Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Những dạng bài Thần thánh kinh tế vi mô có lời giải -Đi thi học đâu trúng đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.62 KB, 16 trang )

BÀI TẬP CHƯƠNG 1:
Bài 5. (Giáo trình KTVM 1): Thành là sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp ra trường đã quyết định
đầu tư 250 triệu đồng để mở và trực tiếp điều hành một cửa hàng cà phê vườn. Theo tính toán ban
đầu, việc kinh doanh tại cửa hàng này tạo ra lợi nhuận 5 triệu đồng mỗi tháng. Giả sử lãi suất tiền
gửi ngân hàng là 0,8%/tháng. Ngoài ra, nếu đi làm cho một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
Thành sẽ có thu nhập 4 triệu đồng mỗi tháng.
1. Hãy xác định chi phí cơ hội của việc mở cửa hàng cà phê vườn?
2. Hãy đánh giá quyết định mở cửa hàng cà phê vườn của sinh viên này?
Bài giải:
1. Chi phí cơ hội của việc mở cửa hàng cà phê vườn = thu nhập khi đi làm ở DN có vốn đầu tư
nước ngoài + tiền lãi nếu gửi 250 triệu vào ngân hàng = 4 + 250 * 0,8% = 6 triệu
đồng/tháng.
2. Lợi nhuận thu được từ quán cà phê là 5 triệu đồng/tháng < chi phí cơ hội mất đi.
Vì vậy, nếu xét trên khía cạnh kinh tế, việc mở cửa hàng cà phê không phải là quyết định
tốt.
Tuy nhiên việc đánh giá 1 quyết định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có nhiều cơ
hội chìm (cơ hội vô hình) mà Thành thu được từ việc mở cửa hàng cà phê là không lượng
hóa để so sánh được: kinh nghiệm thương trường, khả năng quản lý...
Nên với các dữ liệu đó, chưa thể kết luận gì về quyết định này.
Bài 6 (Giáo trình KTVM 1): Một nhà kinh doanh và một sinh viên từ Hà Nội vào thành phố Hồ
Chí Minh công tác học tập có thể đi bằng máy bay hoặc tàu hỏa. Biết rằng: nếu đi bằng máy bay
mất 2giờ và giá vé là 1,5 triệu đồng; còn đi bằng tàu hỏa mất 36giờ với giá vé 1 triệu đồng. Giả sử,
nhà kinh doanh có thể kiếm được 100.000đồng/giờ; sinh viên có thể kiếm được 10.000đồng/giờ.
Vận dụng khái niệm chi phí cơ hội, hãy cho biết mỗi người nên lựa chọn phương tiện giao thông
nào là tốt nhất?
Bài giải:
Chi phí mà nhà kinh doanh bị mất đi nếu:
- Đi bằng máy bay = 1.500.000 + 2 * 100.000 = 1.700.000 đ
- Đi bằng tàu hỏa = 1.000.000 + 36 * 100.000 = 4.600.000 đ
 Nên chọn đi máy bay
Chi phí mà 1 sinh viên bị mất đi nếu:


- Đi bằng máy bay = 1.500.000 + 2 * 10.000 = 1.520.000 đ
- Đi bằng tàu hỏa = 1.000.000 + 36 * 10.000 = 1.360.000 đ
 Nên chọn đi bằng tàu hỏa
Bài 7 (Giáo trình KTVM 1): Một nền kinh tế giản đơn chỉ có hai ngành sản xuất: lương thực và ti
vi (TV). Giả sử nền kinh tế này sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có. Các khả năng sản xuất có thể
đạt được của nền kinh tế đó được thể hiện ở bảng dưới đây:
Khả năng sản xuất

Lương thực (Triệu tần)

Tivi (Triệu chiếc)

A

50

0

B

40

8


C

30

14


D

15

18

E

0

20

1. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của nền kinh tế này?
2. Hãy nhận xét các kết hợp:
a. 8 triệu TV và 15 triệu tấn lương thực?
b. 16 triệu TV và 35 triệu tấn lương thực?
3. Xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực và TV?
Bài giải:
1. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất
Lương thực
PPF

