Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TAI LIEU NGHI LUAN XA HOI (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.62 KB, 28 trang )

HỆ THỐNG MỘT SỐ BÀI VĂN, ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI THAM KHẢO
Đề 1: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
Bài làm
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Tình thương yêu, sự hi sinh, chăm sóc, chở che vỗ về của người mẹ đối với
con chính là tình mẫu tử. Mẹ tựa như vầng trăng khuyết, luôn giữ dáng vẻ nằm
nghiêng, tảo tần, chịu thương chịu khó, ôm vòng các con trong tình yêu thương.
Giữa ánh sáng dịu hiền, nhẹ nhàng từ tận đáy lòng mẹ, con thật may mắn, hạnh
phúc rạng ngời vì đã được hưởng tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đã
mang nặng đẻ đau con. Mẹ như bến bờ an nhiên trong chuỗi ngày dài đầy khó
khăn, gian truân của con. Mẹ để con tựa vào vai mình, rồi lắng nghe, thấu hiều, an
ủi con trước sóng gió của cuộc đời. Lời dạy bảo, căn dặn và những bài học về kỹ
năng sống, bài học làm người của mẹ là món quà vô giá giúp con ngày càng trưởng
thành, tự tin dù sẽ có lúc chẳng có mẹ ở bên. Tuy vậy, mẹ luôn đồng hành, theo sát,
nối gót con trên từng nẻo đường của con đường đời thiên lý. Mẹ như ngọn lửa tiếp
thêm sức mạnh, truyền hơi ấm tình thương cho con. Dang rộng cánh tay chờ đón
con, sẵn sàng tha thứ cho con mọi sai sót, lỗi lầm của con là mẹ. Mẹ luôn đứng đó
trong dòng người hối hả nhìn con với ánh mắt thương yêu. Không ai có thể phủ
nhận mái tóc pha sương của mẹ là để đổi lấy cho con một tuổi trưởng thành. Bao
chông gai, khó nhọc con bước qua không sánh nổi những thác ghềnh mẹ từng vượt.
Mẹ như ngọn hải đăng trên biển, trái tim mẹ chỉ hướng cho chúng ta nơi bến đỗ
bình yên. Vào năm 2016, một người mẹ, một người dũng sĩ dũng cảm đã qua đời vì
căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Người mẹ vĩ đại đó là Đậu Thị Huyền Tâm
đã từ chối điều trị hoá chất kéo dài sự sống để cứu đứa con trong bụng. Cô đã biến
đau thương thành sức mạnh và tận hưởng niềm hạnh phúc ý nghĩa hơn bao giờ hết
của cuộc đời người phụ nữ. Để đáp lại tình yêu thương của mẹ, những người con
đã ra sức học hành, lễ phép, vâng lời. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những đúa con
bất hiếu, không cảm nhận được sự thiêng liêng của tình mẹ. Cũng có những đứa trẻ
kèm may mắn hơn khi mồ côi cha mẹ từ sớm, không được hưởng sự bao bọc, chở


che của mẹ. Vì thế, hãy trân trọng những phút ở bên mẹ, hãy thể hiện lòng biết ơn


kính trọng và yêu thương người mẹ của mình từ những việc làm nhỏ nhất mỗi
ngày:
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”
(Bài làm của học sinh Hoàng Dương
Trường THCS – THPT, Việt Úc Hà Nội)

Đề 2: Bày tỏ suy nghĩ về tình phụ tử (Sau khi đọc xong “Chiếc lược
ngà” - Nguyễn Quang Sáng).
Bài làm
Hôm nay có người đã mất cha, nghe trên Ra-đi-ô những ca từ tha thiết của
bài hát “Papa” và bật khóc. Hôm nay có người ngồi nhớ cha, nhớ về những “giây
phút được cha công kênh trên vai”, nhớ “những con đường mang tên khát vọng
mở đến tương lai” trong lời cha nói, trong câu chuyện bên “ô cửa xanh” khi ngồi
bên cha giữa chiều lộng gió. Hôm nay có những cô cậu học trò ngồi đọc “Chiếc
lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và chợt nhận ý nghĩa thiêng liêng của
tình phụ tử.
“Chiếc lược ngà” kể lại câu chuyện về tình phụ tử thắm thiết của ông Sáu
với bé Thu vượt lên trên cảnh ngộ éo le của chiến tranh đã khiến bao trái tim non
tơ thổn thức. Tình phụ tử hay còn gọi là tình cha con là một trong những tình cảm
quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Nếu mẹ là suối nguồn yêu thương dịu dàng, mềm mại thì cha lại là bóng cả,
là núi cao mang đến cảm giác vững chãi và chở che.
Tình yêu thương của người cha thường được thể hiện một cách kín đáo, sâu
sắc, thâm trầm…
Như mầm non ngày một trưởng thành, chúng ta sinh ra và lớn lên về thể xác,
trưởng thành về tính cách là do công ơn sinh dưỡng của cả mẹ và cha. Cũng như

mẹ, cha thức khuya dậy sớm để lo cho con có cái ăn, cái mặc; cha dạy con những
bài học làm người sâu sắc; cha nghiêm khắc khi con mắc lỗi với mong muốn con
hoàn thiện bản thân; cha âm thầm dõi theo mỗi bước đi của con trong cuộc sống.


Có thể cách yêu thương của cha và mẹ biểu hiện không giống nhau nhưng không
có nghĩa tình cha không vô bờ bến. Có thể cha ít nói ra những lời yêu thương hơn
mẹ. Khi con đạt thành tích, không như mẹ tự hào, khen ngợi, có khi cha chỉ âm
thầm cười một mình, hoặc xoa đầu động viên. Có thể trong gia đình, cha đóng vai
là người khô cứng, nghiêm nghị và lạnh lùng. Nhưng không có nghĩa là cha không
yêu con bằng mẹ, không có nghĩa là tình cha không cao đẹp, thiêng liêng. Công
cha, nghĩa mẹ, tình cảm mẹ con, cha con là không thể nào so sánh, nó đều lớn lao
như trời bể, không thể cân đo, đong đếm cho bằng hết được.
Có nhiều khía cạnh và công việc trong cuộc sống chỉ có cha mới dạy con
một cách hiệu quả nhất. Cha dặn con: phải biết yêu thương mẹ nhiều hơn. Cha là
tấm gương để con noi theo, học tập. Vì thế, ông bà ta từng khẳng định “Con có
cha như nhà có nóc”.
Đã có bao người cha trên đời lấy con làm mục đích sống, sẵn sàng hi sinh vì
hạnh phúc của con, ngay cả lúc nhắm mắt xuôi tay ý nghĩ thôi thúc mãnh liệt nhất
vẫn là hướng tới con. Trình Tuấn - người sinh viên trong đội tuyển Robocon vô
địch Châu Á - Thái Bình Dương năm 2006 giờ trớ trêu thay lại trở thành ông bố
đơn thân. Vượt lên nỗi đau, anh ở lại, sống và nuôi con. Với tình yêu thương tha
thiết dành cho đứa con mất mẹ Trình Tuấn đã thành lập cộng đồng “Ngân hàng
sữa mẹ” với 17.000 thành viên để thực hiện hành trình nuôi con và mang đến hạnh
phúc ngọt ngào cho bao thiên thần nhỏ khác. Đúng là:
“Công cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.
Để bày tỏ niềm biết ơn và tri ân của những người con dành cho cha, nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã có “Ngày của cha”. “Ngày của
cha” đã tôn vinh những người cha, tôn vinh cương vị làm cha và cho thấy ảnh

hưởng của người cha trong gia đình và xã hội.
Nhưng không phải ai cũng hiểu được tình yêu sâu sắc và thầm lặng của cha.
Trái tim bé bỏng và tuổi trẻ nông nổi nhiều khi đã hoài nghi tình cảm mà cha dành
cho mình. Đôi khi có những người con không hiểu được nguyên nhân tại sao cha
nghiêm khắc, tại sao cha hay trách phạt đã sinh ra oán ghét cha một cách vô cớ.
Cũng có những đứa con hư hỏng làm đau lòng cha mẹ. Những đứa con như vậy
thật đáng bị phê phán, bị lên án.
Vì thế mỗi chúng ta cần trân trọng tình phụ tử, sống hiếu thảo, lễ phép, cố
gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức. Học giỏi và ngày một trưởng thành là


cách báo hiếu và thể hiện tình yêu thương dành cho cha mẹ, cảm thông, chia sẻ với
những khó khăn, vất vả và gánh nặng của cha trong cuộc sống. Ai đó đã từng nói
rằng: "Đối với mọi người, từ "cha" chỉ là một tên gọi khác của lòng yêu thương."

