty ở xứ; kiểm soát án từ 3 cấp và hàng năm; Thứ hai: thủ tục tố
tụng: tương đối cụ thể gồm thụ lý việc kiện (đơn kiện và đơn tố cáo, sự thụ lý); thẩm
vấn (sự đòi hỏi nhân chứng và đương sự, sự tra khảo); sự phân xử (nơi xử án, thời hạn
xử án, phương pháp xử án). Tác giả nhận định “Pháp luật tố tụng triều Lê đã đạt được
nhiều thành tựu”. Mặc dù đã có những nghiên cứu về lĩnh vực tố tụng nhưng rất cần có
160


sự nhận định đánh giá toàn diện về tính gắn kết lợi ích của chế độ quân chủ với việc ban
hành bộ luật tố tụng chuyên ngành khi lý giải thêm về sự song trùng giữa quản lý hành
chính nhà nước và quản lý hoạt động về tố tụng.
Công trình nghiên cứu thứ hai:“Lịch sử luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” (2003)
của TS.Trần Quang Tiệp [214, tr.7- 46]. Nội dung nghiên cứu sơ lược về cơ quan tiến
hành tố tụng; người tiến hành tố tụng là các Hình quan, người tham gia tố tụng với tư
cách là người làm chứng; nguồn chứng cứ và lời khai thông qua hỏi cung, đối chất, tra
khảo, đánh trượng, phạt tiền; Thủ tục xét xử; thời hạn xử các vụ kiện và các quy định về
trách nhiệm xét xử của quan chức. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Trần Quang
Tiệp:“Pháp luật tố tụng hình sự thời kỳ này đã đạt được một số thành tựu nhất định
trong việc quy định về các cơ quan tiến hành tố tụng, thủ tục thi hành án hình sự, thể
hiện tư tưởng nhân đạo, nhân văn trong hoạt động tố tụng hình sự của cha ông chúng ta
lúc bấy giờ”[214, tr.46]. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu nghiên cứu sơ lược dưới
góc độ tư liệu lịch sử với một số điều trong văn bản QTHL và HVLL, còn nội dung các
bộ Hội điển thời Lê Sơ - Lê Thánh Tông và QTKTĐL văn bản chủ yếu về tố tụng lại
chưa được tiếp cận trong công trình này.
Công trình nghiên cứu thứ ba: Bài viết về “Pháp luật tố tụng PKVN trong bộ
QTHL” của TS. Hoàng Thị Minh Sơn được in trong cuốn “QTHL – Lịch sử hình thành
nội dung và giá trị” (2004) chủ biên là TS. Lê Thị Sơn. Nội dung khái lược về trình tự
tố tụng qua các giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét hỏi, xét xử và thi hành án [197,
tr. 267 - 287]. Tác giả đã chỉ ra hai nguyên nhân phát triển của pháp luật tố tụng thời Lê
Sơ là do chế độ quân điền và nội chiến. Đồng thời khẳng định:“Lòng nhân ái của vị vua

lỗi lạc như Lê Thánh Tông và quần thần của một triều đại đang lên cũng là yếu tố làm
cho những quy định về luật tố tụng hình sự trong QTHL mang tính tiến bộ”[197, tr.
285]. Tác giả cũng đã chỉ ra một số điểm tiến bộ đặc trưng của pháp luật thời Lê Sơ.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chưa so sánh với các quy định về tố tụng thời Lê
Thánh Tông, với QTKTĐL và pháp luật tố tụng triều Nguyễn sau này.
Công trình nghiên cứu thứ tư: “Định chế pháp luật và tố tụng triều Nguyễn (1802 –
1885)” (2017) của tác giả Huỳnh Công Bá. Đây là một trong những công trình nghiên
cứu chuyên về pháp luật triều Nguyễn. Tác giả đã trình bày phần tố tụng triều Nguyễn với
khoảng 30/608 trang từ 535 đến 565. Tác giả nhận định: “Triều Nguyễn không chỉ xây
dựng được một thiết chế nhà nước trung ương tập quyền hoàn thiện, có bề thế, vững
mạnh, mà còn tổ chức ra được một hệ thống hoạt động về tư pháp có kỷ cương, chặt
chẽ, dựa trên một nền pháp chế chuyên chế có hiệu lực, làm cho nhà nước phong kiến
Nguyễn một thời tương đối ổn định” [63, tr.569].
Ngoài ra còn có các đề tài khoa học, bài tạp chí, luận án, luận văn có nội dung về
pháp luật tố tụng PKVN. Tác giả Vũ Thị Yến với bài viết về“Giám sát quyền lực nhà
nước trong lĩnh vực tố tụng ở Đàng ngoài thời Lê Trung Hưng (1532 – 1789)” [227,
tr.22 - 28]. Luận văn của ThS. Nguyễn Thị Thu Dung (2016)“Tư tưởng về pháp luật tố
161


tụng hình sự của Lê Thánh Tông giai đoạn từ năm 1460 đến năm 1497”. Luận văn lấy
mô hình luật tố tụng hình sự hiện đại để nghiên cứu pháp luật tố tụng thời kỳ phong
kiến nên chưa thể đánh giá đầy đủ những đóng góp của triều đại Lê Thánh Tông trong
tiến trình phát triển của pháp luật tố tụng PKVN. Đề tài về“Pháp luật tố tụng ở Việt
Nam trong tiến trình Lịch sử” năm 2017 của Khoa Pháp luật Hành chính Nhà nước,
Trường Đại học Luật Hà Nội [119].
Một số nghiên cứu của tác giả: Để nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đã có một
số công trình tiếp cận về pháp luật tố tụng triều Lê Trịnh Nguyễn như sau:
Thứ nhất, Nhà nước pháp luật quân chủ triều Nguyễn (1802 – 1884), giáo trình
đại học trong đó có phần về tổ chức hành chính tư pháp và pháp luật tố tụng triều

