Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NGỮ PHÁP ôn THI tốt NGHIỆP THPT môn TIẾNG ANH 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG ANH
NĂM HỌC 2018 – 2019

I. CÁC THÌ CƠ BẢN TRONG TIẾNG ANH

II. SỰ HÒA HỢP GIỮA CHỦ NGỮ VÀ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH
DẠNG 1. S1 + GIỚI TỪ + S2 + V-chia theo S1
Ex: - The man WITH golden rings IS very rich (người đàn ông đeo đầy nhẫn vàng thì rất giàu)
Lưu ý các Giới từ dài: as well as, along with ....
Ex: - They along with their dog ARE coming here. (Họ cùng với con chó của họ đang tới đây)
* Dạng: A/ ONE PAIR OF STH cũng thuộc dạng này và chia theo PAIR.
Ex: - A pair of shoes IS not enough. (Một đôi giầy thì không đủ)
DẠNG 2. BOTH + S1 + AND + S2 +V-chia theo S số nhiều
Ex: - Both she and he ARE stupid (Cả cô ta lẫn anh ta đều dốt)
DẠNG 3. EITHER+ S1 + OR + S2 +V- chia theo S2
Ex: - Either you or she IS wrong (hoặc bạn hoặc cô ấy sai)
DẠNG 4. NEITHER+ S1 + NOR+ S2 + V-chia theo S2
Ex: - Neither he nor his friends LIKE her (cả hắn lẫn bạn hắn đều không thích cô ấy)
DẠNG 5. NOT ONLY + S1 + BUT (ALSO) + S2 + V-chia theo S2


Ex: - Not only the teacher but also the students WERE shocked (không những người giáo
viên mà cả những học sinh cũng choáng)
DẠNG 6. DANH ĐỘNG TỪ Ở ĐẦU CÂU (V-ing) + V-chia theo S số ít
Ex: - Cooking IS her hobby (nấu ăn là sở thích của cô ấy)
DẠNG 7. TO DO STH LÀM CHỦ NGỮ + V-chia theo số ít
Ex: - To become a good player NEEDS a great effort. (để trở thành 1 cầu thủ giỏi cần nỗ lực
lớn)
* Lưu ý: Với dạng 6 và dạng 7 - nếu chúng có từ AND liên kết 2 chủ ngữ thì V sau chúng
chia theo SỐ NHIỀU!
Ex: - Eating and drinking ARE what I like. (Ăn và uống là cái tôi thích)


DẠNG 8. Cấu trúc: THERE + BE (có cái gì): BE chia theo Danh từ đứng sau nó.
Ex: - There WAS an accident in the street last night (đã có 1 vụ tai nạn trên phố tối qua)
- There HAVE BEEN some serious criminal cases recently (Gần đây có một số vụ án hình sự
nghiêm trọng)
DẠNG 9. THE + TÍNH TỪ - để chỉ những người có tính chất của Tính từ đấy + V-chia
theo S số nhiều.
The rich, the poor, the young, the elderly, the wounded.. (người giàu, người nghèo, người trẻ,
người già, người bị thương....)
Ex: - The rich HAVE a lot of money. (người giàu có nhiều tiền)
- The young ARE protesting the new policy (Giới trẻ đang phản đối chính sách mới)
DẠNG 10. ĐẠI TỪ BẤT ĐỊNH được coi là SỐ ÍT
- SOMETHING, ANYTHING EVERYTHING, NOTHING
- SOMEONE/ SOMEBODY, ANYONE/ ANYBODY, EVERYONE/EVERYBODY,
Ví dụ: - Everyone IS ready (tất cả mọi người đã sẵn sàng)
DẠNG 11. NUMBER OF+N
* A NUMBER OF + N +V-chia theo S số nhiều (A NUMBER OF: một vài)
Ex: - A number of bees ARE flying (Vài con ong đang bay)
* THE NUMBER OF + N + V-chia theo S số ít (THE NUMBER OF: số lượng (của)
Ex: - The number of bees IS increasing (Số lượng các con ong đang tăng lên)
DẠNG 12. V sau các ĐẠI TỪ QUAN HỆ WHICH, WHO, THAT... chia theo DANH TỪ
ĐỨNG TRƯỚC NÓ.
Ex: - The GIRL WHO LIVES here is beautiful (cô gái người mà sống ở đây thì đẹp)
- PHONES WHICH HAVE internet connection are expensive. (Điện thoại cái mà có kết nối
mạng thì đắt)
* Chú ý: nếu WHICH dùng thay cho cả VẾ TRƯỚC thì V sau nó lại là SỐ ÍT.
Ex: He loves both girls, which is a tragedy (nó yêu cả 2 nàng, điều mà là 1 thảm họa)
DẠNG 13. ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG, TIỀN TỆ, THỜI GIAN... nếu dùng để NÓI CHUNG
CHUNG hay TẬP HỢP LẠI thì được coi là N số ÍT.
Ex: - One thousand dollars IS a big sum of money (1 nghìn đô-la là một số tiền lớn)
- Five hundred kilometres MAKES us tired (năm trăm kilomet làm bọn tao mệt mỏi)