Đề 3: Viết đoạn nghị luận về chủ đề: Nỗi đau chiến tranh với trẻ em (Viết
sau khi học xong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” - G.G.Mác-két và
“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”).
Bài làm
Không biết tự bao giờ trên trái đất này tồn tại hai chữ chiến tranh. Chúng ta
đang sống trong hòa bình nhưng ở đâu đó bóng đen của chiến tranh vẫn đang bao
trùm để lại nỗi đau khủng khiếp nhất là với trẻ em – những sinh linh bé nhỏ non
nớt, những tâm hồn ngây thơ, trong trắng và dễ bị tổn thương. Nỗi đau chiến tranh
là những mất mát, đau đớn cả về thể xác và tinh thần mà chiến tranh đã gây ra cả
trong và sau cuộc chiến. Nhớ lại cách đây gần một nửa thế kỷ, cả thế giới phẫn nộ
trước hình ảnh một cô bé Việt Nam bị bỏng nặng, chạy trốn vì bị Mỹ dội bom
Napalm với tình trạng trên người không có một mảnh vải che thân trong bức ảnh
“Em bé Napalm”. Hơn 40 năm sau, hình ảnh một cậu bé tị nạn người Syria chết
bên bãi biển một khu nghỉ dưỡng tại Thổ Nhĩ Kỳ, một lần nữa làm cả thế giới xót
xa. Chính cuộc nội chiến Syria (2011 – nay) đã gây ra cái chết đau thương cho cậu

bé và hàng nghìn người dân Syria vô tội. Đó chỉ là hai trong số hàng triệu triệu
những gì đớn đau mà chúng ta đang chứng kiến. Chiến tranh mang khuôn mặt của
một hung thần, chúng sẵn sàng tước đi tất cả không trừ trẻ con. Có biết bao nhiêu
đứa trẻ lớn lên mà không biết mặt cha, bao nhiêu đứa trẻ phải sống cả tuổi ấu thơ
côi cút bên bà nhưng đau đớn hơn chúng bị tước mất gia đình, trở thành những đứa
trẻ vô gia cư, vong quốc, chúng bị cái đói và cái khát hút dần sự sống mong manh,
bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, chúng bị cướp đi mạng sống,… Rồi khi sự càn
quét khủng khiếp ấy qua đi thì bóng đen mang tên chiến tranh vẫn không thôi ám
ảnh những tâm hồn và hình hài non nớt. Có những đứa trẻ sinh ra không đủ hình


hài của một con người, dù ánh mắt của chúng vẫn trong veo, tội nghiệp biết bao.
Chiến tranh để lại những vết sẹo chẳng bao giờ lành như vậy. Thế nhưng vì dã tâm
thôn tính, vì phô trương quyền lực, vì lợi ích kinh tế chính trị và rất nhiều những
nguyên nhân khác, chiến tranh chưa một phút rời bỏ hành tinh xinh đẹp này. Khi
chiến tranh còn tồn tại thì sẽ có hàng triệu đứa trẻ trở thành nạn nhân của nó. Vì thế
với lương tri của con người ngay từ hôm nay chúng ta hãy cùng nhau xây dựng
thông điệp hòa bình. Trân trọng hòa bình, lên án chiến tranh. Học sinh chúng ta
muốn mang lại những thay đổi lớn thì trước hết phải cố gắng học tập và rèn luyện
để thành công và theo đuổi những ước mơ có ích để xây dựng cuộc sống hòa bình.
Mỗi chúng ta hãy sống với nhau bằng tình yêu thương và giải quyết xung đột bằng
lí lẽ và tình người. Mong sao đến lúc chúng ta không phải nhức nhối đặt ra câu hỏi
có bao nhiêu “Em bé Napalm”, bao nhiêu “ em bé Syria" nữa thì thế giới mới được
hòa bình?

Đề 4: Suy nghĩ về bạo lực học đường - một trong những tệ nạn xã hội
đáng báo động hiện nay.
Bài làm
Từ thời kì hồng hoang đến đêm trường trung cổ, xã hội loài người đang ngày
càng trở nên văn minh hơn. Nhưng một trong những yếu tố cản trở sự phát triển

toàn diện của xã hội ở mọi thời đại chính là các tệ nạn xã hội. Trong thời đại thế
giới phẳng ngày nay, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng đặc biệt là ở giới trẻ cụ thể
hơn là tuổi trẻ học đường - lứa tuổi còn chưa vững vàng về tâm lý và sự hiểu biết.
Tệ nạn xã hội là các hiện tượng phổ biến trong xã hội có giai cấp và cấp độ.
Chúng thường được biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi
phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt với đời sống xã hội, cản
trở tiến bộ xã hội.
Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện ma túy, cờ bạc, tham nhũng, bạo
lực học đường (gia đình), mê tín dị đoan, trộm cắp, lừa đảo, nghiện game không
lành mạnh… Trong đó bạo lực học đường trong những năm gần đây đang trong
tình trạng đáng báo động.


Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học
đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm
bạo lực học đường. Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong
giới nghiên cứu, tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là những hành
vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những
học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành
vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài
chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần
hoặc thể xác cho người bị hại.
Bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn. Tình trạng bạo lực ngày
càng gia tăng. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở
học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh
với giáo viên và giáo viên với học sinh. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và
đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần
1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).
Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục – Đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì
có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì

đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau...
Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các
nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây
ra. Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những
giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. Đa số học sinh cho rằng bạo lực học đường
là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp
theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay chính quyền địa phương. Một bộ
phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc thậm chí cổ vũ, đồng tình
với bạo lực...
Nếu tệ nạn xã hội nói chung ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo
đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái
giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi, làm mất tư cách của một người công dân, gây
ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi
tới hội nhập và phát triển thì bạo lực nói chung và học đường nói riêng cũng để lại
những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Nó gây tổn thương về thể xác và tinh thần người
bị hại, đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Hành vi bạo lực không chỉ tác
động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng
thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa
truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần
không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Với người gây ra bạo lự thì con người phát triển
không toàn diện, đi ngược lại tính “người”, mất dần nhân tính. Đó là mầm mống
của tội ác mất hết tính người sau này. Có khác gì người gây ra bạo lực tự làm hỏng


tương lai của chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh,
căm ghét.
Để hạn chế rồi chấm dứt tình trạng bạo lực học đường, thiết nghĩ xã hội cần
có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà
trường, trong toàn xã hội, coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân
thiện mỹ. Chúng ta cần có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, có

biện pháp trừng phạt kiên quyết những người gây ra bạo lực làm gương cho người
khác. Nghiêm cấm các game bạo lực. Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại
vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục
đạo đức học sinh, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học
đường.
Mỗi học sinh chúng ta – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước cần
tránh xa bạo lực học đường. Mỗi người cần mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực
đừng vì e ngại cái xấu và cái ác mà lựa chọn cách im lặng. Im lặng chẳng khác gì
tiếp tay cho cái xấu, cái ác. Bên cạnh việc học tập và rèn luyện thì hành trang cần
thiết mà chúng ta cần cho mình là hình thành những quan niệm sống tốt đẹp, cư xử
với mọi người bằng tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia bởi:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

Đề 5: Chiến thắng chính mình.
Bài làm
Từ tác phẩm… của tác giả… , gợi ta suy nghĩ đến câu nói: “Đối thủ lớn
nhất của bạn là chính bạn” và chiến thắng lớn nhất của bạn là chiến thắng chính
bản thân.
Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian đấu tranh,
khắc phục những khó khăn, thử thách để hướng đến mục tiêu. Vậy nên, chiến
thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên sự tự ti, kém cỏi,
cái xấu, cái không tốt, … trong chính con người mình. Có khi chiến thắng bản thân
là việc vượt qua những thành tựu của bản thân đã được được để dành những thành


tựu lớn hơn, là không ngủ quên trên chiến thắng. Tóm lại việc mỗi người thoát ra
khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua chông gai cuộc sống có vai trò vô cùng
quan trọng.

