Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.14 KB, 95 trang )

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
MÔ HÌNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CÓ HIỆU QUẢ

NHÓM TƯ VẤN: TRUNG TÂM CGCN & DV, TRƯỜNG ĐHCT
- Nguyễn Phú Son (Trưởng nhóm)
- Lưu Hữu Mãnh
- Lê Văn Bé
- Lâm Mỹ Lan
- Lê Văn Dễ
- Lê Bửu Minh Quân

------------------------------------------------------Trà Vinh, Tháng 10/2016


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU................................................................................................................1
2. PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN........................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Rà soát các mô hình thành công thông qua khảo sát thực địa.....Error! Bookmark
not defined.
2.2. Tài liệu hóa các mô hình thành công.......................Error! Bookmark not defined.
3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC MÔ HÌNH ĐƯỢC DỰ ÁN AMD HỖ TRỢ.....6
3.1. Mô hình nuôi hàu trong bè nổi..................................................................................6
3.2. Mô hình nuôi dê........................................................................................................9
3.3. Mô hình nuôi gà thả vườn.......................................................................................12
3.4. Mô hình nuôi bò sinh sản........................................................................................16
3.5. Mô hình nuôi heo....................................................................................................19
3.6. Mô hình trồng bắp giống.........................................................................................22
3.7. Mô hình trồng bắp lai..............................................................................................25


3.8. Mô hình trồng bầu...................................................................................................28
3.9. Mô hình trồng bí đao...............................................................................................31
3.10. Mô hình trồng cải xà lách.....................................................................................34
3.11. Mô hình trồng đậu bắp..........................................................................................37
3.12. Mô hình trồng đậu phộng......................................................................................40
3.13. Mô hình trồng dưa leo...........................................................................................43
3.14. Mô hình trồng hành lá...........................................................................................47
3.15. Mô hình trồng hẹ...................................................................................................50
3.16. Mô hình trồng khổ qua..........................................................................................53
3.17. Mô hình trồng khoai môn.....................................................................................57
3.18. Mô hình trồng ớt...................................................................................................60
4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HIỆU QUẢ...........................................................................63
i


4.1. Mô hình nuôi hàu giàn bè trên sông........................................................................63
4.2. Mô hình nuôi dê......................................................................................................64
4.3. Mô hình nuôi gà thả vườn.......................................................................................64
4.4. Mô hình nuôi bò sinh sản........................................................................................65
4.5. Mô hình nuôi heo....................................................................................................65
4.6. Mô hình trồng bắp giống.........................................................................................65
4.7. Mô hình trồng bắp lai..............................................................................................66
4.8. Mô hình trồng bầu...................................................................................................66
4.9. Mô hình trồng bí đao...............................................................................................66
4.10. Mô hình trồng xà lách...........................................................................................67
4.11. Mô hình trồng đậu bắp..........................................................................................67
4.12. Mô hình trồng đậu phộng......................................................................................67
4.13. Mô hình trồng dưa leo...........................................................................................68
4.14. Mô hình trồng hành lá...........................................................................................68
4.15. Mô hình trồng hẹ...................................................................................................68

4.16. Mô hình trồng khổ qua..........................................................................................69
4.17. Mô hình trồng khoai môn.....................................................................................69
4.18. Mô hình trồng ớt...................................................................................................69
5. KẾT LUẬN................................................................................................................70
Phụ lục 1. Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi dê.......................................................71
Phụ lục 2. Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi gà thả vườn........................................72
Phụ lục 3. Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi bò.......................................................73
Phụ lục 4. Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi heo.....................................................74
Phụ lục 5. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp giống..........................................75
Phụ lục 6. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp lai...............................................76
Phụ lục 7. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng bầu....................................................77
Phụ lục 8. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng bí đao..................................................1
ii


Phụ lục 9. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng cải xà lách...........................................1
Phụ lục 10. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng đậu bắp.............................................2
Phụ lục 11. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng đậu phộng.........................................3
Phụ lục 12. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng dưa leo..............................................1
Phụ lục 13. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành lá..............................................2
Phụ lục 14. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng hẹ......................................................3
Phụ lục 15. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng khổ qua.............................................4
Phụ lục 16. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai môn.........................................5
Phụ lục 17. Hiệu quả tài chính của mô hình trồng ớt.......................................................1
Phụ lục 18. Xếp hạng thứ tự ưu tiên mô hình được đề xuất nhân rộng...........................2
Phụ lục 19. Các nông hộ tham gia trả lời phỏng vấn.......................................................3

iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMD Trà Vinh

:

BĐKH
THT
BVTV
ĐX

:
:
:
:

Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại
tỉnh Trà Vinh
Biến đổi khí hậu
Tổ hợp tác
Bảo vệ thực vật
Đông Xuân

iv


NỘI DUNG BÁO CÁO

1. GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh thực hiện
Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà

Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tài trợ.
Mục tiêu tổng thể của dự án là xây dựng sinh kế bền vững cho người nghèo nông
thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể là nâng cao năng lực thích
ứng của cộng đồng để tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu. Đối tượng
của dự án là hộ nghèo và cận nghèo, hộ do phụ nữ làm chủ và hộ người dân tộc
Khmer sẽ được ưu tiên.
Dự án triển khai tại 30 xã của 7 huyện; ước tính dự án sẽ tạo lợi ích đáng kể
cho tối thiểu 62.500 người dân nghèo của 15.000 hộ gia đình nông thôn; thời gian
thực hiện dự án là 6 năm, từ năm 2014- 2020.
Dự án gồm có 3 hợp phần:
Hợp phần 1. Nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu
Mục tiêu của Hợp phần này là hỗ trợ xây dựng khung quản lý thích ứng biến
đổi khí hậu trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn cho các cộng đồng, các tổ chức
trong tỉnh tham gia. Kết quả này sẽ đạt được thông qua hai tiểu hợp phần:
Nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu gồm 3 hoạt động chính (a) Xây dựng
cơ sở bằng chứng cho sự thích ứng, (b) Quan trắc và báo cáo chất lượng nước, (c)
Quản lý và tuyên truyền, phổ biến tri thức.
Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu
gồm 2 hoạt động chính (a) Lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng dựa
vào cộng đồng, (b) Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lồng ghép yếu tố khí hậu
và xây dựng, phát triển chính sách.
1