DẠNG 14. Tính từ, Đại từ CHỈ SỐ LƯỢNG: SOME, ANY, A LOT OF, LOTS OF, MOST,
ALL, HALF OF, A PART OF, A PERCENTAGE OF........ +N+ V-chia theo N đó
> N sau chúng là SỐ NHIỀU ĐẾM ĐƯỢC + V- chia theo số nhiều


Ex: - Some of the ducks ARE grey. (vài con vịt thì màu xám)
-»N sau chúng là KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC + V- chia theo số ít Vd: - All of the water IS blue. (tất
cả số nước thì màu xanh dương)
* PHÂN SỐ cũng thuộc dạng trên
Ex: - Two-thirds of the houses HAVE been destroyed (2/3 ngôi nhà đã bị phá hủy)
- Two-thirds of the house IS painted with red. (2/3 của ngôi nhà được sơn màu đỏ)
DẠNG 15. NONE + OF +N:
* NONE+OF+N-không đếm được +V-chia theo S SỐ ít
Ex: - None of the coffee IS drinkable. (Không có tí cà phê nào uống được)
* NONE + OF + N-đếm được, số nhiều + V-chia theo S số ít hoặc số nhiều ĐỀU ĐƯỢC!
Ex: - None of your friends IS/ ARE good (Không có người bạn nào của mày thì tốt)
DẠNG 16. EACH/ ONE + OF + N-số nhiều + V-chia theo S số ít
Ex: - Each of the tests IS prepared carefully (Mỗi bài kiểm tra được chuẩn bị cẩn thận)
- One of the students IS stupid. (Một trong số các học sinh thì ngớ ngẩn)
DẠNG 17: EVERY+A+ AND +B>+V-chia theo số ít.
Ex: - Every man and woman IS given a gift. (Mỗi người đàn ông và mỗi người đàn bà được
cho 1 món quà)
DẠNG 18. PHÉP TÍNH giữa các CON SỐ (phép CỘNG thường được liên kết bằng AND)
LUÔN ĐƯỢC COI LÀN SỐ ÍT
Ex: - Five and five IS/ MAKES ten. (5 với 5 là 10)
DẠNG 19. Các DANH TỪ TẬP HỢP (FAMILY, GROUP, TEAM, MAJORITY,...) có thể
coi là N-SỐ ÍT hoặc SỐ NHIỀU.
Ex: - My family LIKES/LIKE sports (gia đình tao thích thể thao)
>Tuy nhiên phần này chỉ cần lưu ý trong VIẾT LUẬN, bình thường đề thi trắc nghiệm không
bắt phải phân biệt.

* THE POLICE luôn luôn được coi N SỐ NHIỀU.
Ex: - The police ARE coming here. (cảnh sát đang tới đây)
DẠNG 20. Một số Danh từ TẬN CÙNG là –s, Nhưng lại KHÔN phải N SỐ NHIỀU mà
chỉ là N SỐ ÍT. Đó thường là MÔN HỌC hoặc BỆNH TẬT, hoặc TÊN NƯỚC.
- PHYSICS: môn lý
- MUMPS, bệnh quai bị
- MATHEMATICS/ MATHS; môn toán
- THE UNITED STATES: nước Mỹ
- MEASLES: bệnh sởi
- NEWS: tin tức


Ex: - Mumps IS a dangerous disease. (Quai bị là 1 bệnh nguy hiểm)
- The United States IS large. (nước Mỹ thì rộng)
* CHÚ Ý: Các môn học có thể có cách dùng SỐ NHIỀU – nhưng không nên đi sâu.
DẠNG 21. MEANS (phương tiện) và SPECIES (loài) - CÓ DẠNG SỐ ÍT VÀ SỐ
NHIỀU LÀ 1 DẠNG
Ex: - There IS only ONE MEANS of transport in the village. (chỉ có 1 phương tiện giao
thông trong ngôi làng ?)
- How MANY MEANS of transport ARE there in the city? (có bao nhiêu phương tiện
giao thông trong thành phố?)
DẠNG 22: Dạng có THE và AND
* nếu là THE A AND THE B=2 đối tượng khác nhau và là Chủ ngữ số NHIỀU.
Ex: - The musician and the singer ARE sitting there. (người nhạc sĩ và người ca sĩ đang
ngồi kia)
* Nếu là THE A AND B = chỉ là 1 đối tượng - dịch là "KIÊM" - và là chủ ngữ số ÍT.
Ex: - The musician and singer IS sitting there. (người nhạc sĩ kiêm ca sĩ đang ngồi kia)
DẠNG 23: HERE chia theo Danh từ đứng sau nó:
Ex: - Here IS your MONEY.
- Here ARE your PENS.


