Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bài thu hoạch Nguyễn Ngọc Lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.65 KB, 18 trang )

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

Số: /TTr-TCT

Đồng Tháp, ngày 17 tháng 4 năm 2018

YÊU CẦU NỘI DUNG
VIẾT THU HOẠCH LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH
1. Mở đầu:
Qua nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ, kết hợp
quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ. Bản thân đang công tác trong lĩnh vực
thú y của ngành Nông nghiệp thấy tâm đắc ở chỗ đó là quản lý ngành và lãnh
thổ tạo môi trường thống nhất từ trung ương đến địa phương; bộ máy tổ chức
ổn định, thống nhất từ trung ương đến địa phương; hệ thống VBQPPL đồng bộ
và ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực tế khách quan.
Công tác quản lý hoạt động chăn nuôi và thú y là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Chăn nuôi và Thú y đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ an toàn sức
khỏe cho nhân loại và sức khỏe động vật, bởi việc cung cấp đầy đủ thực phẩm
an toàn, vệ sinh; bảo vệ sức khỏe nhân loại và động vật bởi sự ngăn ngừa sự
truyền lây bệnh chung giửa người và động vật. Bác sỹ thú y có vai trò quan
trọng trong cải thiện năng suất sản xuất chăn nuôi cho lợi ích của người chăn
nuôi nói riêng và cả cộng đồng nói chung.Trong các năm qua, việc quản lý các
hoạt động chăn nuôi thú y của Tỉnh đã đạt được những kết quả như: Công tác
hành chính sự nghiệp, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ,.. trong đó công
tác phòng, chống dịch bệnh là then chốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt


được vẫn còn tồn tại một số hạn chế như công tác tiêm phòng chưa đạt yêu cầu
cho công tác phòng bệnh, công tác kiểm dịch động vật còn nhiều bất cập, công
tác giống, quản lý nguyên liệu đầu vào còn yếu kém dẫn đến hiệu quả công tác
quản lý hoạt động chưa cao.
Qua nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ, các báo cáo
thực tế liên quan và xuất phát từ thực tiễn nêu trên, bản thân chọn nội dung
“Quản lý hoạt động chăn nuôi và thú y” để viết bài thu họach; vì nôi dung này
cung cấp nhiều vấn đề cần thiết trong việc quản lý hoạt động chăn nuôi và thú y
1


ở địa phương và áp dụng vào thực tiễn của đơn vị;…. Do đó, bản thân xin chọn
nội dung này để viết bài thu hoạch và làm cơ sở cho bản thân cũng như đơn vị
xây dựng kế hoạch cụ thể để quản lý công tác chăn nuôi và thú y; đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và các nhiệm vụ, mục tiêu của đơn vị đề ra
trong thời gian tới.
2. Nội dung:
2.1. Lý luận:
2.1.1. Cở sở pháp lý của đơn vị
Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp được thành lập vào năm 1990 theo Quyết
định số 53/QĐ-UB ngày 19/6/1990 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng
Tháp. Năm 2016, sáp nhập phòng chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (sau đây gọi tắc SNN) vào Chi cục Thú y và do phân cấp quả lý hiện
nay. Chi cục Thú y đổi tên thành Chi cục Chăn nuôi và Thú y tại Quyết định số
425/QĐ-SNN ngày 21/6/2016 của Giám đốc SNN tỉnh Đồng Tháp Quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và
Thú y tỉnh Đồng tháp (sau đây gọi tắc là Chi cục).
LÃNH THỔ

NGÀNH


LĨNH VỰC

CHÍNH PHỦ (TƯ)

UBND TỈNH (ĐP)

BỘ NN&PTNT (TƯ)

UBND HUYỆN (ĐP)

SỞ NN&PTNT (ĐP)

CỤC CHUYÊN NGÀNH (TU)
CHI CỤC THÚ Y VÙNG (TU phân theo vùng)

UBND XÃ (ĐP)

PHÒNG NÔNG NGHIỆP (ĐP)

CHI CỤC Chăn nuôi và thú y

CÔNG CHỨC NN XÃ

TRẠM Chăn nuôi và thú y
NHÂN VIÊN THÚ Y

Chi cục là cơ quan chuyên môn trực thuộc SNN, chịu sự chỉ đạo quản lý tổ
chức, biên chế và hoạt động của SNN; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Thú y, Cục Chăn nuôi thuộc Bộ

