Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP kể CHUYỆN TRONG dạy học môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.97 KB, 38 trang )

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN
PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG
PHÁP KỂ CHUYỆN TRONG
DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
TỈNH HẬU GIANG

1


- Hệ thống các nguyên tắc cần quán triệt khi sử dụng
phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Tư tưởng Hồ
Chí Minh tại trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Hậu Giang
Đặc điểm nổi bật của trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh
Hậu Giang là một trường đa ngành nghề đào tạo, đặc điểm
tâm sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn là khác
nhau. Do đó, muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Tư
tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên cần quát triệt một số nguyên
tắc cơ bản dưới đây:
- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu nội dung của môn học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong giai đoạn trước đây, mục tiêu môn học là nhằm
trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ cho sinh viên theo
khung chương trình đề ra. Xác định đúng mục tiêu nội dung
bài học là nguyên tắc quan trọng đây là mục đích cuối của
người giảng dạy hướng đến trong quá trình dạy học.
Với môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở bậc cao đẳng như
trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Hậu Giang, mục tiêu của
môn học chính là sau thời lượng 2 tín chỉ, SV nắm được khái
2




niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh, ý nghĩa học tập của môn học,
cơ sở khách quan (bối cảnh lịch sử, tiền đề tư tưởng lý luận)
và cơ sở chủ quan hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh; 5 giai
đoạn hình thành, phát triển và hoàn thiện Tư tưởng Hồ Chí
Minh; giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam
và đối với cách mạng thế giới; hệ thống các quan điểm Hồ
Chí Minh về xác định kẻ thù, tính chất, mục tiêu của cách
mạng thuộc địa, con đường phương hướng giải phóng thuộc
địa, lãnh đạo cách mạng, động lực của cách mạng, mối quan
hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; phương
pháp cách mạng; những quan điểm của Hồ Chí Minh về
Đảng, nhà nước, văn hoá, đạo đức và xây dựng con người
mới. Những tri thức nêu trên đều là những di sản lớn trong tư
tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng định hướng cho
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Về giáo dục, môn học Tư tưởng
Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng giáo dục lòng yêu nước,
bản lĩnh vượt khó, vượt khổ để kế thừa, vận dụng các giá trị
truyền thống của dân tộc cũng như của nhân loại được hội tụ
trong con người, nhân cách của Hồ Chí Minh. Về kĩ năng,
3


thông qua tiếp thu các tri thức của môn học Tư tưởng Hồ Chí
Minh sẽ giúp sinh viên rèn kĩ năng tự đánh giá bản thân, biết
tự vận dụng vào thực tiễn học tập và cuộc sống, kĩ năng rèn
đức, rèn tài và rèn nghề.

Đối với từng chương/ bài cụ thể thì vận dụng phương
pháp dạy học nói chung, vận dụng phương pháp kể chuyện
nói riêng cũng cần phải đạt được mục tiêu của bài trên các
phương diện kiến thức, kĩ năng và thái độ. Ví dụ như khi
giảng viên tiến hành vận dụng phương pháp kể chuyện cho
dạy học chương 1về Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển
Tư tưởng Hồ Chí Minh cần xác định mục tiêu cần đạt được:
Về kiến thức, sinh viên cần nắm được sau khi học xong bài là
nguồn gốc hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh;
Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh;
Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam “là
tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam”, “là kim chỉ
nam cho mọi hành động của cách mạng Việt Nam” và đối với
thời đại “tư tưởng Hồ Chí Minh là sự phản ánh khát vọng thời
đại”, “giúp loài người tìm ra giải pháp đấu tranh trong giải
phóng”. Về tư tưởng thái độ, qua tìm hiểu kiến thức chương 1,
GV giúp sinh viên hiểu rõ sự ra đời, phát triển Tư tưởng Hồ
4


