Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.95 KB, 105 trang )

LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Phần 1: Trả lời nhanh
Câu 1. Thời gian xảy ra 9 192 631 770 lần dao động của tinh thể
133
Cs là bao nhiêu?
Đáp án:1s (đây chính là định nghĩa s trong hệ SI)
Câu 2. Tên dân gian của Venus - Kim tinh (sao Kim)
Đáp án: Sao Hôm và sao Mai (tuy hai mà là một)
Câu 3. Điền vào hai dấu *
Cd, kg ; A; K; Mol *; *
Đáp án : m - s : đây là 7 đơn vị cơ bản trong hệ SI
Câu 4. Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của nước ta nằm ở đâu?
Đáp án: Đà Lạt
Câu 5. Giải Nobel vật lý 2004 thuộc lĩnh vực gì?
Đáp án: Lý thuyết tương tác mạnh trong hạt nhân
Câu 6. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa Lực hấp dẫn và lực tĩnh điện là gì?
Đáp án: Lực hấp dẫn chỉ là lực hút
Câu 7. Nếu bạn sinh năm 1885 thì bạn bằng tuổi ai ?
1. M. Planck . 2.Newton 3. A. Anhxtanh 4. Faraday 5.N. Bohr
Đáp án: N. Bohr
Câu 8. Nguời đầu tiên đo vận tốc ánh sáng là ai?
Đáp án: Nhà thiên văn người Đan Mạch: OLe Römer
Câu 9. Vật liệu quan trọng nhất đối với ngành công nghệ thông tin là gì ?
Đáp án: Bán dẫn
Câu 10. Hiện tượng gây ra bởi sự tán sắc ánh sáng mặt trời qua các giọi nước mưa có
tên là gì?
Đáp án: Cầu vồng
Phần 2: Giải thích hiện tượng
1
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI


LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Câu 1: Vì sao khi đúc bê tông người ta dùng cốt thép chứ không phải là các hợp kim
khác?
Đáp án: Vì thép có hệ số nở dài vì nhiệt xấp xỉ bê tông. Do đó khi nhiệt độ thay đổi khối bê tông
không bị phá vỡ.
Câu 2. Khi quan sát trăng dầu tháng vì sao ta không chỉ thấy phần vành trăng hình
lưỡi liềm mà phần còn lại cũng sáng mờ mờ?
Đáp án: Vì phần còn lại được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời phản xạ từ chính mặt đất
Câu 3. Nêu một ví dụ trong đó người ta trút toàn bộ điện tích từ vật này sang vật kia
Đáp án: Đưa một quả cầu kim loại tích điện chạm vào phía trong một quả cầu kim loại rỗng. Điện
tích sẽ chuyển hết ra bề mặt quả cầu rỗng.
Câu 4. Hai quả bóng bay cùng thể tích, một quả chứa không khí khô, một quả chứa
không khí ẩm quả nào nặng hơn? Giải thích?
Đáp án: Quả chưa không khí ẩm nhẹ hơn.
Hai quả bóng cùng thể tích và cùng điều kiện T, P nên có cùng số mol. Không khí có khối lượng mol
là 29 trong khi đó hơi nước chỉ là 18. Do đó quả nào có tỉ lệ hơi nước cao hơn sẽ nhẹ hơn.
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. Một xe tải trong 3/4 quang đường chạy với vận tốc v và phần còn lại chạy với
vận tốc v/2. Hỏi vận tốc trung bình của xe là bao nhiêu?
A. 0,85v
B. 0.80v
C. 0,75v
D. 0,70v
E. 0,65v
F. Kết quả khác
Đáp án: B
Câu 2. Một mol khí lí tưởng tại điều kiện tiêu chuẩn nén đẳng áp đến khi vận tốc
trung bình của các phân tử khí tăng gấp đôi. hỏi áp suất tăng mấy lần
A. 0,5
B. 1

C. 2
D. 4
E. 8
F. 1,4
G. Kết quả khác
Đáp án : D
Câu 3. Ba bóng đèn A, B, C được mắc như sau (A//B) nt C : A mắc song song với B
rồi cụm A,B nối tiếp với C. Khi bóng A cháy thì câu nào sẽ đúng:
2
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
A. Chỉ bóng B sáng hơn (so với nó lúc A chưa cháy)
B. Cả hai bóng đều sáng lên
C. Bóng B sáng lên bóng C tối đi
D. Bóng B tối đi và bóng C sáng lên
E. Cả hai bóng đều tối đi
F. Không có sự thay đổi độ sáng ở B và C
G. Đáp án khác
Đáp án : C
Câu 4. Một quả bóng được ném thẳng đứng lên trên ở trái đất với vận tốc 50m/s sẽ
có vận tốc là 0 sau 5 s. Khi cũng ném như vậy trên một hành tinh X, sau 5s nó vẫn
còn vận tốc xấp xỉ là 31m/s hướng lên trên. Hỏi tỉ lệ gia tốc rơi tự do của hành tinh X
và gia tốc trọng trường và là bao nhiêu?
A. 0,16
B. 0,39
C. 0,53
D. 0,63
E. 1,59
F. 2,34
G. Đáp án khác

Đáp án: B
Phần 4: Thí nghiệm ảo
Các thí sinh vào địa chỉ sau:

