Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NGHỆ THUẬT TRONG PHONG CÁCH GIAO QUYỀN CỦA BILL GATES – TỶ PHÚ SỐ 1 THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.42 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

TÊN ĐỀ TÀI
NGHỆ THUẬT TRONG PHONG CÁCH GIAO QUYỀN CỦA
BILL GATES – TỶ PHÚ SỐ 1 THẾ GIỚI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THỤC HỌC PHẦN

Người hướng dẫn : Nguyễn Tiến Thành
Học phần

: Quản trị học

Số phách

: …………………………..

Năm - 2017


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO QUYỀN..................................................4
1.1.

Khái niệm và vai trò của giao quyền.........................................................4

1.1.1. Khái niệm giao quyền.............................................................................................................4
1.1.2. Vai trò của giao quyền............................................................................................................4


1.2.

Nguyên tắc giao quyền................................................................................4

1.3.

Các bước giao quyền...................................................................................5

1.4.

Nghệ thuật giao quyền.................................................................................5

1.5.

Các lỗi hay mắc phải trong giao quyền......................................................5

Chương 2NGHỆ THUẬT TRONG PHONG CÁCH GIAO QUYỀN CỦA
BILL GATES – TỶ PHÚ SỐ 1 THẾ GIỚI............................................................7
2.1. Sơ lược về tiểu sử của Bill Gates......................................................................7
2.2. Nghệ thuật trong phong cách giao quyền của Bill Gates...............................7
2.2.1. Chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu tối hậu......................................................................7
2.2.2. Học theo “Người cầm lái vĩ đại”.........................................................................................8
2.2.3. Con người là nhân tố quyết định........................................................................................9
2.2.4. Vào cuộc phải hết mình...........................................................................................................9
2.2.5. Chấp nhận những sai lầm nhất định của cấp dưới.................................................10
2.2.6. Chấm dứt chủ nghĩa hình thức..........................................................................................10
2.3. Điểm mạnh và điểm yếu trong phong cách giao quyền của Bill Gater......10


2.3.1. Điểm mạnh trong phong cách giao quyền...................................................................11

2.3.2. Điểm yếu trong phong cách giao quyền........................................................................11
Chương 3 BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG
GIAO QUYỀN........................................................................................................12
3.1. Bài học nâng cao hiệu quả trong giao quyền................................................12
3.2. Giải pháp giúp việc giao quyền đạt hiểu quả cao.........................................12
KẾT LUẬN.............................................................................................................14


MỞ ĐẦU
Quản trị được biết đến như một ngành khoa học, nhưng bên cạnh đó quản trị
là một loại hình nghệ thuật mà ở đó nhà quản trị chính là nghệ nhân. Quản trị có
đối tượng nghiên cứu cụ thể, có phương pháp phân tích và có lý thuyết xuất phát từ
các nghiên cứu. Quản trị học là một khoa học liên ngành vì nó sử dụng nhiều trí
thức của nhiều ngành học khác như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học. Nhưng
nghệ thuật ở chỗ đây là quá trình làm việc với con người và thông qua con người,
quản trị được học thông qua kinh nghiệm thực tiễn, mà kinh nghiệm thực tiễn lại
được hoàn thiện bởi những con người có tài năng tương ứng.
Giao quyền là một nghệ thuật không phải ai cũng làm tốt được điều đó. Dù là
một doanh nhân giáu có nhất nước Mỹ - Bill Gater những đôi khi chính ông cũng
mắc phải những sai lầm lớn.
Bài viết ngoài phần mở đầu và kết thúc đề tài được chia làm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao quyền
Chương 2: Nghệ thuật trong phong cách giao quyền của Bill Gates – Tỷ
phú số 1 Thế Giới
Chương 3: Bài học và giải pháp để nâng cao hiệu quả trong giao quyền


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO QUYỀN
1.1. Khái niệm và vai trò của giao quyền

1.1.1.

Khái niệm giao quyền

Giao quyền là giao phó quyền hạn cho các cấp quản trị theo từng chức vụ trong
cơ cấu quyền lực của tổ chức trong cơ cấu quyền lực của tổ chức để họ thực hiện
thẩm quyền của mình nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. [1, trang 18]
1.1.2.