2


Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh. Chi cục có chức năng quản lý nhà
nước trong các lĩnh vực: chăn nuôi, thú y và thủy sản.
2.1.2. Lý thuyết:
Quản lý nhà nước nói chung, quản lý hành chính nhà nước nói riêng mang
tính toàn diện, bao quát tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội ở khắp mọi
miền đất nước. Quản lý nhà nước thực chất là quản lý tất cả các ngành, nhưng do
tính chất đặc điểm khác nhau của từng vùng lãnh thổ nên cách thức và phương
pháp quản lý những vấn đề ngành có thể khác nhau. Tuy nhiên, quản lý nhà nước
các vấn đề trên tất cả các lĩnh vực đòi hỏi vừa đảm bảo tính thống nhất vĩ mô trên
toàn bộ lãnh thổ quốc gia, nhưng đồng thời có tính đến yếu tố đặc trưng của từng
lãnh thổ.
2.1.2.1. Quản lý nhà nước theo ngành:
Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý của các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn
hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích
giống nhau, nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển đồng
bộ, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước. Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện
với những tính chất, hình thức và quy mô khác nhau. Quản lý theo ngành là quản
lý mang tính chuyên môn, có tiêu chuẩn của ngành, được thực hiện trên phạm vi
toàn quốc, từng địa phương.
Quản lý nhà nước theo ngành được hiểu là sự tác động của Nhà nước đến
hoạt động của từng ngành, nhằm định hướng hoạt động của ngành đến mục tiêu
đã định.
2.1.2.2. Quản lý theo lãnh thổ
Quản lý theo lãnh thổ ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là quản lý theo địa
phương. Quản lý theo địa phương nằm trong nội dung phân cấp quản lý Nhà nước
thuộc về Chính phủ. Quản lý theo địa phương là hoạt động quản lỷ tổng hợp theo
địa giới hành chỉnh. Các hoạt động quản lý chủ yếu là ra quyết định, điều hành,

giảm sát các hoạt động kinh tế, xã hội ở địa phương theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được phân công, phân cấp.
Hoạt động quản lý của ngành gồm những nội dung sau đây:
- Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền
ban hành của Hội đồng nhân dân và UBND Tỉnh trong lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội;
- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự
án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính
nhà nước về lao động, người có công và xã hội, xây dựng và hoàn thiện pháp luật
thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, UBND Tỉnh trong lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội;
3


- Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở.
2.1.2.3. Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ
Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ là một trong những
nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, vì thế nó được xem xét ở góc
độ vĩ mô. Tuy nhiên, đây là nguyên tắc mang đặc tính tổ chức kỹ thuật nên nó cần
được xem xét cả ở tầm vi mô.
Thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý thẹo lãnh thổ
đòi hỏi ngay từ khi xây dựng chính sách của phát triển ngành phải gắn với thực tế
của địa phương, thực tế các vùng. Điều đó có nghĩa, chính sách phát triển ngành
trong tương lai gần hay chiến lược lâu dài đều phải cân nhắc đến các điều kiện của
địa phương tác động đến sự phát triển ngành và những ảnh hưởng của ngành đến
sự phát triển của địa phương và vùng lãnh thổ. Các dự án phát triển ngành dự kiến
được đặt ở địa phương nào cần đánh giá đầy đủ các vấn đề của địa phương đó.
Chính sách phát triển các ngành kinh tế tại địa phương, của vùng phải gắn với việc
đánh giá đúng về nguồn nguyên liệu, tiêu dùng của người khu vực, vấn đề cơ sở hạ

tầng giao thông - kỹ thuật và những phản ứng của dân cư địa phương đối với các
dự án phát triển ngành có nguy cơ phá vỡ môi trường sinh thái.
Đối với chính quyền các địa phương, trong chính sách phát triển của địa
phương cũng cần bàn bạc dân chủ, thống nhất về các mục tiêu phát triển đối với
các ngành đang có ở địa phương, những tác động tiêu cực từ phát ừiển ngành đến
kinh tế, an ninh, xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương
cần đánh giá đầy đủ những tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương để phát triển
kinh tế địa phương và phát triển ngành tốt nhất. Các ngành phi kinh tế như ngành
văn hóa, y tế, giáo dục,..cũng cần được cân nhắc tại chính sách chính sách quốc gia
và chính sách cụ thể cho từng địa phương, từng vùng ừong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội. Ví dụ: Chính sách xây dựng trường điểm, xóa mù chữ, tiêm chủng
xóa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi,...
Kết hợp trong quản lý theo ngành với theo địa phương về bản chất đòi hỏi
chính sách của ngành lồng vào chính sách của địa phương, chính sách của vùng và
ngược lại. Trong mỗi quyết định được ra đời từ cơ quan quản lý ngành hay các địa
phương đều phải quan tâm đến sự gắn kết của ngành với địa phương trong chiến
lược phát triển của từng ngành, từng địa phương và của cả quốc gia.
2.1.2.4. Quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y trên địa bàn Tỉnh:
Nội dung quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y trên địa bàn Tỉnh có các
nội dung như sau:
-Tham mưu, giúp Giám đốc SNN trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự
4