Hướng dẫn:
Nút start là bắt đầu
Stop- pause là tạm ngưng
Reset là làm lại
các thí sinh có thể thay đổi độ cứng của lò xo, khối lượng của vật....
Câu hỏi:
Câu 1. Đây là thí nghiệm gì?
Đáp án: Dao động điều hoà
Câu 2. Xác định chu kì dao động của con lắc lò xo có độ cứng lò xo là 10N/m và
khối lượng vật là 2kg
Đáp án: 2,81 s
3
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Câu 3. Khi khối lượng của vật tăng 4 lần độ cứng của lò xo giảm 4 lần thì chu kì
tăng, giảm bao nhiều lần?
Đáp án: 4 lần
Câu 4. Xác định năng lượng (Energie) dao động của lò xo có khối lượng 2 kg và độ
cứng 10N/m khi nó dao động với biên độ 10cm
Đáp án: 0,05J
4
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
VẬT LÝ VUI TRẬN 1.2
Phần 1: Trả lời nhanh
Câu 1. Nước có tính chất gì khác biệt so với các chất khác?

Đáp án: Giãn nở dị thường trong khoảng 0-4 độ
Câu 2. Nơi diễn ra thí nghiệm nổi tiếng của Galile?
Đáp án: Tháp nghiêng PISA - Ý
Câu 3. Bộ phận quan trọng nhất của máy quang phổ là gì?
Đáp án: Lăng kính
Câu 4. Màu của cầu vồng chính (không phải cầu vồng tay vịn) tính từ trong ra ngoài
được xắp xếp theo thứ tự nào?
Đáp án: Từ tím đến đỏ
Câu 5. Nếu gọi k là tốc độ biến thiên gia tốc thì trong chuyển động nhanh dần đều k
bằng bao nhiêu?
Đáp án: k = 0
Câu 6. Nhiệt kế A được quấn trong một cái khăn giữ nhiệt tốt và một nhiệt kế B đặt
bên cạnh. Cái nào chỉ nhiệt độ cao hơn?
Đáp án: Như nhau
Câu 7. Tác giả cuốn " Đối thoại giữa hai hệ thống thế giới" là ai?
Đáp án: Galile
Câu 8. Quá trình nén khí khi bơm xe đạp là quá trình gì? Cho rằng vỏ bơm bằng kim
loại
Đáp án: Đẳng nhiệt
Câu 9. Hạt tải điện trong dây đốt nóng của bàn là là hạt gì?
Đáp án: e
Câu 10. Công thức tính năng lượng sau đây sai vì sao? : E =
Đáp án: Sai thứ nguyên
5
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Phần 2: Giải thích hiện tượng
Câu 1. Phụt khí từ quả bóng bay vào bầu nhiệt kế, số chỉ của nhiệt kế thay đổi thế
nào (10 điểm)? Vì sao (20 điểm)?
Đáp án: - Giảm xuống

- Đây là giãn nở đoạn nhiệt, nhiệt độ khí giảm
Câu 2. Nêu các cách làm mất từ tính của một nam châm vĩnh cửu – (mọi biện pháp
đúng được 10 điểm sai bị trừ 5 điểm)
Đáp án: - Gõ mạnh
- Nung nóng
- Cho vào lò vi sóng hoặc ( cuộn dây có dòng điện xoay chiều )
Câu 3. Đưa một vật nhiễm điện lại gần một kim nam châm,
- Hiện tượng gì sẽ xảy ra (10 điểm)
- Giải thích (20 điểm)
Đáp án: - Kim nam châm bị hút
- Giải thích: kim nam châm cũng là kim loại, do đó sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng  bị
hút lại gần vật nhiễm điện.
Câu 4. Bình luận viên Quang Huy nói "Đây là một cú bật người đánh đầu có điểm
dừng"
- Cái gì dừng ? (10 điểm)
- Vì sao dừng ? (20 điểm)
Đáp án: - Cái đầu dừng
- Dù trọng tâm cơ thể của cầu thủ này vẫn luôn di chuyển nhưng nhờ phối hợp khéo léo
việc nhảy lên đánh đầu với việc vung tay , co chân,( khi nhảy lên thì tay vung lên, khi trọng
tâm rơi xuống thì hạ tay, đáp chân xuống) cầu thủ này vẫn giữ được đầu của mình dừng lại
chút ít trong không gian!
6
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. Quý ném một quả bóng theo phương thẳng đứng. Thời gian quả bóng trong
không khí là T, độ cao cực đại là H. Hỏi tại thời điểm bóng ở độ cao bao nhiêu?
A.
B.
C.

D. H
E.
F.
G. Đáp án khác
Đáp án: E
Câu 2. A solid spherical conductor is given a net nonzero charge. The electrostatic
potential of the conductor is
A. largest at the center
B. largest on the surface
C. largest somewhere between center and surface
D. constant throughout the volume
E. other
Đáp án: D
Câu 3. Một hỗn hợp khí chứa
4
He và
20
Ne. nếu vận tốc trung bình của He là v thì vận
tốc trung bình của Ne sẽ là:
A.
B.
C. V
D.
E. 5v
F. 25v
G. Đáp án khác
Đáp án: B
Câu 4. Một tia sáng chiếu vào một gương phẳng. Giữ nguyên tia sáng , quay gương
một góc 2i sao cho tia sáng vẫn chiếu vào gương. Tia phản xạ sẽ quay một góc:
A. 4i