III.

CHUYÊN ĐỀ 1 – SO/ THEREFORE/ BUT/ HOWEVER

I. Phân biệt So và Therefore
1. So


“So” là một liên từ chỉ kết quả, mang nghĩa là “vì thế, vì vậy, bởi thế, vì vậy cho nên”



Mệnh đề bắt đầu bằng “so” được gọi là mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả



“So” đứng trước vế thứ hai trong câu ghép, trước nó sẽ có dấu phẩy (,)



“So” không bao giờ đứng đầu câu.
Clause1, so + clause2
Ví dụ:
- I am sick now, so I can’t do my homework. (Bây giờ tôi cảm thấy mệt, vì vậy tôi không thể làm
bài tập.)
Lưu ý:
Ta vẫn có thể dùng câu mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ nguyên mẫu không có “to” sau liên từ
“so” chỉ kết quả.
Ví dụ:

- I’ve run out of milk so please give me more. (Tôi uống hết sữa rồi, vậy làm ơn cho tôi thêm
chút nữa.)


2. Therefore



“Therefore” là một trạng từ mang ý nghĩa là “vì thế, bởi vậy, cho nên”
“Therefore” thường đứng ở giữa câu. Nếu đứng ở giữa câu thì trước nó là dấu (;) hoặc dấu
(,) và sau nó là dấu phẩy (,). Nếu đứng ở đầu câu thì sau therefore có dấu phẩy (,).
Clause1; therefore, clause2
Ví dụ:
I was so angry with his behavior; therefore, I decided to leave without saying anything. (Tôi đã
quá tức giận về thái độ của anh ta, vì thế tôi đã quyết định bỏ đi mà không nói tiếng nào.)
3. Giống và khác nhau
Giống nhau: về nghĩa thì cả 2 từ này đều mang nghĩa là “vì thế, vì vậy”.
Khác nhau:
So

Therefore

- Không đứng đầu câu mà chỉ
đứng giữa câu, trước “so” có dấu
phẩy (,).

- Nếu đứng đầu câu thì sau therefore có dấu phẩy.
- Nếu đứng giữa câu thì trước therefore có dấu
chấm phẩy, sau có dấu phẩy hoặc cả trước và sau
đều là dấu phẩy.

- Nếu đứng cuối câu thì trước therefore có dấu
phẩy.

- So thường được dùng trong văn
nói, không trang trọng.

- Therefore thường được dùng trong văn viết, trang
trọng hơn.

II. Phân biệt But và However
1. But



“But” là một liên từ chỉ sự đối lập, nối 2 mệnh đề trái ngược nhau, mang nghĩa là “nhưng,
nhưng mà”
“But” thường đứng giữa câu và trước nó có dấu phẩy (,).
Clause1, but + clause2
Ví dụ:
This hotel is not large, but it’s so modern. (Khách sạn này thì không quá lớn nhưng nó khá là
hiện đại.)
2. However



“However” là một trạng từ mang ý nghĩa là “tuy nhiên”





“However” thể hiện sự nhượng bộ, cũng nói về sự trái ngược nhưng không đối nghịch nhau
hoàn toàn, và ý định nhấn mạnh phần sau hơn phần trước



“However” thường đứng ở giữa câu. Nếu đứng ở giữa câu thì trước nó là dấu (;) hoặc dấu (,)
và sau nó là dấu phẩy (,). Nếu đứng ở đầu câu thì sau however có dấu phẩy (,).
Clause1; However, clause2
Ví dụ:
I am good at math; however, my best friend, Minh is better than me. (Tôi giỏi toán; tuy nhiên,
người bạn thân của tôi, Minh còn giỏi hơn tôi.)
3. Giống và khác nhau
Giống nhau: về nghĩa thì cả 2 từ này đều mang nghĩa là “nhưng, tuy nhiên”.
Khác nhau:
But

However

- Không đứng đầu câu mà chỉ
đứng giữa câu, trước “but” có
dấu phẩy (,).

- Nếu đứng đầu câu thì sau however có dấu phẩy.
- Nếu đứng giữa câu thì trước however có dấu
chấm phẩy, sau có dấu phẩy hoặc cả trước và sau
đều là dấu phẩy.
- Nếu đứng cuối câu thì trước however có dấu
phẩy.

- But thường được dùng trong

văn nói, không trang trọng.

- However thường được dùng trong văn viết, trang
trọng hơn.