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng có những ước mơ, những mục tiêu để
hướng tới và chinh phục nó: mục tiêu trong học tập, mục tiêu trong công việc, mục
tiêu trong đời sống tình cảm, ngoài những mục tiêu của cá nhân to lớn hơn có thể
là mục tiêu vì cộng đồng vì danh dự và vinh quang của quốc gia, dân tộc. Và
đương nhiên chúng ta không chỉ có một mục tiêu. Khi đạt được mục tiêu này
chúng ta lại hướng tới mục tiêu khác lớn hơn. Nhưng để đi đến thành công thì
“chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân đã thấm đau vì những mũi
gai”. Những mũi gai đó là trở lực mà chúng ta phải vượt qua bằng tài năng, trí tuệ,
lí trí, nhiệt huyết quyết tâm cao độ. Nếu ta không cố gắng thì sẽ không thể đạt được
những mục tiêu ngày càng cao trong cuộc sống. Người ta thường nói: thiên tài chỉ
có 1% là năng khiếu bẩm sinh còn 99% là mồ hôi, công sức. Mồ hôi, công sức ấy
chính là sự nỗ lực không biết ngừng nghỉ của mỗi người. Nếu Steve Job ngủ quên
trong sự hài lòng khi sáng tạo ra chiếc Iphone đầu tiên thì liệu chúng ta bây giờ có
liên tiếp được cầm trên tay những phiên bản điện thoại được coi là sự kết hợp hoàn
hảo giữa công nghệ và nghệ thuật hay không? Nếu cậu học sinh hài lòng với kết
quả mà mình đạt được theo học ở một trường Y danh tiếng rồi không chịu khó học
hỏi nâng cao tay nghề thì đất nước chúng ta liệu có được một giáo sư Tôn Tất Tùng
đáng ngưỡng mộ hay không? Nếu Ánh Viên thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt
được thì liệu cô có phá vỡ được nhiều kỉ lục Seagame như vậy hay không? Cô ấy
phải khóc ngay cả khi dành chiến thắng. Cô ấy khóc vì mình đã phạm những lỗi
lớn trong bài thi. Ánh Viên đã định nghĩa lại về giá trị của chiến thắng hóa ra
không phải là chiến thắng người khác mà là chiến thắng chính bản thân mình. Như
vậy nỗ lực hết mình vào bất cứ thời điểm nào để hướng tới những điều tuyệt vời
nhất chúng ta mới có thể dành chiến thắng trong mỗi cột mốc của cuộc đời.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều,
sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ
bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Xã
hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho
nên chúng ta cần có sự bản lĩnh- trước hết là chiến thắng chính mình. Đấu tranh
với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để

vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc


chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nan xã hội, tệ nạn học
đường … vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống.
Rõ ràng trong cuộc sống này có biết bao phương cách để thành công nhưng
bằng cách nào đi chăng nữa cũng không thể thiếu khiêm cung và nỗ lực hết mình.
Chợt nhớ tới câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm về lẽ sống “lớn lên” để nỗ lực từng
ngày, sống như ước mong của mẹ của cha:
“Lũ chúng con từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống”

Đề 6: Từ bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” (Phạm Tiến Duật) em hãy nêu suy nghĩ về tinh thần lạc quan
trong cuộc sống.
Bài làm
Helen Keller đã từng phát biểu: “Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu.
Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin”. Có thể thấy, lạc
quan là một phẩm chất không thể thiếu của mỗi người ở bất cứ thời đại nào. Chẳng
thế mà khi viết về những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc,
cả Chính Hữu với bài thơ “Đồng chí” và Phạm Tiến Duật với “Bài thơ về tiểu đội
xe không kính” đều nhìn thấy một trong những yếu tố giúp người lính vượt qua
được những khó khăn, thiếu thốn của hiện thực chính là tinh thần lạc quan ngời
sáng. Nhờ những bài thơ này, chúng ta thêm một lần thấm thía về ý nghĩa của sự
lạc quan trong cuộc sống.
Lạc quan được hiểu là nhân sinh quan vui vẻ, thái độ sống điểm tĩnh, an
nhiên trước những tình huống, sự việc không mong muốn xảy ra, trước những khó
khăn, trở ngại. Người có thái độ sống lạc quan sẽ luôn thấy sự thanh thản và nhẹ
nhàng trong mỗi ngày sống. Đây cũng là thái độ sống tích cực mà mỗi người cần
rèn luyện. Là một người lạc quan không có nghĩa là người không thực tế và lúc nào

cũng nhìn cuộc sống qua đôi kính màu hồng. Lối sống lạc quan có thể giúp bạn
học được cách xem xét sự vật, sự việc theo một chiều hướng tích cực.


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết:
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười”
Chọn niềm vui, bông hoa và những nụ cười là biểu hiện của lối sống lạc
quan. Bởi trong những ngày hằng sống, ai cũng có công việc để làm, mục tiêu để
theo đuổi những không phải lúc nào con đường đi đến đích đều suôn sẻ. Bởi khó
khăn, bất trắc là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không thể lường trước, và khó
tránh. Vả chăng có một quy luật không thể phủ định khó khăn, thử thách, chông gai
càng nhiều thì thành tựu đạt được càng to lớn. Bởi thế con người ta cần biết cách
vượt qua những khó khăn, thử thách. Để làm được điều này trước hết điều kiện cần
là mỗi chúng ta phải có trí tuệ nghĩa là kiến thức, kĩ năng nhưng điều kiện đủ,
không thể thiếu là ý chí nghị lực và tinh thần lạc quan. Lạc quan sẽ giúp ta vượt
qua chông giai, thử thách để đi đến thành công trong công việc và học tập.
Tại sao người sống lạc quan lại có thể đi đến thành công? Phải chăng là bởi
vì lạc quan giống như một phẩm chất tiên quyết để giúp con người bình tĩnh trong
mọi tình huống, rút ra bài học kinh nghiệm từ khó khăn, thất bại để không gục ngã
mà tìm ra lối thoát thậm chí trong những lúc đau khổ nhất. Thế mới nói “Người
lạc quan luôn tìm thấy ánh sáng trong bóng tối người bi quan lại đến và thổi tắt nó
đi” hay “Hướng về ánh nắng bạn sẽ không nhìn thấy bóng tối”. Khi bạn mắc kẹt
vào một vấn đề khó khăn nào đó thì người bi quan luôn nhìn thấy những thất
bại,những điều không tốt lành và hiển nhiên là họ không đủ bình tĩnh, sáng suốt
tìm thấy lối thoát, lúc nào họ cũng ở trong tâm thế nơm nớp lo sợ. Sự việc đã tồi tệ
lại càng trở nên tồi tệ hơn. Trái với người bi quan người lạc quan luôn tin tưởng
vào những điều mình đã làm luôn nghĩ đến một tương lai tốt đẹp để nuôi dưỡng
ước mơ và khát vọng. Khi khó khăn đến thì họ luôn bình tĩnh, sáng suốt tìm ra
những giải pháp tối ưu nhất. Ví như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta.

Khi Người bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, suốt “mười bốn trăng tê tái
gông cùm”, Người đã tự nhủ lòng:
“Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần”.


