Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kịch van ban Giang Sinh Tin lanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.6 KB, 4 trang )

Nhân vật: Bố và mẹ của Tý, Tý, các bạn của Tý: Sửu, Dần, Mão, Thìn, (7 nhân vật)
Màn Một
 
Tiếng chuông làm nền (kính koong….kính koong…..kính koong…..!)
 
Lời dẫn
 
Tiếng chuông cứ ngân vang lên mãi mời gọi mọi con chiên trong xứ đạo đến với Chúa. Tiếng 
chuông thật thanh nhẹ, trầm bổng như bản nhạc du dương hòa vào với gió bay đến từng mái nhà 
đạo để thức tỉnh lòng người. Mỗi lần tiếng chuông vang lên là mỗi lần báo hiệu tiếng Chúa mời gọi 
mọi người, đến với Người qua các Thánh lễ, những giờ kinh sáng chiều. 
 
Tý:  (quỳ chắp tay hướng lên tượng Chúa Giê­su Hài đặt trên bàn, vừa cầu xin vừa như trò chuyện 
thân tình với Chúa)
 
Chúa ơi! Hôm nay là ngày kỷ niệm cách đây hơn hai nghàn năm, ngày Chúa đã sinh ra vì yêu 
thương chúng con.
 
Chúa biết không, con đã cố gắng dành thời gian để đến với Chúa qua những Thánh lễ, các giờ khấn
trưa, hay giờ đọc kinh thánh tối sáng và cả những hy sinh nhỏ bé như giúp đỡ mẹ cha để dâng lên 
Chúa!
 
Tiếng chuông làm nền (kính koong….kính koong…..kính koong…..!)
 
Đám bạn của Tý:  Tý ơi! Tý có nhà không?
 
Tý:  Mình có nhà đây! Các bạn đến rủ Tý đi nhà thờ đấy phải không?
 
Sửu: Ừ! Chúng mình đến rủ bạn đi nhà thờ đây!
 
Dần:  Cậu may lắm mới có đám bạn này qua tận nhà rủ đấy nhé!


 
Mão:  Thôi đi khấn trưa thôi các ông ơi, muộn mất rồi đấy!
 
Thìn: Chúng ta đi thôi!
 
Tiếng chuông làm nền (kính koong….kính koong…..kính koong…..!)
 
 
 
 
Màn Hai
Lời dẫn 
 
Tiếng chuông cứ thiết tha mời gọi cho dù lòng người chai lì trong những thói hư tật xấu của mình. 


Tiếng chuông hằng ngày vẫn kiên nhẫn gõ cửa lòng mỗi người và đợi chờ họ. Không gay gắt mà chỉ
nhẹ nhàng khẽ gõ vào cánh cửa lòng mỗi người, khi họ xa rời chân lý là bảng chỉ đường cho ta đến 
với Thiên Chúa!
 
Bố của Tý: (đi từ phía cánh gà sân khấu vào, trên tay cầm chai rượu vừa uống vừa chửi đổng, đi 
khệnh khạng như chực ngã, đến chỗ bàn ghế liền ngồi phịch xuống!)
 
Tức thế không biết, có ngày ông đập vỡ tan quả chuông ra cho mày khỏi kêu.
Suốt ngày mày cứ la hét om sòm: Sáng ông đang ngủ ngon giấc mày đã kêu la, trưa ông đang uống
rượu mày lại kêu la, rồi đến tối mày cũng chẳng để ông yên.
 
Mẹ của Tý: (vừa đi chợ về, đi từ ngoài cánh gà sân khấu vào, trên hông cắp chiếc thúng, một tay 
đeo chiếc nón cũ!)
Ông lại say rồi!!! Ông có thương mẹ con tôi không, khổ cái thân tôi thế này!

 
Bố của Tý: (nói nhè nhè trong cơn say, vừa chửi đứt đoạn vừa chỉ tay vào vợ rồi gọi Tý)
 
Say.. cái gì… mà say.  Con….Tý đâu, đi mua rượu…. cho bố. Tý….đâu rồi!
 
Mẹ của Tý: Nó đi theo TIẾNG CHUÔNG rồi!!
 
Bố của Tý:  (vừa quát vừa nói lớn tiếng!)
 
Lại tiếng chuông, tiếng chuông có kiếm tiền nuôi nó được không? Rứa thì bà….đi mua rượu cho tôi,
mau lên!
 
Mẹ của Tý: Khổ quá đi! Chồng gì đâu mà suốt ngày cứ say với xỉn. 
 
Bố của Tý: (cầm chai rượu chỉ vào mặt vợ, đập bàn quát chửi và đuổi theo vợ!)
Mày…..mày dám…..bảo ông say hả. Ông…..cứ uống…..cho mày say!
(Chồng đuổi vợ rút vào trong cánh gà sân khấu!)
 