Nguyễn (2002) [177, tr. 319 – 466].
Thứ hai, Luận văn thạc sỹ sử học với đề tài“Pháp luật và thực tiễn tố tụng Việt
Nam thế kỷ XV–XVIII”(2007) là công trình nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng từ thời
hình thành, qua Lý Trần, Lê Sơ đến thời Lê Trịnh thông qua các điều khoản trong Bộ
luật và Hội điển, thống kê văn bản pháp luật và các vụ án điển hình thời Lê. Tuy nhiên,
luận văn này chưa nghiên cứu được những VBPL quan trọng về tố tụng của triều vua
Lê Thánh Tông và chưa có sự so sánh với pháp luật tố tụng triều Nguyễn [178].
Thứ ba,“Khái quát về Tố tụng Hình sự ở Việt Nam thời kỳ phong kiến” nằm
trong số chuyên đề “Mô hình Tố tụng Hình sự Việt Nam” của Viện khoa học kiểm sát
(2010). Bài viết khái lược lịch sử lập pháp từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX và đánh giá
cao cách phân loại vụ việc trong quy trình tố tụng của QTKTĐL và nghiên cứu giản
lược về pháp luật tố tụng triều Nguyễn thời Gia Long (1802 – 1819) và Minh Mệnh
(1820 – 1840), nghiên cứu“Luật Hình về sự phán quyết bản án” trong bộ HVLL. Từ
đó, sơ đồ hóa hệ thống tư pháp qua các mô hình [Phụ lục – 4 Mô hình] [179, tr.5 - 102].
Thứ tư, “So sánh pháp luật tố tụng và thực tiễn áp dụng của nhà nước phong
kiến và nhà nước Việt Nam hiện nay” (2013). Qua so sánh, tác giả chỉ ra một số điểm
khác biệt về mục đích, phân loại, chủ thể, chức năng, giám sát và chế tài xử lý và hệ
quả tố tụng xưa và nay. Đồng thời chỉ ra 5 biện pháp đổi mới trong hoạt động tư pháp
và tạo lập cơ chế liên ngành trong hệ thống tư pháp hành chính [181, tr. 42 - 46].
Thứ năm, “Điểm tiến bộ và những vấn đề còn tồn tại trong mô hình tố tụng Việt
Nam hiện nay so với mô hình tố tụng của nhà nước PKVN trước đây”(2015). Qua
nghiên cứu, có thể nhận thấy mô hình tố tụng thẩm vấn xét hỏi thời quân chủ cũng có
nhiều ưu điểm như đảm bảo tính thống nhất, tính chuyên sâu, tính pháp chế, tính cụ thể
và hiệu quả trong áp dụng pháp luật. Xử lý vi phạm của quan lại xét xử trong cổ luật là
đặc biệt nghiêm khắc. Đây là một trong những giá trị của cổ luật VN [182, tr.26 - 31].
Thứ sáu, Đặc điểm pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến Việt Nam”
(2016) [184, tr. 26- 33]. Bài viết khái quát đặc điểm pháp luật tố tụng PKVN trên năm
phương diện: tư tưởng chính trị pháp lý và lập pháp; tiến trình xây dựng pháp luật tố
tụng; hình thức và cấu trúc tiến bộ; quy định pháp luật thông lệ về khám tụng, trách
162



nhiệm quan lại, các thủ tục khởi kiện, thụ lý, điều tra, xét hỏi và thi hành án; áp dụng
pháp luật tố tụng đảm bảo tính pháp trị, đảm bảo đủ chứng cứ, tuân thủ điều lệ, tránh sự
tùy tiện hoặc dung túng tệ hại. Pháp luật tố tụng là một trong những giá trị đặc sắc của
văn hóa pháp lý Việt Nam truyền thống.
Thứ bảy,“Phòng chống và xử lý tham nhũng trong pháp luật phong kiến Việt
Nam và bài học kinh nghiệm” (2017) [185, tr. 59 - 64]. Từ quan điểm pháp trị đến luật
pháp về phòng chống tham nhũng là một trong những giá trị cơ bản của nền tư pháp
PKVN. Theo kinh nghiệm lịch sử, quản lý và xử lý quan chức phải theo một quy trình
độc lập, đủ sức mạnh và do nhà cầm quyền tối cao điều hành và kiểm soát.
Thứ tám,“Vấn đề lý luận về pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến Việt Nam
thế kỷ XV – XIX” (2018) [186, tr.58 – 64]. Bài viết khẳng định pháp luật tố tụng là một
yêu cầu tất yếu trong quản trị xã hội dựa trên quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nhằm
đảm bảo những giá trị công bằng, nhân văn; song với chính thể quân chủ, trên hết pháp
luật tố tụng là công cụ bạo lực của nhà vua và giai cấp cầm quyền. Ưu điểm cơ bản là
đảm bảo tính thống nhất và mục tiêu của nhà nước, bảo vệ chủ quyền, thể chế quân chủ,
bảo vệ con người và xã hội chung; Nhược điểm cơ bản là tính chuyên chế độc quyền.
Thứ chín,“Những thành tựu về pháp luật tố tụng của Triều đại Lê Thánh Tông
trong lịch sử tư pháp Việt Nam” (2018) [187, tr. 52- 58]. Bài viết nhìn nhận và đánh giá
những đóng góp của triều đại Lê Thánh Tông về lĩnh vực tố tụng dựa trên các văn bản
mới được nhận diện từ năm 2009. Đó là quan điểm và thành tựu lập pháp về tố tụng của
Lê Thánh Tông; Luật pháp khẳng định“tư cách của người làm quan” đóng vai trò
quyết định sự thanh liêm và minh chính của nền tư pháp [140, tr.219 - 293].
Thứ mười, “Giá trị đặc sắc của Pháp luật Dân sự và Tố tụng dân sự phong kiến
Việt Nam & Bài học kinh nghiệm, (2018) [188]. Bài viết đi sâu hơn vào lĩnh vực tố tụng
về đất đai, hương hỏa, điền sản, thổ canh thổ cư, của chìm của nổi; về chứng cứ chứng
minh trong dân sự tố tụng, về dân sự tạp tụng, cưới xin, tiền nợ, cờ bạc gán nợ, về trách
nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại, nuôi bảo cô, “thực khế hư tiền” trong giao dịch
dân sự; về các mẫu văn bản chứng cứ trong tranh chấp dân sự. Trên cơ sở đó, rút ra bài

học về sở hữu, về tính thống nhất liên ngành trong quản lý hành chính tư pháp, về hòa
giải dân sự và hiệu quả vụ án, về trách nhiệm của cấp chính quyền cơ sở, về án lệ và
đạo nghĩa gia đình trong đời sống dân sự tố tụng.
Nhìn chung, nghiên cứu về pháp luật tố tụng thời quân chủ phong kiến là một chủ
đề khó do tính phức tạp của vấn đề và tư liệu nên chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn
diện. Nghiên cứu để tìm ra giải pháp phù hợp trong thể chế tư pháp, kết hợp mô hình
xét hỏi thẩm vấn với tranh tụng để đạt hiệu quả công lý nhân quyền là vấn đề đã và
đang được giới chính trị và luật pháp quan tâm, thiết kế, thử nghiệm. Trong thời đại
toàn cầu hóa, tư pháp tụng đã dần phải nhường chỗ cho sức mạnh của công pháp tụng;
huy động sức mạnh của cả thể chế và công luận xã hội để hướng đến bảo vệ con người.