Tivi

2. Ở điểm có sự kết hợp 8 triệu TV và 15 triệu tần lương thực, do điểm này nằm trong đường
giới hạn khả năng sản xuất nên nền kinh tế không sử dụng hết nguồn lực => Lãng phí.
Ở điểm có sự kết hợp 16 triệu TV và 35 triệu tấn lương thực, do điểm này nằm ngoài đường
giới hạn khả năng sản xuất kên nền kinh tế không thể đạt được.
3. Tính chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội của 1 triệu tấn
lương thực

Chi phí cơ hội của 1 triệu
chiếc ti vi

Đơn vị: triệu chiếc TV

Đơn vị: triệu tần LT

A–B

8/10

10/8

B–C

6/10

10/6

C–D

4/15

15/4

D–E


2/15

`5/2

Khả năng sản xuất


BÀI TẬP CHƯƠNG II
Bài 1: Các câu hỏi sau, Đúng hay Sai, vì sao:
1. Thịt bò và thịt lợn là hai hàng hóa bổ sung cho nhau? (Sai)
2. Khi giá xăng tăng lên thì cầu về xe máy sẽ giảm? (Đúng)
3. Trạng thái cân bằng là trạng thái vĩnh viễn nếu không có sự thay đổi về giá? (Sai)
4. Khi thu nhập tăng lên, đường cầu dịch chuyển sang bên phải? (Đúng)
5. Nếu giá hàng hóa cao hơn mức cân bằng thì sẽ xảy ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa? (Sai)
6. Giả sử cầu đối với máy nông nghiệp tăng lên và chi phí sản xuất máy nông nghiệp giảm
xuống. Giá cân bằng sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ tăng? (Sai)
7. Nếu đường cầu thẳng đứng, lượng hàng hóa thay đổi khi giá của sản phẩm thay đổi? (Sai)
Bài 2: Chọn phương án Đúng nhất
Câu 1: Chọn phương án ĐÚNG nhất?
a. Cầu về một hàng hóa là một đường cong, có hệ số góc âm, dốc xuống về bên phải
b. Cầu thị trường của một loại hàng hóa dịch vụ là tập hợp tất cả các cầu cá nhân có tham gia
thị trường
c. Lượng cầu về một hàng hóa dịch vụ luôn thay đổi nếu giá của chúng thay đổi
d. Đường cầu về một hàng hóa dịch vụ là một đường thẳng tuyến tính
=>
Đáp án ĐÚNG: b
Câu 2: Yếu tố nào KHÔNG phải là biến của hàm cầu?
a. Giá cả hàng hóa liên quan
b. Thu nhập của người tiêu dùng
c. Giới tính của người tiêu dùng

d. Tình hình chính trị của Hoa Kỳ
=>
Đáp án ĐÚNG: d
Câu 3: Cho phương trình hàm cầu: QD = -2P + 40 biểu diễn nhu cầu về học ngoại ngữ với đơn vị
tính của P là triệu đồng, QD là nghìn người. Nếu P = 5 (triệu đồng) thì QD là bao nhiêu?
a. 10
b. 20
c. 30
d. 40
=> Đáp án ĐÚNG: c
Câu 4: Tình huống nào sau đây sẽ làm đường cầu dịch chuyển?
a. Giá của hàng hóa đó tăng lên
b. Giá của hàng hóa đó giảm xuống
c. Giá của hàng hóa thay thế không đổi
d. Chính phủ quyết định tăng mức lương tối thiểu thêm 20%
=> Đáp án ĐÚNG: d
Câu 5: Tình huống nào sau đây sẽ làm đường cầu di chuyển?
a. Chính phủ ấn định lãi suất ngân hàng là 16%


b. Dân số Việt Nam năm nay tăng 5% so với năm trước
c. Lạm phát làm giá cả các mặt hàng tăng chóng mặt
d. Thất nghiệp ngày càng gia tăng ở các nước phát triển
=>
Đáp án ĐÚNG: c
Câu 6: Khi giá P1 = 1, Q1 = 4; P2 = 2, Q2 = 2 (Q: lượng cầu), phương trình đường cầu sẽ là:
a. QD = 2P - 6
b. QD = - 2P - 6
c. QD = -2P + 6
d. QD = 2P - 6

 Đán án ĐÚNG: c
Câu 7: Khi giá của nông sản trên thị trường quá thấp. Điều gì sẽ xảy ra?
a. Cầu về hàng nông sản tăng đột biến
b. Cung về hàng nông sản giảm mạnh
c. Chính phủ quy định giá sàn
d. Chính phủ ra sức bảo vệ người sản xuất
 Đáp án ĐÚNG: c
Tiết 16: Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho số liệu về tình hình cung - cầu bếp ga nhập khẩu tại TP. Hà Nội năm 2010:
P (triệu đ/chiếc)