Hợp phần 2. Đầu tư cho sinh kế bền vững
Mục tiêu của hợp phần là nâng cao tính bền vững và hiệu quả của các khoản
đầu tư thích ứng với BĐKH. Hợp phần này có 2 tiểu hợp phần:
Tài chính nông thôn để cải thiện sinh kế gồm các hoạt động: (a) Thành lập các
Tổ tiết kiệm và tín dụng mới (SCG), (b) Chuyển đổi các mạng lưới tín dụng thành
các Tổ chức tài chính vi mô (MFI), (c) Hỗ trợ vốn cho đầu tư vào thích ứng biến đổi

khí hậu và chuỗi giá trị.
Đầu tư thích ứng BĐKH gồm các hoạt động (a) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho
cộng đồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, (b) Đồng tài trợ cho hoạt động
thích ứng với biến đổi khí hậu (CCA), (c) Quỹ Hợp tác công - tư (PPP).
Hợp phần 3. Quản lý dự án
Mục tiêu của hợp phần là đảm bảo các hoạt động của dự án được điều phối và
quản lý một cách hiệu quả góp phần đạt được mục tiêu chung của dự án.
Để đánh giá lại các mô hình đã được đầu tư từ Quỹ đồng tài trợ (gọi tắt là Quỹ
CCA) nhằm tạo sinh kế bền vững, tăng thu nhập cho người nghèo trong điều kiện
của biến đổi khí hậu; trong năm 2015 Dự án AMD Trà Vinh triển khai đầu tư thí
điểm 18 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản khác nhau có khả năng thích ứng tốt
hơn với BĐKH, với hoạt động này Nhóm tư vấn sẽ tiến hành thực địa thu thập
thông tin, phân tích, so sánh và đánh giá toàn diện mô hình đã đầu tư giữa kế hoạch
sản xuất kinh doanh được duyệt với kết quả thực hiện kế hoạch; trong đó tập trung
vào 3 yêu cầu: (i) phân tích lợi ích/chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế, thu nhập
tăng thêm, lợi nhuận cho nông hộ (theo mẫu của PCU), (ii) khả năng/tính thích ứng
với biến đổi khí hậu của mô hình qua áp dụng giải pháp kỹ thuật (iii) khả năng nhân
rộng mô hình (yếu tố về lao động, kỹ thuật, thị trường...).
1.2. Mục tiêu
Mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá các mô hình được đầu tư (i) đề xuất mô
hình thành công nhân rộng; (ii) tài liệu hóa các mô hình thành công theo hướng
2


nông dân dạy nông dân trên cơ sở tài liệu tập huấn kỹ thuật mô hình thích ứng đã
tập huấn (tài liệu của Trung tâm KN-KN tỉnh biên soạn theo yêu cầu OXFAM) và
kết quả tham vấn, đánh giá mô hình, biên soạn tài liệu theo hướng kỹ thuật xuất
phát từ nông dân để hướng dẫn lại cho nông dân và (iii) tờ rơi giới thiệu các mô
hình thành công và kỹ thuật thực hiện mô hình.
2. PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu được tiến hành theo 4 bước: (1) Đầu tiên nhóm tư vấn tiến hành
nghiên cứu tài liệu nhằm nắm được những thông tin chung về dự án; (2) Sau đó bộ
công cụ khảo sát được xây dựng và làm cho thích ứng với điều kiện của vùng
nghiên cứu dựa trên các công cụ đã được phát triển và áp dụng cho các cộng đồng ở
ĐBSCL; (3) Lập kế hoạch và thực hiện khảo sát thực địa; (4) Phân tích số liệu; (5)
Báo cáo, đề xuất; (6) tài liệu hóa.
Phân tích và đánh giá mức độ thành công của mô hình dựa trên 9 tiêu chí &
sử dụng thang đo Likert để đánh giá:
(i) Tài chính (tỷ số lợi nhuận, chi phí, thu nhập tăng thêm, cải thiện năng suất,
chất lượng);
(ii) Khả năng/tính thích ứng với biến đổi khí hậu (Áp dụng thang đo likert để
đánh điểm);
(iii) Khả năng nhân rộng mô hình (yếu tố về lao động, kỹ thuật, thị trường...);
(iv) Sinh kế đa thu nhập;
(v) Cải thiện tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro dựa trên kiến thức;
(vi) Có đóng góp trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp xã;
(vii) Không phương hại và/hoặc là cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi
trường;
(viii) Cải thiện được điều kiện sức khỏe và lao động.
2.1. Nghiên cứu tài liệu
Các tài liệu của Dự án AMD Trà Vinh: Báo cáo thiết kế, văn kiện dự án, mẫu
đánh giá lợi nhuận của nông hộ, sổ tay hướng dẫn Quỹ CCA, các báo cáo và các
3


loại văn bản có liên quan đến quá trình triển khai thực hiện Quỹ; danh sách các
hộ/tổ nhóm được tài trợ CCA đi kèm với KHSXKD được duyệt; các tài liệu có liên
quan đến triển khai thực hiện Quỹ của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
(NN&PTNT), danh sách đối tượng được chọn tham vấn theo lĩnh vực và địa bàn và
tài liệu tập huấn kỹ thuật của Trung tâm KN-KN thuộc Sở NN&PTNT để nhóm tư

vấn nghiên cứu và triển khai kế hoạch.
2.2. Xây dựng công cụ và lập kế hoạch
a. Xây dựng công cụ
Dựa trên các mục tiêu dự án và thông tin thu thập được từ nghiên cứu tài liệu,
khung đề cương và bộ công cụ khảo sát và phương pháp thực hiện đề nghị, nhóm tư
vấn đã hoàn thiện bộ công cụ cuối cùng. Công cụ 1 (thảo luận nhóm các cán bộ có
liên quan tỉnh, huyện, xã và các tác nhân) được kết hợp với công cụ 2 (thảo luận
nhóm nông dân chăn nuôi). Công cụ 3 (thảo luận nhóm nông dân trồng trọt). Công
cụ 4 (thảo luận nhóm nông dân thủy sản), công cụ 5 và 6 phỏng vấn sâu nông dân
am hiểu chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản. Công cụ 7 và 8 thu thập số liệu thứ cấp ở
huyện xã. Công cụ xếp hạng ưu tiên mô hình có tham gia dựa trên tiêu chí.
b. Kế hoạch khảo sát thực địa
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng một kế hoạch khảo sát thực địa chi tiết, trong
đó nêu cụ thể thời gian tiến hành khảo sát định lượng và định tính ở mỗi xã có mô
hình được đầu tư, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân tại thực địa.
Tư vấn đã phối hợp chặt chẽ với các cán bộ dự án, cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện
để xây dựng một kế hoạch hiệu quả nhất nhằm đạt được kết quả khảo sát. Kế hoạch
cũng được gửi đến các cán bộ đầu mối ở tỉnh để góp ý trước khi tiến hành khảo sát.
2.3. Thực hiện khảo sát thực địa
Nhóm tư vấn sẽ tiến hành đánh giá toàn diện các mô hình đã đầu tư thí điểm từ
Quỹ CCA trong lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi và thủy sản theo danh mục đầu tư năm