Chí Minh là một hiện thực khách quan mà chúng ta cần phải
nhận thức đúng, khoa học; những kiến thức về Tư tưởng Hồ
Chí Minh được học tập, tìm hiểu cần được vận dụng vào công
tác thực tiễn, trân trọng những di sản truyền thống của dân tộc
và nhân loại. Về kỹ năng, do nội dung chương 1 gắn với
những sự kiện khác nhau về gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và
những cống hiến vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh nên sẽ giúp
sinh rèn luyện phương pháp học tập, nghiên cứu bộ môn Tư
tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là kĩ năng tự học, tự nghiên cứu,
kĩ năng thuyết trình, hợp tác nhóm, thảo luận nhóm…Từ đó,

biết vận dụng sáng tạo kiến thức đã được học trong công tác
thực tiễn. Bên cạnh đó các nội dung của môn học Tư tưởng
Hồ Chí Minh chuyển tải đến sinh viên trường Cao đẳng Cộng
đồng tỉnh Hậu Giang về phẩm chất của Người là về tấm
gương đạo đức, tình yêu thương con người, sống có tình có
nghĩa, về cách ứng xử một cách hài hòa, biết sống yêu thương
và sống có trách nhiệm trong học tập, công việc và cuộc sống.
Trong những năm gần đây, xác định mục tiêu của môn
học được tiến hành trên quan điểm đổi mới mục tiêu dạy học,
từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực
và phẩm chất người học. Do đó, khi vận dụng phương pháp
5


kể chuyện trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Hậu Giang, bản thân người
giảng viên cũng cần phải xác định mục tiêu vận dụng theo
tinh thần đổi mới, tức là tiếp cận ở hai phương diện: phẩm
chất và năng lực. Thông qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh cho sinh viên các khối ngành ở trường Cao đẳng Cộng
đồng tỉnh Hậu Giang, giảng viên cần hướng tới mục tiêu hình
thành cho sinh viên một số năng lực như năng lực giải quyết
vấn đề (giao nhiệm vụ sưu tầm, kể những câu chuyên có liên
quan tới chủ đề môn học); năng lực tự học, năng lực hợp tác
nhóm; năng lực giao tiếp…Về mặt phẩm chất, thông qua hệ
thống tri thức phong phú và toàn diện của di sản Tư tưởng Hồ
Chí Minh giúp cho người học nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn
giũa phẩm chất đạo đức, phong cách và lòng yêu nước, kính
trọng với những cống hiến của thế hệ cha ông đi trước vì
quyền sống của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, giúp sinh

viên chuyển từ thái độ khâm phục Hồ Chí Minh đến hình
thành thái độ sống tích cực, bản lĩnh kiên cường trước mọi
khó khăn của cuộc sống, học tập.

6


- Nguyên tắc bảo sự thống nhất, kết hợp giữa tính
khoa học và tính đảng, tính định hướng giáo dục chính trị,
tư tưởng
Là môn học thuộc hệ thống các môn khoa học lý luận
chính trị tiên quyết dành cho sinh viên các trường đại học,
cao đẳng cả nước, nên trong tiến trình lên lớp dạy học môn
TTHCM và sử dụng phương pháp kể chuyện ở trường Cao
đẳng Cộng đồng Hậu Giang, giảng viên vừa phải đảm bảo
tính khoa học của khoa học Tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa
đảm bảo tính đảng, tính giáo dục lý luận trong suốt thời gian
tổ chức môn học. Giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng
Hậu Giang khi truyền đạt kiến thức, phải đứng trên lập
trường chính trị của Đảng, đồng thời phải chỉ rõ lý luận đó
được vận dụng để xây dựng đường lối phát triển đất nước ta
như thế nào. Giảng viên phải là người nêu gương trước sinh
viên, phải có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng và
kiên quyết bảo vệ chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng
và Nhà nước bên cạnh việc tuân thủ tuyệt đối những kết
luận hay đánh giá chính thức của Đảng.
Đồng thời, khi vận dụng tổ chức phương pháp kể
chuyện, GV cần truyền tải đầy đủ, chính xác và trung thực hệ
7



