Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích bài thơ nguyên tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.48 KB, 6 trang )

Phân tích bài thơ Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh
Mở bài:
Bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) được Bác sáng tác trong chiến dịch thu
đông 1947, quân ta thắng lớn, thực dân Pháp bị thất bại nặng nề. Tại hội nghị tổng
kết chiến dịch vào đầu xuân năm 1948, Bác Hồ đã ứng khẩu đọc bài thơ “Nguyên
tiêu” này.

Thân bài:
Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa: Rằm tháng giêng

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

Dịch thơ (Xuân Thuỷ)


Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Đây là một bài thơ mang đậm chất cổ thi nhưng vẫn sáng lên vẻ đẹp và sức sống


của tình thần thời đại mới. Ở hai câu thơ đầu, không gian trăng hiện ra mênh mông,
bát ngát:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

(Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.)

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”. Bản dịch phải thêm từ láy tượng hình
“lồng lộng” vào để gợi mở rõ hơn về không gian. Còn nguyên tắc theo đúng đặc
trưng của thơ Đường chỉ như một lời thông báo ngắn gọn, hàm súc về thời gian
“kim dạ nguyên tiêu” (đêm nay là rằm tháng giêng), về sự vật “nguyệt chính viên”
(trăng đúng độ tròn nhất).

Tuy thế “mỗi câu chữ thơ Đường như một cánh cửa sổ mở ra cho chúng ta một thế
giới ẩn đằng sau đó”. “Nguyệt chính viên” miêu tả ánh trăng đúng lúc tròn nhất,
sáng nhất, viên mãn nhất và bởi thế nó tỏa sáng khắp không gian sông nước. Nơi
thời gian mà gợi mở về không gian. Đó chính là “ý tại ngôn ngoại” trong thơ Bác.


“Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”. Bản dịch đã đánh mất một từ “xuân”:
“Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”. Câu thơ như một nét vẽ chấm phá mở ra
ba tầng không gian sông – nước – trời. Sự hòa quyện giữa ba vùng không gian ấy
là do sức xuân dâng trào, do ánh trăng sáng ngời. Khắp vũ trụ bừng bừng, trỗi dậy
sức sống của mùa xuân. Sức sống đang dâng lên trên dòng nước, trên khắp mặt
sông và lan tỏa cả bầu trời bao la, bát ngát.

Ở đây, cách miêu tả không gian của bài Rằm tháng giếng giống như trong thơ cổ
phương Đông, chú ý đến toàn cảnh và sự hòa hợp thống nhất của các bộ phận trong

cái toàn thể không chú ý đến miêu tả tỉ mỉ chi tiết các đường nét. Tuy nhiên khác
với thơ Đường, không gian như một bức tranh tĩnh lặng gợi đến cái vĩnh hằng vô
cùng, vô tận “Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc” (Sông nước và bầu trời cùng
một sắc màu). Không gian trong thơ Hồ Chí Minh mang sự vận động khỏe khoắn
của sức sống, của hồn cảnh vật. Và ánh trăng đã làm nên sức sống long lanh ấy.

Chuyển đến hai câu thơ cuối, hìn ảnh con người xuất hiện trong tư thế đàm sự, bất
ngờ, sững sốt khi xung quanh mình, trăng đã phủ khắp:

“Yên ba thám xứ đàm quân sự
Dạ bân quy lai nguyệt mãn thuyền”

“Yên ba thâm xứ” (nơi sâu thẳm khói sóng) gợi ta nhớ tới tứ thơ Đường “yên ba
giang thượng sử nhân ầ” (Trên sông khói sóng gợi nỗi buồn cho con người).
Nhưng nơi “yên ba thâm xứ'” mà lại “đàm quân sự” là sáng tạo riêng, hết sức độc
đáo của Hồ Chí Minh. “Khói sóng” không phải là tín hiệu gợi sầu, không phải hình
ảnh của quê hương trong hoài niệm. “Khói sóng” là không gian để người chiến sĩ
ẩn mình bàn việc quân. Như vậy thiên nhiên trong thơ Bác luôn gắn bó với cuộc
sống hiện tại của con người, gắn bó với nhịp đấu tranh cách mạng của dân tộc.