4


2015 của Dự án; qua đó đề xuất các mô hình thành công có thể nhân rộng thông qua
các hoạt động cụ thể như sau:
Thảo luận với PCU xác định hộ/tổ nhóm theo danh mục 18 mô hình, mỗi mô
hình lựa chon ít nhất là 02 hộ cụ thể được đầu tư từ Quỹ CCA.
Phỏng vấn trực tiếp các hộ/tổ nhóm thực hiện mô hình; phỏng vấn chuyên sâu

lãnh đạo và cán bộ của dự án và các cán bộ Sở NN&PTNT có liên quan, các tác
nhân;
Khảo sát thực địa: mục đích để quan sát đánh giá điều kiện tự nhiên, thu thập
thông tin về các mô hình sinh kế.
Mục đích: Nhằm đánh giá hiện trạng của sinh kế dựa vào sản xuất nông nghiệp
tại địa phương, kiểm tra các thông tin và số liệu sẵn có và thu thập thông tin định
lượng các mô hinh sinh kế.
2.4. Phân tích số liệu
Phương pháp phân tích được sử dụng trong đánh giá chủ yếu là phương pháp
thống kê mô tả, sơ đồ mạng nhện, sử dụng thang đo đánh giá likert và phương pháp
mô tả bằng lời, hình ảnh minh họa.
2.5. Hội thảo đánh giá
Hội thảo kỹ thuật hoặc tham vấn với các cơ quan chuyên môn để lấy ý kiến
đóng góp hoàn thiện báo cáo đánh giá từng mô hình cụ thể.
Hội thảo cấp tỉnh giới thiệu mô hình thành công nhân rộng trong toàn tỉnh.
2.6. Tài liệu hóa các mô hình thành công
Xây dựng bộ tài liệu khuyến nông thích ứng với biến đổi khí hậu đối với các
mô hình thành công từ thực tế của người nông dân theo hướng “nông dân dạy nông
dân” cùng với việc thiết kế các tờ rơi giới thiệu các mô hình thành công và kỹ thuật
thực hiện mô hình dựa trên:

5


- Trên cơ sở tài liệu tập huấn kỹ thuật mô hình thích ứng đã tập huấn (tài liệu
của Trung tâm KN-KN tỉnh biên soạn theo yêu cầu OXFAM) và kết quả tham vấn,
đánh giá mô hình.
- Tư vấn cùng đối tượng (hộ) được chọn xem xét bổ sung, hoàn thiện tài liệu
tập huấn đối với mô hình thành công. Biên soạn tài liệu theo hướng kỹ thuật xuất
phát từ nông dân để hướng dẫn lại cho nông dân (chú ý khả năng chịu nhiệt, chịu

hạn, độ mặm, giải pháp kỹ thuật…).
3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC MÔ HÌNH ĐƯỢC DỰ ÁN AMD
HỖ TRỢ
A. CÁC MÔ HÌNH THỦY SẢN
3.1. Mô hình nuôi hàu trong bè nổi
Để đánh giá hiệu quả của mô hình, nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát 2 tổ
hợp tác Đại Thành và Toàn Thắng hiện đang nuôi hàu ở sông Sếp Lầy thuộc ấp Tân
Khánh, xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, dưới sự tài trợ của dự án
AMD Trà Vinh. Hiện tại 2 tổ hợp tác này chưa thu hoạch, do chỉ mới thả hàu giống
vào tháng 05/2016. Trong khi đó thời gian thu hoạch đến 16-18 tháng kể từ lúc thả
hàu giống. Mỗi tổ hợp tác nuôi 1 bè có diện tích 90 m2.
Ý tưởng nuôi hàu xuất phát từ các hộ dân nuôi sò huyết. Họ phát hiện ra là có
hàu giống bám vào đáy ghe có lớp xi măng khi neo đậu trên sông để giữ sò. Lúc
đầu, họ cặm cây, giăng dây để làm giá thể cho hàu bám vào. Tuy nhiên với cách
nuôi này rất khó khăn trong khâu chăm sóc, lại phụ thuộc vào thủy triều, cũng như
do sự bồi lắp phù sa làm hạn chế môi trường sống của hàu.
(i) Tài chính
Mặc dù cho đến thời điểm khảo sát, mô hình này chưa đến lúc thu hoạch, nên
chưa thể đánh giá cụ thể về mặt hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế
các bè nuôi của hai tổ hợp tác và một số bè nuôi khác xung quanh vùng nuôi có thể
đưa ra một vài đánh giá ban đầu như sau: vốn đầu tư ban đầu tương đối cao và thời
6


gian thu hoạch kéo dài, do vậy mô hình này sẽ thích hợp với hình thức nuôi theo tổ
nhóm; nuôi hàu hầu như không cần vốn lưu động, chủ yếu sử dụng công lao động
để chăm sóc. Điều này cho phép các hộ nuôi hàu có thể kết hợp với các hoạt động
kinh doanh khác để đa dạng hóa thu nhập; đầu vào của mô hình này chủ yếu tận
dụng nguồn con giống tự nhiên và nhu cầu thị trường cao và có giá cả ít biến động,
cho thấy mô hình này có khả năng về mặt tài chính cao; đồng thời mô hình này chắc

chắn có thể cải thiện được thu nhập cho hộ bởi trước khi thực hiện mô hình này đa
phần các hộ chỉ đi làm thuê, thu nhập bình quân hàng tháng chỉ vào khoảng
1.000.000 đồng (dự kiến mô hình này có thể tăng thu nhập thêm khoảng 800.000
đồng/tháng cho mỗi hộ tham gia). Tuy với những đánh giá trên cho thấy mô hình có
được tính khả thi về mặt tài chính, nhưng do chưa có kết quả thu hoạch từ mô hình
nên đối với tiêu chí này chỉ mới đánh giá ở mức trung bình (3 điểm).
(ii) Khả năng/tính thích ứng với biến đổi khí hậu
Hàu thích nghi độ muối từ 2 - 30‰ và nhiệt độ 20 - 30◦C (có thể chịu đựng đến
35◦C) nên khi nồng độ muối và nhiệt độ tăng hàu thích nghi được. Ngoài ra, bè có
mái lá giúp giảm nhiệt độ nước nuôi hàu. Do vậy, trong điều kiện nhiễm mặn do
biến đổi khí hậu hiện nay, mô hình nuôi hàu thể hiện được tính thích ứng cao. Chính
vì vậy, chỉ tiêu này được đánh giá ở mức rất thích ứng (5 điểm).
(iii) Khả năng nhân rộng mô hình
Mặc dù mô hình nuôi hàu không đòi hỏi khắt khe lắm về mặt lao động và kỹ
thuật nuôi, cũng như có được điều kiện thị trường tốt. Tuy nhiên, do chỉ nuôi hàu
được trong khoảng 1 km sông Sép Lầy và chi phí đầu tư đóng bè cao, thích hợp cho
tổ nhóm góp vốn nên khả năng nhân rộng mô hình ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, khi
thu hàu sẽ thu từng đợt và dễ dàng bán cho thương lái ở TP.HCM hay thương lại tại
địa phương; nguồn giống tự nhiên cũng khá nhiều. Do vậy, khả năng nhân rộng của
mô hình chỉ được đánh giá ở mức độ vừa phải (3 điểm).
(iv) Sinh kế đa thu nhập
7