163


1.1.2. Tình hình nghiên cứu pháp luật tố tụng của nhà nước
phong kiến Việt Nam ở nước ngoài
Nghiên cứu chung về lý luận & lịch sử pháp luật thời quân chủ
Một thực tế ở Việt Nam, khu vực và trên thế giới là nghiên cứu chuyên sâu về lý
luận và lịch sử pháp luật tố tụng PKVN còn khá sơ lược, chưa đầy đủ, chưa toàn diện
còn nhiều khoảng trống [57, tr.14]. Xét tổng quan trong kho tàng tư liệu phương Tây
viết về lịch sử Việt Nam, có thể phân biệt thành ba giai đoạn: Giai đoạn một: thời quân
chủ phong kiến từ (1639 -1651- 1789 -1802 - 1858); Giai đoạn hai: thời thuộc Pháp
(1862 -1884 -1945); Giai đoạn ba: từ 1945 đến nay. Các học giả chủ yếu nghiên cứu về
lịch sử xã hội, quan lại và pháp luật thời Lê, Nguyễn. Có thể kể đến một số công trình
như:“History of Tonquin” của học giả Pinkerton John viết về lịch sử Đàng Ngoài; Công
trình“Community and Revolution in Modern Việt Nam” của Alexander B.Woodside
nghiên cứu về làng quê Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại [234, 235, 236]. Công
trình của LiTana “Nguyen Cochinchina, Southern Vietnam in the Seventeenth and
Eighteenth Centuries”với nội dung nghiên cứu về lịch sử chúa Nguyễn Đàng Trong
[243, tr.174]. Công trình“Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam” tác giả Emmanuel Poisson

người Pháp chủ yếu nghiên cứu về quan lại trong bộ máy nhà nước triều Nguyễn, đó là
tầng lớp tài năng và hoạt động hiệu quả [84, tr.47]. Công trình “Silk for Silver: Dutch
Vietnamese Relations”của Hoàng Anh Tuấn, tác giả khai thác từ các hợp đồng thương
mại của các công ty Đông Ấn, Hà Lan và Anh quốc [248, tr.179]. Anthony Farrington,
“Những tài liệu của công ty Đông Ấn Anh liên quan đến phố Hiến và Đàng Ngoài”
nghiên cứu những ghi chép của các thuyền trưởng về xã hội Việt Nam cùng với một số
hoạt động tố tụng xét xử của triều đình Lê Trịnh [61, tr. 54].
Tác giả Yoshiharu Tsuboi Nhật Bản với công trình:“Nước Đại Nam đối diện với
Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885” phân tích về hoạt động của nhà nước, nhà vua và vị
trí vai trò của tầng lớp văn thân khi đứng trước thử thách thời cuộc, tác giả có đề cập tới
hoạt động xét xử, đề cập đến thực tiễn vụ án ông Hoàng Hồng Bảo, minh chứng tòa án
là công cụ thanh trừng quyền lực, kể cả quyền lực tối cao [228, tr. 211 - 218].
Công trình“A History of Vietnam”của K.W.Taylor được công bố tại Mỹ năm 2013,
nghiên cứu về Việt Nam từ cổ đại đến đương đại. Tác giả K.W.Taylor đã phân tích tư
liệu Việt Nam cùng với một số tài liệu lưu trữ ở nước ngoài và có những đánh giá
khách quan về hoạt động chính trị, xã hội, quân sự, an ninh và tôn giáo của triều Lê
Nguyễn và thời thuộc Pháp [254, tr. 2 – 30, 65 - 75]. Có thể nhận thấy rằng: về thể chế
nhà nước & pháp luật thì công trình này chưa tiếp cận một cách hệ thống, phần pháp
luật tố tụng chỉ mới nghiên cứu thông qua một vài vụ án tiêu biểu nhưng chưa tiếp cận
dưới góc độ về hoạt động tố tụng và pháp luật tố tụng. Công trình này cũng cho chúng
ta một cách nhìn tham chiếu, tổng thể về lịch sử Việt Nam trong nhận thức mới của các
học giả nước ngoài.

164


Nghiên cứu sơ lược về hình thức và nội dung pháp luật tố tụng
Một số học giả người Pháp tiếp cận và nghiên cứu về tổ chức tư pháp phong kiến
Việt Nam trong một số công trình tiêu biểu như“Nền tư pháp nước Nam cổ xưa” tác
giả Raymond Deloustal, Philastre, Aubaret, dịch và chú giải Bộ luật nhà Lê (La Justice

de I’Ancien An nam. Traduction et Commentaire du Code des Lê) [141; 238]. Tác giả
Lingat về:“Các chế độ hôn sản tại Đông Nam Á” Paris 1952 (Les resgimes matrionaux
dans le Sud – Est Asiatique) [57, tr.14], nội dung cơ bản nghiên cứu so sánh lĩnh vực
hôn nhân và gia đình, bước đầu nói đến hệ thống tư pháp, pháp đình làng xã, hương ước
và luật pháp về tài sản gia đình truyền thống Việt Nam.
Luật sư Phan Văn Trường (1875 – 1933) đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ luật
đầu tiên của người An Nam tại Đại học đường Paris vào những năm 20 của thế kỷ XX
về pháp luật triều Nguyễn. Đề tài bảo vệ của ông là“Những điểm tương đồng và dị biệt
giữa HVLL và Đại Thanh Luật lệ”. Luận án được xuất bản thành sách bởi Librairie
moderne de droit et de jurisprudence Ernest sagot et Cie – Paris1. Trong đó tác giả đã
phân tích so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa HVLL và Đại Thanh luật lệ
Trung Quốc.“Đây là một công trình bề thế và tầm cỡ về việc nghiên cứu có tính khoa
học hiện đại tại phương Tây về bộ luật triều Nguyễn Việt Nam” [31, tr.12]. Trong đó có
phần nghiên cứu “Luật hình về sự phán quyết bản án”. Tác giả cho rằng, bộ luật triều
Nguyễn vẫn có nhiều nội dung khác biệt so với luật Đại Thanh. M.Aikyo, T.Inaco
(1993) Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam, cũng đã có những đánh giá cơ bản về
quyền tư hữu đất đai trong truyền thống cổ luật Việt Nam [141].
Tại Hoa Kỳ, tác giả Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài với“Le code des:Quoc Trieu
Hinh Luat ou lois penales de la dynastie nationale”. Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài và
Trần Văn Liêm là tác giả đã dịch bộ QTHL sang tiếng Anh và có bài nghiên cứu chung
về:“Luật truyền thống Việt Nam” [238, tr.173].
Học giả InsunYu người Hàn Quốc trong cuốn“Pháp luật với xã hội Việt Nam thế
kỷ XVII - XVIII” đã nghiên cứu một số nội dung về thủ tục tố tụng của chính quyền cấp
xã, huyện (châu), phủ, xứ thừa tuyên trong “QTKTĐL” và có nhận định: “Trong bộ sách
này, sự sắp xếp các vụ án được phân chia thành 31 chương, tùy theo tính chất của các vụ
án đó. Giá trị của “QTKTĐL” là nhằm thúc đẩy việc giải quyết công bằng và nhanh
chóng các vụ kiện vì lợi ích của nhân dân”[113, tr. 65]. Học giả InSunYu đã nhận xét
vấn đề tố tụng trong chính quyền Lê Trịnh ở một góc độ khác. Ông cho rằng“Sự bất
công trong tố tụng một phần là do sự sa đọa của các quan chức, một phần là do sự can
thiệp của các nhóm có quyền thế”[113, tr. 64]. Tác giả trích lời của Samuel Baron rằng:

“Nếu họ mua đắt các chức vị, thì chắc hẳn là họ sẽ tìm được nhiều lợi thế nhất ở đó và
làm tổn hại cho lẽ phải và công lý”[113, tr. 233, 234]. Đến đầu thế kỷ XVIII, mặc dù đã
có lệnh cấm đạo Cơ đốc, quan trấn thủ của một trấn phía Bắc vẫn cho phép những người
Cơ đốc giáo Việt Nam hội họp tại nhà thờ, sau khi ông đã nhận lễ của họ.“Kết quả là tệ
1

Librairie moderne de droit et de jurisprudence Ernest sagot et Cie –Paris, pp 12.