Màn Ba
Lời dẫn
 
Tiếng chuông cứ kiên nhẫn gọi mời, thức tỉnh ắt lòng người cũng sẽ đổi thay. Hằng ngày, tiếng 
chuông vẫn đánh động tiếng chuông lòng, tiếng chuông vẫn chờ đợi tiếng chuông lòng đáp trả, và 
rồi tiếng chuông tâm hồn đã mủi lòng vì tiếng chuông cứ lanh lảnh kiên nhẫn gõ cửa hoài. Tiếng 
chuông lòng – tiếng lương tâm nơi mỗi người đã được chính Thiên Chúa “thổi” vào, luôn khao khát 
hướng lòng về Nguồn Cội là chính Thiên Chúa.
 
Bố của Tý: (Lục lọi các chỗ trong nhà tìm tiền mua rượu!). 
 
Chẳng thấy có đồng xu nào cả. Rượu ơi là rượu ông lại nhớ mày rồi! Cái gì đây, chắc con mẹ này 

nó gói tiền cất vào đây chăng! (Ông mở ra đọc và bắt đầu trầm ngâm buồn phiền suy nghĩ!)


 
Mẹ của Tý: (vừa đi chợ về dắt theo chiếc xe đạp cũ, trên xe chằng chiếc thúng hàng, tay cắp chiếc 
nón cũ đi vào đến bên cạnh chồng và nói)
Ông làm gì mà đần thối cái mặt ra vậy?
 
Bố của Tý: Đây! Bà coi đi! Thư của Tý nè bà!(Ông đưa tờ giấy cho vợ và quay mặt đi nơi khác tỏ vẻ
buồn rầu!)
 
Mẹ của Tý: (bà bắt đầu đọc)
 
 
Thư gửi Chúa Hài Đồng
 
Chúa ơi! Mẹ con và chị em chúng con khổ sở lắm! Bố con tối ngày bầu bạn với chai rượu. Gia đình 
con lúc nào cũng chỉ thấy tiếng chửi rủa cãi vã. Lúc nào con cũng cảm thấy xấu hổ với làng xóm, 
bạn bè. Gia đình người ta thì đầm ấm hạnh phúc, còn gia đình con thì…… Xin Chúa biến đổi Bố 
con, ban cho bố con thoát khỏi cơn mê rượu đang vây hãm. Xin Chúa thương cứu giúp gia đình 
con, Chúa nhé! 
Con của Chúa!
                                                                                                      Tý
 
 
Mẹ của Tý: (bà thở dài và động viên an ủi chồng)
 
Ông đừng buồn nữa mà, từ nay ông bỏ uống rượu đi là gia đình mình lại sống đầm ấm hạnh phúc 
thôi mà. Ông hứa với tôi là ông bỏ rượu đi! (bà vợ nài nỉ chồng mình)  
 

Bố của Tý: Nhưng mà….
 
Mẹ của Tý: Ông còn nhưng cái gì nữa nào, ông sợ cái Tý nó vẫn còn buồn vì ông phải không? Ông 
cứ để tôi tìm lời lẽ dịu dàng mà khuyên bảo con nó cho ông.
 
Tý: Con chào bố mẹ ạ! Con đã nghe được hết từ nãy giờ bố mẹ đang nói gì rồi! Con vui lắm bố mẹ 
ơi! (Tý liền xà vào lòng ôm chầm lấy bố mẹ!)
 
Tiếng chuông nền(kính koong….kính koong…..kính koong…..!)
 
Bố của Tý: (tỏ vẻ ngạc nhiên và quay sang hỏi vợ!)
Bà ơi! Hôm nay giáo xứ mình có lễ à?
 
Mẹ của Tý: Ông thật là….Ông chẳng còn nhớ gì cả, hôm nay là lễ Chúa Giáng Sinh đấy!
 
Bố của Tý: Tôi phải bỏ con ma men này thôi, nó làm cho tôi mê muội chẳng còn nhớ gì nữa cả, tôi 
quên cả Chúa mất rồi!
 


Mẹ của Tý: Vậy ông hứa với mẹ con tôi từ nay ông bỏ rượu chứ?
 
Bố của Tý: Ừ !! ừ!! Tôi hứa mà…Tôi hứa mà….(ông tỏ vẻ ngại ngùng!)
 
Tý: Tối nay con được biểu diễn văn nghệ đấy bố mẹ ạ, còn được cả phần thưởng thiếu nhi chăm 
ngoan học Giáo lý giỏi nữa cơ. Bố mẹ đi xem văn nghệ rồi cổ vũ cho con nhá!
 
Bố và Mẹ: Thôi chúng mình đi thôi kẻo muộn!
 




×