Mặc dù nuôi hàu có đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình, nhưng do chu kỳ
kinh doanh của việc nuôi hàu tương đối dài (16-18 tháng), nên chưa được đánh giá
thực sự cao về khả năng đa thu nhập để cải thiện sinh kế cho hộ. Chính vì vậy, chỉ
tiêu này chỉ được đánh giá ở mức độ vừa phải (3 điểm).
(v) Cải thiện tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro dựa trên kiến thức
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Đức và ctv (2016), nuôi hàu không

gây ô nhiễm môi trường nước và phục hồi được môi trường sinh thái rừng ngập
mặn. Qua khảo sát các hộ nuôi trong vùng nghiên cứu được biết họ đều ý thức được
bảo vệ môi trường nước như: họ hạn chế việc thải chất hóa học, thuốc bảo vệ thực
vật từ đồng ruộng ra; sên vết đáy ao thải ra môi trường; biết cách quản lý địch hại
bằng cách diệt con vòm xanh bám vào giá đỡ ảnh hưởng đến diện tích giá thể để
hàu giống bám vào. Tuy mô hình này đã thể hiện được những ưu điểm của nó,
nhưng chưa thể hiện rõ rệt lắm về khả năng cải thiện môi trường và quản lý rủi ro,
nên tiêu chí này được đánh giá ở mức vừa phải (3 điểm).
(vi) Mang lại lợi ích cho cộng đồng
Do mô hình phù hợp với hình thức nuôi theo tổ nhóm, nên đã tạo được sự đoàn
kết, hợp tác giữa các hộ nuôi trong vùng, thể hiện qua sự hợp tác phân công lao
động trong việc chăm sóc, giữ gìn an ninh, trật tự trong vùng nuôi. Cũng vậy, do
đầu tư ban đầu đòi hỏi vốn cao nên việc hùn vốn với nhau để nuôi hàu cũng đã thể
hiện tính cộng đồng tương đối cao. Do vậy đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có cơ
hội tạo thêm thu nhập. Chính vì vậy, mô hình nuôi hàu được đánh giá cao về tính lợi
ích cho cộng đồng (4 điểm).
(vii) Có đóng góp trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp xã
Mặc dù nghề nuôi hàu tại địa phương mới chỉ phát triển khoảng 2 năm trở lại
đây, nhưng nó cũng đã thể hiện được sự đóng góp của nghề này vào chiến lược
giảm nghèo của xã, thông qua việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động,

8


đặc biệt đối với các hộ không có hoặc có ít đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy, đối
với tiêu chí này mô hình được đánh giá ở mức vừa phải (3 điểm).
(viii) Không phương hại và hoặc là cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi
trường
Mô hình nuôi hàu không những không làm phương hại đến môi trường, mà còn
góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước, do hàu ăn lọc tảo, mùn bả hữu cơ trong

nước. Do vậy, mô hình được đánh giá ở mức độ rất tốt (5 điểm).
(ix) Cải thiện được điều kiện sức khỏe và lao động
Mô hình này chưa thể hiện rõ rệt về việc có thể cải thiện được sức khỏe và lao
động nhưng cũng không gây ra tổn hại cho sức khỏe và lao động vì thế tiêu chí này
được đánh giá ở mức trung bình (3 điểm).
B. CÁC MÔ HÌNH CHĂN NUÔI
3.2. Mô hình nuôi dê
Để đánh giá hiệu quả của mô hình, nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát 02 hộ:
Lê Văn Bưởi và Nguyễn Thanh Lạc hiện đang nuôi dê ở ấp Tân Khanh, xã Long
Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Dưới sự tài trợ của dự án AMD Trà Vinh
mỗi hộ đã nhận nuôi 3 con dê. Hiện tại 2 hộ nuôi này đã thu hoạch được 01 lần và
hộ Lê Văn Bưởi đã có 4 con dê con, hộ Nguyễn Thành Lạc 7 con dê con. Thời gian
để có dê con bán thịt thì khoảng 9 - 10 tháng kể từ khi bắt dê cái giống.
Ý tưởng nuôi dê: bởi nhận thấy dê là loài động vật dễ nuôi, có khả năng thích
nghi tốt, vốn đầu tư ít, nhu cầu thức ăn không lớn đặc biệt có tận dụng được nguồn
thức ăn tự nhiên rất đa dạng nên không phải tốn chi phí thức ăn, tận dụng được lao
động nhàn rỗi.
(i) Tài chính
Mặc dù cho đến thời điểm khảo sát, các mô hình này chưa đến lúc thu hoạch
lần thứ 2 nên chưa thể đánh giá hết toàn diện và chi tiết về mặt hiệu quả tài chính
9


toàn kế hoạch. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế 02 hộ thực hiện có thể đưa ra một vài
đánh giá chung về mô hình như sau: vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, phù hợp với
khả năng tài chánh của nông hộ.
Đầu vào của mô hình ngoài chi phí con giống thì vật liệu xây dựng chuồng trại
có thể được tận dụng từ nguồn cây lá tự nhiên. Thức ăn cho dê là lá cây và cỏ có thể
tận dụng ngoài tự nhiên và trồng thêm cỏ. Lao động có thể sử dụng thời gian nông
nhàn, do đó không cần nhiều vốn lưu động. Mô hình này thích hợp trong việc kết