IV. PASSIVE VOICES ( CÂU BỊ ĐỘNG )
*Công thức chuyển từ câu chủ động sang câu bị động


*Công thức chuyển đổi từng thì tương ứng

* Các cấu trúc bị động đặc biệt

 Cấu trúc bị động với câu có hai tân ngữ:
S + V + O(indirect) + O(direct)
=> S ( O(direct) ) + V(bị động) + O(indirect) + ( by S)

He gave me a book.

=> I was given a book (by him).

Lưu ý: Tân ngữ trực tiếp đang ở dạng đại từ tân ngữ (Object pronoun) khi chuyển lên thành
chủ ngữ của câu bị động phải đổi thành đại từ nhân xưng (Subject pronoun)

 Cấu trúc đưa tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ:
S + V + O(indirect) + O(direct)
=> O(indirect) + V(bị động) + giới từ + O (direct) + (by S).

He gave me a book.=> A book was given to me (by him).
 Bị động với câu mệnh lệnh:

V+O!


Clean the floor!

=> The floor must be cleaned.

 Bị động với câu sử dụng chủ ngữ giả:
It + be + adj + (for sb) + to do st
=> It + be + adj + for st to be done
It is easy to make this cake.

=> It is easy for this exercise to be made.

Cấu trúc câu bị động với “make”, “let”, “have”, “get”
Make sb do sth : bắt ai đó làm gì

=> Make sth done (by sb)

I made my son clean the floor. => I made the floor cleaned by my son.
Let sb do sth: cho phép, để cho ai đó làm gì => Let sth done (by sb)
My father let me cook the dinner yesterday. => My father let the dinner cooked by me
yesterday.
Have to do sth : phải làm gì

=> Sth have to be done

My mother has to wash the clothes every day. => The clothes have to be washed by my
mother every day.
Have sb do sth : Nhờ ai đó làm gì


=> have sth done (by sb)

I have the hairdresser cut my hair every month.=> I have my hair cut by the hairdresser every
month.
Get sb to do sth: Nhờ ai đó làm gì

=> get sth done (by sb)

She got her father turn on the TV. => She got the TV turned on by her father.
III. Câu bị động kép:
 Cấu trúc: S1 + V1 + that + S2 + V + O

They think that she works very hard.

Câu bị động kép sẽ được chia thành hai trường hợp:
Khi V1 ở thời hiện tại (Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, Hiện tại hoàn thành)
+ TH1: Mượn chủ ngữ giả "it": It is + V1-pII that + S2 + V + O


It is thought that she works very hard.
+ TH2: Đảo S2 lên làm chủ ngữ:
Nếu V2 chia ở thời hiện tại:S2 + is/am/are + V1-pII + to + V2(nguyên thể) + O
Ví dụ: She is thought to work very hard.
Nếu V2 Chia ở quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn thành: S2 + is/am/are + V1-pII + to have +
V2-PII + O
Ví dụ: She is thought to have worked very hard last year.
Khi V1 chia ở các thời quá khứ (quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành).
o TH1: Mượn chủ ngữ giả "it": It was + V1-pII + that + S2 + V + O
Ví dụ: It was said that she was very kind.

o TH2: Đảo S2 lên làm chủ ngữ:
- Nếu V2 chia ở thì quá khứ đơn: S2 + was/were + V1-pII + to + V2 (nguyên thể) + O
Ví dụ: She was said to be very kind.
- Nếu V2 chia ở thì quá khứ đơn: S2 + was/were + V1-pII + to + V2 (nguyên thể) + O
Ví dụ: She was said to have been very kind.

V.

MODAL VERB IN PASSIVE VOICE



NOTE:
- Không dùng: by them/people/someone/no one/me/you/him/her/it/us
- nơi chốn + by O + thời gian


VI.

CONDITIONAL SENTENCES

VII. REPORTED SPEECH



VIII. RELATIVE CLAUSE
Mệnh đề quan hệ (Relative Clause) là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan
hệ (who, whom, whose, which, that) hay các trạng từ quan hệ như (where, when, why).
Mệnh đề quan hệ đứng ngay đằng sau danh từ, đại từ trong mệnh đề chính để bổ sung ý nghĩa cho
danh từ, đại từ ấy, phân biệt danh từ đại từ ấy với các danh từ đại từ khác.

