Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2018 2023 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.88 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH GIANG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 02 /KH-THCS

Quỳnh Giang , ngày 15 tháng 03 năm 2019

KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển giai đoạn 2018 – 2023 và tầm nhìn đến năm 2030
Trường THCS Quỳnh Giang được thành lập ngày 08 tháng 8 năm 1966. Trải qua
hơn 50 năm, lớn mạnh và phát triển. Trường đóng tại địa chỉ xóm 5, xã Quỳnh Giang,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Số

vào sổ (CT) 09432 – BR 502328 với tổng diện tích 7531 m2 . Cơ sở vật chất được xây
dựng mới, tương đối khang trang, đủ điều kiện phục vụ nâng cao chất lượng dạy và học.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2018 - 2023, kế thừa phát
huy và phát triển kế hoạch chiến lược nhà trường giai đoạn 2013-2017, nhằm xác
định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình
vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng
trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công
nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của
trường THCS Quỳnh Giang là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực
hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường
THCS trong huyện Quỳnh Lưu xây dựng ngành giáo dục phát triển theo kịp yêu
cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực.


Phần I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1. Một vài số liệu năm học 2017 – 2018
1.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Năm học 2017 – 2018, Trường THCS Quỳnh Giang có tổng số cán bộ, giáo viên,
nhân viên: 37 (nữ 31), cụ thể:
Cán bộ quản lý: Số lượng 2 (nữ 1). Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ĐH 2,
Trung cấp LLCT 1 (HTr), Cao cấp chính trị 1 (PHTr); Đã có chứng chỉ bồi dưỡng
CBQLGD 2, Chứng chỉ tin học và Ngoại ngữ trình độ B 2.
Giáo viên: Tổng số giáo viên 32 (nữ 26). Trình độ đào tạo: ĐH 27, CĐ 5 (Đạt
chuẩn 100%, trên chuẩn 27/32 = 84,4%). Giáo viên đầy đủ cơ cấu bộ môn, cụ thể: Văn
8, Sử 2, Địa 2, Công dân 1, Âm nhạc 2 (1 phụ trách đội), Mỹ thuật 1, Anh 5, Toán 4, Lý
1, Hóa 1, Sinh 2, Thể dục 2, Công nghệ 2.

-1-


Nhân viên: Số lượng 3 (nữ 3) (thiếu 1). Trình độ: ĐH 1(Kế toán), TC 2 (Thư viện
1, Thiết bị 1).
1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Năm học 2017 – 2018 số phòng hiện có của trường là: 14 phòng học/12
lớp đảm bảo học 1 ca, 1 phòng Tiếng Anh, 1 phòng Âm nhạc, 1 phòng Mỹ thuật, 2
phòng thực hành bộ môn (1 Hóa – Sinh, 1 Lý –CN), 1 phòng Tin học, 1 Truyền
Thống, 1 phòng tổ CM, 1 phòng thiết bị, 2 phòng thư viện, 1 phòng Y tế. Ngoài ra
còn có các phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, kế toán, Văn phòng,
Đoàn Đội. Có sân chơi bãi tập, nhà vệ sinh GV-HS, nhà xe GV-HS, khuôn viên nhà
trường đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu
dạy học hiện nay và ngày càng hiện đại.

1.3. Học sinh
- Chất lượng giáo dục: Xếp loại HL: Giỏi 8,93%, Khá 50,98%, TB 37,04%,

Yếu 3,05%. Kém: 0. (Kết quả sau thi lại: Giỏi 8,93%, Khá 50,98%, TB 39,66%,
Yếu 0,43%. Kém: 0). Xếp loại HK: Tốt 79,96%, Khá 18,30%, TB 1,74% . Yếu:
không.
- Học sinh giỏi các cấp: Học sinh giỏi tỉnh 2 em, học sinh giỏi huyện 19 em
(37 lượt), 105 em HSG trường; HKPĐ: 1 nhất tỉnh, 1 nhì tỉnh, huyện 9 giải; cuộc
thi khác: Hát dân ca trong trường học đạt giải KK cấp tỉnh, giải nhì Chỉ huy đội
giỏi cấp huyện: 1 em. Sáng tạo KHKT 4 em.
- Tốt nghiệp THCS, phân luồng: Số HS TN THCS: 118/121 đạt tỷ lệ 97,5%
( trong đó có 3 em tự do). Số HS đăng ký thi vào THPT công lập: 82/118 = 69,5%.
Số HS đậu vào THPT công lập: 49 em; số còn lại đăng ký vào trường Trung cấp
nghề, trung tâm GDTX. Tỷ lệ phổ cập GD THCS đạt 90,02%. Đạt mức độ 2.
- Các hoạt động khác: BHYT đạt tỷ lệ 97,9%. Xây dựng trường học thân
thiện – học sinh tích cực xuất sắc, thư viện xuất sắc, an ninh trật tự tốt, thể dục thể
thao tốt. Xếp loại công đoàn Vững mạnh, Liên đội Xuất sắc.
2. Điểm mạnh, điểm yếu
2.1. Điểm mạnh
- Cán bộ quản lý là một tập thể đoàn kết. Chỉ đạo điều hành các hoạt động
của nhà trường một cách đồng bộ hiệu quả. Biết biết phát huy dân chủ trong trường
học. Được sự tin tưởng quý mến của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong
nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên tỷ lệ trên chuẩn cao, luôn nhiệt tình trong công việc, có
tinh thần trách nhiệm yêu nghề gắn bó với nhà trường, đoàn kết hoàn thành tốt các
nhiệm vụ, chỉ tiêu của nhà trường. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ bước đầu
đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều giáo viên có triển vọng tốt, năng
động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt
hiệu quả tốt. Giáo viên dạy giỏi huyện trong chu kỳ 8/32= 25,0%, giáo viên đã đạt