thống tri thức khoa học. Ví dụ, khi giảng nội dung Mở đầu
môn học, phần khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh, GV không
thể cho sinh viên ghi chép kiến thức về khái niệm ngay mà
phải để sinh viên khám phá từ khái niệm tư tưởng và nhà tư
tưởng (nhìn từ phương diện triết học), quá trình nhận thức của
Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề TTHCM và khái niệm
TTHCM từ những năm 40 của thế kỷ XX đến Đại hội XI và
khái niệm thống nhất của giới nghiên cứu về TTHCM. Trong
quá trình làm rõ các khái niệm, trong đó có khái niệm nhà tư
tưởng theo quan điểm của V.I. Lê nin, giảng viên có thể nêu
một số ví dụ và kể các câu chuyện kết hợp với đặt câu hỏi nêu
vấn đề về các nhà tư tưởng lớn của nhân loại như Khổng Tử,
Mạnh Tử, Quản Trọng, Hàn Phi Tử, Các Mác, Lê nin cho đến
giải thích vì sao Hồ Chí Minh cũng là một nhà tư tưởng lớn
(sinh viên trả lời: Dựa theo quan điểm của Lê nin có thể thấy
Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn vì Người đã tìm thấy con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam- con đường
cách mạng vô sản đi theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và bài học
kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga).
Ngoài ra, do sinh viên Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang
là sinh viên đa ngành nên trong quá trình giảng dạy, giảng
8


viên nên lồng ghép các câu chuyện về thời niên thiếu của Hồ
Chí Minh như Búp sen xanh, “những mẩu chuyện trong cuộc
đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên, bộ “Hồ
Chí Minh biên niên và tiểu sử”, những câu chuyện liên quan
tới các thành viên trong gia đình và các đồng chí của chủ tịch

Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khoa học và tính
đảng, giảng viên phải rất chú trọng tìm hiểu kĩ nguồn gốc của
tư liệu, xác minh tính đúng đắn và giá trị của câu chuyện
trước khi mang ra tổ chức kể chuyện cho sinh viên nắm chắc
nội dung bài học.
- Nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn
“Nói đi đôi với làm” hay “Lý luận gắn liền với thực
tiễn” là một trong những nguyên tắc cơ bản và tổng quát được
Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo từ lý luận gắn liền
với thực tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt
nam. Người đã khái quát thành lý luận trong hoạt động thực
tiễn nước ta và đã trở thành bài học vô giá cho mọi thế hệ ở
trong giai đoạn xây dựng và thống nhất đất nước. Phương
châm “Nói đi đôi với làm” đã trở thành hành động bất diệt
trong thời đại Hồ Chí Minh và nó luôn có giá trị thực tiễn sâu
9


sắc. Có thể khẳng định rằng nội dung “Nói đi đôi với làm” là
một trong những biện pháp căn bản, thực tiễn nhằm ngăn
ngừa, khắc phục bệnh giáo điều, chỉ nói mà không làm. Người
nói: "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, lý luận mà
không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông, dù xem
được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem
ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng sách"
Từ những thực tiễn trên đòi hỏi giảng viên Trường Cao
đẳng Cộng đồng tỉnh Hậu Giang khi vận dụng phương pháp
kể chuyện trong giảng dạy nội dung các chương môn Tư
tưởng Hồ Chí Minh phải quán triệt quan điểm, lý thuyết gắn

với thực tiễn, học đi đôi với hành, các câu chuyện được đưa
vào tổ chức kể trên lớp không chỉ để ví dụ, minh chứng mà
phải có ý nghĩa giáo dục, vận dụng cao, phải có thực hành cụ
thể, hướng các sinh viên vào các hoạt động thực tế, phải làm
gương để các em làm theo.
Ví dụ khi dạy nội dung chương 7 mục II, “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức”, giảng viên có thể kể về nội dung thực
hành tiết kiệm của Bác “Từ đôi dép đến chiếc xe ôtô” để minh
chứng việc thực hành tiết kiệm của Bác qua đó giáo dục ý
thức trong việc thực hành tiết kiệm không chỉ bằng lời nói mà
10