hợp với nhiều hoạt động kinh doanh khác nhằm đa dạng hóa thu nhập; đồng thời mô
hình này chắc chắn có thể cải thiện được thu nhập cho hộ bởi trước khi thực hiện
mô hình này thì sinh kế chính của các hộ là làm thuê, thu nhập bình quân hàng
tháng chỉ vào khoảng 1.500.000 đồng không đủ để trang trải chi phí gia đình.
Nhu cầu thị trường đối với dê thịt và dê sinh sản hiện khá lớn, giá cả ít biến
động, đặc biệt mức rủi ro thấp, thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận của các hộ nuôi ít biến
động. Từ các đặc điểm trên có thể cho thấy mô hình này có khả năng đạt hiệu quả
tương đối khá về mặt hiệu quả tài chính ( 4 điểm).
(ii) Khả năng/tính thích ứng với biến đổi khí hậu
Kết quả đánh giá cho thấy mô hình nuôi dê phù hợp với điều kiện biến đổi khí
hậu bởi dê là loài động vật có nhu cầu nước uống không nhiều (phù hợp với tình
trạng khan hiếm nước ngọt vào mùa khô thường xãy ra trên địa bàn). Nhu cầu về
lượng thức ăn cho dê không lớn, có thể tận dụng lá cây và cỏ tự nhiên còn rất phong
phú trong vùng, nên không cần nhiều diện tích đất để trồng cỏ thêm cho dê ăn. Tóm
lại, có thể đánh giá mô hình nuôi dê có thích ứng khá tốt với điều kiện bị tác động
của biến đổi khí hậu (3 điểm).
(iii) Khả năng nhân rộng mô hình
Mô hình nuôi dê không đòi hỏi nhiều về lao động, lượng thức ăn cũng không
lớn mà tận dụng được nguồn thực vật đa dạng từ tự nhiên, kỹ thuật nuôi tương đối
đơn giản, thị trường hiện tại khá ổn định (do nhu cầu tiêu dùng thịt dê ngày càng
10


cao nên có thể dễ dàng bán cho các thương lái tại địa phương hay các thương lái từ
TP.HCM). Tuy nhiên, khi phát triển và nhân rộng qui mô lớn hơn sẽ tiềm ẩn một số
nguy cơ như thị trường đầu ra có thể khủng hoảng vào một số tháng trong năm, do
trùng vào thời điểm xuất chuồng của một số địa phương khác có nuôi nhiều dê như
ở các tỉnh miền đông nam bộ. Vấn đề chất lượng con giống và quản lý dịch bệnh
cũng chưa được quan tâm đúng mức cho nên có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro khi qui mô
và số hộ nuôi tăng nhanh trong thời gian tới. Do những yếu tố trên mô hình được

đánh giá về mức độ nhân rộng ở mức vừa phải (4 điểm).
(iv) Sinh kế đa thu nhập
Mô hình nuôi dê có thể xem đang đóng góp đáng kể cho thu nhập của hộ bởi
mô hình này kết hợp được với nhiều hoạt động kinh tế khác trong hoạt động kinh tế
hộ. Đặc biệt mô hình phù hợp với các hộ có lao động nhàn rỗi hoặc lao động lớn
tuổi. Chính vì vậy, mô hình này được đánh giá có nhiều khả năng giúp đa dạng hóa
thu nhập cho hộ (4 điểm).
(v) Cải thiện tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro dựa trên kiến thức
Khảo sát thực tế mô hình nuôi dê hiện ít gây ô nhiễm môi trường do phân được
thu gom, tận dụng tối đa làm phân bón cho cây trồng. Các hộ nuôi dê trong vùng
đều có ý thức bảo vệ môi trường. Nhìn chung mô hình này có ưu điểm là ít gây ô
nhiễm môi trường nhưng chưa thể hiện rõ rệt lắm về khả năng cải thiện môi trường
và quản lý rủi ro nên tiêu chí này được đánh giá ở mức vừa phải (3 điểm).
(vi) Mang lại lợi ích cho cộng đồng
Mô hình hiện tại chỉ phát triển với hình thức hộ cá thể, chưa phát triển theo tổ
nhóm, do đây là hoạt động kinh tế kết hợp của nông hộ trên cơ sở tận dụng phần lớn
nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có và lao động nhàn rỗi trong hộ. Tuy nhiên, trong quá
trình nuôi, các hộ nuôi có thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau về kỹ thuật
nuôi, cách phòng trị bệnh. Chính vì vậy, mô hình nuôi dê được đánh giá có mang lại
lợi ích cho cộng đồng ở mức vừa phải (3 điểm).
11


(vii) Có đóng góp trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp xã
Trước đây, nuôi dê được phát triển tương đối lâu trên địa bàn, nhưng chủ yếu
nuôi theo hình thức chăn thả, giống dê cỏ nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Khi được
dự án và cán bộ kỹ thuật của địa phương hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật nuôi
theo mô hình nuôi dê có chuồng trại, chọn giống tốt, nuôi theo quy trình kỹ thuật đã
mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao và ổn định hơn nhiều so với nuôi chăn thả
tự phát trước đây. Mô hình đã đóng góp tốt vào chiến lược phát triển kinh tế, giảm

nghèo của xã, thông qua việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đặc
biệt đối với các hộ không có hoặc có ít đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy, đối với
tiêu chí này mô hình được đánh giá ở mức tốt (5 điểm).
(viii) Không phương hại và/hoặc là cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi
trường
Mô hình nuôi dê hầu như không làm phương hại đến môi trường. Trong mô
hình này dự án cũng có đầu tư sử dụng men vi sinh xử lý phân góp phần cải thiện ô
nhiễm môi trường. Do vậy, mô hình được đánh giá ở mức độ khá cao (4 điểm).
(ix) Cải thiện được điều kiện sức khỏe và lao động
Mô hình chưa thể hiện rõ nét tác động trực tiếp đến điều kiện sức khỏe và lao
động của nông hộ. Nhưng do mang lại nguồn thu nhập khá cho nông hộ nên mô
hình này có thể góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe và lao động của nông dân như
nông hộ có điều kiện tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cũng như có
điều kiện cải thiện chất lượng bữa ăn, nên sức khỏe sẽ được cải thiện tốt hơn. Do
vậy, mô hình này được đánh giá ở mức vừa phải đối với tiêu chí này (3 điểm).
3.3. Mô hình nuôi gà thả vườn
Để đánh giá hiệu quả của mô hình, nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát 02 hộ:
ông Lý Văn Bunl và ông Lâm Tuấn Bằng hiện đang nuôi gà thả vườn ở ấp 1, xã
Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, Trà Vinh, dưới sự tài trợ của dự án AMD Trà Vinh.
Hiện tại 2 hộ nuôi này đã thu hoạch. Mỗi hộ nuôi với quy mô 200 con, loại giống
12


