SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
------------
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2009 - 2010
Môn thi : NGỮ VĂN
--------
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: (4 điểm)
Cho đoạn trích sau:
(…) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê
hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ
ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe
bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” (…)
(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên.
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó.
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã
học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
Phần II (6 điểm)
Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sĩ thời kháng
chiến chống Pháp:
(…)Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (…)
1. Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí?
2. Trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu
rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng hợp –
phân tích – tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định để làm rõ sự đồng cảm, sẻ
chia giữa những người đồng đội. (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép
thế).
Họ và tên thí sinh …………………………………… Số báo danh ……………………..
Chữ kí của Giám thị số 1 Chữ kí của giám thị số 2
ĐỀ CHÍNH THỨC
BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I
1. Những câu văn này được rút trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Đây là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
2. Câu có lời dẫn trực tiếp : …Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa
xăm!” (…)
Câu đặc biệt trong đoạn trích : Im ắng lạ.
3. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được trần thuật từ ngôi thứ nhất. Người kể chuyện cũng là
nhân vật chính: nhân vật “tôi” (Phương Định). Cô và các đồng đội của mình đã sống và chiến
đấu ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung
nhiều bom đạn nguy hiểm nhất.
Phương Định là một cô gái Hà Nội, có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ
trong một căn buồng nhỏ ở một đoạn đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước
chiến tranh. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là
niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn của cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của
chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với thử thách, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng
cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai. Cô gái nhạy cảm,
hồn nhiên này hay mơ mộng và thích hát. Phương Định cũng yêu mến những đồng đội trong tổ
và trong cả đơn vị của mình, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những
người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá : “Tôi là con
gái Hà Nội… Một cô gái khá … Có hai bím tóc dày, mềm … một cái cổ cao, kiêu hãnh… một
đôi mắt xa xăm…”.
Công việc của cô nơi chiến trường hết sức nguy hiểm. Sau mỗi trận bom, cô phải lao ra
trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa
nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là một công việc phải mạo hiểm
với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự bình tĩnh và dũng cảm. Nhưng với cô, công
việc ấy đã trở thành việc thường ngày.
Hình ảnh Phương Định được nhà văn miêu tả sinh động, tinh tế. Đó là hình ảnh một cô gái
thanh niên xung phong tiêu biểu cho những người thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ.
4. Tác phẩm viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong
chương trình Ngữ văn 9:
Về truyện :
- “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Một trong những nhân vật chính là Thu – một cô giao liên thời kháng chiến chống Mĩ.
Về thơ :
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ : người chiến sĩ lái xe vận tải quân sự trên đường mòn
Trường Sơn thời chống Mĩ.
Phần II
1. Đồng chí : người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thể chính trị
hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám
1945, “đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.
Bài thơ được đặt tên “Đồng chí” nhằm nhấn mạnh sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người
lính cách mạng – những người có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu, gắn bó keo sơn
trong chiến đấu gian khổ thời chống Pháp. Tình đồng chí vừa là tình chiến đấu, vừa là tình
thân. Cả hai đều là máu thịt, hữu cơ, nó là sinh mạng con người cầm súng. Nó còn là lời nhắn
gửi, lời kí thác của nhà thơ với người, với mình, nó là tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, nó là vật
báu phải giữ gìn trân trọng.
2. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một
cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao
: “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã
góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với
người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.
3. Tình đồng chí cao đẹp đã mang lại sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc giữa những người đồng đội
(1). Tuy xuất thân từ những làng quê cụ thể khác nhau nhưng những người chiến sĩ ấy đã có
cùng một cảnh ngộ (2). Họ đã phải từ giã ruộng nương, làng mạc để bước chân vào quân ngũ
(3). Họ để lại sau lưng những người thân với cuộc sống khó khăn, vất vả, với những tình cảm
nhớ thương tha thiết (4). Bước chân vào cuộc chiến đấu trong giai đoạn đầu gian khổ, những
người lính không có cả những trang phục bình thường, quen thuộc của một người bộ đội (5).
Áo thì rách vai, quần thì có vài mảnh vá, chân thì không giày (6). Nhưng tinh thần của họ vẫn
lạc quan : miệng cười buốt giá (7). Họ lại yêu thương, đoàn kết, gắn bó nhau trong hoàn cảnh
thiếu thốn ấy : “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (8). Tình đồng chí như một ngọn lửa nồng
đã sưởi ấm tâm hồn, cuộc sống của những người vệ quốc quân Việt Nam (9). Chính tình đồng
chí cao đẹp đó đã mang lại sức mạnh và làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp
(10).
(1) : Tổng hợp → nêu nội dung chính của cả đoạn.
Các câu từ câu (2) → câu (9) : Phân tích → nêu những biểu hiện của tình đồng chí: đồng
cảm, sẻ chia.
Câu (10) : Tổng hợp → tổng kết và nâng cao, khẳng định giá trị của tình đồng chí.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG
------------
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2009 - 2010
Môn thi : NGỮ VĂN
--------
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1. Bài thơ Đồng chí được sáng tác thời gian nào ?
A. Trước Cách mạng tháng Tám
B. Trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp sắp kết thúc
D. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
Câu 2. Bài thơ Đồng chí thuộc đề tài
A. Tình yêu quê hương đất nước
B. Lao động xây dựng đất nước
C. Anh bộ đội cụ Hồ
D. Tình cảm gia đình
Câu 3. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong
bài thơ Đồng chí
A. Cùng chung xuất than nghèo khó
B. Cùng chung lí tưởng chiến đấu
C. Cùng đồng cam cộng khổ, gắn bó keo sơn
D. Cùng chung khát vọng anh hùng ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường
Câu 4. Ý nghĩa khái quát nhất của 3 câu thơ sau là gì?