phải bằng thực hành như câu chuyện kể. Sau khi tổ chức kể
chuyện, giảng viên có thể gọi một số sinh viên trả lời câu hỏi
nêu vấn đề. Đối với sinh viên ngành Y, ngành Dược, GV có
thể đặt câu hỏi, “Trong lĩnh vực của Y, Dược, theo em cái gì
cần tiết kiệm nhất? Vì sao?”. Với sinh viên ngành quản trị
kinh doanh, giảng viên có thể đặt câu hỏi “Theo em, tiết kiệm
khác gì với keo kiệt? Em thực hành tiết kiệm như thế nào?”.
Đối với sinh viên ngành giáo dục Tiểu học và giáo dục mầm
non, giáo viên Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể đặt câu hỏi
“Theo các em trong giáo dục có sự lãng phí không? Chúng ta
cần làm gì để thực hành tính tiết kiệm của chủ tịch Hồ Chí
Minh trong lĩnh vực giáo dục?”. Sau khi chuẩn bị 3-5 phút,
giảng viên sẽ mời đại diện từng nhóm đưa ra quan điểm của
nhóm mình và nhận xét, tổng kết ưu, nhược từng câu trả lời,
đồng thời chỉ ra sự lô gic từ câu chuyện về đức tính tiết kiệm
của chủ tịch Hồ Chí Minh đến thực tiễn thực hành tiết kiệm
của sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Hậu Giang.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính vừa sức
Mỗi một địa bàn thực nghiệm đều có đặc điểm riêng.
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang do nằm trên địa bàn
có điều kiện khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất, sinh viên ở
11


trình độ cao đẳng nên trong quá trình dạy học môn Tư tưởng
Hồ Chí Minh phải bảo đảm nguyên tắc tính thực tiễn và phải
vừa sức phù hợp với từng sinh viên. Không những vậy, vì đây
là môn học khó, khô khan so với bản thân sinh viên không
chuyên ngành lý luận chính trị. Do đó, đòi hỏi giảng viên tổ
chức dạy học vận dụng phương pháp kể chuyện phải chú ý
đến một số vấn đề: câu chuyện lựa chọn phải phù hợp, gần
gũi, có giá trị vận dụng cao; phù hợp với trình độ nhận thức
và tiếp thu tri thức của sinh viên, qua đó phát huy tính tích
cực, chủ động của các em trong quá trình tổ chức vận dụng
phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh. Để đảm bảo tính thực tiễn, tính vừa sức khi vận dụng
phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh nên phải đảm bảo các yêu cầu là phải căn cứ vào điều
kiện thực tế để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp,
cách thức dạy học, kiểm tra cho phù hợp; phải xác định chính
xác mục tiêu, giá trị thực tiễn nội dung; Sử dụng phương pháp
dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp kiểm
tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và
phát triển năng lực cho người học; phải đảm bảo tính khoa
học, tính cập nhật.
12



Ví dụ, khi giảng viên tiến hành vận dụng phương pháp
kể chuyện ở chương 7, phần các chuẩn mực đạo đức cách
mạng theo quan điểm Hồ Chí Minh, trong đó có nội dung
“thương yêu con người, sống có tình nghĩa”, giảng viên có thể
mời 1 đến 2 nhóm sinh viên trên cơ sở đã giao bài tập chuẩn
bị từ trước lên kể những câu chuyện có nội dung liên quan tới
chủ đề, mang tính vừa sức, gần gũi như câu chuyện “Quả táo
của Bác Hồ cho em bé”, “Bác Hồ là thế đấy”…
Câu chuyện “Bác Hồ là thế
đấy”

Câu chuyện “Quả táo của Bác
Hồ
cho em bé”

“Thời chống Mỹ. Một buổi
trưa, Hồ Chủ tịch đang chuẩn bị
nằm nghỉ thì cần vụ vào báo
cáo Bác là có khách. Khách là
một cụ già ở Hưng Yên. Cùng
đi với cụ có một vị lãnh đạo
tỉnh. Trên xe còn có một thùng
cá khá nặng.
- Thưa Bác, cháu xin thay mặt
bà con ở địa phương lên thăm
sức khoẻ Bác và có ít cá mới
đánh đem lên biếu Bác. Cá loại
này là cá tiến nổi tiếng ở đầm
Dạ Trạch đấy ạ!