Trong những tháng ngày “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”, không ít lần
ta bắt gặp những vần thơ dí dỏm, đùa vui, tự trào với hoàn cảnh của Bác. Chính
thái độ sống, nhân sinh quan tích cực đã di dưỡng tinh thần Bác, khiến tâm hồn
Bác lúc nào cũng lộng gió thời đại, hướng về tự do và ngày mai tươi sáng. Hay như
cụ Phan Bội Châu cũng coi việc bị thực dân Pháp bắt giam, một thử thách lớn trên
con đường hoạt động cách mạng, chỉ là một chặng dừng chân lấy sức “Chạy mỏi
chân thì hãy ở tù”.
Thế mới biết tinh thần lạc quan đã tạo ra sức mạnh to lớn giúp con người ta
biến nguy thành an, biến khó khăn thành điều kiện thuận lợi để hướng tới thành
công. Người lạc quan xem thất bại như một cơ hội để học hỏi. Họ hiểu rằng không
có sự tiến bộ nào mà không cần phải phấn đấu nỗ lực. Họ chấp nhận những khó
khăn bất trắc và bỏ công sức tìm cách khắc phục cho những tính toán sai lầm hay
những thất bại đã qua. Điều này trở thành nhu cầu khiến họ thích nghiên cứu và
tìm hiểu, đặc biệt họ thẩm thấu rất nhanh các kiến thức được truyền lại từ những
người khác. Vì vậy, họ vận dụng vào công việc một cách có hiệu quả. Rõ ràng,
sống lạc quan sẽ khiến ta kiên cường và làm việc có hiệu quả hơn.
Tinh thần lạc quan không chỉ giúp chúng ta chiến thắng hoàn cảnh mà còn
khiến chúng ta sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Bởi lạc quan sẽ loại bỏ căng
thẳng, mệt mỏi. Thay vì nhìn sự việc một cách tiêu cực, bi quan, khi chúng ta quan
tâm tới những khía cạnh tích cực của cuộc sống, chúng ta sẽ đối mặt với
những căng thẳng và mệt mỏi một cách dễ dàng hơn.
Người sống lạc quan sẽ tỏa ra một trường năng lượng tốt đẹp không chỉ tốt

cho bản thân mà còn có ảnh hưởng tích cực đến mọi người và môi trường xung
quanh. Làm việc với người luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan bạn sẽ cảm thấy vui
vẻ, yêu đời hơn và được truyền cho niềm say mê hứng khởi trong công việc và học
tập. Nhờ vậy mà chúng ta đối mặt với những khó khăn và thử thách như một điều
tất yếu cần phải có trên con đường đi đến thành công để vượt qua nó một cách dễ
dàng bằng niềm tin son sắt vào năng lực của bản thân.
Tinh thần lạc quan có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Vậy chúng ta có thể
hình thành nuôi dưỡng và tôi luyện nó như thế nào? Thực ra lạc quan cũng giống
như những phẩm chất khác vốn hiện hữu trong mỗi con người, quan trọng là chúng
ta cần biết khơi gợi và rèn luyện phẩm chất này một cách không ngừng để sống
một cuộc đời hạnh phúc. Bình tĩnh và quyết tâm vượt qua những tình huống bất
thường với niềm tin sâu sắc vào bản thân. Giao tiếp với những người có tinh thần
lạc quan và luôn nhìn mọi việc theo chiều hướng tốt đẹp. Tuy nhiên cần tránh cách
sống "lạc quan chủ nghĩa" dùng phép thắng lợi tinh thần để ngụy biện cho những
điều xấu xa đang diễn ra trong thực tế. Với cách sống như vậy, bạn sẽ rơi vào u mê,
chủ quan, thiếu thực tế, thụ động, trì trệ. Để tránh rơi vào lối sống lạc quan chủ


nghĩa, mỗi học sinh cần tích cực học tập và rèn luyện để trang bị kiến thức, kĩ
năng, thái độ sống vững vàng vượt qua những khó khăn, thử thách.
Không ai khác, bạn là người duy nhất quyết định thái độ sống của mình
trước mọi hoàn cảnh. Nếu bạn dùng lăng kính u ám rọi chiếu vào mọi thứ xung
quanh mình, vạn vật có đẹp đẽ nhường nào cũng biến thành một sắc xám; ngược
lại, một vũng nước tù đọng dưới màn trời đêm cũng có thể lấp lánh những ánh sao
nếu bạn nhìn ngắm mọi thứ với ánh nhìn lạc quan.

Đề 7: Từ lòng yêu nước của ông Hai trong tác phẩm làng và câu nói của
nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang
Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê
trở nên lòng yêu Tổ quốc, em hãy phát biếu những suy nghĩ của mình về lòng

yêu quê hương, đất nước.
Bài làm
Hình ảnh ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân gợi cho chúng ta thật
nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu quê hương đất nước của
ông Hai thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua: "Dòng suối đổ vào
sông, sông đổ vào đại trường giang Von - ga, con sông Von - ga đi ra biển. Lòng
yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng nhưng nhà văn giúp chúng ta
hiểu thấu được khái niệm ấy bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là
hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông
Von-ga đi ra biển” chẳng khác chi “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở
nên lòng yêu Tổ quốc". Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất
nước được hình thành trên cơ sở những biểu hiện hết sức cụ thể, từ những tình cảm
thân thương, gần gũi nhất với mỗi con người. Cách “định nghĩa” của nhà văn Êren-bua thật dễ hiểu, sâu sắc và thấm thía.
Bất cứ ai cũng được sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể, không gian
sống cụ thể. Đó là gia đình, làng xóm, quê hương. Ở đó có những con người,
những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt với chúng ta. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta
không có tình yêu đối với các bậc sinh thành thì làm sao có được tình yêu đối với
nhân dân rộng rãi? Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ


ao, luống đất, nhịp cầu, con ngõ, góc phố … khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ
và trong cả cuộc đời thì làm sao có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quốc? Bác
Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò
ví dặm. Tình yêu mảnh đất “xứ dân gầy”, nơi “non xanh nước biếc như tranh họa
đồ”, đã khiến Bác một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự đo của đất nước,
vì hạnh phúc ấm no của nhân dân. Thế mới biết cội nguồn của tình yêu nước chính
là tình yêu gia đình, yêu đồng bào, yêu mảnh đất chôn rau cắt rốn. Người ta có thể
tách bước khỏi quê hương, nhưng không thể nào tách rời con tim mình khỏi quê
hương được.

Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên
của con người. Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tình yêu đất nước
là cội nguồn của sức mạnh để cha ông ta đưa đất nước đi lên phía trước trong cuộc
trường chinh không mỏi dựng nước và giữ nước. Và yêu nước ngày hôm nay tạo ra
sức mạnh để thế hệ cháu con là chúng ta xây dựng và phát triển đất nước trên con
đường hội nhập. Hơn lúc nào hết, để dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ, cần mỗi
người phải biết kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trong tình cảm và
những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi. Bồi dưỡng lòng yêu nước là cách
hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Yêu nước, tự hào về đất nước là cách
chúng ta tự hào về chính bản thân mình.
Rất đỗi tự hào về truyền thống nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người
Việt Nam, mỗi người học sinh cần biết phát huy truyền thống đó bằng việc làm cụ
thể, thiết thực chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành
một người công dân tốt. Hãy là người sống có trách nhiệm với cộng đồng, có ý
thức xây dựng tập thể, yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt
động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Hãy yêu thương, gắn
bó với gia đình, người thân và những người sống quanh ta. Hãy mở rộng giàu lòng
nhân ái. Hãy sống vị tha. Hãy cho đi vì đã được nhận về… Đó là cơ sở để tình yêu
đất nước của chúng ta sẽ được bồi dưỡng ngày thêm sâu sắc hơn, mãnh liệt hơn.
Tháng 1 năm 2018, cờ Việt Nam đã nhuộm đỏ sân vận động Thường Châu
trong tuyết lạnh. Những cầu thủ U23 và triệu người Việt Nam đã viết lên giai điệu
đẹp của lòng yêu nước. Tình yêu Tổ quốc sẽ mãi là tình cảm thiêng liêng, cao quý
của mỗi con người cần được chúng ta gìn giữ và trân trọng trong cuộc sống hôm
nay.