2,0

2,2

2,4

2,6

2,8

3,0

QD (nghìn chiếc)

15

14

13


12

11

10

QS (nghìn chiếc)

9

10

11

12

13

14

Yêu cầu: - Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường
- Tính lượng dư thừa và thiếu hụt của thị trường ở các mức giá 2,4 triệu đồng và 2,8 triệu
đồng? Người bán phải làm gì để tăng doanh thu?
- Giả sử chính phủ đánh thuế 0,1 triệu đồng/chiếc bếp ga bán ra thị trường. Xác định giá
cân bằng mới?
- Vẽ đồ thị minh họa?
Bài giải: Có: QD = -5P + 25; QS = 5P – 1
Tại điểm cân bằng thì QD = QS Hay – 5P + 25 = 5P -1
=> P = 2,6; Q = 12

P

S
E
PE = 2,6
P1 = 2,4
D

QS1 = 11 QE = 12

QD1 = 13


-

Ở mức giá P1 = 2,4 thì QS1 = 11, QD1 = 13. Vậy dẫn tới tình trạng thiếu hụt QD1 – QS1 =
13 – 11 = 2 (nghìn chiếc). Người bán phải tăng giá hàng hóa
Tương tự ở mức giá P2 = 2,8 thì QS2 = 13, QD2 = 11. Dẫn tới tình trạng dư thừa hàng hóa
một lượng là QS2 – QD2 = 13 – 11 = 2 (nghìn chiếc). Người bán phải giảm giá hàng hóa.

P

S
P1 = 2,8

E

PE = 2,6

D


QS2 = 11 QE = 12

QD2 = 13

- Khi chính phủ đánh thuế 0,1 triệu đồng trên một sản phẩm.
Thì PS = 0,2QS + 0,2 + 0,1 = 0,2QS + 0,3 và PD = - 0,2QD + 5
Gọi E1 là điểm cân bằng mới, thì tại E1 có PS = PD.
Hay 0,2QE1 + 0,3 = - 0,2QE1 + 5
 QE1 = 11,75 (nghìn chiếc); PE1 = 2,65 (nghìn đồng)

S1
S
E1
PE1 = 2,65
E
PE = 2,6

D
QE1

QE

Q

Bài 2:
Cho số liệu về tình hình cung - cầu bếp ga nhập khẩu tại TP. Hà Nội năm 2010 như sau:
P (triệu đ/chiếc)

2,0


2,2

2,4

2,6

2,8

3,0


QD (nghìn chiếc)

15

14

13

12

11

10

QS (nghìn chiếc)

9


10

11

12

13

14

Yêu cầu:
- Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường?
- Khi chính phủ áp đặt giá sàn PF là 2,8 triệu đồng/chiếc thì điều gì sẽ xảy ra? Minh họa
bằng đồ thị?
- Nếu chính phủ áp đặt giá trần PC là 2,2 triệu đồng/chiếc và cam kết đảm bảo cung hết
phần hàng hóa thiếu hụt cho thị trường thì giá và lượng cân bằng thị trường là bao
nhiêu? Minh họa bằng đồ thị?
Bài giải
- PE = 2,6 triệu đồng; QE = 12 nghìn chiếc
P

S
PF = 2,8

E

PE = 2,6

PC = 2,2
D


10

-

11

QE = 12

13

14

Q

Khi chính phủ áp đặt giá sàn PF = 2,8 triệu đồng/chiếc. Dẫn tới trường hợp dư thừa 2
nghìn chiếc do QSF = 13 và QDF = 11.
Khi chính phủ áp đặt giá trần PC = 2,2 triệu đồng/chiếc. Dẫn tới tình trạng thiếu hụt do
QSC = 10 còn QDC = 14