B. 3i
C.
D. i
E.
7
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Đáp án: Không có câu nào đúng – Đáp án đúng: 2i
Phần 4: Thí nghiệm ảo
Thí sinh vào trang sau đây:

Lưu ý quan trọng: trong toàn bộ các câu hỏi không thay đổi khối lượng của vật (masse)
Câu 1. Vật ném ngang với vận tốc đầu 5 m/s ở độ cao 4 m
- Chạm đất sau thời gian bao lâu? (10 điểm)
- Khi chạm đất vận tốc theo phương ngang là bao nhiêu? (10 điểm)
- Phương thẳng đứng là bao nhiêu? (10 điểm)
Đáp án:
- 0,903 s
- 5 m/s
- 8,86 m/s
Câu 2. Vật ném ở độ cao 2m vận tốc đầu 5m/s. Hỏi với góc ném nào dưới đây vật sẽ
đạt độ cao cực đại, tầm xa cực đại. Các giá trị đó là bao nhiêu?
A. 15
0

B. 30
0
C. 45
0


D. 60
0

E. 90
0
Đáp án:
Câu 3. Vật ném từ mặt đất với vận tốc 5m/s, tầm xa cực đại là bao nhiêu, đạt được
khi góc ném là bao nhiêu?
Đáp án:
Câu 4. Ném từ mặt đất với vấn tốc 6m/s góc ném 50
0
- Cơ năng toàn phần là bao nhiêu? (10 điểm)
- Hỏi giá trị thế năng cực đại là bao nhiêu? (20 điểm)
Đáp án: - 18 J
- Trong khoảng 10 - 11 J
8
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
VẬT LÝ VUI TRẬN 1.3
Phần 1: Trả lời nhanh
Câu1. Viết Công thức lực Lorentz tác dụng của từ trường lên điện tích điểm chuyển
động
Đáp án: F= Bvq (hoặc = Bve)
Câu 2. (Thí sinh nào trả lời gần đúng với con số của BTC sẽ được điểm)
Với tốc độ sử dụng nguồn năng lượng hiện nay, sau bao nhiêu năm nữa nguồn nhiên
liệu hoá thạch sẽ hoàn toàn cạn kiệt?
Đáp án: Khoảng 70 năm.
Câu 3. Vì sao ta khó quan sát Thủy tinh (Mercury)?
Đáp án: Vì Thủy tinh gần mặt trời nhất.
Câu 4. Tác dụng của ròng rọc động là để làm gì?

Đáp án: Làm giảm lực kéo cần thiết để nâng vật.
Câu 5. Xếp theo thứ tự tăng dần khả năng dẫn nhiệt của các chất sau: Al, Cu, Fe.
Đáp án: Fe, Al, Cu.
Câu 6. Bầu trời Bắc Cực rực rỡ nhiều màu trong vài phút đến vài tiếng đồng hồ. Tên
hiện tượng này là gì?
Đáp án: Cực quang
Câu 7. Khi nghe giảng, một sinh viên chú ý thấy khi dòng điện chạy qua dây dẫn,
kim nam châm đặt gần đấy bị lệch đi, sau đó anh ta nói cho giáo sư biết.
Đây là một phát hiện nền tảng của điện từ học.
Ông giáo sư ấy là ai?
Đáp án : Christian Oersted (Otxtet)
Câu 8. Bán kính trái đất bằng bao nhiêu?
Đáp án : 6400km (chính xác hơn là 6378 km)
Câu 9. Trong chuyển động đều gia tốc của vật được biểu diễn theo công thức nào?
Đáp án: a = 0
Câu 10. Quĩ đạo chuyển động của các hành tinh quanh mặt trời là đường gì?
9
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Đáp án: Hình elíp.
Phần 2: Giải thích hiện tượng
Câu 1. Vì sao nhìn vào đĩa CD đặt dưới ánh sáng mặt trời ta lại thấy có màu sắc rực
rỡ?
Đáp án: Đĩa CD có vô số rãnh nhỏ vạch liền nhau có thể đựơc xem là cách tử nhiễu xạ, (10 điểm).
do đó dưới ánh sáng mặt trời (là ánh sáng trắng) ứng với các góc khác nhau sẽ thu được cực đại của
các màu khác nhau

ánh sáng trắng bi phân tích thành các ánh sáng đơn sắc (20 điểm).
Câu 2. Vì sao khi nhỏ giọt nước vào thanh kim loại rất nóng( khoảng 3000C, giọt
nước nhảy lung tung?

Đáp án: Khi rơi xuống lớp dước cùng của giọt nước bay hơi rất nhanh, đồng thời hơi nước này giãn
nở nhanh chóng tạo thành lực đẩy để đẩy phần còn lại của giọt nước lên trên, và cứ như thế hiện
tượng lặp lại đến khi giọt nước bay hơi hoàn toàn.
Câu 3. Nêu 3 nguyên nhân dẫn đến gia tốc rơi tự do của các điểm có vị trí đo khác
nhau trên trái đất là khác nhau? (mỗi nguyên nhân đúng 10 điểm)
Đáp án:
- Trái đất không là hình tròn (dẹt như quả bí ngô)
- Trái đất tự quay
- Khối lượng riêng của vỏ trái đất không như nhau
Câu 4. Thí sinh xem đoạn phim sau