Nếu câu thơ thứ ba hiện lên hình ảnh con thuyền cách mạng thì câu thứ tư có sự
biến chuyển từ con thuyền cách mạng ấy thành con thuyền thi sĩ : “Dạ bán quy lai
nguyệt mãn thuyền” (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Âm vang trong
câu thơ là hình ảnh trong bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế:

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

(Chùa Hàn Sơn ở ngoài thành Cô Tô

Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách)

Trương Kế đã dùng thủ pháp lấy động tả tĩnh, mượn âm thanh để truyền hình ảnh,
miêu tả sự ngân vang cùa tiếng chuông để nhấn mạnh cái trầm mạc, buồn vắng của
đêm khuya. Còn trong thơ Hồ Chí Minh, ánh trăng sáng tỏ, ấm áp. Ánh trăng chính
là tác nhân biến con thuyền cách mạng trở thành con thuyền thi sĩ. Ánh trăng như
dát vàng tràn ngập khoang thuyền, ánh trăng ăm ắp, tràn trề. Con thuyền trở nên
lộng lẫy như một vầng sáng ngời lên trong đêm khuya và giữa dòng sông.

Ánh sáng ấy tỏa ra từ trăng thiên nhiên hay chính là ánh sáng Cách mạng tỏa ra từ
vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ? Một lần nữa, chúng ta lại thấy được sự
hòa quyện giữa chất thi sĩ và chiến sĩ ở Bác Hồ. Chính sự hòa quyện ấy kết tình
nên những hình ảnh thơ đẹp nhất, tỏa sáng nhất trong bài thơ.

Hơn một lần Bác viết về trăng. Có thể nói hình ảnh vầng trăng sáng lúc nào cũng
lung linh trong thơ Bác. Trăng là người bạn, người đồng chí luôn kề cận, sẻ chia
với Người biết bao tâm tư, tình cảm. Lúc ở trong nhà tù Tưởng giới Thạch, trăng
luôn tìm đến an ủi, động viên Người. Trăng mang đến cho Người những phút giây
bình yên và thơi thả.


Lúc ở chiến khu, vầng trăng lồng bóng trong vạn vật soi chung, thấu vào tâm cảm
của Người. Bởi thế, có thể thấy, giữa bài thơ Nguyên Tiêu và Cảnh khuya có sự
tương đồng sâu sắc. Hai bài thơ cùng dùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cùng miêu tả
vẻ đẹp của ánh trăng, mang âm vang của Đường thi ở hình ảnh, bút pháp. Chất
Đường thi ấy hòa quyện với vẻ đẹp hiện đại. Ánh trăng tỏa sáng tạo sự hòa quyện
giữa các miền không gian khác nhau, giữa trời và đất. Cảnh vật có sự vận động
khỏe khoắn và luôn ấm áp tình người.

Hai bài thơ cũng cùng thể hiện được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của

Hồ Chí Minh. Sự kết hợp giữa phẩm chất thi sĩ – chiến sĩ trong tâm hồn Bác tạo
nên những hình ảnh tuyệt đẹp.

Thế nhưng, vẻ đẹp của ánh trăng trong bài “Cảnh khuya” tập trung ở một điểm
sáng lung linh, huyền ảo là cây trăng cổ thụ và trong trẻo ngân vang của âm thanh
tiếng suối. Đây là bức tranh rừng khuya đẹp như hoa gấm.

Vẻ đẹp trong bài “Rằm tháng giêng” nằm ở không gian bát ngát, bao la của sông
trăng, nước trăng, trời trăng và thuyền trăng. Thuyền trăng ở đây mang ý nghĩa ẩn
dụ cho con thuyền Cách mạng đang đi tới bến bờ của tương lai tươi sáng.

Trăng bao giờ cũng đẹp. Trăng rằm đẹp hơn. Nhưng trăng của đêm nguyên tiêu
(rằm tháng giêng) lại là trăng được dân tộc ưa thích hơn cả… lại nữa thường thức
trăng đó không phải là trường hợp bình thường, trên sàn nhà bên cạnh gia đình êm
ấm mà là trắng nơi “yên ba thâm xứ”, có sông mịt mù hơi khói, khuất lạc giữa
chốn núi rừng, mà người thưởng thức lại làm việc đánh giặc, thì đấy quả là làm
một trường hợp đặc biệt li kì. Rõ ràng người làm quân sự ở đây có cái gì rất cao
thượng, rất thơ: Đã là người quân sự cách mạng, làm quân sự nhằm mục đích đem
cái đẹp, đem thơ đến cho nhân dân lao động”. (Trần Thanh Mại)


Kết bài:
Khắc họa hình ảnh vầng trăng sáng, Hồ Chí minh chủ tâm làm rạng rỡ thứ ánh
sáng huyền diệu của nó. Ánh sáng ấy không những tỏa sáng trên mặt đất mặt đất,
trên dòng sông, trong bóng nước và trong cả không gian ba chiều của bao la vũ trụ.
Rằng tháng giêng quả thực đã đánh thức các giác quan, làm thức tỉnh tâm hồn của
con người bằng một nguồn sáng rực rỡ và cao khiết.




×