GVDG cấp huyện trở lên 26/32 = 81,25%.

-2-


- Chất lượng giáo dục từng bước ổn định, có sự chuyển biến rõ rệt qua từng
năm học. Chất lượng học sinh giỏi có nhiều khởi sắc, có 2 HSG cấp tỉnh, có 1 HSG
quốc gia TDTT.
- Cảnh quan nhà trường đảm bảo “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”, được cha
mẹ học sinh tin tưởng, ủng hộ; được cấp trên đánh giá xuất sắc. Trang thiết bị dạy
học hiện đại từng bước được bổ sung.
2.2. Điểm yếu
- Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, đội ngũ giáo viên lớn tuổi
hạn chế về đổi mới phương pháp dạy học, một số ít giáo viên chưa đầu tư nhiều
cho chuyên môn nghiệp vụ, ngại đổi mới, chưa nhận thức sâu sắc và đầy đủ về cải
tiến phương pháp dạy và học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chưa thực sự
đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, quản lý, giáo dục học sinh trong tình hình mới.
- Chưa được chủ động tuyển chọn cán bộ, giáo viên nên còn thụ động trong
phân công, bố trí công tác chưa hợp lý.
- Chất lượng học sinh giỏi bộ môn chưa đồng đều. Một bộ phận học sinh còn
lười học, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng đại
trà.
II. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

1. Thời cơ
- Đảng và Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có nhiều chính
sách ưu tiên phát triển giáo dục.
- Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy,
chính quyền địa phương, đặc biệt là của UBND huyện và Phòng GD&ĐT Quỳnh
Lưu.

- Yêu cầu về chất lượng giáo dục của học sinh và phụ huynh học sinh ngày
càng cao. Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho con em được học tập.
- Trong những năm học gần đây các tổ chức xã hội, các đoàn thể và cá nhân
đã tham gia tích cực vào công tác huy động các nguồn lực tạo môi trường giáo dục
thuận lợi cho nhà trường.
- Cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cho
công tác dạy và học ngày càng có hiệu quả. Phòng học bộ môn, thư viện đã đạt
chuẩn.
2. Thách thức
- Trong thời kỳ hội nhập và phát triển yêu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như
của gia đình học sinh ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đó là đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn
hội nhập quốc tế.

-3-


- Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải đáp ứng tốt các yêu cầu
đổi mới giáo dục. Cần có sự bứt phá vươn lên, sự cạnh tranh về chất lượng giáo
dục giữa các trường trong cụm. Từng bước khẳng định thương hiệu của nhà
trường.
- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu
niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục học sinh.
III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT CHƯA ĐẠT
ĐƯỢC TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI
ĐOẠN 2013 – 2017

1. Mặt đạt được
- Nhà trường đã xây dựng được một đội ngũ Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên

có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt; 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn
30/37 = 81,0%.
- Giúp học sinh tạo dựng được động cơ, thái độ học tập tốt, chủ động và tự
tin trong học tập, có kỉ cương và nề nếp, biết hợp tác và tôn trọng mọi người.
- Trong giai đoạn 2013 – 2017: tỷ lệ học sinh bỏ học giảm và ổn định ở mức
dưới 1,0%.
- Thành tích: Từ năm học 2013 – 2014 đến 2016 – 2017: 4 năm liên tục đạt
tập thể LĐTT. Năm 2017 trường được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia
giai đoạn 2017 – 2022. Chi bộ 4 năm TSVM (có 2 năm tiêu biểu), Công đoàn 4
năm VMXS, Liên đội 4 năm xuất sắc.
* Nguyên nhân khách quan:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời của
lãnh đạo UBND huyện Quỳnh Lưu và của Phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu trong công
tác xây dựng đội ngũ của nhà trường, sự đầu tư xây dựng CSVC của xã Quỳnh
Giang.
- Xã hội phát triển đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và không
ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên về năng lực và phẩm chất.
- Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường nhiệt tình, tích cực
trong công tác xây dựng động cơ, thái độ học tập và nề nếp, kỉ luật của học sinh.
- Tập thể nhà trường luôn có ý thức và trách nhiệm trong phong trào xây
dựng môi trường thân thiện – học sinh tích cực và giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.