án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ
thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy
phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất

lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, thuỷ sản đã được phê duyệt; đồng thời
thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý.
- Trình Giám đốc SNN ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá
biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
- Về hướng dẫn sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản:
- Về quản lý giống vật nuôi và nuôi trồng thủy sản:
- Về quản lý thức ăn, nguyên liệu, chất bổ dưỡng thức ăn chăn nuôi và thức ăn
thủy sản:
- Về môi trường chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản:
- Phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trong chăn nuôi và trong sản xuất,
nuôi trồng thủy sản;
- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trong chăn nuôi và trong
sản xuất nuôi trồng thủy sản;
- Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh
thú y;
- Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
và nuôi trồng thủy sản; các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong thủy
sản;

- Quản lý phí, lệ phí; cấp, thu hồi các loại chứng nhận, chứng chỉ đủ điều hành
nghề thú y sau đây;
- Khai thác và bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản;
5


-Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, chính sách và
pháp luật cho công chức, viên chức, nhân viên chăn nuôi, thú y, thủy sản và các tổ
chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, thú y, thủy sản trên địa bàn
tỉnh;

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thủy sản theo quy
định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại về chăn
nuôi, thú y theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật về chăn nuôi, thú y và thủy sản; thẩm định chuyên ngành các chương trình,
dự án về chăn nuôi, thú y và thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp và hỗ trợ tham gia thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về
chăn nuôi, thú y và thủy sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phòng chống
tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản theo quy định của
pháp luật;
- Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình sản xuất chăn nuôi, thú y, thủy sản và
quản lý chất lượng theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Tổng cục Thủy
sản và Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;
- Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế, vị
trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao
theo phân cấp của Giám đốc SNN và quy định của pháp luật;
- Tổ chức, phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn tại địa bàn cấp huyện thực
hiện các nhiệm vụ:
- Phối hợp với các tổ chức có liên quan thực thi quản lý nhà nước về chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thu
hoạch, đánh bắt, thu gom, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản,
buôn bán, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất
khẩu theo phân cấp.
- Phối hợp, thực hiện và kiểm tra việc thống kê tình hình diễn biến đất nông
nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh và giúp Ủy ban nhân
dân cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công về phát triển sản
xuất nông nghiệp thuộc lĩnh vực thú y, chăn nuôi, thủy sản.
6



- Đầu mối theo dõi, điều tra, thống kê, tổng hợp báo cáo SNN về hoạt động lĩnh
vực thú y, chăn nuôi, thủy sản và vật tư nông nghiệp phục vụ chăn nuôi, thủy sản
trên địa bàn tỉnh; diễn biến tình hình giá cả vật tư, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý.
- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về thú y, chăn nuôi và thủy sản và diễn
biến đất nông nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho
công tác quản lý được giao.
- Hướng dẫn và phối hợp kiểm tra đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi
Chính phủ trong lĩnh vực thú y, chăn nuôi và thủy sản theo phân cấp và quy định
của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về thú y, chăn nuôi và thủy sản;
các hoạt động hợp tác quốc tế về thú y, chăn nuôi và thủy sản thuộc phạm vi quản
lý của Chi cục theo phân cấp và quy định của pháp luật.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong quá trình sản xuất giống vật
nuôi, giống thủy sản theo quy định của pháp luật; quản lý việc thực hiện các dự án
điều tra cơ bản về giống vật nuôi, giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; tham mưu xây
dựng và triển khai thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành cho từng
loạivật nuôi và thủy sản.
- Thực hiện quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, thuỷ sản tại
địa phương theo phân cấp quản lý:
- Tham mưu Giám đốc SNN thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định,
đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền của Sở
theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy nan nhân dân
tỉnh. Tham mưu thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y, chăn nuôi,
thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của SNN do Bộ Nông nghiệp và PTNT,
UBND tỉnh quy định, công bố.
- Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế, tài chính theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, tài chính, tài sản
thuộc Chi cục theo phân cấp và quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định.

2.2. Thực trạng:
7


2.2.1. Thực trạng công tác quản lý hoạt động phát triển chăn nuôi và thú y
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Số biên chế cán bộ, công chức, viên chức được duyệt: 133 người (trong đó: 26
công chức và 107 viên chức). Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng
thực tế hiện nay là 96 người, trong đó: ngạch công chức là 26 người, ngạch viên
chức và hợp đồng lao động là 70 người.

