Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VẬT LÝ 6 HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.66 KB, 4 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VẬT LÝ 6
Câu 1: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các
cách sau đây?
a. Hơ nóng nút.

b. Hơ nóng cổ lọ.

c. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.

d. Hơ nóng đáy lọ.

Câu 2: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
a. Đưa xe máy lên bậc dốc để vào nhà.
b. Dịch chuyển một tảng đá sang một bên.
c. Đứng từ trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
d. Đứng từ dưới dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
Câu 3: Câu nói nào về sự nở vì nhiệt của khí ôxi, hiđrô, nitơ là đúng?
a. ôxi nở vì nhiệt nhiều nhất.

c. nitơ nở vì nhiệt nhiều nhất.

b. hiđrô nở vì nhiệt nhiều nhất.

d. cả 3 câu trên đều sai.

Câu 4: Dùng ròng rọc có định để đưa vật có trọng lượng P lên cao thì lực kéo F có cường độ nhỏ nhất là:
a. F = P

b. F > P

c. F = P/2



d. F = 2P

Câu 5: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào là đúng ?
a. Rắn, lỏng, khí.

b. Rắn, khí, lỏng.

c. Khí, lỏng, rắn.

d. Khí, rắn, lỏng

Câu 6: Khẳng định nào sau đây là đúng :
a. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật nhr hơn trọng lượng của vật.
b. Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
c. Dùng palăng vừa có lợi về lực kéo vừa thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
d. Cả 3 khẳng định trên đều đúng.
Câu 7: Chọn câu phát biểu sai :
a. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

c. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

b. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

d. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 8: Điền từ đúng nhất:
a. bằng

b. nhỏ hơn


c. lớn hơn

d. không bằng

Câu 9: Chọn câu đúng nhất: Trường hợp nào dưới đây thường ròng rọc?
a. Đưa các thùng phuy lên xe tải.

b. Dùng xà beng di chuyển tảng đá.

c. Đưa nước từ giếng lên.

d. Dùng búa để nhổ đinh.

Câu 10: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào là đúng:
a. Nhôm, đồng, sắt.

b. Sắt, đồng, nhôm.

c. Sắt, nhôm, đồng.

1

d. Đồng, nhôm. sắt.


Câu 11: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng chất rắn?
a. Khối lượng của chất rắn tăng.

c. Khối lượng riêng của chất rắn tăng.


b. Trọng lượng cả chất rắn tăng.

d. Thể tích của chất rắn tăng.

Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không xảy ra khi làm lạnh một chất lỏng ?
a. Khối lượng chất lỏng khong đổi.

c. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

b. Thể tích chất lỏng giảm.

d. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

Câu 13: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng vì sao?
a. Vì răng dễ bị sâu.

c. Vì răng dễ bị vỡ.

b. Vì răng dễ bị rụng.

d. Vì men răng dễ bị rạn nứt.

Câu 14: Ròng rọc động được sử dụng trong công việc nào dưới đây ?
a. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào nhà.
b. Dịch chuyển một tảng đá sang một bên.
c. Đứng từ trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
d. Đứng từ dưới dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
Câu 15: Chất lỏng nào sau đây không được dùng để chế tạ nhiệt kế?
a. Thủy ngân


b. Rượu pha màu đỏ

c. Nước pha màu đỏ

d. Dầu công nghệ pha màu đỏ

Câu 16: Dùng ròng rọc động để đưa một vật có trọng lượng P lên cao thì lực kéo F có cường độ nhỏ nhất
là:
a. F = P

b. F > P

c. F = P : 2

d. F = 2P

Câu 17: Khi đưa nhiệt độ từ -2oC xuống -20oC, thanh nhôm sẽ:
a. Tăng khối lượng

b. Giảm thể tích

c. Tăng thể tích

d. A và C đúng

Câu 18: Khi nung nóng một lượng chất lỏng thì khối lượng riêng giảm vì:
a. Khối lượng của vật tăng.

b. Thể tích của vật tăng.


c. Thể tích của vật giảm

d. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm.

Câu 19: Hiện tượng nào sau đây không xảy ra khi làm nóng một chất lỏng
a. Khối lượng chất lỏng không đổi.

b. Thể tích chất lỏng tăng.

c. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

d. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

Câu 20: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở ?
a. Vì không thể hàn 2 thanh sắt lại được

b. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.

c. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.

d. Vì chiều dài thanh ray không đủ dài.