-4-



2. Mặt chưa đạt được
- Tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi còn thấp so với các trường trong cụm
Nam và còn biến động.
- Số học sinh giỏi cấp huyện giữa các bộ môn chưa đồng đều, còn có môn
không đậu em nào.
- Vẫn còn học sinh bỏ học trong các năm học.
* Nguyên nhân khách quan:
- Hàng năm, có khoảng 10,0% học sinh hoàn thành CTTH loại giỏi vào học
tại trường Hồ Xuân Hương nên chất lượng đầu vào còn hạn chế, ảnh hưởng đến
chất lượng mũi nhọn của nhà trường.
- Quỳnh Giang là xã thuần nông, một bộ phận cha mẹ học sinh có hoàn cảnh
gia đình khó khăn, lo mưu sinh nên không quan tâm đến việc học tập của con em.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Một số ít học sinh có ý thức học tập chưa cao, ý thức hợp tác với giáo viên
trong quá trình học tập còn hạn chế.
- Một số giáo viên ngại đổi mới, ứng dụng CNTT và phương pháp dạy học
chưa linh hoạt nên hạn chế trong việc tạo hứng thú học tập, hiệu quả giờ dạy chưa
cao.
3. Các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong giai đoạn tiếp theo.
- Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục;
trước mắt chống học sinh bỏ học, tập trung phụ đạo học sinh yếu kém. Phấn đấu đạt được
trường có chất lượng cao trong huyện.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ tâm và tầm để
thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý để nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác.
- Từng bước tu sửa, nâng cấp, xây dựng và mua sắm mới cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Xây dựng văn hoá Nhà trường, tạo dựng môi trường thân thiện, mô phạm.


- Thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia
đạt mức độ 3, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp tình hình mới.
Phần II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
I. SỨ MỆNH
Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, có chất lượng giáo dục cao, để
mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng của mình.

-5-


II. TẦM NHÌN

Đến năm 2023, trường THCS Quỳnh Giang là một trong những trường chất
lượng cao của huyện Quỳnh Lưu; là nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng
vươn tới xuất sắc.
III. GIÁ TRỊ CỐT LÕI

- Đảm bảo 5 phẩm chất chủ yếu: Chăm chỉ, Trách nhiệm, Trung thực, Nhân
ái, Yêu nước.
- Phát triển 3 năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
IV. PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

Xây dựng trường THCS Quỳnh Giang “Thân thiện - Chất lượng - Hiệu
quả - An toàn”
Phần III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục

hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Đạt kiểm
định chất lượng và chuẩn quốc gia mức độ 3.
Phấn đấu đến năm 2023, trường THCS Quỳnh Giang được xếp hạng trong tốp 5
trường THCS chất lượng cao của huyện Quỳnh Lưu.

2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu ngắn hạn: Năm 2017, Trường THCS Quỳnh Giang đạt chuẩn
quốc gia và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục mức 2.
- Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2019, Trường THCS Quỳnh Giang có cơ sở
vật chất được đầu tư khang trang, hiện đại, khẳng định được chất lượng giáo dục,
đạt KĐCL và chuẩn quốc gia mức độ 3. Tập thể lao động xuất sắc.
- Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2023, Trường THCS Quỳnh Giang hoàn thành
xây dựng trường kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
và đấu đạt được các mục tiêu sau:
+ Trường giữ vững danh hiệu tiên tiến, xuất sắc.
+ Chất lượng giáo dục tiếp tục được khẳng định, giữ vững các tiêu chí KĐCL và
chuẩn quốc gia giai đoạn 2019 - 2023
+ Thương hiệu nhà trường được nâng cao.
II. CHỈ TIÊU
1. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Trong giai đoạn 2018-2023, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể về
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên như sau:
-6-


- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp
ứng yêu cầu đổi mới.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được
đánh giá khá, giỏi trên 90%.
- 100 % giáo viên đạt chuẩn, giáo viên đạt trên chuẩn trên 80,0%.