165


nhũng lạm đã lan từ những quan Thượng thư đứng đầu Pháp viện trung ương đến viên
chức thấp nhất của ngành tư pháp ở chính quyền địa phương, họ đã đặt quyền lợi riêng
lên trên quyền lợi của nhà nước” [113, tr. 232]. “Sự sa đọa của các quan chức, đặc biệt
là trong ngành tư pháp. Trên danh nghĩa thi hành pháp luật, quyền tư pháp chuyển thành
sự vơ vét, tích lũy của cải riêng. Phần lớn các quan tòa đều ăn hối lộ và tiền bạc có thể
giải quyết hầu hết các tội ác”[113, tr. 234]. Những nhận định trên có lẽ cần được nghiên
cứu kỹ càng để lý giải sâu hơn về nguyên nhân và hệ quả của hiện trạng này trong đời
sống Tòa án ở Việt Nam thời trung đại.
Tóm lại, qua các công trình tiêu biểu có thể đánh giá chung việc nghiên cứu pháp
luật tố tụng PKVN của các học giả trong và ngoài nước như sau: Một là, các công trình
nghiên cứu còn khá sơ lược, chưa đầy đủ toàn diện, từ tổng quát về thể chế tư pháp đến
nghiên cứu chuyên ngành, chuyên sâu; Hai là, vì tính chất rộng lớn và phức tạp của
khoảng thời gian thế kỷ XV – XIX nên hầu hết các công trình chỉ nghiên cứu dừng ở
thời Lê Trịnh; Ba là, chưa có công trình nào đánh giá và nghiên cứu về thành tựu pháp
luật tố tụng thời Lê Thánh Tông để so sánh với thời Lê Trịnh và triều Nguyễn.
1.1.3. Hệ thống tư liệu nghiên cứu về pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam
Tư liệu nghiên cứu pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam thời Lê Trịnh Nguyễn
vẫn còn được lưu giữ trong tàng thư cổ luật và sử học. Thông qua hệ thống tư liệu, có
thể hiểu một cách toàn cục về pháp luật tố tụng thời quân chủ phong kiến Việt Nam và

có thể đánh giá được các công trình trước đây đã nghiên cứu đến đâu.
Có thể chia thành hai loại hệ thống tư liệu cơ bản: Thứ nhất: văn bản pháp luật;
Thứ hai: các bộ sử biên niên và thư tịch. Trong đó, văn bản pháp luật, các Bộ luật, Hội
điển, Điển chế được coi là tư liệu gốc căn bản nhất 2; Các bộ sử biên niên ghi chép chi
tiết về quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đối
chiếu và so sánh sự tác động của pháp luật đến xã hội hiện thực, đến nền kinh tế, chính
trị, tập quán, tập tục và ngược lại. Sự so sánh hai chiều sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
pháp luật tố tụng từ quan điểm lập pháp, thể chế, quy phạm đến việc áp dụng pháp luật,
tất cả được phản ánh và ghi nhận trong thực tiễn của lịch sử xã hội. Đồng thời qua đó
đánh giá được quá trình xây dựng pháp luật tố tụng, lý giải nguyên nhân phát triển và
tìm ra được những thành công và hạn chế của toàn bộ hệ thống pháp luật thời kỳ này3.
Học giả Vũ Quốc Thông khuyến nghị rằng: đối với tài liệu viết bằng Pháp văn, Hán văn
hay một ngoại ngữ khác mà tác giả là người ngoại quốc, ta cần phải hết sức thận trọng
Cách phân loại văn bản pháp luật thời quân chủ PKVN chủ yếu bao gồm: Các Bộ luật, các tập Hội điển, Điển
chế; Các văn bản pháp luật đơn hành vua ban như: Chiếu, Dụ, Chỉ, Sắc, Lệnh, Lệ; Chế, Cáo; Các văn bản có sự
phê duyệt của Hoàng đế như: Chuẩn định, Chuẩn Đình nghị, Châu bản triều Nguyễn; Các văn bản hành chính
triều Lê Trịnh Nguyễn như: Biểu, tấu, sớ; Khải văn, Cẩn khải văn; Truyền, Sai, Phó, Công di, Khiển; Các văn bản
pháp luật ở đơn vị hành chính địa phương cơ sở làng (thôn) xã như: Hương ước, Khoán lệ, Khoán ước, Lệ làng.
Ngoài ra còn có Luật tục lưu truyền được tôn trọng và thực thi trong đời sống của các dân tộc Tày, Thái, Mường,
Dao (Tây Bắc), Ê đê, Gialai, Bana (Tây Nguyên), đặc biệt là các tập tục về Hôn nhân Gia đình, nghi lễ, tâm linh,
tôn giáo và xử phạt vi phạm theo phong tục tập quán. Việt Nam là dân tộc thống nhất trong tính đa dạng văn hóa.
3
Xin xem phần Phụ lục 1 - do giới hạn của số trang nên luận án chỉ trình bày sơ lược nội dung các VBQPPL tố
tụng PKVN trong các bộ Hội điển, Điển chế và các Bộ luật của các triều Lê Trịnh Nguyễn.
2

166


vì tác giả các tài liệu này rất có thể không am tường phong tục, tập quán của dân ta, và

do đó, rất có thể không thấu triệt được ý định của các nhà lập pháp Việt Nam. Do vậy,
luận án này sẽ căn cứ chủ yếu vào các văn bản cổ luật và tư liệu trong các bộ sử biên
niên để nghiên cứu về pháp luật tố tụng PKVN.
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu
1.2.1. Nhận xét tổng quát về tình hình nghiên cứu
Nhìn một cách tổng thể có thể thấy, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan
tới đề tài luận án không nhiều, hiện tại chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống
và đầy đủ, toàn diện về pháp luật tố tụng Việt Nam thời phong kiến từ thời Lý Trần Lê
Trịnh đến triều Nguyễn. Trong khi hệ thống tư liệu văn bản pháp luật thời Lê Thánh
Tông, Lê Trịnh và triều Nguyễn thì khá phong phú. Đây là một thuận lợi đồng thời
cũng là một thách thức đối với việc triển khai nghiên cứu đề tài.
1.2.2. Những nội dung nghiên cứu về pháp luật tố tụng đã được làm sáng tỏ
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, có thể nhận thấy nội dung liên
quan đến đề tài đã được giải quyết ở một số công trình trước đây như sau:
Thứ nhất, trên phương diện lý luận và lịch sử. Những vấn đề chung về tổ chức nhà
nước và pháp luật PKVN như: tư tưởng chính trị pháp lý, chế độ chính trị, hình thức
chính thể quân chủ, tổ chức hành chính quân sự tư pháp và Tòa án các cấp thời Lê
Thánh Tông, Lê Trịnh, thời Gia Long và Minh Mệnh.
Thứ hai, trên phương diện nội dung pháp luật tố tụng PKVN và thực tiễn áp dụng.
Một số công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển pháp luật tố tụng
PKVN về hình thức, nội dung như: khởi kiện, thụ lý, khảo cung, xét xử, thi hành án, ân
xá trong bộ QTHL, QTKTĐL và HVLL. Các tác giả như Phan Huy Chú, Vũ Quốc
Thông, Vũ Văn Mẫu, Phạm Điềm, Hoàng Thị Minh Sơn, Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn
Tài, InsunYu, đã tiếp cận ở một vài góc độ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đầy đủ,
toàn diện, chưa khảo cứu so sánh và đánh giá được toàn bộ tiến trình phát triển.
Thứ ba, trên phương diện giá trị khoa học của pháp luật tố tụng PKVN. Kết quả
của một số công trình nghiên cứu của các học giả cũng đã cung cấp một lượng kiến
thức quan trọng về các giá trị của pháp luật tố tụng Việt Nam thời phong kiến qua cách
nhìn tổng hợp, đặc biệt là bộ QTHL thời Lê, HVLL triều Nguyễn.
Có thể nhận thấy về cả phương diện lý luận và thực tiễn, pháp luật tố tụng PKVN

chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, khách quan, toàn diện. Không những thế, còn
có những nhận định chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về những đóng góp của
triều Lê Thánh Tông, Lê Trịnh và triều Nguyễn về hình thức, nội dung, thủ tục, hiệu
quả và tính công lý của tòa án.
1.2.3. Những vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung hoặc chưa được đặt ra
Có thể nhận thấy, về lý luận lịch sử, hình thức, nội dung, thực tiễn áp dụng và giá
trị của pháp luật tố tụng PKVN đều cần phải được nghiên cứu bổ sung mới có thể đưa ra
những nhận định khách quan, toàn diện và đúng đắn. Sự lo lắng về nền chính trị kiểu
167


phương Đông cũng có thể làm khó khăn hơn cho những nhận diện trung thực và minh
bạch về pháp luật tố tụng nói chung và án từ nói riêng trong quá trình lịch sử.
Về lý luận và lịch sử pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam. Cần làm sáng tỏ thêm
khái niệm, vị trí vai trò, nguyên tắc, đặc điểm, bản chất của pháp luật tố tụng; về cơ cấu
tổ chức, về các chủ thể tham gia quá trình tố tụng qua các giai đoạn lịch sử PKVN.
Về pháp luật tố tụng trong các Bộ luật, Hội điển và các văn bản đơn hành.
Về hình thức, cần nghiên cứu mối liên hệ giữa các văn bản pháp luật từ Bộ luật đến
Hội điển, từ luật hình thức đến luật nội dung và luật thủ tục. Theo đó, Bộ luật có cấu trúc
từ phần Danh Lệ đến Bản Điều, quy trình định tội lượng hình đều có sự thống nhất, ngắn
gọn, dễ hiểu và cụ thể khi áp dụng; Nghiên cứu về tố tụng dân sự, quan chế hành chính.
Về so sánh pháp luật tố tụng thời Lê Thánh Tông, Lê Trịnh và Triều Nguyễn.
Luận án sẽ làm sáng tỏ thêm về các văn bản chuyên sâu về pháp luật tố tụng
như:“Hồng Đức niên gian chư cung thể thức”,“Nhân mạng tra nghiệm pháp”,“Từ tụng
điều lệ”,“Quốc triều khám tụng điều lệ”, mối quan hệ của các VBPL này với QTHL.
Luận án cũng có thể so sánh để thấy được một số thành tựu và giá trị tiến bộ của luật tố
tụng triều Nguyễn, từ Hội điển đến HVLL, từ Điều luật đến Điều lệ. Vấn đề ứng dụng
linh hoạt quy luật giá trị trong hoán đổi hình phạt, chuộc hình phạt bằng tiền.
Về xây dựng mô hình pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ
XV - XIX. Có thể nhận thấy, mô hình pháp luật tố tụng PKVN có rất nhiều giá trị mà có

thể đến nay chúng ta chưa nhận diện được hết.
Về thực tiễn vận hành pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam. Hiểu thực tiễn chính
là thực tế tồn tại khách quan, những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục khi ban hành và
thực thi pháp luật tố tụng.
Những điểm tương đồng và khác biệt qua các giai đoạn: Lê Sơ, Lê Trịnh, triều
Nguyễn. Vị trí tối thượng của vua Lê, chúa Trịnh và vua Nguyễn trong bộ máy quyền lực
nhà nước và những ảnh hưởng của quyền chính trị đến sự phát triển của pháp luật tố tụng.
Về án từ (Án lệ - Lệ án) đã từng được quy định và áp dụng trong pháp luật tố tụng.
Trên cơ sở một số bản án điển hình được tổng kết và xây dựng thành mẫu văn bản tương
đương các quy phạm pháp luật, được nhà vua ra quyết định áp dụng chung trong các vụ
án có tính chất tương tự. Ví dụ như về“Hương hỏa điền sản”,“Tiền lệ Giáp Ất”,“Nguyễn
Mỗ” trong QTHL, HĐTCT, HVLL. Lĩnh vực tố tụng cũng có thể được coi là một minh
chứng về sự sáng tạo độc đáo của pháp luật Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử.
Các đề xuất, kiến nghị cần hướng đến cải cách hệ thống tư pháp, độc lập thống
nhất và kết nối giữa cơ quan quyền lực chính trị với cơ quan hành chính tư pháp quân
sự theo xu hướng chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển. Đó là bài học từ giá trị
của cổ luật Việt Nam trong đó có thành tựu về pháp luật tố tụng.
1.3. Cơ sở lý luận, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài
Khi nghiên cứu, trình bày luận án, tác giả dựa trên cơ sở lý luận sau:
168


Thứ nhất: Dựa trên quan điểm chính trị của của chủ nghĩa Marx - Engels - Lê
Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lập trường của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thứ hai: Vận dụng quan điểm lý luận trong pháp luật tố tụng truyền thống với ý
thức hệ tư tưởng dân tộc độc lập, chủ quyền quốc gia và an ninh xã hội.
Thứ ba: Vấn đề lý luận và lịch sử về tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước
trong nền quân chủ chuyên chế Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