Chức năng của nó giống như một tính từ do vậy nó còn được gọi là mệnh đề tính ngữ (Adjective
Clause).
Các đại từ quan hệ (Relative Pronouns)
1. Who:Là đại từ quan hệ chỉ người.Đứng sau danh từ chỉ người để làm chủ ngữ cho động từ
đứng sau nó hoặc làm tân ngữ.
- Who làm chủ ngữ:
The man who is sitting by the fire is my father. (Người đàn ông đang đứng bên đ ống l ửa là b ố
tôi.)
- Who làm tân ngữ:
The man who I am talking to is my father. (Người đàn ông mà tôi đang nói chuy ện là b ố tôi.)
2. Whom: Là đại từ quan hệ chỉ người làm tân ngữ.Đứng sau danh từ chỉ người để làm tân ngữ
cho động từ đứng sau nó.Theo sau whom là một mệnh đề gồm chủ ngữ và động từ
Whom có thể được lược bỏ trong mệnh đề quan hệ khi mệnh đề quan hệ được dùng để xác định cho
mệnh đề chính.
Ví dụ:
The woman whom you saw yesterday is my aunt.
= The woman you saw yesterday is my aunt. (Người phụ nữ mà tôi gặp hôm qua chính là cô tôi.)
3. Which: Là đại từ quan hệ chỉ vật làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho động từ sau nó. Theo sau
which có thể là một động từ hoặc một chủ ngữ
Which có thể được lược bỏ trong mệnh đề quan hệ khi mệnh đề quan hệ được dùng để bổ ngữ cho
mệnh đề chính.
- Which làm chủ ngữ:
The book which is black is mine. (Quyển sách màu đen là của tôi.)
- Which làm tân ngữ:
This is the doll which my parents gave me on my birthday. (Đây là con búp bê mà bố mẹ đã tặng tôi
trong ngày sinh nhật.)
- Which thay cho cả mệnh đề đứng trước:
He said that he loved her, which made her happy all day. (Anh ta nói rằng anh ta yêu cô ấy, điều này
đã khiến cô gái vui cả ngày.)



4. That: Là đại từ quan hệ chỉ cả người lẫn vật, có thể được dùng thay cho Who, Whom, Which
trong mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause).
This is the dress that I bought yesterday. (Đây là chiếc đầm mà tôi mua hôm qua.)
Các trường hợp bắt buộc dùng that:
a. Nếu nó thay thế 2 danh từ trở lên bao gồm cả người và vật
My baby and my dog that are playing in the garden look so happy. (Con của tôi và con chó đang chơi
trong vườn rất vui.)
b. Nếu nó theo sau đại từ bất định như someone, anybody, nothing, anything, something, none,… và
sau các đại từ như all, much, any, few, some, little, none
This is something that I want to say. (Đây là vài điều mà tôi muốn nói.)
Anybody that wants to a higher degree needs to study hard. (Bất kỳ ai mong muốn nhận được bằng
cấp cao thì cần phải học hành thật chăm chỉ.)
c. Nếu nó theo sau các từ chỉ số thứ tự như the first, the second, the third, the last, the only,…
I am the last one that attends this competition. (Tôi là người cuối cùng tham gia cuộc thi này.)
d. Nếu nó theo sau cấu trúc so sánh nhất
This is the most interesting book that I have ever read. (Đây là quyển sách thú vị nhất mà tôi từng
đọc.)
e. Trong cấu trúc câu chẻ “It + be + … + that…”
It is/ was + …..that/ who/ which + S + V
Trong đó: Giữa it is/ was và that có thể là một cụm từ, một từ hoặc mệnh đề.
John told me the news. → It was John who/that told me the news. (Đó chính là John người đã kể cho
tôi tin tức.)
It is Bob that/who got the first prize. (Chính là Bob người mà đã nhận được giải nhất.)
Các trường hợp không dùng that:
Khi phía trước nó có dấu phẩy hoặc giới từ.
5. Whose
Là đại từ quan hệ chỉ người, thay cho tính từ sở hữu. Whose cũng được dùng cho vật (= of which)
Theo sau Whose luôn là 1 danh từ.
The boy whose leg was broken is my son. (Thằng bé mà bị gãy chân là con trai tôi.)

* Đối với Of Which:
Chỉ dùng cho vật, không dùng cho người
Đứng sau danh từ
Phải thêm “The” trước danh từ.
This is my dog the fur of which is so nice. (Đây là con chó của tôi, bộ lông của nó rất đẹp.)


III. Các trạng từ quan hệ (Relative adverbs)
1. When
Là trạng từ quan hệ chỉ thời gian, đứng sau danh từ chỉ thời gian, dùng thay cho at, on, in + which,
then.
I’ll never forget the day when I met her. (when = on which) (Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày mà
tôi gặp cô ấy.)
2. Where
Là trạng từ quan hệ chỉ nơi chốn, đứng sau danh từ chỉ nơi chốn, thay cho at, on, in + which, there.
That is the house where we used to live. (where = in which) (Đó là ngôi nhà mà chúng tôi từng
sống.)
3. Why
Là trạng từ quan hệ chỉ lý do, đứng sau danh từ “the reason”, dùng thay cho “for the reason”, thay
cho for + which.
I don’t know the reason why I love him. (why = for which) (Tôi không biết lý do tại sao tôi lại yêu
anh ấy.)
Lưu ý:
When và why có thể được bỏ hoặc thay bằng that
I remember the day (that) my father gave me a hug. (Tôi nhớ mãi cái ngày mà bố đã ôm tôi vào
lòng.)
I told him the reason (that) I didn’t join the party last night. (Tôi đã kể cho anh ta nghe lý do tôi
không tham gia bữa tiệc tối qua.)
Where có thể bỏ hoặc thay bằng that khi where đứng sau các từ somewhere, anywhere,
everywhere, nowhere, place (không được bỏ khi where đứng sau các từ khác.)