“…Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ Văn 9, tập 1,…)
A. Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội; biểu tượng đẹp về cuộc đười người chiến sĩ.
B. Khắc họa cuộc đời chiến đấu gian nan của người chiến sĩ giữa thiên nhiên xa lạ và khắc
nghiệt.
C. Khắc họa tinh thần kề vai sát cánh, tư thế chủ động của người chiến sĩ trước trận đánh.
D. Thể hiện tâm hồn thơ mộng, lãng mạn của người chiến sĩ giữa những ngày gian khổ.
Câu 5. Nội dung khái quát nhất của bài thơ Khi con tu hú?
A. Thể hiện niềm say mê cảnh đẹp thiên nhiên và nỗi chán ghét thân phận nô lệ.
B. Thể hiện tình thương nhớ quê hương và nỗi uất ức vì cảnh tù đày trói buộc.
C. Thể hiện lòng thiết tha yêu cuộc sống và tâm hồn cháy bỏng khát vọng được tự do.
D. Là những hoài niệm về tuổi thơ và nỗi nhớ những tháng ngày tranh đấu.
Câu 6. Hình ảnh tiếng chim tu hú – một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Tố Hữu –
được xây dựng bằng biện pháp tu từ
A. So sánh
B. Ẩn dụ
ĐỀ CHÍNH THỨC
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 7. Trong đoạn thơ sau, tác giả sử dụng kết hợp phương thức và yếu tố biểu đạt nào?
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”
(Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ Văn 8, tập 1,…)
A. Biểu cảm và nghị luận
B. Biểu cảm và tự sự
C. Biểu cảm và miêu tả
D. Tự sự và miêu tả
Câu 8. Nhận xét nào đúng nhất về cảnh vào hè được thể hiện trong đoạn thơ đã dẫn ở câu 7 ?
A. Rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu
B. Không gian khoáng đạt, hình ảnh tráng lệ
C. Không gian trong sáng, màu sắc thanh nhã
D. Không gian êm đềm, cảnh sắc thơ mộng
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
“…Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Ngữ Văn 9, tập 1,…)
a) Hai câu thơ trên thuộc đoạn trích nào trong SGK Ngữ Văn 9?
b) Nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp của hai câu thơ đó (Trình bày thành đoạn văn 6-10 câu; có 1 câu
cảm than và gạch chân câu đó).
Câu 2. (5 điểm)
Mỗi nhân vật trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một
ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Hãy trình bài cảm nhận của em về nhân vật bé Thu
trong đoạn trích được học ở chương trình Ngữ văn 9.
Họ và tên thí sinh: ………………………………….. Số báo danh: ………………….
S GIO DC V O TO
HNG YấN
------------
K THI TUYN SINH LP 10 THPT
NM HC: 2009 - 2010
Mụn thi : NG VN
--------
Thi gian lm bi: 120 phỳt (khụng k thi gian giao )
(Đề thi gồm có 2 trang )
I) Phần Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi dới đây và chọn đáp án đúng (A,B,C hoặcD) chép vào bài làm.
Câu1: Dòng nào sau đây nêu đúng nội dung chính của đoạn trích Chị em Thuý Kiều
(trích Truyện Kiều-Nguyễn Du) ?
A.Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân . B.Miêu tả tài sắc của Thuý Kiều.
C.Miêu tả tài sắc và dự báo số phận của hai chị em Thuý Kiều.
D.Miêu tả đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều.
Câu2: Khi giao tiếp cần nói cho đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đềlà định
nghĩa cho phơng châm hội thoại nào?
A.Phơng châm quan hệ B.Phơng châm về lợng.
C.Phơng châm về chất. D.Phơng châm lịch sự.
Câu3: Trong hai câu thơ sau,tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
Không có kính,rồi xe không có đèn
Không có mui xe,thùng xe có xớc,
A.So sánh B.Nhân hoá C.Liệt kê D.Chơi chữ..
Câu4: Đề văn nào dới đây thuộc đề nghị luận về một vấn đề t tởng,đạo lý?
A.Suy nghĩ về tấm gơng của một học sinh nghèo vợt khó.
B. Suy nghĩ về đạo lý: Uống nớc nhớ nguồn
C.Suy nghĩ về những con ngời vợt lên số phận.
D. Suy nghĩ về hiện tợng nghiện các trò chơi điện tử của học sinh hiện nay.
Câu5: Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên viết về đề tài gì?
A.Lòng nhân ái. B.Tình yêu cuộc sống.
C.Tình yêu quê hơng,đất nớc. D.Tình mẫu tử.
Câu6: Bài thơ nào sau đây đợc kết thúc bằng điệu dân ca xứ Huế ?
A.Quê hơng-Tế Hanh. B.Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải.
C.ánh trăng-Nguyễn Duy. D.Con cò-Chế Lan Viên.
Câu7: Hình ảnh đầu tiên tạo ấn tợng và khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ Viễn Phơng khi
đến thăm lăng Bác là gì ?
A.Hàng tre trong sơng. B.Bầu trời cao xanh.
C.Dòng ngời vào viếng Bác. D.Mặt trời trên lăng.
Câu8: Truyện ngắn Bến quê của tác giả nào ?
A.Kim Lân B.Nguyễn Thành Long
C.Lê Minh Khuê D.Nguyễn Minh Châu
CHNH THC