(1) Những vấn đề lý luận và lịch sử về pháp luật tố tụng PKVN là gì ?
(2) Những đặc điểm đặc trưng bản chất của pháp luật tố tụng PKVN ?
(3) Mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính - tư pháp quân chủ PKVN?
(4) Hình thức và nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng PKVN thế kỷ XV - XIX ?
(5) Những thành tựu, hạn chế và những bài học kinh nghiệm của PLTTPKVN?
(6) Những giá trị lịch sử và đương đại của pháp luật tố tụng PKVN ?
1.3.3. Những giả thuyết nghiên cứu của đề tài
Với mục đích và câu hỏi nghiên cứu của đề tài, tác giả đặt ra một số giả thiết
nhằm giải quyết vấn đề khoa học và đúng hướng.
Giả thuyết 1: Về những vấn đề lý luận & lịch sử pháp luật tố tụng PKVN
Có sự kết hợp hài hòa yếu tố Đại Việt & Trung Hoa trong nhà nước pháp luật
PKVN nói chung cũng như trong tổ chức tư pháp và pháp luật tố tụng nói riêng; Không
có hệ thống Tòa án độc lập, không có chức danh Thẩm phán chuyên nghiệp trong chính
thể quân chủ PKVN; Tuyển bổ chặt chẽ, khảo khóa nghiêm ngặt và xử lý nghiêm khắc
quan chức vi phạm pháp luật là một đặc điểm của pháp luật tố tụng phong kiến Việt
Nam; Lê Thánh Tông là vị hoàng đế ban hành Bộ luật tố tụng đầu tiên trong lịch sử lập
pháp Việt Nam; Minh Mệnh là vị vua đề cao Pháp trị trong tố tụng hình án.
Giả thuyết 2: Về hình thức & nội dung pháp luật tố tụng PKVN
Không có “Bộ luật Hồng Đức” ở Việt Nam; Luật tố tụng chuyên ngành được ban
hành từ thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497); Việt Nam là một trong những quốc gia ban
hành Bộ luật tố tụng sớm nhất trên thế giới; Pháp luật tố tụng PKVN được thiết kế xây
dựng khá đầy đủ về hình thức, nội dung, thủ tục văn bản pháp điển; Giám sát tố tụng,
phân loại vụ việc và “Lệ án” là những giá trị đặc sắc nhất trong quy định và áp dụng
pháp luật tố tụng của PKVN.
Giả thuyết 3: Về những ưu điểm & hạn chế của pháp luật tố tụng PKVN
Pháp luật tố tụng PKVN có nhiều ưu điểm: về lập pháp, về hình thức, nội dung
& thủ tục; Thi hành án cũng có nhiều quy định tiến bộ như:“Phép nhuận đồ”,“Chuộc
hình phạt bằng tiền”,“Giảo trảm giam chờ”, chế độ Thu thẩm. Giám sát quyền lực tư
pháp; chống độc quyền tòa án là bài học kinh nghiệm quan trọng để xây dựng nền cộng
hòa dân chủ hướng tới quyền con người trong Nhà nước Pháp quyền.

Hạn chế lớn nhất của pháp luật tố tụng là công cụ bạo lực để thanh trừng chính
trị. Hạn chế thứ hai là chế độ lưu trữ án từ thư tịch thiếu khoa học & chuyên nghiệp.
169


Giả thuyết 4: Về những giá trị lịch sử & đương đại của pháp luật tố tụng PKVN:
Pháp luật tố tụng của nhà nước quân chủ PKVN thể hiện tính giai cấp, đặc quyền quý
tộc, tính xã hội, dân tộc và nhân văn; Cơ chế điều tra, thụ lý và xét án theo loại vụ việc,
một trong những thành công cơ bản của pháp luật tố tụng PKVN vẫn còn giá trị đến
đương đại và tương lai. Thực tiễn án từ là “hàn thử biểu” cho tính công lý của tòa án
PKVN. Nhà nước pháp quyền XHCN & chính phủ kiến tạo, cải cách tư pháp có thể học
tập và sáng tạo trên nền gốc của pháp luật tố tụng truyền thống Việt Nam.
Giả thuyết 5: Có nhiều những giá trị tiềm ẩn của nền văn hóa pháp lý dân tộc
Việt Nam mà chúng ta có thể học tập và phát huy trong quá trình hội nhập & phát triển.
Những câu hỏi ở trên sẽ từng bước được trả lời ở các chương 2,3,4 của luận án.
Những giả thuyết nghiên cứu của đề tài ở trên hầu hết là giả định đúng.
Kết luận chương 1
Qua những nội dung đã trình bày ở trên, có thể nhận định như sau:
Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam đã được các luật gia nghiên cứu tiếp cận
sơ lược trên cơ sở các khảo cứu các Bộ luật, Bộ Hội điển, Điển chế, các văn bản quy
phạm pháp luật, tập hợp Thư tịch và trong các Bộ sử biên niên. Mặc dù đã có những
thành công nhất định, nhưng nếu xét một cách tổng thể thì pháp luật tố tụng trong giai
đoạn từ thời Lê sang thời Nguyễn còn nhiều nội dung vẫn còn để ngỏ. Một số văn bản
pháp luật tố tụng thời Lê Thánh Tông và Lê Trịnh chưa được nghiên cứu hệ thống
chuyên sâu, những đánh giá nhận định chưa khái quát, nội dung còn mâu thuẫn, chưa
thống nhất, chưa có sự so sánh giữa thời Lê với thời Nguyễn.
Thực tiễn cho thấy pháp luật tố tụng và án từ là một thành tố quan trọng đặc biệt
trong chính thể quân chủ, cho dù nhìn dưới góc độ chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội,
gia đình hay nhân sinh. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những nghiên cứu tổng quan
có thể nhận thấy hoạt động lập pháp về lĩnh vực tố tụng trong chính thể quân chủ của

nhà nước phong kiến Việt Nam đạt khá nhiều thành tựu.
Để nhận diện được khách quan toàn diện về nền cổ luật truyền thống kết nối với
đương đại theo nguyên lý “ôn cố nhi tri tân” rất cần có công trình nghiên cứu sâu hơn
về chủ đề “Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX” theo
góc nhìn phổ rộng, nhận diện đầy đủ về lịch sử pháp luật tố tụng. Tìm hiểu về quan niệm
khái niệm, về cơ sở lý luận và thực tiễn của đời sống pháp luật tố tụng trong bức tranh
tổng thể xã hội, trong bối cảnh lịch sử trong nước và khu vực, trong trình độ kinh tế,
chính trị của thể chế phong kiến quân chủ chuyên chế.

170


Chương 2
NHẬN DIỆN VỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG PHONG
KIẾN VIỆT NAM THẾ KỶ XV – XIX
2.1. Những vấn đề lý luận về pháp luật tố tụng PKVN thế kỷ XV - XIX
2.1.1. Những vấn đề lý luận chung về pháp luật tố tụng
2.1.1.1. Sơ lược lịch sử pháp luật tố tụng
Lịch sử loài người từ xa xưa đã manh nha hình thành quan niệm cơ bản về hoạt
động tố tụng. Khi đó, vai trò quan tòa thường là các vị thủ lĩnh, các tù trưởng, tộc
trưởng, các vị vua chúa của các thị tộc, bộ lạc của nhà nước sơ khai. Bước sang thời kỳ
cổ trung đại, các nhà nước ở phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung
Quốc, các nước Trung Đông, Đông Á, Đông Nam Á dần hình thành nhà nước quân chủ
và hệ thống pháp luật thành văn để củng cố quyền lực chuyên chế với nguyên tắc quân
quyền tối cao thuộc về các Pharaon, các Calipha, các tăng lữ, giáo chủ, nhà vua, vương
hầu, lãnh chúa. Họ đồng thời là nhà cầm quyền, quan tòa, thủ lĩnh quân sự tối cao, có
đặc quyền đẳng cấp quý tộc theo nguyên tắc tôn quân cha truyền con nối.
Khác với loại hình nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông là nền cộng hòa
Hy Lạp và La Mã cổ đại. Điển hình là nền cộng hòa dân chủ chủ nô Athens, nơi mà các
công dân có tài sản được định giá bằng các medin lương thực, họ có quyền tham gia