Câu 21: Khi đun nóng một chất thì đại lượng nào sau đây thay đổi ?

2


a. Khối lượng


b. Trọng lượng

c. Thể tích

d. Cả thể tích và khối lượng riêng

Câu 22: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào là đúng ?
a. Rắn, lỏng, khí

b. Rắn, khí, lỏng

c. Lỏng, khí, rắn

d. Khí, rắn, lỏng

Câu 23: Trong thực tế sử dụng ta thấy có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu nhưng không thấy nhiệt kế
nước vì?
a. Nước co dãn vì nhiệt độ không đều.
b. Dùng nước không thể đo được nhiệt độ âm.
c. Trong khoảng nhiệt độ thường đo, rượu và thủy ngân co dãn đều đặn.
d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 24: Nhúng nhiệt kế vào nước nóng, mực thủy ngân dâng lên vì?
a. Thủy tinh co lại, thủy ngân nở vì nhiệt.
b. Thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.
c. Chỉ có thủy ngân nở vì nhiệt.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 25: Dùng nhiệt kế nào sau đây để đo nhiệt độ nước đang sôi ?
a. Nhiệt kế thủy ngân.

c. Nhiệt kế rượu


b. Nhiệt kế y tế.

d. Nhiệt kế băng kép.

Câu 26: Khi đưa nhiệt độ từ 2oC lên đến 25oC thanh nhôm sẽ
a. tăng khối lượng

b. giảm khối lượng

c. tăng thể tích

d. A và C đúng

Câu 27: Khi đun nóng một chất thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
a. Khối lượng

b. Trọng lượng

c. Thể tích

d. Cả thể tích và khối lượng riêng

Câu 28: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều từ ít sau đây, cách nào là đúng?
a. Rắn, lỏng, khí.

b. Rắn, khí, lỏng

c. Lỏng, khí, rắn


d. Khí, lỏng, rắn.

Câu 29: Chỗ uốn cong của nhiệt kế y tế có công dụng:
a. Hạn chế thủy ngân tràn từ bầu lên ống.
b. Để làm đẹp.
c. Giữ mực thủy ngân đứng yên sau khi đo nhiệt độ cơ thể bệnh nhận.
d. Làm cho thủy ngân duy chuyển theo một chiều nhất định từ bầu lên ống.
Câu 30: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì?
a. Khối lượng của vật tăng.

c. Thể tích của vật giảm

b. Thể tích của vật tăng.

d. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm.

3


Câu 31: Nhúng nhiệt kế vào nước nóng, mực thủy ngân dâng lên vì?
a. Thủy tinh co lại, thủy ngân nở vì nhiệt.

c. Chỉ có thủy ngân nở vì nhiệt.

b. Thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.

d. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 32: Ở nhiệt đô 4oC, một lượng nước xác định sẽ có:
a. Trọng lượng lớn nhất.


b. Trọng lượng nhỏ nhất

c. Trọng lượng riêng lớn nhất

d. Trọng lượng riêng nhỏ nhất

Câu 33: Chọn câu trả lời đúng khi so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước:
a. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc
b. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
c. Nhiệt độ nóng chảy cao bằng nhiệt độ đông đặc.
d. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn cũng có thể thấy hơn nhiệt độ đông đặc.
Câu 34: Phát biểu nào sau đay không đúng
a. Nhiệt kế y tế có thể dùng đo nhiệt độ cơ thể người.

c. Nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ khí quyển.

b. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ bàn là đang nóng.

d. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 35: Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
a. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật.
b. Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng và cường độ của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
c. Dùng palăng có lợi về lực kéo vật so với khi kéo trực tiếp.
d. Cả 3 khẳng định trên đều đúng.
Câu 36: Trong thang nhiệt độ Xenxiut thì:
a. Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oC và hơi nước đang sôi là 212oF.
b. Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC và hơi nước đang sôi là 100oC.
c. Nhiệt độ của nước đá đang tan là -20oC và hơi nước đang sôi là 130oC.

d. Nhiệt độ của nước đá đang tan là 273oK và hơi nước đang sôi là 212oK.
Câu 37: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự đông đặc?
a. Đốt nóng một ngọn nến.
b. Đặt lon nước vào ngăn đông của tủ lạnh
c. Bỏ cục đá vào ly nước.
d. Đốt cháy một tờ giấy.

4



×