Ví dụ:
I can’t find somewhere (that) we can take a break. (Tôi không thể tìm ra nơi nào để nằm nghỉ.)
Không dùng giới từ (prepositions) trong mệnh đề quan hệ bắt đầu bằng các trạng từ quan hệ where,
when, why
Where có thể được dùng mà không có danh từ chỉ nơi chốn đi trước.
Put it where we can all see it. (Đặt nó ở chỗ mà bạn có thể thấy.)
IV. Các loại mệnh đề quan hệ
1. Mệnh đề quan hệ xác định (restrictive/ defining relative clause)
Mệnh đề quan hệ xác định hay còn gọi là mệnh đề quan hệ giới hạn dùng để bổ nghĩa cho danh từ
đứng trước
Mệnh đề quan hệ xác định là bộ phận quan trọng của câu, nếu bỏ đi mệnh đề chính không có nghĩa
rõ ràng


Mệnh đề quan hệ xác định được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định và không dùng dấu
phẩy ngăn cách nó với mệnh đề chính.
The girl who is wearing the blue dress is my sister
Danh từ “the girl” chưa xác định vì thế cần một mệnh đề quan hệ “who is wearing the blue dress” để
xác định đó là cô gái nào.
2. Mệnh đề quan hệ không xác định (non-restrictive/ non-defining relative clause)
Mệnh đề quan hệ không xác định dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước,là phần giải thích thêm,
nếu bỏ đi mệnh đề chính vẫn còn nghĩa rõ ràng
Mệnh đề quan hệ không xác định thường được ngăn với mệnh đề chính bởi các dấu phẩy
Danh từ đứng trước thường là tên riêng hoặc trước các danh từ thường có các từ như: this, that,
these, those, my, his, her,…đứng trước
Không được dùng that trong mệnh đề không xác định.
My aunt, who is sitting next to you, is a doctor. (Cô của tôi, người đang ngồi cạnh bạn, là một bác
sĩ.)
Lưu ý:
Trong mệnh đề không xác định, ta dùng đại từ quan hệ có chức năng tân ngữ (whom/ which) sau các

từ như all of/ none of/ many of/ some of/ any of/ neither of/...
Jack has 3 brothers, all of whom are married. (Jack có 3 anh em trai, tất cả họ đều đã có gia đình.)
Ann has a lot of books, most of which she hasn’t read. (Ann có nhiều sách, hầu hết những quyển này
cô ấy đều chưa đọc.)
Không được dùng that trong mệnh đề không xác định (tức mệnh đề được ngăn cách bởi dấu phẩy)
Túc từ của một giới từ:
- Không thể bỏ đại từ quan hệ trong trường hợp này, vậy nên giới từ thường đặt trước whom. Tuy
nhiên cũng có thể đưa giới từ ra phía cuối mệnh đề và khi đó who thường được dùng thay
cho whom (nếu không đứng liền sau giới từ).
This man, to whom Mary is talking, is Mr. Pike.
= This man, who Mary is talking to, is Mr. Pike. (Người đàn ông mà Mary đang nói chuyện chính là
Pike.)
3. Mệnh đề quan hệ nối tiếp
Mệnh đề quan hệ nối tiếp dùng để giải thích cả một câu, trường hợp này chỉ dùng đại từ quan
hệ which và dùng dấu phẩy để tách hai mệnh đề
Mệnh đề này luôn đứng ở cuối câu.
Mary tore Tom’s letter, which made him sad. (Mary đã xé bức thư của Tom, điều này đã khiến anh
ấy rất buồn.)
V. Giới từ trong mệnh đề quan hệ
1. Chỉ có hai đại từ quan hệ là whom và which thường có giới từ đi kèm và giới từ có thể đứng trước
các đại từ quan hệ hoặc cuối mệnh đề quan hệ.
Ví dụ:


The man about whom you are talking is my brother.
= The man you are talking about is my brother. (Người đàn ông mà bạn đang nói đến chính là anh
trai tôi.)
The picture which you are looking at is very expensive.
= The picture you are looking at is very expensive. (Bức tranh mà bạn đang nhìn rất đắt.)
2. Đối với các giới từ thuộc cụm động từ kép như look after, look for,… thì ta không mang giới từ

lên trước.
Ví dụ:
The girl which I’m looking for is my daughter. (Bé gái mà tôi đang tìm chính là con gái tôi.)
Lưu ý:
Khi giới từ đứng cuối mệnh đề quan hệ thì ta có thể bỏ đại từ quan hệ và có thể dùng that thay
cho whom và which trong mệnh đề quan hệ xác định
Khi giới từ đứng trước đại từ quan hệ thì ta không thể bỏ đại từ quan hệ và không thể dùng thatthay
cho whom và which
Khi dùng whom hoặc which, các giới từ để sau vẫn được, trừ without.
Ví dụ:
That is the man without whom we’ll get lost. (Không có người đàn ông đó thì chúng tôi đã bị lạc.)
VI. Cách biến đổi mệnh đề quan hệ
Xét ví dụ sau:
The teacher is Mr. Pike. We studied with him last year.
Bước 1:
- Chọn hai từ giống nhau ở hai câu.
Trong ví dụ này ta có hai từ giống nhau đó là “The teacher” và “him”
Bước 2:
- Thay đại từ quan hệ vào từ đã chọn ở câu sau, sau đó đem đại từ quan hệ này ra đầu câu sau.
Ví dụ:
• Thay đại từ quan hệ vào câu sau:
The teacher is Mr. Pike. We studied with whom last year.
• Đem đại từ quan hệ ra đầu câu sau:
The teacher is Mr. Pike. Whom we studied with last year.
Bước 3:
- Đem toàn bộ câu sau đặt phía sau danh từ đã chọn ở câu trước.
The teacher whom we studied with last year is Mr. Pike.
Lưu ý:



When, where, why không làm chủ ngữ, do đó nếu phía sau chưa có chủ ngữ thì phải
dùng which, that



Nếu chủ ngữ rõ ràng là thời gian, nơi chốn nhưng phía sau động từ có giới từ, thì không được
dùng when, where, why mà phải dùng which




Trong trường hợp chủ ngữ ở câu trước chỉ người thì phải xem ở câu sau đã có chủ ngữ hay
không



Nếu có chủ ngữ rồi thì phải dùng whom/ that, nếu chưa có chủ ngữ thì dùng who/ that



Nếu chủ ngữ ở câu đầu chỉ cả người lẫn vật thì phải dùng that.
REDUCED RELATIVE CLAUSE – RÚT GỌN MỆNH ĐỀ QUAN HỆ

I. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách dùng hiện tại phân từ V_ing (Present participle phrases)


Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở thể chủ động (active), ta dùng cụm hiện tại phân từ
(V_ing) thay cho mệnh đề đó.




1. Bỏ đại từ quan hệ và động từ “to be”:
Ví dụ:
The girl who is wearing glasses is my cousin.
→ The girl wearing glasses is my cousin. (Cô gái mang kính chính là em họ của tôi.)



2. Bỏ đại từ quan hệ, đưa động từ chính về nguyên mẫu và thêm đuôi “-ing”:
Ví dụ:
The girl who wore glasses is my cousin.
→ The girl wearing glasses is my cousin. (Cô gái mang kính chính là em họ của tôi.)

II. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách dùng quá khứ phân từ V3/ed (Past participle phrases)


Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở thể bị động (passive) ta dùng cụm quá khứ phân từ
(past participle phrase)



Ta bỏ đại từ quan hệ (relative pronouns), động từ to be, nhưng vẫn giữ quá khứ phân
từ V3/ed.

Ví dụ:
The book which was published by AC magazine is the best-seller of this month.
The book published by AC magazine is the best-seller of this month. (Quyển sách được xuất bản bởi
tạp chí AC chính là sản phẩm bán chạy nhất tháng này.)
III. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng “to infinitive”



1. Khi danh từ đứng trước có các chữ sau đây bổ nghĩa: the only, the first, the second,…, the
last, so sánh nhất
Ví dụ:
He was the last man who left the room
→ He was the last man to leave the room. (Anh ta là người cuối cùng rời phòng.)



2. Động từ là have/ had:
Ví dụ:


I had some exercises that I need to do.
→ I had some exercises to do. (Tôi có một số bài tập cần phải làm.)


3. Đầu câu có Here (be), There (be):
Ví dụ:
Here is the form that you must fill in.
→ Here is the form for you to fill in. (Đây là mẫu để bạn điền thông tin vào.)
* Lưu ý:
Trong phần to_V này cần nhớ 2 điều sau:
a. Nếu chủ ngữ của hai mệnh đề khác nhau thì thêm cụm for sb trước to_V.
Ví dụ:
I have so many cards that Linda can take to send to her friends.
→ I have so many cards for Linda to take to send to her friends. (Tôi có vài tấm thiệp cho Linda
để cô ấy đem tặng bạn.)
b. Nếu chủ ngữ đó là đại từ bất định có nghĩa chung chung như: we, you, everyone.... thì có thể
lược bỏ.