13

“Tháng 4-1946, với danh
nghĩa là Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác
Hồ sang Pháp để đàm phán với
Chính phủ Pháp về những vấn
đề có liên quan đến vận mệnh
của đất nước. Ông Đốc lý thành
phố Paris mở tiệc long trọng
thết đãi Bác Hồ. Trước khi ra
về, Người chọn lấy một quả táo
đẹp trên bàn, bỏ vào túi. Mọi
người, kể cả ông Đốc lý đều
kinh ngạc chú ý tới việc ấy,
ngạc nhiên và không giấu được
sự tò mò. Khi Bác Hồ bước ra


- Thưa cụ, cụ ngang tuổi tôi, xin khỏi phòng, rất đông bà con Việt
cụ đừng xưng hô như thế!
kiều và cả người Pháp nữa đang
đứng đón Bác. Bác chào mọi
- Vâng, nếu cụ cho phép…
người. Khi Bác trông thấy một
- Ao nhà ta có rộng không mà bà mẹ bế một cháu nhỏ cố lách
đám đông lại gần, Bác liền giơ
cụ thả được nhiều cá vậy?
tay bế cháu bé và đưa cho cháu
- Dạ thưa cụ, đây là cá của hợp bé quả táo.

tác xã.
Cử chỉ của Bác Hồ đã làm
- Cá của hợp tác xã là tài sản những người có mặt ở đó từ chỗ
chung của bà con, phải để bà tò mò ngạc nhiên đến chỗ vui
con dùng chứ!
mừng và cảm phục về tấm lòng
yêu
trẻ
của
Bác”
- Thưa cụ, nhờ có ông lãnh đạo
tỉnh giao cho nên lần đầu tiên
tôi mới được cặp Cụ Chủ tịch
nước, thật may mắn cho tôi
quá. Còn cá, đã trót mang lên
đây rồi, xin Cụ vui lòng nhận
cho, chúng tôi khỏi phải đem về.
Hồ Chủ tịch cho mời ông cán
bộ phụ trách nhà bếp lên gặp
Người.
- Loại cá này ở chợ Bắc Qua
bán bao nhiêu một cân?
- Thưa Bác, một cân giá …
- Vậy chú cân lên xem tất cả là
bao nhiêu cân, coi như nhập
vào nhà bếp của cơ quan. Và
chú tính xem bao nhiêu tiền để
gửi
cụ
cầm

về.
14


Quay sang vị khách quý Hưng
Yên, Hồ Chủ tịch ân cần nói:
- Tôi xin đa tạ tấm lòng của cụ
và bà con xã nhà đối với tôi.
Quà cụ và bà con cho, tôi nhận
rồi, còn đây là số tiền tôi gửi cụ
đem về nộp vào quỹ hợp tác
xã”.

Sau khi sinh viên kể xong câu chuyện, giảng viên có thể
phát vấn câu hỏi cho các bạn trong lớp vừa nghe “Các em vừa
nghe 2 câu chuyện về cách ứng xử của chủ tịch Hồ Chí Minh,
một với cụ già, một với trẻ nhỏ, vậy các em có thể rút ra được
điều gì từ các câu chuyện này?”. Trên cơ sở gợi lại câu
chuyện, giảng viên cần nhấn mạnh vào hình ảnh Bác Hồ lấy
quả táo không phải để cất cho riêng mình mà để lấy phần cho
cháu bé cũng như cách Người xưng hô với các cụ già nuôi ao
cá ở Hưng Yên bằng “cụ” đủ thấy sự kính trọng trong trái tim
bao la của Người chan chứa tình yêu thương con người,
không phân biệt lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, thành phần giai
cấp. Ẩn chứa sau mỗi câu chuyện của Người là một trái tím
bao dung. Cuối câu chuyện, sau khi sinh viên đã nắm được
nội dung, giáo viên có thể mời sinh viên ngành Y lên trả lời
15



