Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích trao duyên nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.95 KB, 5 trang )

Đề 2: Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc. Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa
bảng và văn chương. Cuộc đời ông gắn liền những thăng trầm của lịch sử nước
nhà.Nguyễn Du đã có mười năm lưu lạc trên đất Bắc có lẽ trong thời gian đó ông đã cho
ra đời một “kiệt tác văn học” – Truyện Kiều. Truyện Kiều là tác phẩm mang giá trị nhân
đạo sâu sắc. Đến với tác phẩm , người đọc vô cùng ấn tượng với đoạn trích “ Trao duyên”
“ Trao duyên” thuộc phần thứ hai gia biến và lưu lạc. Đoạn trích nằm từ câu 723 đến
câu 756 , như đã kể lại toàn bộ sự việc mà gia đình Kiều gặp phải. Gia đình Kiều bị vu
oan, Thúy Kiều đã phải bán mình để chuộc cha. Sau khi mọi chuyện được giải quyết,
nàng đã nhờ em gái mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Đoạn trích đã thể hiện bi kịch tình
yêu, thân phận bất hạnh nhưng nhân cách đầy cao đẹp của Thúy Kiều.
Mười hai câu thơ đầu tiên , Nguyễn Du đã đưa người đọc bắt gặp tâm trạng xót xa
của Thúy Kiều khi thuyết phục em trả nghĩa cho Kim Trọng. Hai câu thơ đầu chính là sự
ngỏ lời trao duyên của Kiều :
“ Cậy em , em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Mở đầu đoạn trích chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh Thúy Kiều và Thúy Vân đang ngồi cạnh
nhau nhưng dường như có một sự khác biệt so với bình thường dự báo sắp có chuyện gì
đó xảy ra. Với động từ “cậy” như thấy được Thúy Kiều đang nhờ Vân một việc gì đó. Từ
“ cậy” mang một sắc thái hàm ẩn như linh tính việc mà Kiều sắp nhờ Vân là một việc vô
cùng hệ trọng mà Kiều tin tưởng rằng chỉ có Vân mới làm được.Qua đó thấy được sự
trông mong, tha thiết nhờ vả của Kiều. “Chịu lời” cụm từ như thể hiện sự đồng ý nhưng
không phải do tự nguyện mà có lẽ là do miễn cưỡng chấp nhận để chứng tỏ Kiều hiểu
được tình thế, cảm xúc của Vân sau khi nghe những lời Kiều sắp nói.Trong xã hội phong
kiến lễ giáo là một trong những quy tắc mà bắt buộc ai cũng phải tuân thủ . Vậy mà Thúy
Kiều lại “lạy – thưa” với Vân điều đó có lẽ là điều mà không bao giờ xảy ra trong thời
phong kiến. Trong tình huống này, vị trí của Vân và Kiều dường như có sự thay đổi :
Thúy Kiều đưa Vân lên làm người bề trên còn mình thì làm người bề dưới. Đó là một
tình huống vô cùng đặc biệt.Thúy Kiều làm như vậy để nhờ Vân giúp đỡ cho mình và
chính trong hoàn cảnh ấy thì Vân mặc nhiên phải chấp nhận điều mà Kiều nhờ vả. Chỉ


thế thôi ta cũng cảm nhận được sự thông minh nhưng thấu tình đạt lí của Kiều. Và hai
câu đầu cũng giúp người đọc thấy được sự đau xót khi Kiều ngỏ lời trao duyên cho


Vân.Sau khi ngỏ lời trao duyên Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ vô cùng thuyết phục để
em nhận lời giúp mình :


Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
Đầu tiên, Kiều đã kể lại những kỉ niệm đẹp đẽ về mối tình của mình với chàng Kim.Bằng
điển tích điển cố “ quạt ước” –“ chén thề” đã gợi ra khung cảnh lãng mạn về buổi tối
trăng sáng vằng vặc có một đôi nam nữ uống rượu thề nguyền ước hẹn trăm năm chung
thủy. Chưa dừng lại ở đó, ban ngày họ còn tặng quạt cho nhau để ngỏ ý ước hẹn trăm
năm. Tin yêu của họ mới đẹp , mới cao cả làm sao! Thế nhưng rồi chẳng hiểu sao “ sóng
gió” lại ập đến nhanh tới như vậy. Gia đình Kiều bị oan, cha và em của nàng bị bắt. Nếu
nàng không cứu họ có lẽ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của cả cha- người sinh ra nàng
cùng với em trai – tình thân của nàng. Trước tình huống đó Thúy Kiều phải đứng trước
hoàn cảnh “Bên tình , bên hiếu bên nào nặng hơn”.Và rồi cuối cùng nàng đã chọn bán
mình để cứu lấy cha làm tròn chữ hiếu của một người con , làm đúng theo lễ giáo phong
kiến. Sau khi khó khăn qua đi , Thúy Kiều lại lâm vào trớ trêu khác đó là nàng phụ nghĩa
Kim Trọng.Nàng dằn vặt , áy náy khi đã không làm đúng theo lời thề của mình với chàng
Kim.Hình ảnh “đứt gánh tương tư” như thể hiện sự tội nghiệp , đáng thương của Thúy