chính quyền, bầu cử và được nói lên tiếng nói của mình. Tổ chức nhà nước thành lập
hội đồng công dân, hội đồng tướng lĩnh, hội đồng quan chấp chính và đã có Hội đồng
xét xử công khai [132, 171]. Những quy định về tố tụng thời cổ trung đại đã xuất hiện
trong các văn bản pháp luật như bộ luật Hammourabi, Luật Manou, Luật Salic, Đỉnh
hình, Trúc Hình, Cửu chương luật. Luật Dracon và Luật La Mã đã đặt nền tảng giá trị
công lý của con người về tính mạng và quyền tài sản cũng như đảm bảo giá trị của khế
ước trong giao dịch dân sự, hợp đồng thương mại và phân chia di sản thừa kế trong gia
đình. Tố tụng thời trung cổ ở Tây Âu bị chi phối bởi nhiều thế lực cát cứ phân quyền,
trong đó có sự đối trọng quyền lực chính trị, tố tụng xét xử giữa nhà thờ, tăng lữ, nhà
vua và lãnh chúa. Trong thời kỳ này, các chế tài được áp dụng cũng không kém phần
man rợ. Nhà nước phong kiến ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam đã hình
thành và phát triển trải qua hàng nghìn năm với sự ra đời của pháp luật tố tụng đã phần
nào đảm bảo chức năng và giá trị của nền tư pháp trong bảo vệ nhà nước, xã hội, con
người và tài sản, gia tộc và cộng đồng.
Nghiên cứu khái niệm nhà nước pháp luật phong kiến ở cả phương Đông và
phương Tây đều cho thấy đặc điểm chung nhất là Feodalite -“Phong hầu kiến địa”:
Nhà nước pháp luật phong kiến bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền và lợi ích
của các lãnh chúa cát cứ, trong đó xác định mối quan hệ chủ yếu là giữa giai cấp địa
chủ, quý tộc, vua chúa, lãnh chúa và nông dân tá điền cày thuê. Giai cấp thống trị nắm
quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất, bóc lột tầng lớp nông dân và người làm thuê
171


thông qua việc quản lý đất đai, phương tiện tạo ra sản phẩm nuôi sống xã hội, để thu
thuế và bóc lột sức lao động.
Nghiên cứu về pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến cũng xuất phát điểm
bắt đầu từ việc nghiên cứu nhà nước và chế độ phong kiến. Pháp luật tố tụng của nhà
nước phong kiến Việt Nam về cơ bản là đã thực hiện được những mục tiêu bảo vệ chính
thể nhà nước, đảm bảo trật tự an ninh xã hội, bảo vệ con người về tính mạng, tài sản và
danh dự. Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam cũng đã có những bước phát triển đáng

kể, góp phần xây dựng nhà nước pháp luật trong thế kỷ XV – XIX và có ảnh hưởng lâu
dài trong tiến trình lịch sử.
2.1.1.2. Quan niệm, khái niệm về pháp luật tố tụng
Pháp luật tố tụng hình thành từ những nhu cầu của xã hội, khi nảy sinh những
tranh chấp, những hành vi có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội đòi hỏi cần phải có sự
phán xử công bằng thông qua các thủ tục nhất định. Trong pháp luật PKVN, không có
định nghĩa khái niệm về “pháp luật tố tụng” mà chỉ có khái niệm về luật lệ “Khám
tụng” (tra khám kiện tụng), “Bộ vong” (truy bắt), “Từ tụng” (đơn từ kiện tụng), “Chư
cung” (khảo cung), “Đoán ngục” (xử đoán, quản ngục) và “Luật hình về sự phán quyết
bản án” (luật tố tụng xét xử).
Nghiên cứu về khái niệm “tố tụng”, từ điển Hán Việt giải thích:“Tố là báo, là nói
ra, tố cáo; Tụng là kiện cáo, tranh cãi đúng sai” [221, tr.545]. Từ điển Việt Pháp cũng
có nghĩa tương tự: là tố cáo (acccuser, dénoncer), tố tụng, kiện tụng, vụ kiện, tranh cãi,
tranh kiện (procès, plaider, cause, contester, litige) [86, tr.771-1003-1113]. Theo từ điển
Anh Việt thì: tố tụng là kiện tụng, tranh tụng, tranh chấp, cửa kiện (law litigate) theo
nghĩa là hầu toà, dự phiên tòa; kiện cáo, tranh chấp trước toà; là quá trình tố tụng bằng
thủ tục pháp lý, trát đòi, lệnh toà (process) [172, tr.126]. So sánh những nội dung liên
quan đến tố tụng được giải thích một cách ngắn gọn nhất qua các từ điển để hiểu được
phần nào sự phân biệt của hệ thống tố tụng theo quan điểm của phương Đông và
phương Tây. Nếu như phương Đông trong hoạt động xét xử chủ yếu dựa trên hồ sơ thủ
tục quan án xét hỏi tại tòa thì phương Tây hướng vào tranh tụng của các bên trước toà.
Thủ tục tố tụng của các nhà nước phương Đông thường được quyết định bởi quyền cao
nhất của nhà vua thì ở phương Tây ngoài nhà vua, còn phải chịu sự chi phối của Hội
đồng thẩm phán, Tòa án Giáo hội Thiên chúa, Tòa Lãnh chúa, Chính quyền tự quản
thành phố, Bồi thẩm đoàn và tổ chức Luật sư. Nhìn tổng thể, pháp luật tố tụng ở các
nước phương Đông tính độc quyền chuyên chế cao hơn ở các nước phương Tây.
Định hình quan niệm pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng nói riêng của nhà
nước phong kiến Việt Nam từ xưa đến nay, về cách hiểu cũng không hoàn toàn đồng
nhất. Các triều đại thường coi trọng mục đích của việc ban hành pháp luật là củng cố
chính quyền, xử lý vi phạm, hướng tới an dân, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội.

Trong quan niệm của người Trung Hoa thời cổ đại, pháp luật âm thanh căn bản của
cuộc sống, là nhịp điệu của đoàn quân hành tiến, là “Đạo pháp trừ tà khúc”
172