câu hỏi có tính vận dụng vừa sức “từ câu chuyện về tình
thương người bao la của Hồ Chí Minh, em nghĩ gì đến vấn đề
rèn luyện y đức của người bác sĩ trong giai đoạn hiện nay?”
Như vậy, cuộc đời sự nghiệp và di sản tư tưởng Hồ Chí
Minh gắn với rất nhiều câu chuyện ý nghĩa, giá trị. Do đó, khi
tiến hành dạy học, việc đảm báo tính thực tiễn, tính vừa sức
trong quá trình sử dụng phương pháp kể chuyện ở trường Cao
đẳng Cộng đồng tỉnh Hậu Giang sẽ giúp cho sinh viên hình
thành các năng lực và phẩm chất trên cơ sở các điểm mạnh,
điểm yếu của bản thân. Hơn thế nữa, người học sẽ thấy hứng
thú với nội dung môn học, bài học do tìm thấy được sự liên hệ
giữa những bài học về tư tưởng Hồ Chí Minh đến ngành nghề
mình đang theo học. Có như vậy, nội dung bài học sẽ được
khắc sâu và có giá trị vận dụng thực tiễn cao trong học tập và
cuộc sống của sinh viên.
- Biện pháp sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy
học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Cao đẳng
Cộng đồng tỉnh Hậu Giang

16


- Xây dựng bảng thống kê ngân hàng truyện kể có liên
hệ với nội dung môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và các ngành
nghề của sinh viên Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang
Do sinh viên ở trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Hậu
Giang thuộc về các nhóm chuyên ngành hết sức đa dạng, vì
vậy để tổ chức thực hiện phương pháp kể chuyện trên lớp có
hiệu quả trong môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, biện pháp quan
trọng đầu tiên là giảng viên cần xây dựng một bảng hệ thống

ngân hàng các câu chuyện có liên quan tới cuộc đời, sự
nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh và địa chỉ ứng dụng ở các
chương của môn học.
- Thống kê ngân hàng câu chuyện nhằm tổ chức sử dụng
phương pháp kể chuyện trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí
Minh
STT

