Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đề thi HKI TViệt 3( Đọc hiểu, LT&C)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.83 KB, 1 trang )

Phòng GD& ĐT Triệu Phong Đề kiểm tra HK I, Năm học : 2008 - 2009
Môn Tiếng Việt lớp 3 - Đọc hiểu, Luyện từ và câu
Thời gian làm bài: 40 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh : ...................................................................
Trường : ...................................................................
Lớp : ............ ( Học sinh làm trực tiếp ngay trên đề)
A. Đọc thầm: Đường vào bản.
Đường qua bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong
veo. Nước trườn qua kẽ đa, lách qua những mỏm đã ngầm, tung bọt trắng
xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản. Bên đường là
sườn núi thoai thoải.Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi.Con đường men
theo một bãi vâu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dài như ống đũa. Con đường đã
nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô
giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu, về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn
đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
B. Dựa vào nôi dung bài đọc trên, hãy khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời
đúng nhất:
1. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
A. Một B. Hai C. Ba
2. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A. Vùng núi B. Vùng biển C. Vùng đồng bằng
3. Vật gì nằm ngang đường vào bản?
A. Một ngọn núi B. Một rừng vầu C. Một con suối.
4. Mục đích chính của đoạn văn trên tả cái gì?
A. Tả con suối B. Tả con đường C. Tả ngọn núi
5. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh?
A. Nước trườn qua kẽ đa, lách qua những mỏm đã ngầm, tung bọt trắng xóa
như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản.
B. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã
từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.
C. Con đường men theo một bãi vâu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dài như ống


đũa.
6. Trong câu : “Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.”. Em có
thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?
A. tinh nghịch B. bướng bỉnh C. dại dột
7. Cho dòng văn sau : Mùa thu, chúng em
A. Đó là một ngữ B. Đó là một câu C. Đó là một từ
8. Điền dấu phẩy thích hợp trong câu sau:
Hằng năm cứ vào đầu tháng 9 các trường lại khai giảng năm học mới.

×