Câu hỏi: Khi chiếu sáng, chong chóng quay theo chiều nào (Cùng chiều hay ngược
chiều kim đồng hồ)? Vì sao cánh quạt lại quay ?
Đáp án: Cùng chiều kim đông hồ
Phía mặt đen hấp thụ nhiệt nhiều hơn do đó nóng nhanh hơn làm không khí gần mặt bôi đen
nó ra nhanh hơn

tạo sự chênh lệch áp suất làm cho chong chóng quay
Nói thêm: Thí nghiệm này không phải thí nghiệm chung tồn tại áp suất ánh sáng vì trong bình không
phải là chân không
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. (chọn một đáp án đúng)
10
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Một sóng cơ học có công thức như sau: Hỏi tần số của nó là bao nhiêu??
A. 3Hz
B. 7.2 Hz
C. 8 Hz
D. 12 Hz

E. 24 Hz
F. 9 Hz
G. Đáp án khác
Đáp án: D
Câu 2. Một vật 1 kg bị kéo theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên với gia tốc a =
1m/s
2
trong quãng đường h = 1 m. Hỏi công để kéo vật là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s
2

Đáp án: 110J
Câu 3. (chọn một đáp án đúng)
Môt con lắc đơn được treo trong một ôtô đứng yên sẽ dao động với chu kì 1s. Hỏi khi
xe chuyển động với gia tốc 2,3 m/s
2
thì giá trị nào sau đây là gần đúng nhất với chu kì
dao động của con lắc (lấy g = 9,8m/s
2
):
A. 0,8s
B. 0,9s
C. 1,0s
D. 1,1 s
E. 1,2s
Đáp án: B
Phần 4: Thí nghiệm ảo
Thí sinh vào link sau:

Đây là Mô phỏng về một hệ quang học. Các bạn có thể thêm bớt tùy ý số thấu kính (lens) số gương
(minor) cũng như các giá trị tiêu cự, vị trí của nó. Xoá một vật trên hệ bằng cách đánh dấu vật đó

bằng chuột và bấm vào Clear Aktive .
Câu hỏi
Câu 1. Một vật có độ cao 0,4m đặt cách thấu kính hội tụ có tiêu cự 0,5 m một khoảng
1,5m. Nêu tính chất ảnh (độ cao, chiều, thật hay ảo - mỗi ý 10 điểm), nó cách vật bao
nhiêu m?
Đáp án: Chiều cao 0,2m, ngược chiều, ảnh thật, vị trí cách vật 2,25m
Câu 2. Di chuyển vật lại gần di một khoảng 0,2m độ lớn của ảnh lúc này là bao
nhiêu, ở vị trí cách vật bao nhiêu m?
11
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Đáp án: Cao 0,25m (10 điểm)
Cách vật 2,1125m (10 điểm)
Câu 3. Đưa vật lại vị trí ban đầu. Cho thêm vào phía sau thấu kính một gương cầu
lõm có bán kính 1m (tiêu cự là 0,5m). Cách thấu kính một khoảng 1m.
Nêu vị trí, độ lớn, tính chất các ảnh tạo ra bởi hệ (có đánh số 1,2,3)
Đáp án: Mỗi ý 5 điểm

45 điểm
1. 2,25m, 0,2m , thật
2. 3 m , 0,4m , ảo
3. 0,75m , 0,2m , thật
Câu 4. Thay đổi vị trí của thấu kính trong khoảng giữa gương và vật. Tại vị trí nào
ảnh cuối cùng cho bởi hệ có chiều cao bằng vật. các ảnh còn lại trong lúc này có độ
cao bao nhiêu (40 điểm)
Đáp án: Cách vật 1m (20 điểm)
1. cao 0,4m (10 điểm)
2. ở vô cùng

lớn vô cùng (10 điểm)

12
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
VẬT LÝ VUI TRẬN 1.4
Phần 1: Trả lời nhanh
Câu 1. Tên hành tinh to nhất hệ mặt trời ?
Đáp án: Mộc tinh
Câu 2. Đường kính sợi tóc lớn gấp bao nhiêu lần độ dày của màng xà phòng?
A. 10
B. 100
C. 500
D. 5000
E. 1000000
Đáp án: D
Câu 3. Nêu tên hiện tượng ánh sáng bị thay đổi hướng khi đi qua mặt phân cách của
hai môi trường?
Đáp án: Khúc xạ (hoặc khúc xạ ánh sáng)
Câu 4. Điền vào chỗ trống
s – v – a và m - ... - m/s
2

Đáp án: m/s
Câu 5. Chu kì tự quay của Trái đất giảm trong 100 năm qua là :
A. 100s
B. 0,6s
C. 0,0016s
D. 0,0000001s
E. 0 s
Đáp án: C
Câu 6. Dây đàn ghita cho âm có tần số cao nhất là ?