Tên câu chuyện

Địa chỉ vận dụng

1

Bản yêu sách của nhân dân An Nam Chương 1/chương
gửi Hội nghị Véc xây (1919)
6

2

Con đường dẫn tội đến chủ nghĩa Chương 1
Lênin

3

Bác Hồ với cụ Phan Châu Trinh
17

Chương
chương 2


1,


STT

Tên câu chuyện

Địa chỉ vận dụng

4

Bác Hồ với cụ Phan Bội Châu

Chương
chương 2

1,

5

Bác Hồ với cụ Huỳnh Thúc Kháng

Chương
chương 2

1,

6


Người Công giáo ghi ơn Bác Hồ

Chương
chương 5

2,

7

Tài ứng khẩu của Bác

8

Cách ứng đáp mẫn tiệp của Chủ tịch Chương 1
Hồ Chí Minh

9

Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu Chương 1
tiên

10

Bác nhớ các chaú thiếu niên dũng sĩ Chương 5
miền Nam

11

Chủ tịch nước cũng không có đặc Chương 6
quyền


12

Bác Hồ với bộ đội ở đền Hùng

13

Bác không thăm những người mẹ như Chương 2
thím thì thăm ai

14

Chú nói đúng, nhưng chưa đủ

Chương
chương 7

4,

15

Các chú nói hợp lý nhưng chưa hợp Chương

chương 7

4,

16

Bài thơ nổi tiếng của Bác Hồ căn dặn Chương

thanh niên ra đời như thế nào
chương 5

1,

18

Chương 1


STT

Tên câu chuyện

Địa chỉ vận dụng

17

Thanh niên phải gương mẫu trong Chương
đoàn kết và kỷ luật
chương 4

1,

18

Thế phụ nữa miền Bắc có dám thi Chương
đua với phụ nữ miền Nam không
chương 5


2,

19

Sự ra đời của một bài thơ

Chương 1

20

Việc chi tiêu của Bác Hồ

Chương
chương 1

21

Chú sang xông nhà cho Bác

Chương 7

22

Bác kết luận

Chương 7

23

Đánh nó xong rồi ta phải làm gì


Chương 3

24

Các cháu hát được bài Kết đoàn chứ? Chương 5

25

Bác Hồ gia tăng rau cải

Chương 1

26

Câu chuyện về ba chiếc ba lô

Chương 7

27

Bát chè xẻ đôi

Chương
2,
chương 3, chương
5, chương 7

28


Thời gian quý báu lắm

Chương
chương 7

1,

29

Chú còn trẻ, chú vào hầm ẩn trước đi

Chương
chương 7

5,

30

Bác có phải là vua đâu

Chương
chương 6

4,

31

Từ đôi dép đến chiếc xe ô tô

Chương 7


19

7,


STT

Tên câu chuyện

Địa chỉ vận dụng

32

Bữa cơm kháng chiến

Chương 2

33

Quyền lao động của Bác

Chương 3

34

Quả táo Bác Hồ cho em bé

Chương
chương 7


35

Ai ăn người ấy trả tiền

Chương 1

36

Đạo đức người ăn cơm

Chương
chương 7

37

Gương mẫu tôn trọng luật lệ

Chương 6

38

Chú ngã có đau không

Chương 7

39

Tấm lòng Bác Hồ với chiến sĩ


Chương
chương 7

40

Tình thương yêu bao la

Chương 5

41

Đi làm ruộng với nông dân

Chương 5

42

Thi đua về lòng yêu nước thì ta thắng Chương
chương 2

1,

43

Đời sống của dân quan trọng hơn

3,

44


Dù tá hay tướng đều phải lo phục vụ Chương 6
nhân dân

45

Chữ quan lieu viết thế nào

Chương 4

46

Đón vua hay đón Bác

Chương 6

47

Bàn đá chông chênh dịch sử đảng

Chương

20

Chương
chương 6

5,

1,


5,

4,


STT

Tên câu chuyện

Địa chỉ vận dụng
chương 1

48

Các dân tộc phải tiếp tục đoàn kết

Chương 5

49

Theo Bác đi chiến dịch

Chương 1

50

Thầy học của Bác là nhân dân

Chương
2,

chương 3, chương
7

51

Phải lắng nghe ý kiến quần chúng

Chương
chương 5

52

Bác đi chúc Tết

Chương 5

53

Phải dân chủ với dân

Chương
chương 6

54

Phê bình mà thành câu chuyện tâm sự Chương 4

55

Chú ăn no mới cày được, sao để trâu Chương 7,

gầy đói thế

56

Bài học về cách nói, cách dùng từ

Chương
chương 7

1,

57

Nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức Chương
vinh quang của các thầy, cô giáo
chương 7

3,

58

Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức

Chương 5

59

Chiến lược trăm năm trồng Người

Chương

7,
chương 3, chương
2

60

Việc nào cũng có tầm quan trọng của Chương
21

2,

4,

2,


STT

Tên câu chuyện

Địa chỉ vận dụng



chương 7

61

Phải chăm chỉ học tập


Chương 7

62

Ai có trách nhiệm trồng người

Chương 3

63

Từ những việc nhỏ nhất

Chương 1

64

Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Chương 5

65

Tự học của Hồ Chí Minh

Chương 1

66

Chí ham học của cụ Nguyễn Sinh Sắc Chương 1


67

Tài ứng khẩu của Bác khi còn nhỏ

Chương 1

68

Truyền thống người xứ Nghệ

Chương 1

69

Sự ra đời của tác phẩm Sửa đổi lối Chương 4
làm việc và Nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân

70

Câu chuyện Bác Hồ đến với Luận Chương 2
cương Lênin

71

Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập

Chương 2

Việc chuẩn bị cho mình những câu truyện không chỉ

giúp sinh viên có sự chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp mà
còn nhằm giúp giảng viên có nguồn tư liệu để chuẩn bị bài
giảng tốt nhất, nắm vững nội dung, nhuần nhuyễn cách trình
22