Ví dụ:
I come up with some ideas that we can discuss.
→ I come up with some ideas to discuss. (Tôi nảy ra vài ý tưởng để thảo luận.)
c. Nếu trước đại từ quan hệ có giới từ thì phải để giới từ cuối câu.
Ví dụ:
I had a garden that he could play in.
→ I had a garden for him to play in. (Tôi có một khu vườn để anh ta có thể chơi trong đó.)

IV. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách sử dụng cụm danh từ (đồng cách danh từ)
Đối với mệnh đề quan hệ không xác định có thể được rút gọn bằng cách dùng cụm danh từ có dạng:
Relative Pronoun + be + danh từ/ cụm danh từ/ cụm giới từ
Cách làm: bỏ đại từ quan hệ như who ,which và bỏ luôn cả be.
Ví dụ:
- Taylor, who is a popular singer, has just split up with her boyfriend.
→ Taylor, a popular singer, has just split up with her boyfriend. (Taylor, một ca sĩ nổi tiếng, vừa mới
chia tay bạn trai.)
- George Washington, who was the first president of the United States, was a general in the army.
→ George Washington, the first president of the United States, was a general in the army. (George
Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kì, là một vị tướng trong quân ngũ.)
V. Mệnh đề rút gọn tính từ có dạng: Relative Pronoun + be + tính từ/ cụm tính từ


1. Bỏ đại từ quan hệ và to be, giữ nguyên tính từ phía sau.
Điều kiện 1: Nếu phía trước that là đại từ bất định như something, anything, anybody,
somebody,...
Ví dụ:
There is something that is wrong.
→ There is something wrong. (Có điều gì đó sai.)
Điều kiện 2: Có dấu phẩy phía trước và phải có từ 2 tính từ trở lên.



Ví dụ:
Mary, who is beautiful and intelligent, is the best girl in my class.
→ Mary, beautiful and intelligent, is the best girl in my class. (Mary, vừa đẹp vừa thông minh,
chính là cô gái tuyệt nhất lớp tôi.)


2. Những trường hợp còn lại ta đem tính từ lên trước danh từ.
Ví dụ:
My friend, who is beautiful, is the best girl in my class.
→ My beautiful friend is the best girl in my class. (Người bạn xinh đẹp của tôi chính là cô gái
tuyệt nhất lớp tôi.)



3. Tuy nhiên nếu cụm tính từ gồm cả danh từ ở trong nó thì ta chỉ có một cách dùng duy nhất
đó là V-ing.
Ví dụ:
My best friend, who is interested in Math, is living next to my house.
→ My best friend, being interested in Math, is living next to my house. (Bạn thân của tôi, người
rất thích môn toán, thì đang sống bên cạnh nhà tôi.)

VI. Mệnh đề tính từ thành tính từ ghép
Cách làm: Ta sẽ rút gọn mệnh đề thành một tính từ ghép bằng cách tìm trong mệnh đề một số đếm và
danh từ đi sau nó, sau đó ta để chúng kế nhau và thêm dấu gạch nối ở giữa. Đem tính từ ghép đó ra
trước danh từ đứng trước who, which… những phần còn lại được lược bỏ.
Lưu ý:


Danh từ không được thêm “s”




Chỉ dùng được dạng này khi mệnh đề tính từ có số đếm



Các cụm như tuổi thì sẽ viết lại cả 3 từ và gạch nối giữa chúng (three-year-old).

Ví dụ:
We have a break that lasts 15 minutes.
→ We have a 15-minute break. (Chúng tôi có giờ giải lao 15 phút.)
VII. Các bước rút gọn mệnh đề quan hệ


Bước 1: Tìm xem mệnh đề tính từ nằm ở đâu, mệnh đề tính từ thường bắt đầu bằng who,
which, that,…



Bước 2: Bước này chủ yếu là giảm từ mệnh đề xuống cụm từ.
1. Nhìn xem mệnh đề có công thức của cụm danh từ không? Nếu có áp dụng công thức ở mục IV.
2. Nếu không có công thức đó thì xem các dấu hiệu như the first, only,… không, nếu có thì áp
dụng công thức ở mục III. Ngoài ra, cần phải thêm xem 2 chủ từ có khác nhau không (để dùng for
sb).
3 .Nếu không có 2 trường hợp trên mới xét xem câu đó chủ động hay bị động mà dùng V-ing hay
V-ed





×