A. Dây to nhất
B. Dây nhỏ nhất
C. Dây số 2
D. Dây số 4
Đáp án: D
Câu 7. Hạt được cấu tạo từ hai quark up và một quark down là
A. Proton
B. Electron
C. Notron
D. Hạt nhân
E. Photon
Đáp án: A
Câu 8. Pin mặt trời được cấu tạo từ loại vật liệu gì ?
Đáp án: Bán dẫn
13
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Câu 9. Hiện tại thế giới đang dùng loại năng lượng chính nào?
A. Năng lượng mặt trời
B. Thuỷ điện
C. Nhiên liệu hoá thạch
D. Điện hạt nhân
E. Thuỷ điện
Đáp án: C
Câu 10. Công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là bao nhiêu?
A. 1 MW =1.000.000 W
B. 120 MW
C. 240 MW
D. 8000 MW
E. 2000 MW

Đáp án: C
Phần 2: Giải thích hiện tượng
Câu 1. Vì sao nghệ sĩ gẩy đàn bầu lại có thể tạo ra các âm thanh trầm bổng khác
nhau?
Đáp án:
- Tần số phụ thuộc vào chiều dài và độ căng dây đàn (15 điểm)
- Khi gảy các nghệ sĩ bẻ cong cần đàn để thay đổi độ căng đồng thời bấm vào các nốt khác nhau
để thay đổi độ dài dây (15 điểm)
Câu 2. Nếu bạn sống trên mặt trăng bạn sẽ thấy khác biệt những gì so với trái đất?
Nêu 6 sự khác biệt.
Đáp án: Mỗi ý trúng một trong các sự khác biệt sau đây sẽ được 5 điểm
- Lực hấp dẫn giảm
- Không có khí quyển
- Ngày nóng đêm lạnh
- Không nói chuyện được với nhau trực tiếp – vì không có môi trường truyền
- Nhìn thấy trái đất màu xanh thay vì nhìn thấy mặt trăng màu vàng
- Ban ngày không có bầu trời màu xanh
Câu 3. Nêu yêu cầu quan trọng nhất đối với các chi tiết máy có tham gia chuyển
động quay. Giải thích vì sao?
Đáp án:
- Trục phải đi qua khối tâm
- Vì nếu không lực quán tính ly tâm sẽ làm gãy trục
Câu 4. Thí sinh xem ảnh sau:
14
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2

Câu hỏi: Khi mở van để thông khí giữa hai bong bóng khì chuyển động như nào ? Vì
sao?
Đáp án: Chuyển động từ bong bóng nhỏ sang bong bóng to (10 điểm)

Giải thích: Vì áp suất phụ gây ra bởi bong bóng tỉ lệ nghịch với bán kính r. Do đó áp suất khí trong
bong bóng nhỏ sẽ lớn hơn trong bong bóng to (20 điểm)
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. Trong môn trượt băng nghệ thuật, người nam nặng 60 kg và người nữ nặng
48kg. Sau một động tác đẩy 10s họ cách nhau 8 m. Hỏi người nữ đã trượt một quãng
là bao nhiêu sau động tác này. Coi ma sát là rất nhỏ.
Đáp án: m
Câu 2. Một ô tô tải đang chạy với vận tốc v = 10m/s thì thấy 25m phía trước có một
ô tô đứng cản giữa đường. Lái xe tải phanh gấp, bánh xe trượt trên mặt đường, hỏi xe
tải có bị va vào xe con không nều hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,25 và
g = 10 m/s
2

Đáp án: Không , còn cách 5 m
Câu 3. Đạt và Quý thi chạy 100m,
Lần 1 do trẻ tuổi khoẻ mạnh, khi Quý mới chạy được 90m thì Đạt đã chạy được
100m.
Lần 2 Đạt chấp nhận xuất phát lùi ở phía sau vạch xuất phát 10 m .
Hỏi trong lần thi thứ 2 ai là người thắng cuộc?
Đáp án: Đạt
Câu 4. Khoảng cách giưa vật và màn ảnh là 90cm. Dịch chuyển vật trong khoảng
màn và thấu kính thì tìm được hai vị trí đặt vật cách nhau là 30cm đều cho ảnh của
vật rõ nét trên màn. Hỏi tiêu cự thấu kính bằng bao nhiêu?
Đáp án: 20cm
15
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Phần 4: Thí nghiệm ảo
Thí sinh vào link sau, rồi bấm vào dòng "click to begin"


Bấm start
Câu 1. Đây là thí nghiệm gì? (10 điểm)
Nêu ý nghĩa của thí nghiệm khi e = 1 và khi e = 0
Đáp án: Va chạm
- e = 1 va chạm đàn hồi
- e = 0 va chạm hoàn toàn không đàn hồi (va chạm mềm)
Câu 2. Xét va chạm đàn hồi
m
r
(bi đỏ) = 1kg, m
b
(bi xanh) = 1kg
V
b
= 5m/s. Xác định vận tốc của 2 vật sau va chạm trong hai trường hợp:
- Va chạm xuyên tâm
- Va cham lệch tâm (khoảng cách từ tâm viên bi đỏ đến quĩ đạo của trọng tâm
viên bi xanh d =0,8R)
Đáp án: V
xanh
=0, V
đỏ
= 5m/s
Câu 3. Va chạm đàn hồi
m
r
(bi đỏ) = 1kg, m
b
(bi xanh) = 2kg
V

b
= 5m/s. Xác định vận tốc của 2 vật sau va chạm trong hai trường hợp:
- Va chạm xuyên tâm
- Va cham lệch tâm (khoảng cách từ tâm viên bi đỏ đến quĩ đạo của trọng tâm
viên bi xanh d =0,8R)
Đáp án: V
xanh
= 1,17m/s, V
đỏ
= 6,67m/s
V
đỏ
= 6,11m/s, V
xanh
= 2,52m/s
Câu 4. Xét va chạm mềm:
m
r
(bi đỏ) = 1kg, m
b
(bi xanh) = 1kg
V
b
= 5m/s. Xác định vận tốc của 2 vật sau va chạm trong hai trường hợp:
- Va chạm xuyên tâm
16
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
- Va chạm lệch tâm (khoảng cách từ tâm viên bi đỏ đến quĩ đạo của trọng tâm
viên bi xanh d =0,8R)