Đề 8: Viết đoạn văn về chủ đề: Môi trường.
Bài làm
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó là không gian
sống của con người và sinh vật. Nó được hình dung giống như mái nhà chở che



loài người từ thời kì hồng hoang, vượt qua đêm trường trung cổ đến nay và mai
sau. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người trên trái đất. Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người
không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường có vai trò quan trọng mang
tính quyết định sống còn đến đời sống của chúng ta. Nói cách khác nhân loại
không thể tồn tại nếu thiếu môi trường. Môi trường phục vụ các nhu cầu của con
người bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của nó. Địa Cầu như người mẹ
nuôi chúng ta, luôn chiều chuộng, cung cấp cho hàng tỷ đứa con bé nhỏ những
điều tuyệt vời nhất. Nó không phải là một vật thể sống nhưng tầm vóc và sức ảnh
hưởng của nó thật lớn lao. Môi trường, khi hiền hoà, khi dễ chịu, khi lại phẫn nộ,
giận dữ. Môi trường sẽ cuốn phăng đi mọi thứ đang hiện hữu, để chúng biến mất
vào hư vô nếu chúng ta không quan tâm bảo vệ nó. Khi công nghệ hiện đại ngày
càng phát triển, đừng nghĩ thiên nhiên không còn vĩ đại như xưa. Con người - động
vật thông minh nhất hành tinh đã vô trách nhiệm với môi trường như thế nào? Môi
trường bị ô nhiễm. Chúng ta đã, đang và sẽ phải gánh chịu những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng. Vì thế ngay từ lúc này, mỗi chúng ta, nhất là học sinh - thế hệ tương
lai của đất nước hãy nhân thức rõ vai trò của môi trường với cuộc sống của chúng
ta và cần có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại. Bắt đầu từ những
thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày: giữ vệ sinh khu phố, xóm làng, nhà cửa,
nơi mình ở, không xả rác bừa bãi và có ý thức tái chế rác thải, tích cực trồng cây
ươm màu xanh - thắp lên sự sống, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trên trái
đất, tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường, có chế tài xử phạt
những hành vi làm ô nhiễm môi trường,… Hành động tưởng nhỏ thôi nhưng ngàn
người, triệu người như một cùng thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên thì thế giới
của chúng ta sẽ khác. Hãy để trái đất luôn là một hành tinh xinh đẹp, xanh tươi
trong vũ trụ bao la!

Đề 9: Viết đoạn văn về chủ đề: Học tập trải nghiệm.

Bài làm
Ngay từ xa xưa cha ông ta đã đề cao vai trò của việc học tập từ thực tế, trải
nghiệm: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Ngày nay, trong thời đại thế giới
phẳng, đòi hỏi con người không chỉ trang bị cho mình ngày càng nhiều kiến thức
mà cả kĩ năng thì việc học tập trải nghiệm càng phát huy ý nghĩa của nó. Trải
nghiệm, là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông
qua tham gia hay tiếp xúc trực tiếp. Như vậy học tập trải nghiệm là quá trình người


học tiếp thu tri thức và kĩ năng trực tiếp từ những trải nghiệm trong thực tế cuộc
sống. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải
nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà
trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần
chuyển hóa thành năng lực. Học tập trải nghiệm được cho là có thể mang lại cho
học sinh cơ hội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng. Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hình
thức và không gian dạy học được đổi mới, mở rộng ra ngoài lớp học; lực lượng
tham gia quá trình dạy học không chỉ là giáo viên trong trường mà có sự tham gia
của các thành phần xã hội,... Vì thế học sinh sẽ tìm thấy những hứng thú mới lạ
trong học tập và tiếp thu tri thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắn nhủ: “Học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã
hội!”. Hay trên thế giới, từ giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người
Mĩ, John Dewey, với tác phẩm Kinh nghiệm và Giáo dục (Experience and
Education) đã chỉ ra hạn chế của giáo dục nhà trường và đưa ra quan điểm về vai
trò của kinh nghiệm trong giáo dục. Với triết lí giáo dục đề cao vai trò của kinh
nghiệm, Dewey cũng chỉ ra rằng, những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp
nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối người học và những kiến thức được
học với thực tiễn. Học tập bằng trải nghiệm không chỉ dừng lại ở việc thực hành
mà còn bằng những hoạt động lao động, bằng sự tham gia các hoạt động thực tế
nơi ruộng đồng, công xưởng, tự mình sửa chữa, thiết kế, chế tạo đem lại không chỉ

nền tảng kiến thức về thiên nhiên, cơ khí,… mà còn rèn luyện thêm về kỹ năng
sống. Không những vậy khi học tập bằng trải nghiệm chúng ta còn hình thành các
giá trị sống, tìm thấy niềm vui và động lực tự giác trong học tập. Từ đó giúp ta ý
thức được tầm quan trọng của việc học và nỗ lực cố gắng hơn nữa trong học tập.
Thiết nghĩ mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được vai trò của trải nghiệm để chủ
động tự giác học mọi lúc và mọi nơi trong đời sống.

Đề 10: Viết đoạn văn với chủ đề: Lòng hiếu thảo.
Bài làm
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vốn là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc ta và là phẩm chất cần có trong mỗi con người. Hiếu là hiếu nghĩa, biết ơn


người sinh thành dưỡng dục mình, biết cung kính bề trên. Thảo là mở rộng tấm
lòng của mình, là chia ngọt sẻ bùi. Tóm lại lòng hiếu thảo là sự biết ơn, tôn trọng
và đáp đền cha mẹ, ông bà, người có công sinh thành hoặc dưỡng dục mình. Trong
thời kì phong kiến, lòng hiếu thảo đóng vai trò trung tâm của đạo đức Nho giáo.
Lòng hiếu thảo được biểu hiện phong phú trong cuộc sống hằng ngày. Nó không
chỉ được thể hiện trong thái độ tình cảm mà còn qua hành động, việc làm cụ thể.
Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, lễ phép, biết vâng lời và làm
cho cha mẹ, ông bà luôn được vui vẻ, thoải mái về tinh thần. Lúc cha mẹ khỏe
mạnh, con cái hiếu thuận, vâng lời, lắng nghe dạy bảo. Lúc cha mẹ già yếu hết
lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời phụng thờ chu đáo. Trong thực tế
cuộc sống chúng ta đã có nhiều người con hiếu thảo trở thành tấm gương để người
đời sau noi theo. “Hiếu tử truyện” có ghi lại những tấm gương hiếu thuận đáng để
noi theo. Đó là một người con nhà nghèo, mùa đông, nằm ủ ấm chiếc giường rồi
mời cha mẹ lên, mùa hè thức đêm để quạt cho cha mẹ ngủ. Đó là lão Lai Tử, tuổi
đã già những vẫn diễn hài mua vui cho cha mẹ. Cũng có những người con như
Nguyễn Trãi cũng từng gạt dòng nước mắt, từ biệt cha già Nguyễn Phi Khanh để
trở về nuôi giấc mộng như lời cha dặn “Hãy rửa nhục cho nước, trả thù cho cha,

như thế mới là đạo hiếu”. Còn bao nhiêu người con đã vâng lời, hiếu thuận với
ông bà, cha mẹ trở thành người có ích làm rạng danh cha mẹ, tổ tiên. Chúng ta
sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bởi ai cũng có cội nguồn, thân tộc. Ông bà cha
mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, dành cho ta những gì tố t đẹp
nhất một cách vô điều kiện. Hơn nữa con cái sống hiếu thảo thì gia đình sẽ giữ
được hòa khí, trên kính dưới nhường gia đình hòa thuận, yên vui, hạnh phúc là
động lực để chúng ta học tập và làm việc. Lòng hiếu thảo đã gắn kết các thành viên
trong gia đình. Sống hiếu thảo góp phần hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách của mỗi con
người. Người sống hiếu thảo luôn được người khác trân trọng, yêu mến và dễ
thành công trong cuộc sống bởi giá trị của con người không phải được nhìn nhận
bằng sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện bằng nhiều yếu tố tinh thần đep
đẽ trong đó nền tảng là chữ “hiếu”. Mặc dù vậy không phải ai cũng thấm thía ý
nghĩa của chữ Hiếu trong đạo làm người. Họ sống lỗi đạo, bất hiếu, vô lễ, thậm chí
bỏ bê hoặc hành hạ đánh đập cha mẹ, ông bà. Những “con sâu làm rầu nồi canh”
ấy là biểu hiện của lối sống vô ơn, nhân cách kém cỏi và bị xã hội lên án mạnh mẽ.
Là học sinh - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước phải lấy chữ hiếu làm đầu,
kính trọng lễ phép, lắng nghe ông bà, cha mẹ dạy bảo, phấn đấu trong học tập và
rèn luyện, trở thành người tốt để ông bà, cha mẹ được vui lòng. Đó là cách để đền
đáp phần nào công ơn của người đi trước. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng


tình nghĩa, là nét đẹp cao quý của văn hóa Việt Nam. Vì thế mỗi chúng ta cần nhớ
làm lòng “Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu”.