8


2.2.1.2. Kết quả thực hiện
Quản lý công tác phòng, chống dịch bệnh: Thực hiện triển khai và kiểm soát chặc
chẽ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Trong năm 2018, chỉ xảy ra lẻ tẻ
trên vật nuôi như dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng trên heo, newcastle,
gumboro và hô hấp trên gia cầm; gan thận mủ, xuất huyết, ký sinh trùng ở cá tra,
cá lóc; .. Công tác tiêm phòng trên vật nuôi: heo 13,3%; trâu, bò 23%; dại chó,
mèo 35%, gà, vịt 15% có tỷ lệ tiêm phòng rất thấp. Các bệnh gây thiệt hại nặng
đến kinh tế, truyền lây sang người được nhiều thành phần quan tâm như cúm gia
cầm có tỷ lệ tiêm phòng cao 89%. Nhìn chung công tác tiêm phòng chưa được
người chăn nuôi chú trọng. Cấp phát và tiêu độc khử trùng được 13.980 lít
Benkocid.
Công tác tập huấn: mở 01 lớp Tập huấn mậu dịch viên với 12 người tham dự; tập
huấn phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi cho các cán bộ
kỹ thuật với 60 người tham dự; tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò lai Sind cho 35 hộ
dân. Phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp tổ chức 01 lớp tập
huấn bệnh truyền lây giữa người và động vật cho 39 người là nhân viên y tế huyện,

Thú y huyện.
Công tác tuyên truyền: cấp phát 24.000 tờ rơi hướng dẫn quy trình tiêm phòng và
24.000 tờ rơi hướng dẫn quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cho người chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý chăn nuôi:
-Quản lý con giống: Toàn tỉnh có 21 cơ sở sản xuất kinh doanh tinh heo đực giống
Tổng đàn heo đực giống đang khai thác trong tỉnh là 321 con.
-Tình hình chăn nuôi bò hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại xã Hòa An, TP. Cao
Lãnh: Trong năm 2018, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã hỗ trợ 650 liều vắc-xin
LMLM cho các hộ bò, cấp phát 110 lít thuốc tiêu độc khử trùng. Tính đến nay đã
có 67/72 hộ đã thoát nghèo từ Chương trình hỗ trợ chăn nuôi bò (trong đó còn 15
hộ đang khó khăn). Bên cạnh đó, Chương trình cũng đã nâng cao ý thức về chăn
nuôi của người dân, tạo được việc làm và an sinh xã hội cho người dân.
-Thực hiện chương trình Tái cơ cấu ngành hàng vịt năm 2018:
Toàn tỉnh có 05 tổ hợp tác chăn nuôi vịt hướng trứng an toàn sinh học với tổng đàn
vịt là: 227.690 con, trong đó: đàn vịt đang đẻ trứng là 136.600 con với sản lượng
trứng bình quân/đêm là 94.390 trứng. Giá bán trứng bình quân của vịt nuôi rọ năm
2018 là 2.230đ/trứng, lợi nhuận bình quân khoảng 300đ/trứng.
-Thành lập được chuỗi Cung ứng – Sản xuất – Tiêu thụ, bao gồm Công ty sản xuất
thức ăn (CP, Greenfeed) – Các tổ hợp tác – Công ty thu mua trứng (Công ty CPTP
9


Vĩnh Thành Đạt) nên người chăn nuôi an tâm sản xuất, vì vậy ổn định được nguồn
thức ăn đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và công lao
động, tạo giá trị gia tăng, giảm nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, phù hợp với xu hướng thị trường.
-Thực hiện được việc cấp mã truy xuất nguồn gốc cho ngành hàng trứng vịt khi lưu
thông vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
-Xây dựng được 01 hộ chăn nuôi vịt hướng trứng thương phẩm đạt chứng nhận

VietGAP (hộ Ông Lê Ngọc Mới, tổ hợp tác chăn nuôi vịt Mỹ Hòa, huyện Tháp
Mười, giấy chứng nhận cấp ngày 26/10/2018).
- Thực hiện Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ (theo
Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg): Kết quả thực hiện đến hết năm 2017 là:
7.654.693.900 đồng, cụ thể là: 27.368 liều tinh heo; Công trình khí sinh học: 1.060
hầm biogas; trang bị 06 bình chứa nitơ lỏng phục vụ gieo tinh bò; đào tạo 07 kỹ
thuật viên gieo tinh nhân tạo bò. UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 456/UBNDKTTH ngày 13/8/2018 về việc tạm cấp kinh phí thực hiện chính sách hỗ nâng cao
hiệu quả chăn nuôi nông hộ năm 2018 với tổng số tiền là 7.615.000.000 đồng.
Công tác thanh tra:
-Triển khai văn bản pháp luật: Thực hiện triển khai Nghị định
90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thú y và Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016
của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh
thú y cho các bộ thú y, thương lái, tiểu thương và cơ sở giết mổ cho 184 người
tham dự. Triển khai văn bản pháp luật quy định về việc sử dụng và kinh doanh
thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản theo
Kế hoạch số 690/KH-CNTY.QLT ngày 10/7/2018 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y
tỉnh Đồng Tháp được 12 lớp tập huấn tại huyện, thị, thành phố có 228 người kinh
doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi tham dự.
-Công tác giải quyết tố cáo: Trong năm tiếp nhận 02 lần đơn khiếu nại: Chi
cục Chăn nuôi và Thú y đã giải quyết.
-Thực hiện kiểm tra 1.620 quầy sạp kinh doanh động vật, sản phẩm động vật: phát
hiện 09 trường hợp vi phạm hành chính hành vi kinh doanh thịt gia súc không có dấu
kiểm soát giết mổ, xử lý hủy 177,5 kg thịt gia súc và gia cầm không đảm bảo an toàn
thực phẩm. Xử lý luộc: 115 kg thịt heo; 30 kg phủ tạng heo; sản phẩm gia cầm không
rõ nguồn gốc 44,5 kg; sản phẩm gia cầm (đầu gà) không rõ nguồn gốc 1.175 kg.
-Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y: Thực hiện kiểm tra 68 lượt cơ sở
giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh và 04 địa điểm tập trung nhốt heo. Kết quả kiểm
10