BÀI TẬP CHƯƠNG III
Bài 1: Các câu hỏi sau đây Đúng hay Sai? Vì sao
1. Giả sử hệ số co giãn của hàng hóa X bằng 2. Vậy khi giá hàng hóa X tăng 3% thì lượng cầu
về hàng hóa X sẽ giảm 1,5%? (Sai)
2. Nếu 2 hàng hóa X, Y có mối quan hệ như sau: QX = 20 – 4PY, ta có thể kết luận X và Y là
hai hoàng hóa có mối quan hệ bổ sung? (Đúng)
3. Để tăng tổng doanh thu, người bán nên giảm giá bán để có thể bán được nhiều hơn? (Sai)
4. Nếu hệ số co giãn của cầu theo thu nhập bằng – 0,5 thì hàng hóa đang xét là hàng hóa cấp
thấp và khi thu nhập tăng 1% thì cầu về hàng hóa đó sẽ giảm 1,5%? (Sai)

5. Khi chính phủ đánh thế trên từng đơn vị sản phẩm bán ra, người tiêu dùng sẽ chịu thuế ít
hơn nếu cung không co giãn và cầu co giãn? (Đúng)
6. Khi chính phủ trợ cấp cho từng đơn vị sản phẩm bán ra, giá cân bằng trên thị trường sẽ giảm
xuống trừ khi cầu là hoàn toàn co giãn? (???)
Bài 2: (Bài 2, trang 87, GT KTVM1). Biết đường cầu thị trường sản phẩm A là đường thẳng. Khi
giá sản phẩm là 4$ thì độ co giãn cầu theo giá là – 0,2. Nếu lượng cầu là 300 đơn vị sản phẩm thì
doanh thu của những người bán là lớn nhất.
1. Viết phương trình hàm cầu của thị trường?
2. Giả sử lượng cung sản phẩm A cố định ở mức 250 đơn vị. Hãy xác định giá và lượng cân
bằng thị trường?
3. Giả sử người tiêu dùng được trợ cấp mỗi sản phẩm là 4$. Viết phương trình hàm cầu mới để
tính giá và lượng cân bằng mới? Phần trợ cấp này của chính phủ ai là người được hưởng?
Tại sao?
4. Minh họa các kết quả trên lên cùng một đồ thị?
Bài giải:
1. Giả sử QAD = a1P + b1 (với a1 < 4)
 EA(4)D = - 0,2
 (QAD)’ x P0/Q0 = - 0,2
 a1 x 4/(4 a1 + b1) = - 0,2
 24 a1 = - b1 (1)
Mặt khác: TRmax => MR = 0 => E = -1 (Hỏi SV, chứng minh tại sao?)
 a1 x P1/Q1 = -1
 a1 x (1/a1 x Q1 – b1/a1) / Q1 = - 1
 (Q1 – b1) / Q1 = - 1
 300 – b1 = - 300 (2)
Từ (1) và (2) => b1 = 600 và a1 = - 25
Vậy phương trình hàm cầu: QD = - 25P + 600
2. Cân bằng thị trường xảy ra khi: QD = QS
 - 25P + 600 = 250
=> P = 14 ($), Q = 250 (đơn vị)



3. Minh họa trên đồ thị
Q

E
250

S

D
P

Bài 3: (Bài tập 4, trang 87, giáo trình KTVM1)
Tập đoàn TOSHIBA xác định rằng: với mức giá hiện nay, cầu đối với máy điều hòa nhiệt độ có độ
co giãn theo giá là - 2, trong khi độ co giãn cầu theo giá của quạt đá là -1.
1. Hãng quyết định tăng giá của cả hai sản phẩm 10% thì điều gì sẽ xảy ra đối với việc bán
hàng và tổng doanh thu của hãng?
2. Từ những thông tin có sãn có thể xác định sản phẩm nào sẽ mang lại tổng doanh thu nhiều
nhất cho hãng được không? Vì sao?
Bài giải:
1. Vì độ co giãn theo giá của quạt và điều hòa đều âm nên khi tăng giá 10% thì doanh thu của
điều hòa sẽ giảm nhiều hơn doanh thu của quạt. Và tổng doanh thu của hãng chắc chắn
giảm.
2. Không, vì nếu xét P tăng thì bán quạt đá hơn (vì độ co giãn ít hơn)
Còn nếu xét P giảm thì bán điều hòa hơn (vì độ co giãn nhiều hơn).
Tiết 26: Bài tập chương 3 (tiếp)
Bài 1: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
1. Đẳng thức nào dưới đây chỉ ra sự tối đa hóa lợi ích lợi đối với hai hàng hóa X1 và X2:
a. MUX1 = MUX2