Đề 11: Viết đoạn với chủ đề: Gia đình.
Bài làm
Euripides đã nói: "Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn
nương thân để chống lại tai ương của số phận ”, tác phẩm… của tác giả…
càng khiến ta thấm thía vai trò của gia đình với mỗi chúng ta . Có thể nói
gia đình là điều vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Gia đình là một

cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm,
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo
dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Hầu hết mỗi người sinh ra và lớn lên đều từ một gia đình. Gia đình là nơi
có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta. Mỗi con người chịu sự
ảnh hưởng to lớn từ truyền thống và cách giáo dục của gia đình. Với mỗi
người khi nghĩ về gia đình là nghĩ về tổ ấm bình an. Gia đình là cái nôi
hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người
vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Bởi những
người ruột thịt với ta như mẹ, cha mới có thể yêu thương ta vô điều kiện.
Người đầu tiên sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của ta chính là những
người trong gia đình. Khi chúng ta gặp khó khăn, trắc trở chúng ta thường
tìm về gia đình để được động viên và giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Khi chúng ta đau ốm, gia đình chính là những người luôn ở bên ta, chăm
sóc ta. Có thể thấy gia đình đóng vai trò, giá trị to lớn đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người
vươn lên trong cuộc sống. Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người


ngay từ khi sinh ra đã sớm chịu hoàn cảnh thiệt thòi, đã không được sự
chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt,
trở thành con người hữu ích của xã hội. Trong cuộc sống ngoài gia đình,
chúng ta còn nhận được sự động viên, giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô, đồng
nghiệp, đó là gia đình lớn hơn của ta. Mỗi chúng ta vì thế cần hiểu được
vai trò và giá trị của gia đình, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ và xây
dựng hạnh phúc gia đình; có ý thức lên án, tố cáo tình trạng bạo hành ra
đình vẫn còn diễn ra đâu đó ở quanh ta. Mỗi người trong gia đình cần phải
biết yêu thương, đùm bọc chở che cho nhau, biết tôn trọng, cư xử bình
đẳng với các thành viên trong gia đình, luôn sẵn sàng ở bên cạnh những
người thân yêu trước những biến cố lớn trong cuộc sống. Học sinh cần

phải cố gắng trong học tập, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng với truyền
thống gia đình, mang lại niềm hạnh phúc và tự hào cho những người thân
yêu. Mỗi người may mắn được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc cần
biết động viên và sẻ chia với những người thiệt thòi, kém may mắn. Cá
nhân không may rơi vào hoàn cảnh thua thiệt, không có gia đình hoặc gia
đình không trọn vẹn cần phải biết vươn lên nghịch cảnh để sống đẹp, sống
có ích. Lúc ấy ta cũng sẽ nhận về được những tình cảm ấm áp như ruột
thịt của những người xung quanh.

Đề 12: Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề: Lòng bao dung.
Bài làm:
Con người thường khó tránh khỏi những vấp ngã, lỗi lầm trong cuộc sống.
Để có thể đứng lên, bước tiếp ngoài nghị lực của bản thân, người ấy cần cả sự bao
dung. Bao dung là lòng rộng lượng, khoan dung , thương yêu con người, sẵn sàng


tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm của
người khác. Pi-e Bê-noa có câu: “Bao dung dung là đức tính đem lợi về cho cả ta
lẫn người khác”. Tựa như dòng nước, bao dung mang đến những điều mát lành,
ngọt ngào trong cuộc sống đã có quá nhiều mỏi mệt, muộn phiền của chúng ta.
Làm sao chúng ta có thể chắc chắn mình sẽ không bao giờ mắc sai lầm, không bao
giờ xung đột? Sai lầm và xung đột là bản chất của cuộc sống. Nhưng việc giải
quyết các xung đột và sai lầm mà thiếu đi sự bao dung sẽ có thể dẫn tới những hậu
quả đáng tiếc. Mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp nếu ta biết nhìn nhận lại chính mình,
xem xét khách quan sự việc, chủ động giảng hòa, sẵn sàng tha thứ, bắt tay cởi bỏ
oán thù. Tha thứ cho lỗi lầm của người khác có tác dụng cảm hóa người phạm phải
sai lầm. Họ thấy lòng bao dung của ta mà ăn năn, hối hận, sửa chữa lỗi lầm. Chẳng
phải cha ông ta đã từng “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân để thay
cường bạo”, khoan dung với kẻ thù khiến chúng “về đến nước mà vẫn tim đập
chân run” hay sao? Lòng bao dung không chỉ có cảm hóa một con người mà còn

có thể tiếp thêm nghị lực sống cho nhiều người khác. Trong tác phẩm “Những
người khốn khổ” của V.Huy-go, chính tấm lòng bao dung đức độ của Cha xứ đã
giúp Giăng-văng-giăng tìm lại được con người thật của mình trước khi bị cái tòa án
với bản án khắc nghiệt điên rồ biến ông thành kẻ trộm cắp xấu xa, một người tù
khổ sai khốn cùng. Ông đã bắt đầu lại cuộc đời, trở thành ngài thị trưởng đáng kính
và sống với tôn chỉ yêu thương. Một người có tấm lòng bao dung sẽ không bao giờ
chấp nhặt những chuyện cỏn con mà người khác đã gây ra cho mình. Đó là cách
ứng xử rộng lượng, có văn hóa, vị tha. Khi sống vị tha nhân ái chúng ta sẽ thấy
mình thoải mái, nhẹ nhõm, hạnh phúc, tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, hẹp hòi.
Thói xấu của con người trong cuộc sống là ấn tượng, thành kiến, ích kỉ, hẹp hòi,…
Nếu dùng lòng khoan dung để đối nhân xử thế thì những thói xấu đó sẽ không có
cơ hội tồn tại. Hãy luôn nhớ “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan
dung”. Vì thế trong cuộc sống, mỗi người nhận thức được bao dung là niềm vui to
lớn, đích thực để đối xử với người khác bằng tình yêu thương, để biết tha thứ cho


lỗi lầm của người khác cũng như chính bản thân mình nhưng cũng cần đấu tranh
không khoan nhượng với cái xấu và cái ác.

Đề 13: Viết đoạn văn về chủ đề: Môi trường.
Bài làm
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó là không gian
sống của con người và sinh vật. Nó được hình dung giống như mái nhà chở che
loài người từ thời kì hồng hoang, vượt qua đêm trường trung cổ đến nay và mai
sau. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người trên trái đất. Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người
không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường có vai trò quan trọng mang
tính quyết định sống còn đến đời sống của chúng ta. Nói cách khác nhân loại
không thể tồn tại nếu thiếu môi trường. Môi trường phục vụ các nhu cầu của con

người bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của nó. Địa Cầu như người mẹ
nuôi chúng ta, luôn chiều chuộng, cung cấp cho hàng tỷ đứa con bé nhỏ những
điều tuyệt vời nhất. Nó không phải là một vật thể sống nhưng tầm vóc và sức ảnh
hưởng của nó thật lớn lao. Môi trường, khi hiền hoà, khi dễ chịu, khi lại phẫn nộ,
giận dữ. Môi trường sẽ cuốn phăng đi mọi thứ đang hiện hữu, để chúng biến mất
vào hư vô nếu chúng ta không quan tâm bảo vệ nó. Khi công nghệ hiện đại ngày
càng phát triển, đừng nghĩ thiên nhiên không còn vĩ đại như xưa. Con người - động
vật thông minh nhất hành tinh đã vô trách nhiệm với môi trường như thế nào? Môi
trường bị ô nhiễm. Chúng ta đã, đang và sẽ phải gánh chịu những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng. Vì thế ngay từ lúc này, mỗi chúng ta, nhất là học sinh - thế hệ tương
lai của đất nước hãy nhân thức rõ vai trò của môi trường với cuộc sống của chúng
ta và cần có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại. Bắt đầu từ những
thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày: giữ vệ sinh khu phố, xóm làng, nhà cửa,
nơi mình ở, không xả rác bừa bãi và có ý thức tái chế rác thải, tích cực trồng cây
ươm màu xanh - thắp lên sự sống, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trên trái
đất, tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường, có chế tài xử phạt
những hành vi làm ô nhiễm môi trường,… Hành động tưởng nhỏ thôi nhưng ngàn
người, triệu người như một cùng thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên thì thế giới
của chúng ta sẽ khác. Hãy để trái đất luôn là một hành tinh xinh đẹp, xanh tươi
trong vũ trụ bao la!