Kiều. Chính vì áy náy, chính vì cảm thấy mình có lỗi mà nàng đã giải quyết rắc rối của
mình bằng cách trao duyên cho em gái. Câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
như đã nói lên sự đau đớn của Thúy Kiều và sự tội nghiệp của Thúy Vân.Thúy Kiều đau
đớn khi phải từ bỏ mối tình đẹp đẽ của mình và còn đau đớn hơn khi phải đưa em gái
mình đến bên một người mà em không yêu.Thúy Kiều xót xa cho mình bao nhiêu thì tội
nghiệp cho những thiệt thòi mà Vân phải chịu bấy nhiêu.Thúy Kiều buộc Vân vào một
tình huống mà Vân không thể từ chối bởi Kiều hiểu rất rõ rằng Vân sẽ không thể từ chối
mình. Thúy Kiều biết rằng Vân vẫn còn rất trẻ cơ hội của Vâng sẽ còn rất dài và nếu
không phải thay mình trả nghĩa cho Kim Trong thì chắc chắn Vân sẽ có được hạnh phúc


cho riêng mình .Thế nhưng Vân phải thay chị trả nghĩa cho Kim Trọng .Vân không thể từ
chối vì “xót tình máu mủ” hai người là chị em ruột thịt.Hai câu thơ cuối của đoạn chính
là sự giãi bày của Thúy Kiều với Vân:


Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”
Với thành ngữ “ thịt nát xương mòn” như là những dự cảm không lành sẽ xảy ra với
Thúy Kiều. Với nàng cho dù có bị đày đọa về thể xác và tâm hồn như thế nào nhưng
nàng tin rằng sẽ có một phép nhiệm vụ xảy ra cứu vớt tâm trạng nàng .Mà điều đó chính
là Vân đồng ý trả nghĩa cho Kim Trọng. Và chỉ có thể mới khiến Kiều “ngậm cười chín
suốt” mới khiến nàng an lòng. Hai câu thơ còn cho thấy việc sử dụng từ ngữ vô cùng tinh
tế của Nguyễn Du.
Sau khi trao duyên cho em , Thúy Kiều đau lòng trao kỉ vật cho em và dặn dò
chuyện mai sau. Đầu tiên, Thúy Kiều trao cho em những kỉ vật của mình với Kim Trọng:


Chiếc vành với bức tờ mây


Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa”
Với biện pháp liệt kê, Kiều đã gọi tên từng kỉ vật trao cho Vân. Đầu tiên là “chiếc vành”
là vòng xuyến mà Kim Trọng trao cho nàng , tiếp theo là “ bức tờ mây” là tờ giấy ghi lời
thề của hai người và còn “phím đàn”, “mảnh hương huyền” là những kỉ niệm trung đôi
của Kim và Kiều.Tất cả chúng là những kỉ vật của mối tình đầu trong sáng , tinh khiết ,
ngây thơ.Nhìn chúng , lòng Kiều như thắt lại xót xa. Lúc này trong tâm hồn và lí trí của
nàng dường như có sự mâu thuẫn. Lí trí Kiều muốn trao duyên cho Vân nhưng còn tấm
lòng nàng lại đi ngược lại bởi “vật này của chung”. Kiều muốn đồng sở kỉ vật với Vân
.Nếu trước kia đó là những kỉ vật của Kim và Kiều thì từ bây giờ trở đi nó là của Vân và
Kim nhưng Kiều vẫn muốn sở hữu nó.Không chỉ vậy Kiều còn muốn Vân và Kim Trọng
sẽ không quên mình.Vân vì tình chị em sẽ không quên chị nhưng còn Kim Trọng thì sao?
Kiều mong Kim Trọng vì còn tình cảm với mình sẽ không quên nàng . Chỉ thế thôi cũng
thấy được sự yếu mềm, đau đớn hụt hẫng cùng với tình cảm sâu nặng mà Kiều dành cho