b. MUX1/X1 = MUX1/X2
c. MUX1/PX1 = MUX2/PX2
d. MUX1 / MUX2 = PX1/PX2
e. Cả c và d đều đúng
 Đáp án Đúng: e
2. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây:
a. Giá cả tương đối của các hàng hóa
b. Thu nhập của người tiêu dùng


c. Số lượng người tiêu dùng
d. Hàng hóa xa xỉ hay cấp thấp
 Đáp án Đúng: a
3. Khi các hàng hóa là thay thế hoàn hảo thì:
a. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các hàng hóa giảm dần
b. Các đường bàng quan có dạng tuyến tính
c. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các hàng hóa là hằng số
d. Cả b và c đều đúng
e. Cả a và c đều đúng
 Đáp án Đúng: d
4. Yếu tố nào sau đây không là đặc điểm của đường bàng quan?
a. Có dạng đường cong lồi so với gốc tọa độ
b. Là đường đồng mức lợi ích
c. Các đường bàng quan cắt nhau tại điểm tiêu dùng tối ưu
d. Các đường bàng quan nằm càng xa gốc tọa độ biểu thị các mức độ thỏa mãn càng cao.
 Đáp án đúng: c
5. Yếu tố nào sau đây là đặc điểm của đường ngân sách?
a. Biểu thị duy nhất một kết hợp hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được bằng cả
thu nhập của mình.
b. Đường ngân sách có tên gọi khác là đường giới hạn khả năng tiêu dùng.

c. Độ dốc của đường ngân sách = PX/PY
d. Đường ngân sách là đường thẳng tuyến tính đi qua gốc tọa độ
 Đáp án đúng: b
Bài 2: (Bài 6, trang 88, giáo trình KTVM1)
Yêu cầu:
1. Xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu hai hàng hóa này của NTD? TU?
2. Nếu I tăng lên 55$ thì kết hợp tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi như thế nào?
3. Giả sử thu nhập để chi tiêu vẫn là 55$ nhưng giá X giảm xuống chỉ còng 5$/1đơn vị. Hãy
xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu mới?
4. Viết pt đường cầu hàng hóa X và minh họa lên đồ thị?
Bài giải
1.
Có bảng sau:
QX/Y

TUX

TUY

MUX

MUY

MUX/Px

MUY/Py

1

60


20

60

20

6

4

2

110

38

50

18

5

3,6

3

150

53


40

15

4

3

4

180

64

30

9

3

1,8

5

200

70

20


6

2

1.2

6

206

75

6

5

3/5

1

7

211

79

5

4


1/2

4/5


8

215

82

4

3

2/5

3/5

9

218

84

3

2


3/10

2/5

Nhìn vào bảng trên, ta thấy có các con số bằng nhau giữa hai cột MUX/PX = MUY/PY (4, 3, 3/5,
2/5)
 Có các kết hợp tối ưu (X, Y) là: (4,3), (6,8), (8,9), (3,1).
Mặt khác với I = 35$ thì kết hợp 3 x PX + 1 x PY = 3 x 10 + 1 x 5 = 35 (đv lợi ích) là tối ưu
 Tổng lợi ích: 150 + 20 = 170 (đv lợi ích)
2.
Khi thu nhập tăng lên I’ = 55 $
 Kết hợp tiêu dùng tối ưu MU/P đạt max
 X* = 4, Y* = 4
 TUmax = 233 (đv lợi ích)
3.
Nếu PX’ = 5 $. Tương tự như ý 1, giải ra ta có kết hợp X1 = 6 và Y1 = 5 là tối ưu
 TUmax = 276 (đơn vị lợi ích)
4.
PX = 10, QX = 4
PX = 5, QX = 6
Gọi PT hàm cầu có dạng: QXD = a1P + b1
Thay số, giải ra được a1 = - 0,4 và b1 = 8
PT hàm cầu: QD = - 0,4 P + 8
Minh họa trên đồ thị:
Bài 3: (Bài 10, trang 89, giáo trình KTVM1)
Đề bài: trong sách
Bài giải:
1.
Vẽ đường bàng quan ở mức lợi ích là 600
X


Y

2.

MRSX/Y = MUX / MUY = 100Y / 100X = Y/X


3.

