Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Tiếng việt 5 tuần 1 bài: Nghìn năm văn hiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.29 KB, 5 trang )

Giáo án Tiếng việt 5
Tập đọc

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của
phát âm địa phương.
- Biết đọc một văn bản thống kê giới thiệu truyền thống văn hóa Việt
Nam - đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ có trong bài.
Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu
đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
3. Giáo dục: Học sinh tự hào về truyền thống văn hoá của Việt Nam và
phát huy truyền thống đó.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn một đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS
luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gọi hai HS đọc bài Quang cảnh làng mạc - HS thực hiện yêu cầu của GV.
ngày mùa và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới (30 phút)
1. Giới thiệu bài (2 phút)


- GV đưa tranh minh họa bài tập đọc (phóng - HS quan sát và phát biểu: Bức tranh
to) cho HS quan sát và yêu cầu HS nói về nội vẽ lầu Khuê Văn Các ở Văn Miếu -


dung tranh.

Quốc Tử Giám.

- GV giới thiệu: Việt Nam - Tổ quốc ta có một - HS lắng nghe.
nền văn hiến lâu đời. Bài tập đọc Nghìn năm
văn hiến (các em học hôm nay) sẽ đưa chúng
ta đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám một địa
danh nổi tiếng ở Hà Nội. Địa danh này là một
chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc
ta.
- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS mở SGK theo dõi bài đọc.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
(18 phút)
a) Luyện đọc đúng (10 phút)
- GV chỉ định một HS đọc khá giỏi đọc trước - Một HS khá đọc trước lớp, cả lớp đọc
lớp và yêu cầu cả lớp đọc thầm. Trước khi đọc thầm.
GV lưu ý các em đọc rõ ràng, rành mạch bảng
thống kê theo hàng ngang.
Triều đại /Lý/ Số khoa thi /6/ Số tiến s ĩ / 27 /
Số trạng nguyên /4/.
Triều đại /Trần/ Số khoa thi /14/ Số tiến s ĩ /
238/ Số trạng nguyên /12/.

- GV hướng dẫn HS chia đoạn.

- HS nhận biết các đoạn của bài:
* Đoạn 1: Từ đầu đến lấy đỗ hơn 2500
tiến sĩ, cụ thể như sau.
* Đoạn 2: Bảng thống kê.
* Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc bài.

- HS đọc bài. Mỗi lượt đọc ba HS, mỗi
HS đọc một đoạn của bài.

- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho - HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên
từng HS (nếu có). GV có thể ghi bảng những bảng lớp (nếu có).
từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện đọc cho
HS.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2.

- Ba HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS


đọc một đoạn của bài.
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa của các từ - Một HS đọc phần chú giải thành tiếng.
được giới thiệu ở phần chú giải.
Cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm đôi.

- HS đọc bài trong nhóm.


- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 3.

- Ba HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS
đọc một đoạn của bài.

- GV đọc mẫu: giọng cao, vang, thể hiện sự tự - HS lắng nghe, theo dõi giọng đọc của
hào về truyền thống văn hiến của đất nước; GV.
nhấn giọng vào số liệu có trong bài.
b) Tìm hiểu bài (10 phút)
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 trong SGK,
thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khách
nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận: Khách nước ngoài ngạc
nhiên khi thấy từ năm 1075 nước ta đã
mở khoa thi tiến sĩ - sớm hơn châu Âu
55 năm.

- GV yêu cầu HS đọc thầm phân tích bảng số - HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
liệu thống kê để trả lời câu hỏi 2 trong bài.
- Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

- Triều nhà Lê tổ chức nhiều khoa thi
nhất - 101 khoa thi.

- Triều đại nào lấy nhiều tiến sĩ nhất?

- Triều nhà Lý có nhiều tiến sĩ nhất 588 tiến sĩ.


- Những chi tiết nào cho chúng ta biết ông cha - HS trả lời:
ta rất coi trọng đạo học?
+ Mở khoa thi rất sớm.
+ Thống kê và ghi tên những trạng
nguyên vào trong sử sách.
+ Lập nhà Văn Miếu để thờ những
người có công mở mang giáo dục.
+ Lập Quốc Tử Giám để dạy học.
+ Khắc tên tuổi các tiến sĩ lên bia đá để
lưu danh muôn thuở.


- Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống - Nhiều HS phát biểu:
văn hiến Việt Nam?
+ Ngay từ thuở xa xưa ông cha ta đã coi
trọng đạo học.
+ Người Việt Nam ta có truyền thống
coi trọng đạo học.
+ Việt Nam là một nước có nền văn
hiến lâu đời.
+ Chúng ta tự hào về truyền thống văn
hiến lâu đời của dân tộc ta.
c) Luyện đọc hay (8 phút)
- GV gọi ba HS đọc diễn cảm nối tiếp toàn bài, - Ba HS đọc nối tiếp ba đoạn của bài.
yêu cầu cả lớp theo dõi nhận xét giọng đọc của Cả lớp theo dõi, nhận xét giọng đọc của
bạn.
bạn và rút ra giọng đọc toàn bài.
- GV chốt lại giọng đọc của toàn bài: giọng - HS lắng nghe.
đọc rõ ràng, rành mạch tràn đầy niềm tự hào

về truyền thống văn hiến Việt Nam.
- HS luyện đọc bài văn theo nhóm đôi.

- Hai HS làm thành một nhóm luyện
đọc bài văn.

- Thi HS đọc toàn bài văn trước lớp.

- Đại diện một số nhóm thi đọc bài văn
trước lớp.

3. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Đại ý của bài này nói lên điều gì?

- Ca ngợi và tự hào về truyền thống văn
hiến của nước ta.

- Để phát huy truyền thống văn hiến của ông - Nhiều HS trả lời:
cha ta ngày xưa, các em phải làm gì?
+ Không ngại khó, ngại khổ, siêng
năng, chăm chỉ học tập, làm bài đầy đủ,
giúp đỡ nhau trong học tập...
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà tiếp tục - HS lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực


luyện lại đọc đoạn văn và đọc trước bài tập hiện theo yêu cầu của GV.
đọc tiếp theo.




×