Đề 14: Viết đoạn văn với chủ đề: Đồng cảm, sẻ chia.
Bài làm
“Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình yêu
thương”. Tình yêu thương, sự đồng cảm và sẻ chia vốn là một trong những đạo lí
cơ bản của con người. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người
khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Người
có sự đồng cảm sẽ biết sẻ chia trong cuộc sống. Sẻ chia là cùng người khác san sẻ
vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó

khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn... Khi ta học được cách đồng cảm và
chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm
thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ
chia”, trái đất này sẽ thật là "thiên đường". Cuộc sống này còn nhiều những khó
khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia. Đó là sự sẻ chia về vật
chất được biểu hiện bằng sự giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn. Đó là sự
sẻ chia về tinh thần bằng ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự
im lặng cảm thông, lắng nghe. Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những
mối quan hệ khác nhau trong cuộc sống. Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm
sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng
là một trong những phẩm chất làm người, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con
người. Vậy mà bên cạnh những người giàu lòng nhân ái, biết đồng cảm và sẻ chia
thì ở ngoài kia vẫn còn đó những người sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, vụ lợi, thiếu
trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng. Những người đó không chỉ mang đến
nỗi buồn cho người khác mà chính họ cũng chỉ nhận về sự lạnh lẽo trong trái tim
và tâm hồn mà thôi. Cuộc sống dù có hối hả chảy trôi thì ở bất cứ thời đại nào mỗi
chúng ta cũng cần ý thức được ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc đời này.
Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại,
ban ơn... Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều
kiện và khả năng có thể của mình. Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết
đồng cảm, sẻ chia. Nhớ rằng: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi
có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới
tràn ngập vui sướng.


Đề 14: Viết đoạn văn suy nghĩ với chủ đề: Khiêm tốn (Sau khi học xong “Lặng
lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long).
Bài làm
Từ nhân vật… của tác phẩm… , tác giả… đã gợi nhắc chúng ta về sự đẹp đẽ
của phẩm chất khiêm tốn. Khiêm tốn chính là một lối sống không tự đề cao mình,

đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng
học hỏi ở những người khác. Lòng khiêm tốn là một đức tính đáng quý, cần phát
huy của mỗi con người. Khiêm tốn luôn đem lại cho bạn tình cảm của mọi người.
Khiêm tốn là một trong những phẩm chất quan trọng của thành công. Vì sao vậy?
Trước hết là bởi người khiêm tốn là người luôn biết mình đang ở đâu và biết mình
phải làm gì. Họ không vì thành công trước mắt mà ngủ quên trên chiến thắng, tự
mãn với bản thân. Như chúng ta đã biết, thành công luôn là thành quả của một quá
trình gian nan, vất vả mới có được. Khi thời gian đủ chín và mọi việc đủ thành thì
bạn sẽ nắm trong tay phần thắng. Nếu như lúc đó bạn không khiêm tốn, không biết
cách kiềm chế cảm xúc thì có lẽ bạn sẽ chìm ngập trong “mùi vị” vinh quang mà
quên mất còn có biết bao khó khăn, trở ngại phải vượt qua trong cuộc sống để đạt
được thành công. Trong xã hội phong kiến có rất nhiều bậc danh nhân vì chán ghét
cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình luôn
sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Tinh thần ấy được phát huy ở Bác Hồ - con
người ưu tú của dân tộc, con người được năm châu chân lí nhìn theo. Vậy mà cả
một đời Bác sống “thanh bạch chẳng vàng son” và không quên dặn cháu con phải
“khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Xã hội có nhiều người tài giỏi mà chúng ta
ngưỡng mộ và học giỏi. Khiêm tốn sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra những thiếu
sót của bản thân để học hỏi từ người khác hướng đến sự hoàn thiện. Lòng khiêm
nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không
ngừng cố gắng học hỏi. Còn đối với những kẻ tự thỏa mãn bản thân thì luôn thấy
người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Vậy là tự họ tạo nên khoảng
cách cho mình với mọi người. Họ thành kẻ cô lập. Anh thanh niên trong “Lặng lẽ
Sa Pa” khiến ông họa sĩ cảm phục chính vì phẩm chất khiêm tốn của mình. Phẩm
chất ấy đã hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật khiến mỗi suy nghĩ của anh đều để lại
những vang âm. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có không ít người sống tự kiêu, tự
mãn, tự cho mình là tài giỏi, hơn người. Đừng biến mình thành kẻ tự mãn, hãy
chứng minh năng lực của mình qua hành động và sống khiêm cung, nhường nhịn.
Khiêm tốn không có nghĩa là hạ thấp mình xuống mà khiêm tốn chính là một phẩm



chất đẹp đẽ mà mỗi học sinh chúng ta cần rèn luyện cho mình để hoàn thiện nhân
cách và không ngừng cố gắng mỗi ngày trong cuộc sống và học tập.

Đề 15: Suy nghĩ về câu nói: "Miếng bánh ta ăn khi đã no là miếng bánh
dành cho người đói".
Bài làm
Cái đói và miếng ăn từng là để tài đầy ám ảnh trong những trang viết của
nhà văn hiện thực Nam Cao. Trong đó ta thấy nhân vật bà cái Tí từng chết vì bội
thực sau khi sống chung với cái đói trong khoàng thời gian dài; thấy nhân vật Hộ
trong 'Đời thừa' từng vì cái đói và gánh nặng áo cơm ghì sát đất' mà rơi cảnh quẩn
quanh trong bi kịch nghề nghiệp và bi kịch của lẽ sống tình thương. Cái đói và
miếng ăn không chỉ có sức nặng trong văn thơ, ta vẫn thấy ngoài cuộc đời, cái đói
cận kề trước mặt người hành khất, ngay sau ánh đèn của đô thị phồn hoa bậc nhất
thế giới New York vẫn tồn tại hình ảnh hàng dài người xếp hàng tranh nhau chỗ
ngủ nơi tàu điện ngầm,... Những cảnh đời khó khăn ấy cẩn lắm hơi ấm của tình
thương, tình đồng loại, cần lắm sự đùm bọc của lá lành. Và lời nhắc nhở: "Miếng
bánh ta ăn khi đã no là miếng bánh dành cho người đói" chưa bao giờ cũ giữa cuộc
sống này .
Câu nói không chỉ dừng lại ở chuyện luận bàn về lòng trắc ẩn, về tinh thẩn
"lá lành đùm lá rách" hay khuyến khích người với người nâng đỡ, trao nhau yêu
thương mà câu nói ấy còn bàn về vấn đề nhận thức của con người về hành vi của
mình trước những giới hạn của cuộc đời. Như cụm từ “miếng bánh” đại diện cho
giá trị vật chất, những gì mà ta có đủ hoặc thừa, không chỉ đủ gạo để ăn, đủ áo để
mặc mà còn có thể "ăn ngon mặc đẹp". Hình ảnh "miếng bánh" được đặt trong hệ
quy chiếu với "người đói" như để làm nổi bật một bộ phận, một tầng lớp người
trong xã hội sống lay lắt qua ngày, ngày ăn đủ 3 bữa hay đêm có chỗ để đặt lưng
đã là may. Qua đây mà dễ thấy thông điệp của câu nói là để khuyên khích sự san
sẻ, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người, cũng là để phê phán thói tham lam, ích
kỷ đang có xu hướng gia tăng trong cuộc sống.