Vai trò của giao quyền

Cho phép cấp dưới có một sự chủ động và độc lập cần thiết để thực hiện công
việc chung của tổ chức. Tạo cho nhân viên cơ hội được thử thách bản thân nâng
cao kinh nghiệm trong công việc. Bên cạnh đó, khi giao quyền tạo cho nhân viên
có thêm động lực, sáng tạo cũng như có trách nhiệm khi thực hiện công việc.
Giảm tải công việc của nhà quản trị. Thực vậy, nhà quản trị nên tập trung vào
những cộng việc quan trọng mang tầm vi mô trong tổ chức.
Tạo động lực, khuyến khích cho nhân viên. Khi được giao quyền nhân viên sẽ
có niềm tin, động lực hơn trong công việc. Đồng thời, khuyên khích nhân viên có
trách nhiệm và thực hiện tốt công việc.
Tạo sự cân bằng giữa trách nhiệm và quyền hạn. Khi nhận viên được giao
quyền thi trách nhiệm và quyền hạn cao hơn, đồng thời sẽ có tránh nhiệm hơn trong
vần đề quản lý.
1.2. Nguyên tắc giao quyền
- Phải có thông tin đầy đủ về người được giao quyền;


- Phải căn cứ vào năng lực để giao quyền tương xứng;
- Quyền được giao phải rõ ràng về nội dung, phạm vi, trách nhiệm. Nhân viên
phải làm đúng quyền hạn được giao, không được lộng quyền;

- Phải đánh giá, kiểm tra về việc sự dụng quyền được giao.
1.3. Các bước giao quyền
Quá trình giao quyền được thực hiện thông qua các bước như sau:
Bước 1: Xác định kết quả mong muốn
Bước 2: Giao nhiệm vụ
Bước 3: Giao phó quyền hạn để hoàn thành nhiệm vụ đó
Bước 4: Bắt mọi người phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ
1.4. Nghệ thuật giao quyền
Để nâng cao chất lượng giao quyền, nhà quản trị cấn chú ý các khía cạnh sau
đây:
- Sự chấp thuận của cấp dưới khi nhận quyền;
- Thái độ tin tưởng với cấp dưới;
- Sự chia sẻ với cấp dưới;
- Chấp nhận những sai lầm nhất định của cấp dưới;
- Xây dựng và sử dụng hệ thống kiểm tra rộng rãi.
Người quản lý cần có những điều kiện như biết ra mục tiêu, lập kế hoạch thực
hiện – giám sát công việc đang thự hiện, động viện khuyên khích mọi người, quan
hệ tốt, giúp đỡ nhân viên về vần đề chuyên môn,…Vì giao quyền là một nghệ
thuật.


1.5. Các lỗi hay mắc phải trong giao quyền
Không dễ dàng gì để trợ thành một người lãnh đạo tốt, giao quyền cũng vậy.
Sau đây là một số lỗi hay mắc phải trong giao quyền:
- Không lập các mục tiêu;
- Không tin tưởng nhân viên;
- Cho rằng tự mình làm sẽ tốt hơn;
- Sợ mất kiểm soát;
- Nhân viên không rõ kế hoạch phát triển của công ty;
- Sợ ảnh hưởng tới công việc thường ngày của nhân viên;

- Quá đề cao sự quan trọng của bản thân trong công ty;
- Sợ vị thế lung lay.


Chương 2
NGHỆ THUẬT TRONG PHONG CÁCH GIAO QUYỀN CỦA
BILL GATES – TỶ PHÚ SỐ 1 THẾ GIỚI
2.1. Sơ lược về tiểu sử của Bill Gates
William Henry "Bill" Gates III sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955 là
một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft,
hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra.
Bill Gates sinh ra ở Seattle, Washington. Bố mẹ ông xin cho ông vào học ở
trường Lakeside School, một trường trung học tư nhân rất khắt khe ở Seattle.
Sau khi tốt nghiệp trường Lakeside vào năm 1973, Gates đăng ký vào trường
Đại học Harvard. Hai năm sau, Gates bỏ học và thành lập Công ty Microsoft cùng
với Allen. Vào năm 1977, Gates và Allen chuyển đến sống tại thành phố
Albuquerque thuộc bang New Mexico, nơi Công ty MITS Altair đặt trụ sở, để
thành lập công ty phần mềm của họ. Vào năm 1979, Gates và Allen chuyển trụ sở
Công ty Microsoft về quê hương của họ ở Seattle. Đến năm 1987, Gates đã trở
thành tỷ phú ở tuổi 31.
Năm 1995, Gates trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản khoảng
12,9 tỷ USD. Kể từ đó, ông đã liên tục duy trì thứ hạng nhất, nhì trong danh sách
những người giàu nhất thế giới.