I = X x PX + Y x P Y
 24 = 3X + 6Y (1)
Mặt khác, để NTD tối đa hóa lợi ích thì MUX/MUY = PX/PY
 3X = 6Y (2)
Từ (1) và (2) có X* = 4, Y* = 2
4.
Khi I’ = 48 và P’X = 2, tương tự như trên có kết hợp tối ưu (X,Y) là (12,4).
BÀI TẬP CHƯƠNG IV
Bài 1 : Các câu sau đây là Đúng hay Sai? Vì sao?
1. Khi tổng sản lượng đầu ra đang tăng thì năng suất cận biên của đầu vào biến đổi và vẫn có
thể giảm nhưng có giá trị lớn hơn 0? (Đúng)
2. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) là độ dốc của đường đồng lượng và có giá trị tuyệt
đổi giảm dần? (Đúng)
3. Chi phí biến đổi trung bình đạt giá trị cực tiêu khi sản phẩm cận biên của lao động đạt giá trị
cực đại? (Sai)
4. Mức sản lượng có AVC cực tiểu có thể lớn hơn mức sản lượng có ATC cực tiểu khi sản
phẩm đó là hàng hóa cấp thấp? (Sai)
5. Đường chi phí cận biên luôn đi qua điểm thấp nhất của đường ATC và AVC trừ trường hợp
độc quyền tự nhiên? (Đúng)
6. Ở mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa thì phải có điều kiện MR = MC nhưng cũng có trường

hợp điều kiện đó có nghĩa là thua lỗ tối thiểu? (Đúng)
7. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí tính toán do đó lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận tính
toán? (Sai)
Bài 2 (Bài 2, trang 118, giáo trình KTVM1)
1. MPX = (Q)’X = 26 – 2X; APX = Q/X = 2500/X + 26 – 0,1X
2. Qmax khi Q’ = 0, Q’’ < 0
Hay X = 13 (kg/ha)
3. Mức bón đạm tối ưu khi MPX = Px/Py hay 26 – 2X = 2 => X = 12 (kg/ha)

Bài 2: (Bài 4, trang 118, giáo trình KTVM1)
Một hãng sử dụng hai đầu vào để sản xuất là vốn (K) và lao động (L) với hàm sản xuất dài
hạn Q = 2 K(L - 2). Biết rằng hãng đã chi một khoản tiền là TC = 15.000$ để mua và thuê hai yếu
tố này với giá tương ứng PK = 600$ và PL = 300$.
1. Xác định hàm năng suất cận biên(MP) của K , L và tỷ suất thay thế kỹ thuật biên giữa hai yếu tố
này (MRTSL/K và MRTSK/L)?
2. Tìm phương án kết hợp tối ưu giữa K và L và sản lượng tối đa đạt được?
3. Nếu hãng muốn sản xuất 900 đơn vị sản phẩm. Tìm phương án sản xuất tối ưu và chi phí tối
thiểu?
4. Minh hoạ các kết quả trên lên đồ thị?
Bài giải:
1.
MPK = (Q)’K = 2 (L – 2); MPL = (Q)’L´= 2K
MRTSL/K = MPL/MPK = K/(L - 2); MRTSK/L = (L – 2)/K
2.
Sản lượng đạt tối ưu khi: MPK/MPL = PK/PL


 (L – 2)/K = 600/300
 L = 2K + 2 (1)
Mặt khác lại có: TC = K x PK + L x PL

 50 = 2K + L (2)
Từ (1) và (2) có: K* = 12, L* = 26
 Nếu Q = 900 => 2K (L – 2) = 900 => 2K (2K + 2 - 2) = 900
 K = 15, L = 32
3.
Minh họa bằng đồ thị
K

E

L

Bài 3: (Bài 6, trang 119, giáo trình KTVM1)
1.
Q
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

TC

FC
12

27
40
51
60
70
80
91
104
120

VC
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12

ATC

AFC

AVC

0
15

27
12
15
28
20
6
14
39
17
4
13
48
15
3
12
58
14
2.4
11.6
68 13.33333
2 11.33333
79
13 1.714286 11.28571
92
13
1.5
11.5
108 13.33333 1.333333
12


MC
12
15
13
11
9
10
10
11
13
16

Trong đó:
FC = 12 (Khi Q = 0 thì FC = TC)
VC = TC – FC; ATC = TC/Q; AVC = VC/Q; AFC = FC/Q; MC = (TCi – TCi-1)/(Qi – Qi-1)
2. Phòa vốn = ATCmin = 13 ($); Pđóng cửa < AVCmin = 11,29 ($); AVCmin < Pnguy cơ phá sản < ATCmin
11,29 < Pnguy cơ PS < 13
3. P = 13 nên tiếp tục sản xuất vì hòa vốn
4. P = 16 để TPrmax thì P = MC = 16 => Q = 9 (sp_, TPr = ???