gà nồi lai, với thời gian nuôi 3,5 tháng. Kết quả mang lại lợi nhuận xấp xỉ 5,5 triệu
đồng/vụ nuôi. Tuy nhiên có hộ bị lỗ nguyên nhân do tỉ lệ hao hụt cao do dịch bệnh
(35-40%), cho nên mô hình nuôi gà tuy có lợi nhuận khá nhưng cũng tiềm ẩn nhiều
rủi ro từ vấn đề dịch bệnh.
Ý tưởng nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học: bởi nhận thấy dưới tác
động của biến đổi khí hậu nắng nóng khô hạn thiếu nước sản xuất lúa, trồng màu
năng suất thấp. Hoạt động nuôi gà theo thả lan truyền thống tỉ lệ hao hụt lớn, rủi ro

dịch bệnh cũng cao, do thiếu thức ăn nên gà chậm lớn cho nên hiệu quả kinh tế rất
thấp. Trong khi đó mô hình nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học có qui mô
nuôi lớn, thời gian nuôi ngắn, ít rủi ro dịch bệnh hơn, vốn đầu tư ít, tận dụng được
lao động nhàn rỗi. Tuy nhiên do khả năng quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi còn
hạn chế nuôi mô hình nuôi còn gặp phải rủi ro ở điểm tỉ lệ hao hụt do dịch bệnh
còn cao.
(i) Tài chính
Khảo sát thực tế 02 hộ đã thu hoạch, có thể đưa ra một vài đánh giá về mô hình
như sau: vốn đầu tư ban đầu không nhiều lắm tương đối phù hợp với khả năng tài
chánh của nhiều nông hộ (vào khoảng 17,46 triệu đồng cho đàn 200 con). Đầu vào
của mô hình ngoài chi phí con giống thì chí phí chuồng trại không cao lắm; nguồn
lao động không nhiều. Tuy nhiên mô hình này cần nhiều vốn lưu động chủ yếu là
chi phí cho thức ăn và thuốc thú y, do đó nông hộ phải có một nguồn vốn nhất định.
Mô hình này thích hợp trong việc kết hợp với nhiều hoạt động kinh doanh khác
nhằm đa dạng hóa thu nhập. Thị trường và giá cả không biến động nhiều nhưng đặc
biệt mức rủi ro về dịch bệnh khá cao, tỉ lệ hao hụt do bệnh tật có thể đến 10% - 35%
hoặc cao hơn nữa, nên tỷ suất lợi nhuận của các hộ nuôi cũng biến động nhiều. Nhìn
chung, nếu quản lý dịch bệnh tốt thì lợi nhuận cao (nếu nuôi đạt thì mức lợi nhuận
bình quân là trên 5 triệu đồng khi nuôi 200 con cao hơn so với mô hình nuôi gà
trước đây chỉ lời khoảng 2 triệu đồng trên 200 con). Từ các đặc điểm trên có thể cho
thấy mô hình này có khả năng đạt hiệu quả về mặt tài chính ở mức khá (4 điểm).
13


(ii) Khả năng/tính thích ứng với biến đổi khí hậu
Mô hình nuôi gà thả vườn tương đối phù hợp với điều kiện biến đối đổi khí
hậu bởi gà là loài có nhu cầu nước uống khá thấp, phù hợp với tình trạng khan hiếm
nước ngọt vào mùa khô thường xảy ra trên địa bàn; nguồn thức ăn cho gà là thức ăn
công nghiệp không phải phụ thuộc vào nguyên liệu tự nhiên tại địa phương, nên
tránh được tình trạng khan hiếm trong điều kiện khô hạn và nhiễm mặn. Tuy nhiên,

tình trạng hạn mặn có tác động xấu đến sự sinh trưởng và sức khỏe của gà. Nên có
thể đánh giá mô hình nuôi gà thả vườn tương đối thích ứng với với điều kiện bị tác
động của biến đổi khí hậu ở mức độ vừa phải (3 điểm).
(iii) Khả năng nhân rộng mô hình
Mô hình nuôi gà thả vườn không đòi hỏi khắt khe về mặt lao động nhưng lại
đòi hỏi về vốn lưu động để mua thức ăn và kỹ thuật nuôi phải chặt chẽ mới ít rủi ro
và thành công. Yếu tố nguy cơ lớn nhất là dịch bệnh, kiểm soát được dịch bệnh sẽ
thành công. Bên cạnh đó việc tiêu thụ đầu ra cũng khá dễ dàng khi nhu cầu của thị
trường cao và lực lượng thu mua tại địa phương là khá nhiều. Mô hình được đánh
giá khả năng nhân rộng ở mức tốt (4 điểm).
(iv) Sinh kế đa thu nhập
Mô hình nuôi gà hiện đang đóng góp đáng kể vào thu nhập của hộ bởi có thể
kết hợp với nhiều hoạt động kinh tế khác trong hoạt động kinh tế hộ, đặc biệt mô
hình phù hợp với các nông hộ có lao động nhàn rỗi. Chính vì vậy, tiêu chí này được
đánh giá ở mức độ tốt (4 điểm).
(v) Cải thiện tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro dựa trên kiến thức
Khảo sát mô hình nuôi gà thả vườn hiện ít gây ô nhiễm môi trường do có sử
dụng chất độn chuồng, phân gà và chất độn chuồng được tận dụng để làm phân bón.
Các hộ nuôi trong vùng đều có ý thức bảo vệ môi trường. Mô hình này có ưu điểm
là với qui mô nhỏ chưa gây ô nhiễm môi trường, nhưng khả năng cải thiện môi

14


trường và quản lý rủi ro thì chưa thể hiện rõ nên tiêu chí này được đánh giá ở mức
vừa phải (3 điểm).
(vi) Mang lại lợi ích cho cộng đồng
Nuôi gà thả vườn phát triển theo hộ cá thể, sử dụng lao động nhàn rỗi trong hộ,
nhưng tạo được thu nhập khá cho các hộ nghèo phát triển vươn lên trong cộng đồng
và do vậy có khả năng đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi chung tại địa

phương. Mô hình nuôi gà được đánh giá về tính lợi ích cho cộng đồng ở mức vừa
phải (3 điểm).
(vii) Có đóng góp trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp xã
Nuôi gà đã phát triển lâu trên địa bàn nhưng với theo hình thức thả lan với qui
mô nhỏ hiệu quả kinh tế thấp. Mô hình nuôi có chuồng trại với quy trình kỹ thuật
chặt chẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình đã thể hiện được sự đóng góp vào
chiến lược sản xuất phát triển kinh tế của địa phương, góp phần giảm nghèo của xã,
tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt đối với các hộ không có
hoặc có ít đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy, đối với tiêu chí này mô hình được đánh
giá ở mức tốt (5 điểm).
(viii) Không phương hại và/hoặc là cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi
trường
Mô hình nuôi gà thả vườn đến thời điểm này được đánh giá chưa làm phương
hại đến môi trường với qui mô và số lượng nuôi hiện tại và mô hình này cũng được
dự án đầu tư nuôi gà theo mô hình sử dụng đệm lót sinh học nên góp phần hạn chế
ô nhiễm môi trường. Do vậy, mô hình được đánh giá ở mức độ vừa phải (3 điểm).
(ix) Cải thiện được điều kiện sức khỏe và lao động
Mô hình chưa thể hiện rõ nét về tác động trực tiếp trong việc cải thiện sức khỏe
và lao động. Nhưng do mang lại nguồn thu nhập khá cho các nông hộ nên nông dân
có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện dinh dưỡng