Đáp án: V
đỏ
= V
xanh
= 2,5m/s
V
đỏ
= V
xanh
= 2,5m/s
17
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
VẬT LÝ VUI TRẬN 1.5
Phần 1: Trả lời nhanh
Câu 1. Viết công thức tính lực hấp dẫn giữa hai vật.
Đáp án: F =
Câu 2. Dịch câu sau đây ra tiếng Việt: "For every action, there is an equal and opposite
reaction"
Đáp án: Trong mọi tuơng tác, lực luôn bằng và nguợc chiều với phản lực
Câu 3. Trọng tâm của một quả pháo hoa chuyển động với quĩ đạo như thế nào?
Đáp án: Quĩ đạo parabol
Câu 4. Ông là nguời đầu tiên tiến hành thí nghiệm tìm ra hiệu ứng quang điện, ông là
ai?
Đáp án: Henri Becquerel
Câu 5. Hạt dẫn chính trong bán dẫn loại n mang điện tích gì?
Đáp án: Âm (-) – n ß > negative
Câu 6. Thủy tinh thể của mắt là dụng cụ quang học gì ?
Đáp án: Thấu kính hội tụ
Câu 7. Chất này là một kim loại có nhiệt độ nóng chảy là –39°C, đó là chất gì?

Đáp án: Thủy ngân – Hg
Câu 8. Julius Robert Mayer là một bác sĩ, nhưng chính ông là nguời đầu tiên đưa ra
một định luật nền tảng của vật lý học đó là định luật gì?
Đáp án: Định luật bảo toàn năng luợng
Câu 9. Khoảng cách có độ dài 1,4959787 x 10
11
met có ý nghĩa gì?
Đáp án: Khoảng cách từ mặt trời đến trái đất bằng 1. Đơn vị thiên văn
Phần 2: Giải thích hiện tượng
Câu 1. Vì sao khi Đáp ánng đun dầu ăn - để rán cá - mà bị rơi giọt nuớc vào thì dầu
bị bắn tung toé?
18
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Đáp án: - Nước rơi vào chảo nặng hơn dầu sẽ rơi xuống đáy
- Nuớc bốc hơi nhanh tạo thành bọt khí , bọt khí nở ra nhanh và đẩy văng dầu ăn ra ngoài
Câu 2. Một dây dẫn bằng đồng không có dòng điện chạy qua, làm thế nào để một
nam châm có thể tác dụng lực lên dây đồng này ?
Đáp án: - Cuộn dây đồng thành một khung dây kín
- Đưa thật nhanh nam châm vào khung dây mà trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng,
dòng điện này sẽ chịu tác dụng lực từ của nam châm
Câu 3. Một sợi dây 2 đầu cố định rung với chu kì T = 0,01s đuợc chiếu sáng bằng
một bóng đèn ống dùng mạng điện thành phố. Mắt ta sẽ quan sát thấy gì? Giải thích
Đáp án: Một sợi dây đứng yên
Giải thích : tần số mạng điện thành phố là 50 Hz à To = 1/50 = 0,02 s = 2T . như vậy cứ sau 0,02 s
đuợc chiếu sáng thì vị trí của dây lại trở lại vị trí ban đầu

dây đứng yên
Câu 4. Lực nâng nào thắng trọng lực để máy bay Boing có thể bay đuợc?
Đáp án: Cánh máy bay có dáng đặc biệt để cho vận tốc khí phía trên cánh lớn hơn vận tốc bên duới.

Khi dó theo định luật becnuli áp suất tính bên duới cánh máy bay sẽ lớn hơn áp suất tính bên trên
máy bay. Chính sự chênh lệch áp suất này sẽ tạo ra một lực S (P
d
- P
t
) để nâng máy bay
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. Lâu lắm chú Đạt chưa tắm, trời rét chú theo đúng kinh nghiệm của các cụ để
pha nuớc: 2 sôi 3 lạnh (ở 10° C) hỏi chú sẽ đuợc nuớc ở bao nhiêu độ?
Đáp án:
Câu 2. Hôm nay Quý và Đạt thi chèo thuyền. Giả sử hôm nay chú Đạt hơi đói và chú
Quý khỏe lên do đó sức lực bằng nhau.
Đạt chèo thuyền trên một dòng sông một đoàn 100m, cả đi lẫn về
Quý cũng chèo thuyền trên 100m cả đi lẫn về nhưng trên một cái hồ
Hỏi ai về đích truớc?
Đáp án: Quý
Câu 3. So sánh độ biến dạng của lò xo trong hai trường hợp sau :
1. Khi có treo vật khối lượng m và vật ở vị trí cân bằng
2. Khi đạt được độ giãn cực đại trong trường hợp thả vật m từ vị trí không biến dạng
19
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Đáp án: Trường hợp 2 lớn gấp 2 lần trường hợp 1
Câu 4. Búng đồng xu trên mặt bàn để nó xoay tròn.Khi nó Đáp ánng quay nhìn
ngang, phần nào của đồng xu trông đậm hơn? (10 điểm). Vì sao? (10 điểm).
Tên phuơng trình toán học của phần đậm hơn ? (20 điểm).
Đáp án: Phần gần trục quay của đồng xu
- Do phần này chan tâm nhìn lâu hơn (hình chiều của hình tròn quay xuống mặt phẳng tiết
diện là hình elip)
- Là phương trình elip tròn xoay