tra: có 09 trường hợp vi phạm. Trong đó cán bộ thực hiện công tác kiểm soát giết mổ
đã kiểm tra và xử lý vệ sinh thú y 64 lượt tại cơ sở giết mổ động vật hủy 01 con heo
và 2.025,5 kg thịt và phủ tạng gia súc, gia cầm; luộc 07 con heo chết không đảm bảo
điều kiện vệ sinh thú y. Ngoài ra hủy 21 con heo bệnh lở mồm long móng.
-Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật: Thực hiện kiểm tra và phối hợp Đoàn
kiểm tra liên ngành kiểm tra 04 trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Kết quả: có 04 trường hợp vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính.
- Kiểm tra 138 mẫu thịt trên quầy sạp kinh doanh sản phẩm động vật kiểm
tra test nhanh với kist thử hàn the và 57 mẫu nước tiểu heo từ các hộ chăn nuôi để
phát hiện chất cấm salbutamol. Kết quả không phát hiện mẫu dương tính
- Kiểm tra và lấy mẫu giám sát dư lượng kháng sinh, chất cấm và hóa chất
độc hại trên động vật và sản phẩm động vật: kiểm tra định tính 380 mẫu và kiểm
tra định lượng là 20 mẫu.
- Kiểm tra 267 cơ sở về điều kiện kinh doanh, hành nghề thú y, không có cơ
sở nào vi phạm. Lấy 28 mẫu thuốc thú y, thú y thủy sản (thuốc thú y), kết quả kiểm
tra có 02 mẫu thuốc thú y không đạt yêu cầu.
- Thực hiện tổ chức mở 04 lớp tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an
toàn thực phẩm cho các đối tượng tham dự là các cơ sở kinh doanh sản phẩm động
vật và giết mổ gia súc gồm 69 người tham dự. Thực hiện cấp 13 giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện kiểm tra đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh
theo Thông 45/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT: 08 cơ
sở đạt loại A, 46 cơ sở đạt loại B, 13 cơ sở đạt loại C.
- Về cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đối với 156 hộ chăn nuôi thực
hiện ký cam kết theo quy định.
- Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ:
Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y: Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã
tiến hành các thủ tục cấp mới và cấp đổi các loại giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh
thú y (ĐKVSTY) cho 16 cơ sở kinh doanh.

Công tác chẩn đoán xét nghiệm:
- Giám sát kháng thể trên đàn gia cầm bố mẹ: Tổng số mẫu đã nhận là 70 mẫu.
Hiệu giá kháng thể bảo hộ là 100%.
- Giám sát virus cúm gia cầm tại chợ năm 2018: Số mẫu thực hiện là 276 mẫu gộp
trong đó có 252 hầu họng và 24 mẫu swab môi trường. Kết quả: Có 80/276 mẫu
dương tính với vi rút Cúm gia cầm type A (gene M). có 19 mẫu dương tính với H5,
có 18 mẫu dương tính H9. Không có mẫu dương tính với H7. Có 14 mẫu swab môi
trường dương tính với H5N1.
11