- 100% giáo viên đạt kết quả BDTX hàng năm từ khá trở lên.
- 100% giáo viên có chứng chỉ Tin học và ngoại ngữ theo quy định hạng viên chức.
- 100% giáo viên đạt trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên.
- Phấn đấu có trên 80% giáo viên đạt GV Giỏi cấp trường, trên 30% GV Giỏi cấp
huyện.
- 100% CB, GV,nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
2. Về học sinh
Trong giai đoạn 2018 - 2023, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể về
học sinh như sau:
- Qui mô:
Năm học

Số HS

Số lớp

Học sinh 11 tuổi

2018 – 2019

470

12

141

2019 – 2020

478


12

120

2020 – 2021

549

14

180

2021 – 2022

604

15

166

2022 - 2023

659

17

183

- Chất lượng giáo dục:
+ Trên 60,0% học lực khá, giỏi ( trên 10,0% học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 2,0% ; không có học sinh kém.
+ Tốt nghiệp THCS đạt trên >95,0 %.
+ Thi học sinh giỏi : Cấp Huyện trên 75, 0% HS dự thi đạt giải; Cấp tỉnh 1-2 HS đạt
giải/năm học.
+ Chất lượng đạo đức: trên 90% hạnh kiểm khá, tốt. Không có HS hạnh kiểm yếu.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt
động xã hội, hoạt động cộng đồng.
3. Về phổ cập GD THCS: Phấn đấu nâng tỷ lệ HS trong độ tuổi 15 – 18 tốt nghiệp
THCS đạt trên 95,0%. Đạt mức độ 3.

-7-


4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Trong giai đoạn 2018-2023, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể về
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như sau:
- Sắp xếp phòng học, phòng làm việc, trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ dạy, học
và làm việc đạt chuẩn, hiện đại.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng bộ môn được trang bị nâng cấp đúng tiêu
chuẩn theo hướng hiện đại.
- 100% phòng học có đủ bàn ghế đạt chuẩn.
- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.
Phần IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
I. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG
- Tuyên truyền trong CBGV và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi
phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán
bộ, nhân viên trong Trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền
thống đoàn kết, nhất trí của toàn Trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của
Kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng Văn hoá Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan, đoàn thể
doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.
II. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Thể chế và chính sách
- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài
chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá
nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học
mang tính đặc thù của Trường đảm bảo sự thống nhất.
2. Tổ chức bộ máy
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực,
sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu giảng dạy.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên
môn trong Trường.
3. Công tác đội ngũ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất
chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có
phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội
ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu
chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà

-8-


trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có
thành tích xuất sắc.
- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV đầu đàn, cán bộ GV trẻ, có

tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác
và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều
tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.
4. Nâng cao chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo
dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh
phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt
động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh
có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung
và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo
dục.
- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.
5. Cơ sở vật chất
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng Trường THCS Quỳnh Giang đảm bảo
đúng tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia.
- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng học bộ môn, ,
khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của HS
- Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên với Nhà trường
liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và Internet.
6. Kế hoạch - tài chính
- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của từng tổ chuyên môn và nhà trường.
- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các
nguồn thu chi.
- Tham mưu với hội cha mẹ học sinh để tăng cường hỗ trợ đóng góp của phụ
huynh học sinh.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân khác.
- Tham mưu xây dựng các phòng học bộ môn, phòng đa chức năng và xây dựng

trường mới.
7. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu
- Hiện đại và khai thác có hiệu quả website của trường. Cung cấp các thông tin về
hoạt động giáo dục của trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp
chí… Khuyến khích giáo viên tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của
cộng đồng và ngành.
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. Xác lập tín
nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên.

-9-


- Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần
trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
Phần V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ
1. Đối với Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV
nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
Cụ thể:
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược
chung cho toàn Trường.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu
lớn có liên quan đến nhiều đơn vị.
- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn Trường và
thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn Trường theo từng giai đoạn phát triển.
2. Đối với các Phó Hiệu trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách
nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch,
đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Đối với tổ trưởng chuyên môn
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu
rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực
hiện, người chịu trách nhiệm.
- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với
trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
- Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong
nhà trường.
4. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế
hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng
học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
5. Đối với học sinh
Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có
kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học
nghề.
Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.
6. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh

- 10 -


- Tài trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các
bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
- Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức
đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường.
7. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường
- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan

trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.
- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của Tổ chức mình thực hiện tốt các nội
dung và giải pháp trên, góp ý với Nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù
hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triễn nhà trường.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Kế hoạch chiến lược nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát
triển nhà trường trong thời gian 5 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh
hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược còn thể
hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường
trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học
sinh đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
- Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân
viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân
quan tâm đến nhà trường./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Đảng ủy, UBND xã Quỳnh Giang;
- Chi bộ, các đoàn thể;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

Chu Thị Phương
DUYỆT CỦA CƠ QUAN LÃNH ĐẠO

- 11 -




×