[137,160,161]. Với Đại Việt, từ thời nhà Lý, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu,
quan lại câu nệ luật văn có từ trước, xét xử quá đáng. Năm 1042, Lý Thái Tôn sai quan
Trung Thư biên soạn bộ Hình thư của triều đại, sách làm xong vua xuống chiếu ban
hành.“Từ đó phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, dân lấy làm tiện dụng”[23, tr.263].
Vua Lê Thánh Tông năm 1464 từng khẳng định:“Pháp luật là phép công của nhà nước,
ta cùng các ngươi đều phải theo, các ngươi nên nhớ lấy” [24, tr.401]. Vua Hiển Tông,
năm Cảnh hưng thứ 38 (1777) sửa định điều lệ xét xử kiện tụng, ban chỉ dụ
rằng:“Những điều lệ về kiện tụng, đặt làm định pháp, biên soạn thành sách, chỉ bảo rõ
ràng nhất định, ban xuống cho các nha môn tuân hành, theo đúng điều lệ, cốt làm cho
chính sự công bằng, kiện tụng đúng phép, dân được thịnh vượng yên vui, để xứng đáng
chức vụ” [10, tr.303]. Đến triều Nguyễn, Hoàng đế Gia Long cũng đặc biệt coi trọng
việc ban hành luật pháp, xử lý vi phạm:“Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dùng luật pháp
để xử tội, dùng đạo đức để giáo hóa họ, hai điều ấy không thiên bên nào bỏ bên
nào”[31, tr.1-3]. Minh Mệnh là người đề cao Pháp trị trong tính ứng dụng thực hành
[51; 52; 53]. Theo đó, có thể nhận thấy, pháp luật tố tụng là bộ phận của pháp luật
chung để xử lý vi phạm, hướng tới công bằng xã hội.
Các luật gia Việt Nam Cộng hòa quan niệm về pháp luật chung và pháp luật tố
tụng có tính linh hoạt và khái quát cao hơn. Theo Vũ Văn Mẫu:''Pháp luật là những
điều mà loài người đã đặt ra để chi phối các hoạt động của mình trong một quốc gia.
Luật pháp luôn luôn uyển chuyển để thích nghi vào các điều kiện xã hội, bao gồm tất cả
các điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa, tục lệ, kinh tế, xã hội, con người" [148,
tr.24]. Nguyễn Quang Quýnh thì cho rằng: “Pháp luật là tất cả những qui tắc có tính
cách cưỡng chế qui định sự tổ chức xã hội và chi phối tương quan giữa những phần tử
trong xã hội. Những qui tắc này ấn định những điều cá nhân có thể hay có quyền làm
những điều pháp luật cho phép và không được làm những điều bị pháp luật cấm đoán”

[195, tr.3]. Theo đó“Công pháp tụng là một kỷ luật pháp lý biệt lập khảo sát các tranh
tụng công pháp và các giải pháp tài phán nội dung của các pháp đình công pháp”. “Tư
pháp tụng là chế tài pháp lý khảo sát các tranh tụng tư pháp và các tài phán nội dung
của các pháp đình tư pháp”[81,tr.15]. Pháp luật tố tụng VNCH có tính cách thiên về
quy trình và thủ tục tranh tụng, toàn bộ quá trình đều mang màu sắc chính trị.
Theo Leopold Wenger, nhà nghiên cứu người Áo, trong cuốn“Pháp luật về thủ
tục tố tụng dân sự”, Ông cho rằng:“Pháp luật tố tụng là một thuật ngữ dùng để mô tả
một tập hợp các quy tắc về hoạt động tố tụng của Tòa án được pháp luật cho phép tiến
hành để giải quyết các sự kiện xảy ra trước khi, trong khi và sau xét xử. Nó được áp
dụng trong việc giải quyết vụ án hình sự và các vụ việc dân sự, hành chính. Mục đích
của hoạt động tố tụng là để chắc chắn rằng tất cả các trường hợp đưa ra Tòa án được
giải quyết một cách công bằng và nhất quán”[242, tr. 440].
Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, Tố tụng Dân sự và Tố tụng Hành chính, pháp
luật tố tụng được định nghĩa là: Toàn bộ hoạt động của Tòa án, Cơ quan điều tra, Viện
173


kiểm sát, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các bên, cá nhân, pháp
nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, cũng như trình tự, thủ
tục pháp luật quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, xét xử, giải quyết vụ án và thi
hành bản án, quyết định của Tòa án để bảo vệ con người, tài sản và công lý [7; 8; 116].
Như vậy pháp luật và pháp luật tố tụng xưa nay đều được coi là phép công bằng
mà mọi chủ thể phải tuân hành, phù hợp hài hòa với điều kiện lịch sử, phong tục tập
quán, nhằm đạt tới mục tiêu bình ổn xã hội và vì con người. Khi đi sâu nghiên cứu bản
chất, nguyên tắc, đặc điểm pháp luật tố tụng từ nhà nước quân chủ đến đương đại, có
thể khái quát quan niệm, khái niệm như sau:
Pháp luật tố tụng là tập hợp những quy định mang tính nguyên tắc về toàn bộ quá
trình hoạt động tố tụng, được tiến hành theo một trình tự, thủ tục, quy trình nhất định
để xét xử các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính, quân sự hoặc giải quyết các vụ
việc tranh chấp khác giữa các bên nhằm bảo vệ con người và tài sản, bảo vệ nhà nước

và xã hội cộng đồng, hướng đến công lý, công bằng, ổn định và phát triển.
Trong lịch sử, pháp luật tố tụng là những quy tắc định khung cho hành vi của các
chủ thể trong quá trình xử lý một vụ án mà các bên đều phải tuân thủ. Các quy định đối
với bên nguyên, bên bị, bên tòa và các bên có liên quan đều phải tuân theo luật nội dung
và các luật về hình thức và thủ tục. Công lý và công bằng, khách quan và đồng thuận,
hài hòa và phát triển bền vững là mục tiêu chung của toàn bộ quá trình tố tụng.
Thực ra việc phân tách khái niệm pháp luật tố tụng chỉ có ý nghĩa về lý luận, còn
trong thực tế, pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng nói riêng, đều bắt nguồn từ cuộc
sống xã hội. Nó chỉ có ý nghĩa khi trở về với cuộc sống thực tiễn, để bảo vệ con người
trên mọi phương diện. Liên quan đến khái niệm pháp luật tố tụng, cần tìm hiểu những
khái niệm khác có liên quan như thẩm quyền tố tụng, thủ tục tố tụng, trình tự tố tụng,
quy trình tố tụng, hoạt động tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng.
2.1.1.3. Một số khái niệm khác có liên quan đến tố tụng pháp
Thẩm quyền tố tụng: Thẩm quyền tố tụng là quyền hạn được nhà nước, nhà vua
trao cho một số chức sắc đảm nhận các hoạt động tố tụng. Cụ thể như, thẩm quyền xét
xử được thực hiện bởi quyền tài phán của Tòa án về một vụ án hay một vụ việc nào đó
trong một đơn vị địa lý. Mỗi hình thức nhà nước hoặc mỗi quốc gia đều có các quy định
về thẩm quyền tố tụng khác nhau. Các quan phải thực hiện đúng chức trách của mình và
phải làm đúng pháp luật. Ví dụ, trong Hoàng triều quan chế triều Lê quy định: Ở trung
ương,“Ngự sử án sát để hặc tâu các quan làm việc sai trái, soi xét ẩn khuất cho dân”
“Hình khoa xem xét công việc xử án của Hình bộ phải trái như thế nào”[24, tr. 452454]. Ở địa phương, theo điều 672 – QTHL quy định: “Nhân dân trong lộ, trong huyện
có việc tranh kiện nhau, việc rất nhỏ đến kiện ở xã quan; việc nhỏ đến kiện ở huyện
quan; việc trung bình đến kiện ở quan phủ lộ; còn việc lớn thì phải đến kinh thành; các
quan kể trên phải xét xử cho công bằng đúng pháp luật. Có thể nhận thấy, thẩm quyền
174


×