Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Dàn ý phân tích truyện ngắn rừng xà nu của nguyễn trung thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.6 KB, 4 trang )

Dàn ý phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung thành

Mở bài:
Nguyễn Trung Thành quê tỉnh Quảng Nam, là nhà văn xuất sắc của nền văn học
thời kì chống Mĩ. Nguyễn Trung Thành có sở trường, hiểu biết sâu sắc và say mê
khi viết về đồng bào các dân tộc ít người. Tác phẩm của ông đậm chất sử thi, chất
trữ tình và chất lí tưởng. Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn
Trung Thành và của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Thân bài:
Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu giữa năm 1965, khi thủy quân lục chiến Mỹ
ồ ạt đổ quân vào bãi biển Chu Lai ờ miền Trung và đem máy bay đánh phá ác liệt
miền Bắc. Trước hoàn cành “dầu sôi lửa bỏng” đó, nhà văn muốn viết một tác
phấm để cố vũ, kêu gọi nhân dân đứng lên chống Mỹ.

Rừng xà nu ở trong tầm đại bác của giặc. Đạn giặc tàn phá dã man, nhưng cũng
như dân làng Xô Man, chúng có sức sống mãnh liệt và kiên cường vươn tới. Nhân
vật chính là Tnú (người STrá) ba năm đi bộ đội trở về thăm làng. Dân làng Xô Man
mừng rỡ đón anh. Trong đêm họp mặt, cụ Mết (già làng) kể lại cho mọi người nghe
cuộc đời anh hùng của Tnú.

Khi Mỹ – Diệm đến núi rừng Tây Nguyên. Dân làng Xô Man tự hào vì trong năm
năm chưa có cán bộ Cách mạng nào bị địch bắt hoặc bị giết. Anh Quyết, cán bộ
Cách mạng đã dạy chữ, dẫn dắt Mai, Tnú và dân làng làm Cách mạng. Trong một
lần đi liên lạc cho anh Quyết, Tnú bị địch bắt, tra tấn dã man, vẫn một mực không
khai và bị giam ở ngục Kon Tum. Sau ba năm, Tnú vượt ngục trở về, xây dựng gia
đình với Mai.


Anh Quyết bị thương nặng trong một lần địch phục kích. Trước khi hi sinh, anh
Quyết gởi cho dân làng Xô Man là thư động viên họ chuân bị vũ khí dể đánh giặc.


Nghe tin dân làng chuẩn bị vũ khí, bọn giặc kéo đến. Cụ Mết và thanh niên lánh
vào rừng. Chúng bắt được Dít khi nó mới tiếp tế ở rừng về. Chúng tra tấn Dít rất dã
man. Không bắt được Tnú, chúng bắt và đánh đập mẹ con Mai. Chứng kiến cảnh
đó, Tnú không chịu nõi đã xông ra bảo vệ mẹ con Mai. Mẹ con Mai chết, Tnú bị
bắt, bị đốt mười đầu ngón tay bàng nhựa xà nu. Dân làng Xô Man nhất tề xông lên
giết giặc, cứu Tnú, bảo vệ làng. Sau đó Tnú gia nhập bộ đội.

Rừng xà nu ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, sức sống mãnh liệt của
dồng bào Tây Nguyên và khăng định truyền thống đó sẽ đánh bại mọi kẻ thù xâm
lược. Đồng thời, tác phẩm chỉ ra chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng
để chống lại bạo lực phàn cách mạng.

Hình tượng cây xà nu và nhan đề Rừng xà nu có ý nghĩa sâu sắc. Cây xà nu thuộc
họ thông, có sức sống dẻo dai, chịu dược khí hậu khấc nghiệt. Gỗ và nhựa cây xà
nu rất quý và là loại cây đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Cây xà nu là hình
tượng xuyên suốt và được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm. Xà
nu là một nhân vật có linh hồn, số phận và đời sống riêng.

Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống cùa dân làng Xô Man. Chúng tham dự vào
những sự kiện quan trọng của cộng đồng và là hiện thân cho vẻ đẹp của thiên
nhiên, đất nước, con người Việt Nam kiên cường, bất khuất. Sức sống mãnh liệt
của cây xà nu là biểu tượng cho sức sống và phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô
Man: có khát vọng tự do mãnh liệt, chịu nhiều đau thương, có sức sống mãnh liệt
không gì tiêu diệt nổi. Hết lớp này đến lớp khác, cây xà nu cứ mọc lên che phủ núi
rừng. Các thế hệ dân làng Xô-man cũng thế, nối tiếp nhau giữ làng, giữ nước.

Một thành công khác của nguyễn Trung Thành là đã xây dựng được hình tượng các
nhân vật chân thực, mạnh mẽ, giàu chất sử thi.



Cụ Mết: là cây xà nu cổ thụ, biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất của
đồng bào Tây Nguyên. Cụ Mết chính là linh hồn của cuộc chiến đấu của dân làng
Xô Man.

Tnú: là cây xà nu bất khuất, tiêu biểu cho sức mạnh, ý chí, phẩm chất tốt đẹp của
dân làng Tây Nguyên. Tnú tiêu biểu cho số phận và hành động cùa con người trong
chiến tranh: chịu nhiều đau thương mất mát, gian kho, đứng lên cầm vũ khí đê bảo
vệ cuộc sống.

Dít: là cây xà nu non mà đạn kẻ thù không giết nổi. Dít gan lì, dũng cảm, trưởng
thành nhanh chóng, thay thế lớp người đã khuất.

Bé Heng: là cây xà nu con hồn nhiên, say mê chiến đấu và là hình ảnh sống động
của tương lai.

Truyện ngắn Rừng xà nutiêu biểu cho nghệ thuật biểu hiện của Nguyễn Trung
thành. Cách tổ chức cốt truyện khéo léo theo kiểu chuyện lồng trong chuyện. Cách
kể chuyện của nhà văn có sức cuốn hút, gây sự chú ý. Đặc biệt, Nguyễn Trung
Thành đã rất thành công trong việc dùng hình ảnh biểu tượng đặc sắc, tái hiện chân
thực cuộc sống và chiến đấu của con người Tây Nguyên khiến cho tác phẩm dạt
dào cảm hứng sử thi.

Kết bài:
Rừng xà nu là bản trường ca hào hùng ca ngợi và khẳng định sức mạnh cùa lòng
yêu nước; lí giái quá trình tất yếu phải đứng lên cầm vũ khí chiến đấu của nhân dân
Tây Nguyên. Cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man không phải là bộc phát, nhất thời


mà là có ý thức, mở màn cho cuộc chiến đấu lâu dài của dân tộc. Tác phả cổ vũ
tinh thần quyết tâm chiến đấu cho nhân dân cả nướ




×