- Huyết thanh sau tiêm phòng cúm gia cầm: Số mẫu đã thực hiện là 1.770. Kết quả:
1.432/1.770 mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ là 80,90%.
- Tỷ lệ lưu hành vi rút: Phát hiện 83/810 mẫu có hiệu giá kháng thể, tỷ lệ dương
tính 10,25%.
- Xét nghiệm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên động vật thủy sản bằng phương
pháp RT – PCR: Lấy mẫu cá tra mọi lứa tuổi. Số mẫu đã lấy 289 mẫu. Kết quả:
26/289 mẫu dương tính.
- Giám sát tiêm phòng Lở mồm long móng (LMLM) đã thực hiện là 90 mẫu, phát
hiện 53 mẫu có kháng thể Serotype O. và 52 mẫu có kháng thể Serotype A.
- Giám sát virus cúm lợn: Lấy 48 mẫu Swabs gộp (240 mẫu đơn) của heo. Kết quả
có 48/48 mẫu âm tính với virus cúm type A.
2.2.1.3. Tồn tại;
- Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có nhỏ lẻ, chưa đảm bào an toàn sinh
học trong chăn nuôi, dễ gây ô nhiễm môi trường sinh thái do phương thức chăn
nuôi vịt chạy đồng, chăn nuôi không xử lý chất thải. Chăn nuôi chưa gắn liền với
công tác bảo vệ môi trường, chuổi giá trị trong chăn nuôi chưa cao.
- Công tác phòng bệnh trên vật nuôi chưa thật sự mang lại hiệu quả cao để dẫn
đến tẩy trừ dịch bệnh do công tác tiêm phòng còn rất thấp như heo 13,3%; trâu, bò
23%; dại chó, mèo 35%, gà, vịt 15%.

- Số cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y, thức ăn chăn
nuôi vi phạm quy định về an toàn khá cao: kiểm tra 47 cơ sở ấp trứng, nhắc nhỡ 17
cơ sở vi phạm. Kiểm tra phát hiện 09 trường hợp vi phạm phải xử lý hành chính
hành vi kinh doanh thịt gia súc. Trong đánh giá phân loại phần lớn các cở sở được
phận loại ở mức xấu (B) 46 cơ sở và rất xấu (C) 13 cơ sở.
- Tỷ lệ lưu hành mầm bệnh trên địa bàn tỉnh công khá cao: 10,25% Với cúm
gia cầm, Vi khuẩn gây bệnh trên cá tra xuất khẩu khá cao 11,4%,
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn.
2.2.1.4. Nguyên nhân;
- Mạng lưới nhân viên thú y xã không còn hoạt động, chỉ số ít cộng tác viên tham
gia trên tinh thần tự nguyện nên sự năng nỗ, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác
giảm sút, nhất là khâu chủ động tổ chức, triển khai công tác tiêm phòng, giám sát
dịch bệnh, các chế độ báo cáo về Trạm Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Chăn nuôi và
Thú y thường chậm tiến độ và số liệu không đầy đủ.

12


- Thực hiện Quyết định số 55/QĐ-UBND-TL ngày 25/5/2018 của UBND tỉnh
Đồng Tháp về việc thành lập các Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc UBND huyện, thị, thành đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của
các cán bộ công chức, viên chức trong ngành và còn một số viên chức (nhất là ở
các Trạm huyện) chưa an tâm công tác, một số công việc bị đình trệ trong thời gian
chuyển tiếp.
- Công tác phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giữa Chi cục Chăn
nuôi và Thú y với các Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do chưa
có quy chế phối hợp.
- Việc mua vắc xin và hóa chất sát trùng chậm hơn so với năm trước do thủ tục đấu
thầu mất nhiều thời gian vì vậy ảnh hưởng ít nhiều đến kế hoạch tiêm phòng, cũng
như triển khai các Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn tỉnh.

- Hiện tại việc bơm nước vào heo vẫn còn lén lút diễn ra tại một số nơi trên địa bàn
tỉnh gây khó khăn cho ngành thú y trong công tác kiểm tra và thực hiện kiểm soát
giết mổ.
- Một số cơ sở giết mổ (nhỏ lẻ) chưa chấp hành tốt thông báo của Đoàn kiểm tra
khi đến thực hiện kiểm tra một số chủ cơ sở vắng mặt.
- Một số thương lái vận chuyển sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận
kiểm dịch; Vận chuyển sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên gây
khó khăn công tác kiểm tra,
- Một số người chăn nuôi chưa nhận thức tốt về hiệu quả của việc tiêm phòng nên
bệnh vẫn còn xảy ra đặc biệt là bệnh LMLM phát hiện ở xã Mỹ An, huyện Tháp
Mười và cơ sở giết mổ tại xã An Bình, huyện Cao Lãnh trên heo nên gây khó khăn
cho công tác quản lý.
- Các hộ nuôi vịt chạy đồng thường xuyên di chuyển nên việc lấy mẫu huyết thanh
không thực hiện đúng theo yêu cầu.
- Không kiểm soát được giá cả thị trường và khó dự báo cho người dân chăn nuôi.
- Các chăn nuôi thiếu vốn đầu tư để chuyển đổi phương thức chăn nuôi, thực hiện
các tiêu chí VietGAP.
- Chưa xây dựng vùng nuôi tập trung.
- Công tác cải tạo, nâng cao chất lượng con giống còn chậm, chưa có cơ sở giống
chất lượng cao
2.2.1.5. Hướng hoàn thiện của đợn vị
13


-Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phát triển chăn
nuôi, phòng chống dịch bệnh chú trọng đến hệ thống thông tin, tuyên truyền chính
thống trên các phương tiện thông tin; quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của
Trung ương, của Tỉnh và đưa nội dung công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống
dịch bệnh đến toàn thể CC, VC nắm thực hiện.

Hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi, kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh cho động vật và thủy sản. Xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thanh tra,
kiểm tra thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chất lượng giống, tinh dịch. Dự trù kinh
phí đảm bảo các hoạt động như giám sát, đập dịch, tiêm phòng, đào tạo nghề chăn
nuôi cho người dân, xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học mẫu, xây dựng
phần mềm quản lý phát triển chăn nuôi và duy trì các hoạt động khác phục vụ phát
triển kinh tế chăn nuôi.
Xây dựng và cũng cố phần mền hỗ trợ quản lý phát triển chăn nuôi và thú y, phổ
biến rộng rãi trên website cho người dân, thú y tư nhân, trung tâm dịch vụ thú y,
các nhà quản lý,.. sử dụng.
Đề xuất, tham mưu sửa đổi các quy định, luật nhằm đưa người chăn nuôi, thú y tư
nhân, TTDV Thú y (TTDVNN), các tổ chức cá nhân trong chuổi giá trị chăn nuôi
nội địa và xuất khẩu vào khuôn khổ quản lý.
Mở các lớp tập huấn cho người chăn nuôi thực hành chăn nuôi an toàn sinh học,
chiến lược phòng bệnh, sử dụng kháng sinh theo đối tượng loài.
2.2.2. Thực trạng vị trí công việc cá nhân tôi đảm trách:
2.2.2.1. Vai trò vị trí, nhiệm vụ cá nhân
Với vai trò là Phó phòng Quản lý dịch bệnh động vật tham mưu và giúp việc cho
Trưởng phòng và ban lãnh đạo đơn vị thực hiện các nhiệm vụ nội dung sau:
-Chủ trì phối hợp các phòng liên quan, các Trạm CN và TY huyện, thị, TP tổ chức
thực hiện việc theo dõi, phát hiện, chẩn đoán, xác định dịch bệnh động vật; thông
báo kịp thời tình hình dịch bệnh, đề xuất chủ trương và hướng dẫn biện pháp
phòng chống dịch bệnh; ngăn chặn, dập tắt các ổ dịch bệnh động vật xảy ra trên địa
bàn tỉnh và quản lý các ổ dịch cũ; hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc
14


khử trùng, phục hồi môi trường chăn nuôi (thuộc lĩnh vực dịch tễ) sau khi hết dịch
bệnh.
- Xây dựng các Chương trình, dự án, kế hoạch giám sát, phòng chống dịch bệnh;

hướng dẫn, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng các bệnh
bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Phối hợp các phòng liên quan tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ, chế độ, chính sách và pháp luật về chăn nuôi và thú y cho nhân viên chăn nuôi
và thú y cấp xã và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi - thú
y trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì phối hợp các phòng liên quan trong việc khám, tiêm phòng và điều trị
bệnh cho động vật tại bộ phận dịch vụ điều trị của Chi cục CN và TY.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng phân công.
- Trực tiếp phụ trách và theo dõi tình hình dịch bệnh, công tác tiêm phòng TP Cao
Lãnh, huyện Cao Lãnh và Tháp Mười.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Chi cục CN và TY trực tiếp phân
công.
2.2.2.2. Kết quả đạt được;
Hàng năm, tham mưu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh
động vật trên địa bàn tỉnh. Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo công tác
phòng chống dịch bệnh của đơn vị và cho cấp trên.
Thực hiện tốt công tác phòng bệnh thuộc chương trình quốc gia, chương trình tỉnh
như tiêm phòng cúm đạt 89% tổng đàn, Lở mồm long móng trâu bò các xã biên
giới đạt 85%, tiêm vắc xin tai xanh cho đàn heo bố mẹ.
Tổ chức lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho 60 cán bộ làm công tác thú y. Tập
huấn kỹ thuật chăn nuôi bò lai Sind cho 35 hộ dân, tập huấn mậu dịch viên cho 12
cửa hàng thuốc thú y.