15


trong bữa ăn, do đó sức khỏe được tốt hơn. Do vậy, mô hình này được đánh giá ở
mức vừa phải đối với tiêu chí này (3 điểm).
3.4. Mô hình nuôi bò sinh sản
Để đánh giá hiệu quả của mô hình, nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát 02 hộ:
bà Lâm Thị Bé Hai và bà Thạch Thị Lan hiện đang nuôi bò ở ấp Rọ Say, xã Ngũ
Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, dưới sự tài trợ của dự án AMD Trà Vinh. Mỗi

hộ nuôi 02 con bò cái sinh sản từ nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án, mặc dù chưa thu
hoạch nhưng mỗi hộ đã có được 1 bê con.
Ý tưởng nuôi bò: bởi nhận thấy gần đây tình trạng năng nóng và khô hạn kéo
dài nên hoạt động sản xuất lúa hay các loại hoa màu khác gặp nhiều khó khăn.
Trong khi bò là động vật dễ nuôi, thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương,
hộ có nhiều kinh nghiệm, ít tốn công lao động nên có thể tận dụng được thời gian
nhàn rỗi, có nguồn thức ăn đáp ứng tốt từ việc chuyển đổi đất không trồng được
lúa.
(i) Tài chính
Qua khảo sát thực tế 02 hộ có thể đưa ra một vài đánh giá nghiệm thu về mô
hình như sau: vốn đầu tư ban đầu của mô hình này khá cao, chủ yếu chi phí con
giống, ngoài chi phí con giống thì chi phí chuồng trại được nhiều hộ nuôi tận dụng
một phần nguyên liệu tự có của hộ và công nhà để làm chuồng; thức ăn từ nguồn cỏ
trồng hoặc cắt cỏ tự nhiên; công lao động nhàn rỗi của nông hộ sử dụng cho việc cắt
cỏ nên mô hình này không cần nhiều vốn lưu động. Ngoài ra mô hình này có thể
thích ứng với điều kiện tự nhiên hiện tại có thể cải thiện được thu nhập cho nông hộ
khi mà lợi nhuận từ cây lúa ở mô hình sản xuất trước đó chỉ mang lại lợi nhuận
khoảng 2.000.000 đồng trong cả năm cho mỗi hộ.
Mô hình này thích hợp trong việc kết hợp với nhiều hoạt động kinh doanh khác
nhằm đa dạng hóa thu nhập. Nhu cầu thị trường đối với bò thịt và bò sinh sản còn
nhiều, giá cả khá cao và ít biến động, mức rủi ro thấp. Nhưng tỷ suất lợi nhuận giữa
16


các hộ nuôi có biến động do phụ thuộc vào hộ có đất để trồng cỏ hay không, nếu
không có đất trồng cỏ hộ phải mua rơm làm thức ăn bổ sung nên làm tăng chi phí.
Thời gian sinh trưởng của bò thịt dài và lợi nhuận phụ thuộc vào khả năng sinh sản
của bò cái.Từ các đặc điểm trên có thể cho thấy mô hình này có khả năng đạt hiệu
quả ở mức tương đối khá về mặt tài chính ( 4 điểm).
(ii) Khả năng/tính thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình nuôi bò tương đối phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu do tận dụng
được đất không sản xuất lúa được do khô hạn, thiếu nước chuyển sang trồng cỏ.
Nhưng bò lại có nhu cầu số lượng thức ăn là cỏ tươi hang ngày khá lớn nên các hộ
không có đất sẽ gặp khó khăn. Nên có thể đánh giá mô hình nuôi bò tương đối thích
ứng với điều kiện bị tác động do biến đổi khí hậu (3 điểm).
(iii) Khả năng nhân rộng mô hình
Mặc dù mô hình nuôi bò không đòi hỏi nhiều về mặt lao động và kỹ thuật nuôi,
cũng như ít biến động về thị trường thị trường đầu ra do dễ dàng bán được cho các
thương lái, trại bò hay nông hộ có nhu cầu mua bò vỗ béo tại địa phương. Tuy
nhiên, bò lại có nhu cầu lượng thức ăn khá lớn nên các hộ không có đất trồng cỏ sẽ
gặp khó khăn. Trở ngại lớn nhất của mô hình là cần nhiều vốn mua con giống, hộ
nghèo không đủ tiền nuôi và phải có diện tích đất nhất định để trồng cỏ. Nên mô
hình được đánh giá về mức độ nhân rộng ở mức vừa phải (4 điểm).
(iv) Sinh kế đa thu nhập
Mô hình nuôi bò có thể xem đang đóng góp đáng kể vào thu nhập của hộ bởi
có thể kết hợp với nhiều hoạt động kinh tế khác trong kinh tế hộ, mô hình phù hợp
với các nông hộ có có lao động nhàn rỗi hoặc hộ có lao động trung niên. Thời gian
nuôi bò khá dài, vòng quay thu nhập chậm, nhiều nông hộ cho đây là một khó khăn
trước mắt nhưng thích hợp tích lũy lâu dài của mô hình này. Chính vì vậy, chỉ tiêu
này được đánh giá ở mức độ khá (3 điểm).
(v) Cải thiện tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro dựa trên kiến thức
17


Mô hình nuôi bò hiện ít gây ô nhiễm môi trường do phân bò được tận dụng để
làm phân bón. Khảo sát các hộ nuôi trong vùng đều có ý thức bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên về mặt khoa học đánh giá bò là loại động vật có lượng phát thải gây hiệu
ứng nhà kính tương đối cao nên việc phát triển nuôi bò ít nhiều có tác động xấu đến
môi trường. Nhìn chung cho thấy mô hình ít gây ô nhiễm nhưng cũng không thể
hiện được về khả năng cải thiện môi trường và quản lý rủi ro, nên tiêu chí này được