Phần 4: Thí nghiệm ảo
Thí sinh vào trang link sau. Rồi click vào starten. Khi có cửa sổ java hiện ra thì ok

Câu hỏi:
Câu 1. Đây là mô hình để mô tả hiện tuợng gì?
Đáp án: Cầu vồng (10 điểm).
Câu 2. Đồ thị xuất hiện trên màn hình biểu điễn những mối liên hệ nào?
Đáp án: mối liên hệ giữa cuờng độ ánh sáng (theo tỉ lệ phần trăm) của tia khúc xạ thứ 3 và thứ 4 theo
góc tối (20 điểm).
Câu 3. Nêu ý nghĩa trong hiện tuợng này của tia khúc xạ số 3 và số 4?
Đáp án: Tia số 3 chính là tạo ra cầu vòng sơ cấp (cầu vồng chính) (15 điểm)
Tia số 4 tạo ra cầu vồng tay vịn ( cầu vồng thứ cấp) (15 điểm)
Câu 4. Xác định góc lệch của tia khúc xạ số 3 so với tia tối để cho cuờng độ của nó
đạt giá trị cực đại (với cả 3 tia)
Tia đỏ
Tia xanh lơ.
Tia xanh lục.
Nêu ý nghĩa của kết quả
Đáp án: Tia đỏ : 42,394 (10 điểm).
Tia xanh lơ.41,993 (10 điểm).
20
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Tia xanh lục.40,343 (10 điểm).
Ý nghĩa: với cầu vồng thứ cấp : sự phân bố màu từ trong ra sẽ theo huớng từ tím là đỏ (20 điểm).
Câu 5. Xác định góc lệch của tia khúc xạ số 4 so với tia tới để cho cuờng độ của nó
dạt giá trị cực đại (với cả 3 tia) (120s- 40d)
Tia đỏ
Tia xanh lơ.
Tia xanh lục.

Nêu ý nghĩa cửa kết quả
Đáp án: Tia đỏ : 50,296 (10 điểm).
Tia xanh lơ: 51.306 (10 điểm).
Tia xanh lục: 53,605 (10 điểm).
Ý nghĩa: Sự phân bố màu của cầu vồng tay vịn nguợc chiều với cầu vồng chính (10 điểm).
21
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
VẬT LÝ VUI TRẬN 1.6
Phần 1: Trả lời nhanh
Câu 1. Nếu xét về bản chất lực đàn hồi thuộc loại tương tác gì?
Đáp án: Điện tử
Câu 2. Đơn vị của hằng số hấp dẫn.
Đáp án: m
2
/kg.s
2
Câu 3. Sắp xếp thep thứ tự sao cho vận tốc truyền âm của các môi trường này tăng
dần: gỗ, không khí, sắt, nước
Đáp án: Không khí (340m/s), nước (1480m/s), gỗ (5500m/s), sắt (5800m/s), các con số chỉ có ý
nghĩa tham khảo
Câu 4. Tên 1 đại lượng vật lí luôn tăng đối với 1 hệ kín
Đáp án: Entropy
Câu 5. Nguyệt thực có thể xảy ra vào ngày nào sau đây:
A. Mồng 1 âm
B. 7 âm
C. 15 âm
D. 30 âm
Đáp án: C
Câu 6. Cuộc thi vật lí châu Á Thái Bình Dương diễn ra ở đâu?

Đáp án:
Câu 7. Phương trình nào giúp ta khẳng định được khối lượng của Mặt Trời đang
giảm dần?
Đáp án:
Câu 8. Khi nhiệt độ tăng lên đồng hồ quả lắc chạy nhanh hay chậm đi?
Đáp án: Chậm đi
Câu 9. Ông là người phát minh ra pin nhiên liệu (cơ sở cho việc sản xuất nhiên liệu
sạch)?
Đáp án: Gavaldi
Câu 10. Dải bước sóng ánh sáng mà con người có thể nhìn thấy?
Đáp án: 380-720nm (10
-9
m), 400-700 cũng được chấp nhận
Phần 2: Giải thích hiện tượng
22
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Câu 1. Vì sao ta có thể nhìn thấy được các vết rạn trên cửa kính?
Đáp án: Khi bị rạn (nứt) sẽ có không khí lọt vào các vết rạn tạo thành các mặt phân cách. Tại mặt
phân cách này 1 phần các tia sáng bị phản xạ toàn phần đến mặt ta do đó ta nhìn được vết rạn nứt
Câu 2. Vì sao khi ngâm mình trong nước 20 độ thì thấy lạnh trong khi đó nếu nhiệt
độ không khí là 20 độ thì vẫn cảm thấy thoải mái?
Đáp án: Do không khí truyền nhiệt và hấp thụ nhiệt kém hơn nước cho nên khi ở trong nước người
ta bị mất nhiệt nhiều (năng lượng) nhiều hơn so với khi ở trong không khí mà vẫn cảm thấy lạnh
Câu 3. Vì sao nước dập tắt được lửa?
Đáp án: Khi dùng nước gặp lửa thì sẽ ngưng tụ nhiệt và bốc hơi (nhiệt hoá hới của nước khá lớn) do
đó làm nhiệt độ của vật sinh ra lửa giảm xuống dưới nhiệt độ cháy. Đồng thời hơi nước cũng góp
phần không cho lửa tiếp xúc với khí oxi do đó cũng làm cản trở sự cháy
Thông tin thêm: với bình cứu hoả người ta dùng cacbonic lỏng