2.2. Nghệ thuật trong phong cách giao quyền của Bill Gates
2.2.1. Chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu tối hậu
Bill Gates muốn Microsoft luôn đặt mục tiêu chiếm lĩnh toàn bộ 100% thị
phần sản phẩm mà nó đang bước vào. Điều đó được thể hiện ở mọi quyết định,
trong mọi cuộc họp, trong mọi khâu từ phân tích, thiết kế đến sản xuất. Cũng vì

vậy, trong phong cách giao quyền của ông luôn nhấn mạnh với nhân viên làm sao
có thể lan tỏa mục địch chung nay, là kim chỉ nan cho mọi hoạt động. Điều đó, đã
được chứng minh rằng Microsoft là một tập đoàn phầm mềm và các sản phẩm được
sử dụng bởi hơn 90% máy tính cá nhân trên toàn thế giới.
Những quy tắc giao quyền của Bill Gates để hướng đến mục tiêu cuối cùng:
- Nhân viên phạm phải một sai lầm, nếu đó là một sai lầm hợp lý cho việc theo
đuổi làm tăng thị phần thì hãy ca ngợi điều đó và phân tích để sau nay nhân viên đó
không còn tái phạm.
- Yêu cầu nhân viên báo cáo rõ điều đang làm nhằm tăng thị phần của sản
phẩm lên hàng ngày và hàng tuần.
- Khi một nhân viên từ chối nhận rủi ro để làm tăng thị phần thì hãy giáng cấp.
Việc giáng cấp cũng là cách chuyển quan điểm tới tất cả các nhân viên và con
đường an toàn không còn được chấp nhận tại công ty nữa.
2.2.2. Học theo “Người cầm lái vĩ đại”
Bill Gates luôn tham gia vào mọi quyết định mang tính chiến lược và vấn đề
quản lý chủ yếu ở Microsoft cũng như giữ vai trò chủ chốt trong phát triển công
nghệ, sản phẩm mới. Ông kiểm soát công ty sát sao hơn bất cứ sự kiểm soát của
một giám đốc điều hành ở một công ty lớn nào khác.


Tại Microsoft, Bill Gater quản lý người được giao quyền bằng cách dành ít nhất
một tiếng mời các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày chi tiết của từng dự án. Ông
đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất công việc. Có những cuộc họp, ông chỉ thêm
về một dự án hay một vấn đề đặc biệt. Ông quản lý người được giao quyền qua
cuộc họp mang tính chất trực tiếp, tập trung và thẳng thắn đôi khi có những tranh
luận kịch liệt. Điều đó giúp những nhân viên điều hành cũng có những cách làm
việc tương tự như phong cách của Bill. Điều này nói lên rằng với Microsoft bức
tranh diễn ra hiện tại và tương lai với giới lãnh đạo là rất rõ ràng và sáng sủa. Đây
chính là nghệ thuật trong giao quyền và lãnh đạo.
2.2.3. Con người là nhân tố quyết định

Cũng một đoàn quân khi ra trận, yếu tố thành bại chủ yếu là con người. Chính
sách tuyển dụng người tài bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu tại Microsoft. Bill
Gater giao quyền cho người thông minh, hay còn có thể gọi là khôn ngoan, làm
việc hiệu quả. Trong qua trình ông cũng cố gặng thuê người thông minh vì họ có
vai trò quan trọng chủ chốt, bởi vì những người này có thể nắm bắt được lỗi lầm
sớm nhất và sẽ bắt kịp với cách làm việc hiệu quả hơn trong công việc, do vậy tiết
kiệm thời gian trong hoạt động của chính mình và tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho
công ty.
Bill Gater lựa chọn người được giao quyền tiến hành dưới nhiều hình thức. Các
nhân viên đều có chuyên gia giỏi theo dõi, thử thách họ bằng các cách khác nhau để
tìm ra người tốt nhất. Ông luôn biết cách giữ người tài, đó cũng là một trong những
nghệ thuật giao quyền.
2.2.4. Vào cuộc phải hết mình
Bill Gater đã luôn chủ động "giết" các sản phẩm của mình, không bao giờ dành
việc đó cho các đối thủ. Nói đúng hơn là thường xuyên cải tiến hoàn thiện những