Bài 4: (Bài 8, trang 119, giáo trình KTVM1)
Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu về sản phẩm là P = 186 - Q và hàm tổng chi phí
TC = 0,1Q2 + 10Q + 2.400


1. Xác định sản lượng, giá bán, lợi nhuận khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu:
a. Tối đa hoá lợi nhuận? Khi đó độ co giãn cầu theo giá là bao nhiêu?
b. Tối đa hoá doanh thu?
2. Nếu doanh nghiệp phải nộp một khoản thuế cố định T = 1000$ thì thuế này có ảnh hưởng
gì đến sản lượng tối ưu, giá bán và lợi nhuận của doanh nghiệp? Giải thích tại sao?

3. Nếu Nhà nước đánh thuế 22$/sản phẩm bán ra thì sản lượng, giá bán và lợi nhuận của
doanh nghiệp là bao nhiêu? Tính tổng tiền thuế doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp này?
4. Nếu doanh nghiệp có thể nhập khẩu sản phẩm cùng loại từ nước ngoài với giá nhập tại
doanh nghiệp là PW = 86$ thì doanh nghiệp sẽ nhập bao nhiêu sản phẩm và bán ra với giá nào để
tối đa hoá lợi nhuận?
Bài giải:
1.
Sản lượng, giá bán, lợi nhuận
a. Khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận  MR = MC
186 – 2Q = 0,2Q + 10 => Q* = 80, P* = 106
TPr = TR – TC = 4640
EDP = - 80/106 = - 0,755
b. Khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu  MR = 0
186 – 2Q = 0 => Q’ = 93, P’ = 93
TPr’ = TR’ – TC’ = 4454,1
2.
Thuế này không ảnh hưởng đến giá bán và sản lượng tối ưu nhưng TPr của DN thì giảm đi
1000$ vì TC tăng thêm 1000$.
3.

4.

TCmới = 0,1Q2 + 10Q + 2400 + 22Q = 0,1Q2 + 32Q + 2400
MC = 0,2Q + 32; MR = 186 – 2Q
Để tối đa hóa lợi nhuận MC = MR => Qm = 70, Pm = 116, TPr = 2990
T = 22 x 70 = 1540$.
TCnk = 86Q, TR = 186Q – Q2
MC = 86, MR = 186 – 2Q
Để tối đa hóa lợi nhuận MC = MR => Qnk = 50, Pnk = 136


BÀI TẬP CHƯƠNG V
Bài 1: Lựa chọn phương án Đúng nhất:
1.
Một doanh nghiệp “chấp nhận giá thị trường” muốn đạt lợi nhuận tối đa, cần phải:
a. Cố gắng bán tất cả các sản phẩm đã sản xuất với mức giá cao nhất.
b. Cố gắng sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí trung bình đạt giá trị cực tiểu
c. Cố gắng sản xuất và bán ra ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng giá cả.
d. Không đáp án nào đúng
 Đán án ĐÚNG: c
2.
Mức sản lượng làm tối đa hóa doanh thu của một doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo
là mức sản lượng có:
a. MR = MC


b.
c.
d.


MR = 0
MR > 0
MR < 0
Đáp án ĐÚNG: b
3.
Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu là:
a. Đường nằm ngang
b. Đường doanh thu cận biên
c. Đường doanh thu bình quân
d. Tất cả các đường trên