bày, có thể biến tấu cho nó vui tươi hơn hoặc lãng mạn hơn,
… Nếu giảng viên chủ quan vào việc cứ lấy một mẫu
chuyện nào đó bất kỳ mới được nghe hay mới đọc được mà
không có sự chuẩn bị trước sẽ dẫn đến nội dung câu chuyện
có thể không ăn nhập gì với nội dung bài hậu quả là làm
phản tác dụng của phương pháp. Ngoài ra, việc lập cho
mình ngân hàng truyện kể cũng làm đa dạng, phong phú hơn
cho quá trình giảng dạy của mình. Giúp người dạy tự tin
hơn với phương pháp cũng như tri thức mong muốn học
sinh lĩnh ngộ.
- Biện pháp xây dựng bản thiết kế, dự kiến về quy
trình tổ chức kể chuyện
Để thực hiện biện pháp này, giảng viên dạy TTHCM ở
trương Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Hậu Giang cần xác định
mục tiêu trong việc sử dụng kể chuyện về Bác trong giảng
dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Để giáo dục sinh viên trong
việc thực hành tiết kiệm, tinh thần ý thức và thời gian học
tập.Trích dẫn câu chuyện kể về Bác “Thời gian quý báu lắm”
do nhà xuất bản Quốc gia xuất bản năm 2007. Những chuyện
kể về tấm lòng của Bác gắn bó với nhân dân, chiến sĩ trong
các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như “Bác Hồ với chiến
23



sĩ người dân tộc”, “Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt
si”, “Đi làm ruộng với nông dân”.
Xác định đối tượng dạy học: Sử dụng phương pháp kể
chuyện theo hướng tiếp cận người học trong dạy học Tư
tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Cao đẳng Cộng
đồng Hậu Giang cho nên làm sao chuẩn bị thời gian như thế
nào phải đảm bảo nội dung. Đặc điểm sinh viên ở trường Cao
đẳng cộng đồng Hậu Giang đều là sinh viên chính quy nên
việc xác định tâm ý, nhận thức của các em một cách dễ dàng,
vì thế việc chuẩn bị những mẩu chuyện sao cho phù hợp với
nội dung và đa số các em sinh viên yêu thích cũng thuận lợi.
Từ đó, sử dụng những mẩu chuyện vừa ngắn gọn, dễ hiểu phải
đảm bảo các tính Đảng, tính giáo dục, tính vừa sức, không quá
khó, trừu tượng hay không phù hợp nội dung.
Xác định phương tiện, tài liệu tham khảo và nội dung
trong truyện kể, xây dựng ngân hàng truyện kể. Do điều kiện
về thời gian lớp học mà phải đảm bảo nội dung bài học các
mẩu chuyện cũng phải minh họa cho từng nội dung, phù hợp
đối tượng người học, phải mang tính giáo dục chứ không phải
kể cho vui.Bản thân người giảng viên phải đam mê thích thú
với môn học, có sự cuốn hút gắn với những mẩu chuyện kể, vì
24


qua từng mẩu chuyện kể, vì qua từng mẩu chuyện kể ta rút
được ý nghĩa mẩu chuyện, giá trị mang tính giáo dục vào mỗi
con người chúng ta như thế nào.
Những tài liệu về những mẩu chuyện kể về Bác rất
phong phú, rất khó có thời gian để tìm đọc, do đó để thuận lợi
cho quá trình giảng dạy với truyện kể đòi hỏi người giảng

viên cần trang bị ngân hàng những mẩu chuyện kể cho mình.
Ngân hàng truyện kể là nơi tập hợp những câu chuyện được
giảng viên lựa chọn phù hợp với từng đơn vị kiến thức trong
nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong ngân hàng
truyện kể có thể chứa đựng nhiều thể loại truyện khác nhau
nhưng trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ sử
dụng truyện lịch sử và truyện về nhân vật…Những câu
chuyện này cần được giảng viên sưu tầm và tỉa gọt sao cho
phù hợp với nội dung bài cần giảng của mình. Vì đôi khi
chúng ta không cần sử dụng hết nội dung câu chuyện hoặc
câu chuyện chưa cung cấp đủ cho chúng ta nội dung mong
muốn cụ thể như nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc thì đòi hỏi giảng viên cần xây dựng ngân hàng câu
chuyện phù hợp là Phải đánh được bài “đoàn kết”, “Ít địch
nhiều, yếu đánh mạnh”, “Câu chuyện về 3 chiếc ba lô” trích
25


×