khi bay hơi taọ thành khí CO
2
ngăn hoàn toàn sự cháy
Câu 4. Vì sao các người mẫu (các bạn gái nói chung) đi giày cao gót đế nhọn?
Đáp án: Giày cao gót đế nhọn

chân đế hẹp do đó trạng thái thăng bằng là không bền, các người
đẹp phải lắc mình 2 bên để trọng tâm luôn rơi trên đường thẳng, chính việc này tạo nên cảm giác
uyển chuyển, mềm mại
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. How many square meters are in an area of 6,0 km
2
?
Đáp án: 6,0.10
6
m
2

Câu 2. Một vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo tròn quanh trái đất tại độ cao 200 km
so với mặt đất. Tại đó gia tốc trọng trường là 9,2 m/s
2
. Hỏi vận tốc dài của vệ tinh là
bao nhiêu?
Đáp án: 7,77 km/s
Câu 3. Một xe máy lên dốc 30 độ với vận tốc v = 5m/s. Hỏi công suất của động cơ là
bao nhiêu, biết khối lượng tổng cộng của người và xe là 200kg
Đáp án: 5000W
Câu 4. Một vật nặng 4,2kg rơi từ độ cao 1m xuống 1 bình nước có dung tích 1 lít.
Hỏi nhiệt độ bình nước tăng lên bao nhiêu độ?
23

LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
Đáp án: 0,01
0
C
Phần 4: Thí nghiệm ảo
ulph/ýik.de/java/phýlet/applét/optik1.html
Bấm vào spiegel để tạo gương
Bấm vào Pfeilobjeckt để tạo vật mũi tên. Đặt vật tại vị trí có toạ độ o,o- sát lề màn hình bên trái
Bấm vào Líne để tạo thấu kính
Giải bài toán sau:
Câu 1. Xác định độ phóng đại của ảnh tạo bởi 1 hệ thấu kính (f = 50cm) và 1 gương
cầu lõm (f = 80cm) biết vật đặt trước thấu kính 2cm và khoảng cách giữa thấu kính
và gương là 2,3m
Đáp án: k = 0,66
Câu 2. Giữ nguyên vị trí vật, dịch chuyển thấu kính lại gần gương với vận tốc tức
thời 2m/s. Ảnh cuối cùng vận chuyển như thế nào với vận tốc bao nhiêu?
Đáp án: Ảnh dịch ra xa thấu kính v = 16m/s, cách giải - dịch chuyển thấu kính 1 đoạn rất nhỏ :
0,01m

vật dịch chuyển 0,08

v
ảnh
= v
vật

Câu 3. Để thấu kính trở lại vị trí ở câu dịch chuyển gương với tốc độ tức thời v =
1m/s ra xa thấu kính. Hỏi vận tốc ánh sáng là bao nhiêu?
Đáp án: Dịch chuyển lại gần thấu kính với tốc độ tức thời 8m/s

24
LUYỆN THI ÂM VANG XỨ THANH LƯU NGỌC HẢI
LỚP 11A1 TOÁN THPT CẨM THUỶ 2
VẬT LÝ VUI TRẬN 1.7
Phần 1: Trả lời nhanh
Câu 1. Hằng số biểu thị mối quan hệ giữa nhiệt độ và năng lượng và có giá trị k =
1.380 6505(24) × 10
-23
J/K ?
Đáp án: Hằng số Boltzmann
Câu 2. Ngoài rắn, lỏng, khí trên lí thuyết vật chất còn ở thể nào ?
Đáp án: Plasma
Câu 3. Người đầu tiên chứng minh những vật khối lượng khác nhau rơi cùng một vận
tốc?
Đáp án: Galieo Galile
Câu 4. Viết công thức biểu thị năng lượng của một vật giảm dần của một vật (đang ở
trạng thái nghỉ) liên hệ với công thức của nó ?
Đáp án: E = mc
2
Câu 5. Phản ứng xảy ra khi Hydro và Trilium (1 đồng vị của hidro) va chạm mạnh là
phản ứng gì ?
Đáp án: Phản ứng hạt nhân
Câu 6. Học thuyết nào được xuất bản năm 1915 làm đảo lộn toàn bộ thế giới vật lý ?
Đáp án: Thuyết tương đối
Câu7. Tia hồng ngoại, tia gamma, tia X.Sắp xếp theo thứ tự bước sóng lớn nhất đến
nhỏ nhất?
Đáp án: Tia hồng ngoại – tiaX – tia gama
Câu 8. Trong phản ứng hạt nhân đại lượng nào không được bảo toàn
A. Năng lượng
B. Khối lượng

C. Động lượng
D. Điện lượng
E. Momen động lượng
Đáp án: B
Câu 9. Khi dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh dịch chuyển theo chiều nào ?
Đáp án: Ảnh và vật dịch chuyển cùng chiều
Vào link sau để kiểm tra />25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×