sản phẩm của mình dù nó đang chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường, như trường hợp
Word và Excel.
Ông tin tưởng, truyền cảm ứng cho những người được giao quyền để họ lúc nào
cũng có sự sáng tạo, đổi mới, giám thử thách. Tạo ra những sản phẩm mới để luôn
làm ý tưởng không bao giờ chết. Luôn làm việc hết mình, ông biết tạo động lực,
chia sẻ cũng như chấp nhận những sai lầm nhất định của nhân viên. Đó luôn là
nghệ thuật giao quyền của ông.
2.2.5. Chấp nhận những sai lầm nhất định của cấp dưới
Ở Microsoft người ta không sợ thất bại và sai lầm và đôi khi còn hơn thế nữa sai
lầm được coi là tất yếu, điều có thể xảy ra với tất cả mọi người. Những lỗi này là
do các điều kiện nhân viên đã không xem xét tới, không hiểu một cách đầy đủ vấn
đề hay hệ thống, sai phạm khi gõ vào máy.... Bill Gater không chấp nhận các nhân
viên của mình lúc nào cũng tuyệt đối hoàn hảo và rằng sai hỏng là thường xuyên

của công việc tạo ra các phần mềm.
Ông hiểu về những sai lầm được chấp nhận hay thậm chí còn được khuyến
khích nhân viên nhận ra lỗi sai để sửa chữa. Nhất là những người được giao quyền,
ông để họ thất bại sau đó cùng họ đừng dậy, giúp họ trưởng thành hơn. Đó là những
lỗi có thể chấp nhận được vì theo ông không ai là không có lỗi.
2.2.6. Chấm dứt chủ nghĩa hình thức
Tại Microsoft có một cách nhìn về nề nếp làm việc trong công ty rất sáng
tạo. Bill Gater thực thi một nguyên tắc là đừng bao giờ tạo ra một quy định nếu như
người ta không định tuân theo. Ông hướng đến các cuộc họp thường làm hao mòn
hiệu suất lao động lớn nhất, việc tổ chức các cuộc họp ở Microsoft được cân nhắc
hết sức cẩn thận.


Trong việc giao quyền cũng vậy, ông luôn chú trọng chọn người nghiêm túc,
sáng tạo, năng lực và trách nhiệm cao. Ông không coi trọng hình thức, thậm chí
trước khi ra quyết định giao quyền, nhân viên đó phải trải qua sự đánh giá của các
chuyên gia chuyên nghiệp cũng như trải qua một số thử thách về tâm lý.
2.3. Điểm mạnh và điểm yếu trong phong cách giao quyền của Bill Gater
2.3.1. Điểm mạnh trong phong cách giao quyền
Thế mạnh của Bill Gates trong nghệ thuật giao quyền, đầu tiên phải kể cách
nhìn người. Người được ông giao quyền bị thử thách rất nhiều lần, họ phải là người
thông minh đủ nhanh nhẹn để nhận ra những sai lầm của mình, sáng tạo luôn muốn
đổi mới.
Thứ hai, Bill Gates biết cách chấp nhận những sai lầm nhất định của nhân
viên. Ông còn khuyến khích để họ thấy không ai hoàn hảo, sai lầm là việc không
thể thiếu, thường xuyên sảy ra trong ngành phần mền điện tử.
Thứ ba, luôn tin tưởng, chia sẻ với cấp dưới. Để thực hiện điều này, ông đã
thuê những chuyên giao hàng đầu về tâm lý, họ là những người dấu mặt với nhiệm
vụ tìm những vần đề phát sinh của nhân viên trong công ty và giải quyết chúng.
Thứ tư, ông đã xây dựng và truyền bá phong cách làm việc của ông cho

người được giao quyền, để họ có thể tiếp thu những gì là điểm mạnh trong lãnh đạo
của ông.
2.3.2. Điểm yếu trong phong cách giao quyền
Mặc dù Gates được đánh giá cao phong cách giao quyền với khả năng nhìn
xa trông rộng, nhưng ông cũng bị chỉ trích bởi một số nhà phân tích.
Các nhà phê bình cho rằng, đôi khi Bill Gates bị cảm xúc chi phối làm lu mờ
lý trí và những suy nghĩ hợp lý của mình. Giới phân tích cho rằng, đối với Bill