 Đáp án ĐÚNG: d
4.
Hãng độc quyền không đặt giá quá cao cho sản phẩm của mình, vì?
a. Hãng muốn bán nhiều sản phẩm nhất
b. Hãng muốn tăng phúc lợi xã hội
c. Hãng không thu được lợi nhuận tối đa
d. Hãng sợ sẽ có nhiều người gia nhập ngành
 Đáp án ĐÚNG: a
5.
Khi nhà độc quyền phân biệt giá hoàn hảo thì?
a. Thặng dư tiêu dùng bằng 0
b. Lợi nhuận của hãng cao nhất
c. Sản lượng của nhà độc quyền thấp nhất
d. Lợi ích ròng xã hội bằng 0
 Đáp án ĐÚNG: b
6.
Khi hãng phân biệt giá theo khối lượng, thì?
a. Mỗi khách hàng sẽ trả cùng một giá cho các khối lượng hàng hóa khác nhau
b. Mỗi khách hàng sẽ trả các giá khác nhau cho các khối lượng hàng hóa khác nhau
c. Phần mất không của xã hội là lớn nhất
d. Sản lượng của nhà độc quyền là cao nhất
 Đáp án ĐÚNG: b
Bài 2: (Bài 2, trang 143, giáo trình Kinh tế vi mô 1)
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q +100.
(TC tính bằng $)
1. Viết phương trình biểu diễn các loại chi phí: FC, VC, AFC, AVC, ATC và MC? Minh
hoạ các loại chi phí đó lên đồ thị?
2. Xác định các mức giá: hòa vốn, đóng cửa và có nguy cơ phá sản của doanh nghiệp? Khi
giá bán sản phẩm trên thị trường là 5$, doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa? Tại sao?
3. Nếu giá thị trường của sản phẩm là 39$, doanh nghiệp nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm

để tối đa hoá lợi nhuận? Xác định lợi nhuận tối đa đó?
4. Viết phương trình đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp và biểu diễn lên đồ thị?
Bài giải:
1. FC = 100; VC = Q2 + Q; AFC = 100/Q; AVC = Q + 1, ATC = 100/Q + 1 + Q
MC = 2Q + 1


2. Tại điểm hòa vốn thì MC = ATC
 2Q + 1 = 100/Q + 1+ Q
 Q = 10, P = 21
Tại điểm đóng cửa sản xuất thì MC = AVC
 2Q + 1 = Q + 1
 Q = 0, P = 1
Tại điểm nguy cơ phá sản là 1 < P < 21
Khi mức giá P = 5 thì doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất vì mức giá này lớn hơn mức giá
đóng cửa (AVCmin = 1)
3. Để tối đa hóa lợi nhuận thì MR = MC
39 = 2Q + 1
 Q* = 19, P* = 39.
4. PS = 2Q + 1 (Q>0)
Đồ thị:
P
P = 2Q + 1

Q

Bài 3: (Bài 6, trang 144, giáo trình Kinh tế vi mô 1)
Một nhà độc quyền bán gặp đường cầu là P = 11- Q
Trong đó: P được tính bằng $/sản phẩm và Q được tính bằng nghìn sản phẩm.
Nhà độc quyền này có chi phí bình quân không đổi ATC = 7$

1. Hãy xác định phương trình đường doanh thu cận biên và đường chi phí biên của doanh
nghiệp?
2. Xác định giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp? Tính mức lợi nhuận đó
và chỉ số Lerner (L) thể hiện mức độ độc quyền của doanh nghiệp?
3. Mức giá và sản lượng tối ưu đối với xã hội là bao nhiêu? Tính phần mất không (DWL) do
hãng độc quyền này gây ra?
Bài giải:
1. MR = 11 – 2Q; MC = 7
2. Tối đa hóa lợi nhuận  Q = 2, P = 9, TPr = 6
L = (P – MC)/P = 2/9
3. Mức giá và sản lượng tối ưu cho xã hội được xác định ở điểm mà tại đó MC gặp D.
Hay 11 – Q = 7 => Q = 4, P = 7


DWL = (9 – 7) (4 – 2)/2 = 2
P

MC

MR

D
Q

Tiết 44: Thảo luận
Một số câu hỏi do giáo viên chuẩn bị từ trước:
1. Có tính chính xác được chi phí cơ hội không? Tại sao?
2. Tại sao trên cùng một đường cầu (hệ số góc bằng nhau) lại có sự khác nhau về độ co giãn
theo giá?
3. Người tiêu dùng phản ứng như thế nào đối với hàng hóa thiết yếu khi thu nhập tăng?

4. Tại sao được mua, nông dân lại thấy buồn?
5. Chứng minh MR = 0 thì EPD = -1?
6. 2 yếu tố chính phân biệt doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền là
gì?
7. Tại sao D lại trùng với MU, còn S lại trùng với MC?
8. Chính phủ nên áp dụng chính sách trợ giá hay đánh thuế để đưa thị trường về trạng thái cân
bằng?



×