Kim Trọng.Sau khi trao kỉ vật , thật tâm Thúy Kiều vẫn chưa thể quên đi Kim Trọng ,
lòng Kiều vẫn chưa hết nguôi ngoai:


Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra …. thác oan’’
Lời thơ mang âm hưởng não nề,Kiều tự coi mình là kẻ đoản mệnh .Những câu từ thể hiện
như cho thấy Kiều đang ở một thế giới khác – thế giới không có cha me, không có người

yêu chỉ có cạm bẫy, có xấu xa, thủ đoạn. Thế giới ấy con người sẵn sàng hãm hại nhau vì
đồng tiền. Thật đáng thương cho thân phận của Thúy Kiều! Sông ở một thế giới đầy rẫy
xấu xa Kiều chẳng dám mong sẽ được hạnh phúc cho riêng mình chỉ muốn thấy hạnh
phúc của em và người yêu. Sự bế tắc và khổ đau trong lòng Kiều chất chứa trong từng
hình ảnh : “ lò hương”, “ ngọn cỏ”; “ hồn”, “nát thân”, “cách mặt khuất lời” “người thác
oan” hàng loạt nhưng từ ngữ mang âm điệu cô tịch , lạnh lẽo như 1 vết cắt vào tâm hồn
của người đọc.Người con gái tuổi mới đôi mươi mà nghĩ đến cái chết đầy bi kịch, bế tắc
nhưng bản thân người con gái ấy lại mong muốn được thanh thản, có thể vứt bỏ dương
duyên. Đau xót thay cho 1 số phận tài sắc vẹn đoàn nhưng sớm rơi vào lam lũ, bi kịch.
Tám câu cuối là lời độc thoại của Kiều về thực tại xót xa , buồn tủi:
“ Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim lang ! Hỡi kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Hai câu thơ đầu của đoạn thơ trên sử dụng thành ngữ : “ trâm gãy gương tan” diễn tả sự
tan vỡ của tình yêu cũng là sự tan nát trong lòng Kiều.Đi kèm với thành ngữ ấy là thành
ngữ “ tơ duyên ngắn ngủi” giúp người đọc cảm nhận được tình duyên của Kim Trọng và
Kiều đến đây là kết thúc. Thúy Kiều chấp nhận thực tại và chính điều đó làm cho Kiều


thức tỉnh về thân phận của mình.Hai thành ngữ “phận bạc như vôi” và “hoa trôi lỡ làng”
có sức gợi rất lớn. Chính hai thành ngữ ấy đã gợi ra nỗi đau khổ cùng cực của Thúy
Kiều:thân phận của Kiều bị lệ thuộc không được quyền quyết định hạnh phúc tương lai
của mình. Sau khi nhận thức về số phận của mình Thúy Kiều hướng đến Kim Trọng.
Nàng gọi Kim Trọng là “ Kim lang” kết hợp với thán từ “ôi” ; “hỡi” kết hợp với cách
ngắt nhịp 3/3 khiến cho câu thơ như là tiếng nấc nhẹ đau đớn. Và câu thơ cuối của đoạn

thơ như chính là lời nhận lỗi của Thúy Kiều .Với Thúy Kiều nàng luôn cảm thấy mình
chính là người có tội : tội phụ tình . Nhưng còn với người đọc Thúy Kiều không có lỗi
bởi nàng không cố ý phụ tình Kim Trọng mà hơn nữa Thúy Kiều đã nhờ Vân trả nghĩa
cho Kim Trọng. Chỉ vậy thôi ta cũng cảm nhận được tình cảm của Kiều dành cho Kim
Trọng vô cùng sâu nặng. Kiều là người vị tha, giàu đức hi sinh.
Nói tóm lại, đoạn trích đã thể hiện diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi trao
duyên cho Thúy Vân. Không chỉ thế, đoạn trích còn là sự đồng cảm của Nguyễn Du với
số phận của Thúy Kiều từ đó ca ngợi nhân cách cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến mà Thúy Kiều là điển hình. Qua đó, tác giả lên án xã hội phong kiến xấu xa
vùi dập con người. Theo thời gian đoạn trích sẽ mãi mãi trong lòng người đọc.



×