Từ bao đời, ông bà ta đã dạy "lá lành đùm lá rách", thậm chí "lá rách ít
đùm lá rách nhiều". Nhà thơ cách mạng Tố Hữu cũng từng ca ngợi: "Có gì đẹp
trên đời hơn thế / Người yêu người sống đế yêu nhau".


Lẽ sống tình thương, tinh thần sẻ chia, đoàn kết luôn cần được đề cao. Tình
cảm ấy bén rễ từ sâu thẳm trong trái tim con người và qua hành động hay cử chỉ
truyền từ người này sang người khác, đem trái tim con người đến gần nhau. Nếu
tình thương là ngọn lửa thì "một đốm lửa sẻ chia là một ngọn lửa lan toả". Chính
ngọn lửa cùa tình người ấy đã xua tan đi cái đói trong đêm đen của những người ăn
xin, hay sưởi ấm trái tím quạnh hiu của những người hành khất. Người gần người
hơn, hơn triệu trái tim cùng chung một nhịp đập sẻ chia chính là ý nghĩa lớn lao
nhất mà thứ tình cảm thiêng liêng này đem lại. Phải chăng do Chúa Trời chẳng thể
san sẻ tình thương của mình xuống khắp mọi ngóc ngách dưới trần thế. Ngài để
góc tối của cảnh bần hàn tồn tại song song với ánh đèn rạng rỡ của cung điện nguy
nga để làm nổi bật sự khác biệt ấy, nhưng Ngài gửi xuống trần gian một thiên thần
để giảm nhẹ đau thương và gắn kết con người, đó chính là tình đồng loại - một
thiên thần ngự trị ngay trong chính mỗi chúng ta, một thiên thẩn mang trong mình
sức mạnh của Chúa Trời để con người giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn,
nghèo khố. Bời vậy mà hãy lắng lại để nghe đời, nghe tiếng đồng loại đang kêu
gào từ trong đói rét. vẫn còn quanh ta tiếng khóc của những đứa trẻ thơ khát sữa,
nhũng đứa trẻ không nhà, không áo ấm, cơm no, những người già bệnh tật cơ
nhỡ... Họ đang cần lắm những "miếng bánh" được sẻ chia từ bàn tay, tấm lòng của
những người bên cạnh.
Sẻ chia miếng bánh khi đã no cần phải là một mệnh lệnh của trái tim. Bởi
đó thực sự là miếng bánh mà người đói cần để tồn tại. Cho đi miếng bánh ta sẽ
nhận về sự thanh thản, niềm vui. Cho đi yêu thương, tự khắc ta sẽ nhận lại được
cảm giác nhẹ lòng, thanh thản thay vì nỗi day dứt khôn nguôi khi ta chọn im lặng
trước cái nhìn cầu khẩn của người nghèo đói. Cuộc đời này vốn nhiều bất trắc
khôn lường, ai cũng có thể rơi vào cảnh bần hàn, đói khổ. Vĩ vậy, sao ta không

"để dành" tình yêu thương mỗi ngày, để nếu có lúc rơi vào hoạn nạn ta sẽ tìm thấy
những bàn tay, những tấm lòng ta đã gửi trong đời...
"Miếng bánh ta ăn khi đã no" không nên hiểu là miếng bánh thừa thãi, bỏ
đi, ta chỉ cho nó khi ta đã thừa mứa, không biết dùng để làm gì.
Lòng tham của con người là vô đáy. Mỗi chúng ta cẩn phải tự cân bằng, tự
giới hạn những ham muốn của mình. Hãy sẵn sàng sẻ chia với những người nghèo
khổ/ khó khăn ngay khi ta đủ đầy hơn họ. Thậm chí những chiếc "lá rách ít đùm lá
rách nhiều" càng khiến cho cuộc sống này ấm áp đẹp đẽ hơn.
Ta cũng cần nhớ, người nghèo khổ thiệt thòi không cần đến sự thương hại
hay bố thí. Ranh giới giữa "thương cảm" và "thương hại" chỉ cách nhau một sợi
chỉ mang tên "tấm lòng". Vậy nếu có thể cho đi, ta hãy cho bằng tất cả trái tim


mình, bằng tình yêu và sự chân thành, chứ không phải miễn cưỡng, sự giả dối hay
toan tính. Trục lợi trên nỗi đau của người nghèo khổ luôn là sự nhẫn tâm cần lên
án. Các cô hoa hậu, người mẫu lên vùng xa đi từ thiện không cần ê kíp quay phim
đi kèm để cho ra đời những bức ảnh thông báo tới cả thế giói về tấm lòng vị tha vô
bờ bến của cô. Chúng ta hãy đến với những em bé mồ côi, những đứa trẻ bị mắc
bệnh hiểm nghèo cùng khổ đừng chỉ vì những tờ giấy chứng nhận làm đẹp cho hồ
sơ du học... Đúng là "tích thiện phùng thiện", nhưng thiện căn phải khởi phát từ
cái tâm chân thành mới có thế nhận lại niềm vui.
Câu chuyện về "miếng bánh ta ăn khi đã no" và "những người đói" còn là
câu chuyện về sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trờ nên khắc nghiệt trong cuộc
sống của chúng ta. Bi kịch "kẻ ăn không hết, người lần không ra", ta có thể nhận
thấy ở mọi nơi. Giữa Hà Nội tấp nập hay Sài Gòn hoa lệ thì phía sau những khu
nhà chọc trời, những biệt thự sang trọng vẫn có những khu ổ chuột, phía sau
những bàn tiệc xa hoa vẫn là cái đói mòn đói mỏi của những người nghèo... Vậy
nên chúng ta cần nhiều hơn sự san sẻ trong cộng đồng. Sự san sẻ ấy không nên
dừng lại ở những tủ bánh mì miễn phí, những quán cơm hai nghìn đồng... Những
việc làm ấy tuy cần nhưng chưa đủ. Miếng bánh cần san sẻ cho người nghèo còn

phải là những cơ hội, cơ hội được làm việc, được học hành, được phát triển bản
thân và tự kiếm lấy miếng ăn cho mỗi ngày... Đấy là lí do cha ông cha khuyên giúp
người khác cái "cần câu" thay vì cho "con cá".
Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, bên cạnh những tấm lòng yêu thương
san sẻ cần được ngợi ca, trong cuộc sống của chúng ta vẫn hiện diện nhiều kẻ đang
cố ăn những miếng bánh khi đã no, thậm chí là quá no. Đó là miếng bánh của lòng
tham và sự tàn nhẫn. Đó là câu chuyện của những kẻ tham nhũng, tìm cách ăn
chặn của người nghèo ngay từ những món quà từ thiện, những kẻ đang lợi dụng
chức quyền để tham nhũng, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên chung cùa đát nước,
những ông chủ tìm mọi cách bóc lột sức lao động của những con người nghèo
khổ... Thái độ sống đó cần phải được mau chóng loại bỏ khỏi cộng đồng.
Nếu trong một khoảnh khắc nào đó của cuộc đời, ta bị lòng tham lam cho
dao động, xin hãy một lần tự nhủ: "Miếng bánh ta ăn khi đã no là miếng bánh
dành cho người đói". Hãy thử nhịn ăn một bữa để ít nhiều hiểu được cảm giác
thường trực của những người đói ăn, hãy thử đêm rét không chăn không nhà một
lần để thấu lòng của những người hành khất. Hãy thắp lên ngọn lửa trái tìm, hãy
mãi nhớ: "Một đốm lửa sẻ chia là một ngọn lửa lan toả”. Và đừng bao giờ cố ăn
một miếng bánh khi ta đã no, khi quanh ta còn rất nhiều người đói...
(Bài làm cùa học sinh Nguyễn Hà My
Trường THCS Marie Curie - Hà Nội)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×