15


Phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp tổ chức 01 lớp tập huấn
bệnh truyền lây giữa người và động vật cho 39 người là nhân viên y tế huyện, Thú

y huyện.
Công tác tuyên truyền: cấp phát 24.000 tờ rơi hướng dẫn quy trình tiêm phòng cho
gia súc gia cầm và 24.000 tờ rơi hướng dẫn quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Một số nội dung khác như đã được trình bày ở trên.
2.2.2.3. Tồn tại;
Mặc dù hàng năm có xây dựng chương trình kế hoạch cho công tác phòng
bệnh trên động vật nhưng chưa đạt hiệu quả cao như đã nêu ở trên.
Công tác tư vấn phát triển chăn nuôi và biện pháp phòng bệnh chưa phủ
khắp các hộ chăn nuôi. Chưa đánh giá hiệu quả khuyến cáo người chăn nuôi giải
pháp chăn nuôi hiệu quả sau khi được giúp đở. Mối liên hệ giửa người chăn nuôi
và thú y nhà nước còn khoảng cách quá xa do nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan.
Chăn nuôi nhỏ lẻ chưa mang tính hàng hóa, chưa tham mưu xây dựng vùng
cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, mô chăn nuôi đạt chuẩn VietGAP cho tỉnh.
Chưa giúp người chăn nuôi gắn kết với tiêu thụ sản phẩm.
Tình trạng chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi,
chăn nuôi vịt chạy đồng gây ảnh hưởng chất lượng nước sinh hoạt cho người dân ở
nông thôn.
2.2.2.4. Nguyên nhân;
Chủ yếu là nguyên nhân khách quan do ý thức người chăn nuôi chưa cao,
quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, mang tính tự phát người dân chưa chú trọng việc tham
vấn ý kiến của thú y, công tác phòng bênh, bệnh pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh
vẫn xảy ra lẻ tẻ gây thiệt hại mất trắng ở một số hộ chăn nuôi.
Qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ việc đầu tư trang thiết bị cho chăn nuôi không được
chú trọng nên khó xây dựng vùng cơ sở an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi đạt
chuẩn VietGAP,..
16



Người chăn nuôi chưa hướng tới chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, mà chỉ chăn
nuôi theo kiểu tận dụng lao động, tận dụng phụ phế phẩm để tăng thu nhập.
2.2.2.5. Hướng hoàn thiện
-Không ngừng nâng cao nghiên cứu tìm giải pháp hửu hiệu trong quảng lý
phát triển chăn nuôi và thú y.
- Ứng dụng các phần miềm công nghệ thông tin như Zalo, gmail để nắm bắt
kịp thời các thông tin liên quan đến chăn nuôi, tình hình dịch bệnh nhằm giúp
người dân nhanh chống kịp thời hơn, hiệu quả hơn.
- Tăng cường công tác tư vấn người chăn nuôi về phòng, chống dịch bệnh
động vật.
3.2.3 Bài học rút ra từ việc nghiên cứu.
2.3.1. Đối với bản thân: Trong quá trình thực hiện phải chủ động, sáng tạo
và linh hoạt trong việc quản lý, điều hành trên cơ sở tuân thủ pháp luật; phải tiếp
thu ý kiến đóng góp của các cấp các cấp, các ngành và người chăn nuôi; đồng thời
không ngừng học tập kinh nghiệm của các đơn vị trong và ngoài tỉnh về công tác
phát triển chăn nuôi và thú y để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình.
2.3.2. Đối với đơn vị: Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các quy
định của cấp trên phải đúng theo chức năng, nhiệm vụ của mình và vận dụng một
cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể của địa phương và đơn vị trên cơ sở tuân thủ
pháp luật; phải xem công tác quản lý phát triển chăn nuôi và thú y là nhiệm vụ
trọng tâm hàng đầu của đơn vị.
3.3 Kết luận:
Nội dung quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ, kết hợp quản lý nhà
nước theo ngành và lãnh thổ tạo môi trường thống nhất từ trung ương đến địa
phương; bộ máy tổ chức ổn định, thống nhất từ trung ương đến địa phương; hệ
thống VBQPPL đồng bộ; đồng thời việc kết hợp này sẽ khai thác những tiềm năng,
thế mạnh của địa phương trong việc phát triển ngành; tránh tình trạng phát triển
cục bộ theo địa phương; sự kết hợp này là điều kiện thúc đẩy phát triển KT – XH
của địa phương.


17


Quản lý hoạt động chăn nuôi và thú y của ngành nói chung và của đơn vị nói riêng
trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giảm thiểu
nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nâng cao hiệu quả chăn nuôi để tăng thu
nhập, cải thiện đời sống, cung cấp đầy đủ thực phẩm an toàn, vệ sinh; bảo vệ sức
khỏe nhân loại và động vật, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn
mới, làm chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, do cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan. Theo đó, ngành và đơn vị cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung như đã
nêu để quản lý công tác phát triển chăn nuôi và thú y ngày càng hoàn thiện hơn.
5. Điểm cho bài thu hoạch:
5.1 Mở đầu: (1.0điểm)
5.2 Nội dung:
5.2.1 Lý luận: (3.0điểm)
4.2.1 Thực trạng: (5.0điểm)
5.3 Kết luận: (1.0điểm)
Người biên soạn

Nguyễn Ánh Tuyết

18



×