đánh giá ở mức điểm (3 điểm).
(vi) Mang lại lợi ích cho cộng đồng
Hiện mô hình nuôi theo hộ cá thể trong tổ hợp tác nhưng thực tế đây là hoạt
động kinh tế kết hợp của nông hộ trên cơ sở tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và
nguồn cỏ tự trồng được chuyển đổi từ những diện tích đất không canh tác được lúa
và sử dụng lao động nhàn rỗi trong hộ. Mô hình giúp cho các hộ nghèo có cơ hội
tăng thêm thu nhập, có sự tương trợ của các hộ trong một tổ hợp tác. Chính vì vậy,
mô hình nuôi bò được đánh giá tốt về tính lợi ích cho cộng đồng (4 điểm).
(vii) Có đóng góp trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp xã
Nuôi bò là nghề truyền thống ở địa phương. Trước đây người dân nuôi giống
bò địa phương, chậm lớn, nhỏ con nên hiệu quả kinh tế thấp. Mô hình nuôi bò lai
Sind, lớn con, năng suất cao, đúng quy trình kỹ thuật nên đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình đã thể hiện được sự đóng góp vào chiến lược phát triển kinh tế góp phần
giảm nghèo của xã, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt đối với
các hộ có ít đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy, đối với tiêu chí này mô hình được
đánh giá ở mức tốt (5 điểm).
(viii) Không phương hại và/hoặc là cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi
trường
Mô hình nuôi bò ít làm phương hại đến môi trường. Do vậy, mô hình được
đánh giá ở mức độ vừa phải (4 điểm).
(ix) Cải thiện được điều kiện sức khỏe và lao động
18


Mô hình chưa thể hiện rõ nét tác động trực tiếp đến việc cải thiện điều kiện sức
khỏe và lao động. Nhưng do mang lại nguồn thu nhập khá cho các nông hộ nên
nông dân có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế, cũng như có điều kiện cải thiện bửa ăn
tốt hơn nên sức khỏe được cải thiện tốt hơn. Mô hình được đánh giá ở mức khá đối
với tiêu chí này (3 điểm).
3.5. Mô hình nuôi heo

Để đánh giá hiệu quả của mô hình, nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát 02 hộ
của bà Nguyễn Thị Nga và ông Hứa Văn Miền hiện đang nuôi heo ở ấp Ông Rùm 2,
xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh, dưới sự tài trợ của dự án AMD Trà Vinh.
Hiện tại 2 hộ nuôi này đã thu hoạch. Mỗi hộ nuôi với quy mô 10 con, với thời gian
nuôi 5 tháng. Kết quả mang lại lợi nhuận từ 5 - 11 triệu đồng, nguyên nhân có sự
biến động lớn về mức lợi nhuận là do số lượng heo con được sinh ra bởi heo nái.
Ý tưởng nuôi heo: bởi nhận thấy trước đây có nuôi heo nái nhưng thất bại do
thiếu kỹ thuật và thiếu vốn đầu tư. Nay được dự án hỗ trợ vốn và tập huấn kỹ thuật
nuôi heo. Bên cạnh giá heo gần đây tương đối ổn định, heo có chu kỳ sản xuất ngắn
thu nhập khá, tận dụng được lao động nhàn rỗi.
(i) Tài chính
Khảo sát thực tế 02 hộ nuôi heo có thể đưa ra một vài đánh giá về mô hình như
sau: vốn đầu tư ban đầu tương đối cao, thể hiện qua chi phí con giống và xây dựng
chuồng trại; mô hình cần khá nhiều vốn lưu động do nhu cầu thức ăn cho heo rất lớn
và toàn bộ phải mua thức ăn công nghiệp; thị trường đối với heo thịt lớn, giá cả
trong những năm gần đây tương đối ổn định, nhưng trong quá khứ giá cả biến động
lên xuống theo chu kỳ sau một số năm ổn định, trong năm khảo sát thì hộ đạt được
lợi nhuận cao hơn đạt từ trên 5 triệu đến gần 11 triệu đồng/lứa (so với trước đây chỉ
lời khoảng 4 triệu đồng/lứa 10 heo giống) do giá cả thị trường tốt hơn và heo nuôi
đạt hiệu quả cao tuy chi phí cũng có phần tăng lên; có rủi ro ở mức vừa phải từ dịch
bệnh và khả năng sinh sản của heo nái.
19


Mô hình này thích hợp trong việc kết hợp với nhiều hoạt động kinh doanh khác
nhằm đa dạng hóa thu nhập trên cơ sở tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi sẵn
có trong nông hộ. Từ các đặc điểm trên có thể cho thấy mô hình này có khả năng đạt
hiệu quả tương đối khá về mặt tài chính (4 điểm).
(ii) Khả năng/tính thích ứng với biến đổi khí hậu
Mô hình nuôi heo khá phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu vì dưới tác động

của biến đổi khí hậu các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương như trồng
lúa đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nước và tình trạng nhiễm mặn thì nuôi heo ít
bị ảnh hưởng của các tác động này. Từ đây có thể đánh giá mô hình nuôi heo tương
đối thích ứng với điều kiện bị tác động do tình trạng biến đổi khí hậu (3 điểm).
(iii) Khả năng nhân rộng mô hình
Nuôi heo có thể nói là một nghề truyền thống của người dân nông thôn. Mô
hình đòi hỏi vốn ban đầu để xây dựng chuồng trại và hầm ủ biogas cộng với tiền
mua con giống. Sau đó vốn lưu động cũng cần nhiều cho chi phí thức ăn. Dịch bệnh
cũng là vấn đề đáng quan tâm, vượt quá tầm kiểm soát của nông hộ và sau cùng là
giá heo biến động theo chu kỳ không biết trước được. Tuy nhiên, thịt heo là sản
phẩm truyền thống có nhu cầu thị trường rất cao và heo nuôi tại địa phương cũng dễ
dang tiêu thụ qua các thương lái và lò giết mổ tại địa phương. Nên mô hình được
đánh giá ở mức độ tốt về khả năng nhân rộng (4 điểm).
(iv) Sinh kế đa thu nhập
Mô hình nuôi heo hiện cũng đang đóng góp đáng kể vào thu nhập của hộ bởi
có thể kết hợp với nhiều hoạt động kinh tế khác trong hoạt động kinh tế hộ, đặc biệt
mô hình phù hợp với các nông hộ có lao động nhàn rỗi hoặc hộ có lao động lớn
tuổi. Chính vì vậy, tiêu chí này được đánh giá ở mức độ tốt (4 điểm).
(v) Cải thiện tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro dựa trên kiến thức
Khảo sát các mô hình nuôi heo cho thấy chất thải nuôi heo nhiều và gây ô
nhiễm môi trường, do đó chuồng heo phải có hầm ủ biogas để xử lý chất thải đồng
20


×