Gates chiến thắng rất quan trọng, ông sẽ làm bất kỳ cấp độ nào để đánh bại đối thủ
của mình. Một trong những điểm yếu là ông không biết ngoại ngữ.
Trong những sai lầm lớn nhất của Bill Gates trong giao quyền của mình
chính là đã chọn Steve Ballmer làm Giám đốc điều hành Microsoft trong năm
2000. Vì những sai lầm đáng tiếc nhất của gã khổng lồ phần mềm hầu hết đều xảy
ra trong thời gian Ballmer tại chức.


Chương 3
BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIAO QUYỀN
3.1. Bài học nâng cao hiệu quả trong giao quyền
Phải nói rằng giao quyền là một loại hình nghệ thuật, nếu vận dụng tốt, đây
sẽ là một công cụ giúp sức đạt được thành công. Qua những minh chứng trong lịch
sử và cả hiện tại, chúng ta cần phải nắm được các nguyên tắc, nội dung và nghệ
thuật trong giao quyền, để vừa có thể giảm bớt công việc cho nhà quản trị, vừa
kiểm soát được quyền lực trong tay nhân viên, để ủng hộ hoặc ra tay ngăn chặn kịp
thời khi các hoạt động đi đúng hướng hoặc sai lệch.
Trước khi giao quyền cho một cá nhân nào đó, cần tìm hiểu rõ, phải nắm
được ưu nhược điểm của nhân viên để quyết định giao quyền và trợ giúp khi cần
thiết. Cần kiểm soát và kiểm tra sát sao để tránh việc giao quyền biến thành trao

quyền, dẫn đến việc mất đi quyền lực và bị thay thế. Cần phải thể hiện rõ quyền lực
và tài trí của bản thân để khẳng định vị thế trước cấp dưới, cho họ thấy rằng: họ có
thể hoàn thành tốt công việc được giao, nhưng họ không thể nào thay thế được nhà
quản trị. Không ỷ lại vào nhân viên, thường xuyên tham gia vào công việc để có thể
nắm được các khâu quyết định, tránh để bị qua mặt hoặc không nắm rõ vấn đề.
3.2. Giải pháp giúp việc giao quyền đạt hiểu quả cao
Trước hết, phải nâng cao bản lĩnh, giữ vững ;


Thứ hai, nâng tầm trí tuệ, không ngừng phát triển tư duy lý luận và tổng kết
thực tiễn ;
Thứ ba, đổi mới, chỉnh đốn đáp ứng yêu cầu thị trường;
Thứ tư, đổi mới phương thức giao quyền ;
Thứ năm, đổi mới công tác tổ chức, công tác nhân viên trọng tâm là đội ngũ
cán bộ chủ chốt;
Thứ sáu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả.


KẾT LUẬN
Giao quyền không phải là vứt bỏ quyền lực của mình mà là thông qua giao
quyền để làm quyền lực của mình mạnh hơn. Trao cho người ta củ cà rốt, lại vứt
luôn cây gây, nói cách khác là a trai quyền chứ không phải giao quyền, như vậy tất
loạn, sẽ thất bại.
Tóm lại, là một nhà quản trị, đầu tiên họ đã là một người có trí tuệ, tuy
không thể tránh được các sai lầm nhưng họ luôn biết điều hòa các mối quan hệ,
công việc, họ có khả năng giải quyết các vấn đề nhanh chóng do kinh nghiệm được
đúc kết trong quá trình làm việc. Việc cần thiết đối với các nhà quản trị chính là
hoàn thiện bản thân hơn, sử dụng thành thạo nghệ thuật quản trị, sao cho cấp dưới
vừa yêu quý vừa nể phục.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Thành (2014), Quản trị học, Tài liệu học tập;
2. Wikipedia (2017), Bill Gates, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.



×