Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà hậu bị và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa xã Bảo Hiệu huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 54 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG LA TIỆP
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRANG TRẠI GÀ HẬU BỊ
VÀ VỊT GIỐNG BỐ MẸ TẠI XÓM BÃI ĐA, XÃ BẢO HIỆU,
HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM



HOÀNG LA TIỆP
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRANG TRẠI GÀ HẬU BỊ
VÀ VỊT GIỐNG BỐ MẸ TẠI XÓM BÃI ĐA, XÃ BẢO HIỆU,
HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46 – KHMT - N02

Khoa

: Môi trường

Khóa

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Thu Hằng


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Môi Trường và giảng viên hướng dẫn Phan Thị Thu Hằng, em
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn
nuôi gà hậu bị và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện
Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình”
Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong Khoa Môi trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận
tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho em
trong suốt quá trình học vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Phan Thị Thu
Hằng, người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập.
Và em cũng xin cảm ơn Viện Kĩ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua
Trong quá rình thực hiện đề tài, mặc dù đã có cố gắng nhưng do thời gian và
năng lực có hạn nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được
sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên

Hoàng La Tiệp

năm 2018



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Định mức chất thải ô nhiễm trong chất thải sinh hoạt....................... 8
Bảng 2.2: Thành phần trong nước thải vệ sinh chuồng trại gia cầm ................ 8
Bảng 4.1: Các hạng mục công trình của trang trại chăn nuôi gà hậu bị và vịt
giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa
Bình. ....................................................................................................... 28
Bảng 4.2 Máy móc thiết bị sử dụng của trang trại chăn nuôi gà hậu bị và vịt giống
bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình30
Bảng 4.3 Lao động của trang trang trại chăn nuôi gà hậu bị và vịt giống bố mẹ
tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. ... 31
Bảng 4.4: Chất thải phát sinh tại trang trại gà hậu bị và vịt giống bố mẹ tại
xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. ........ 34
Bảng 4.5 Thành phần các chất trong nước thải sinh hoạt của công nhân viên
trang trại gà hậu bị và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo
Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình trước khi xử lý. ................. 35
Bảng 4.6 : Nguồn phát sinh và tải lượng nước thải từ quá trình chăn nuôi
của trang trại tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy,
tỉnh Hòa Bình ................................................................................. 37
Bảng 4.7: Thành ô nhiễm trong nước thải chuồng trại của trang trại gà hậu bị
và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy,
tỉnh Hòa Bình trước xử lý so với QCVN 62-MT:2016/BTNMT (Cột
B). .................................................................................................... 38
Bảng 4.8 Thành phần ô nhiễm trong nước thải của trang trại gà hậu bị và vịt
giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh
Hòa Bình sau xử lý so với QCVN 62-MT:2016/BTNMT(cột B) .. 39



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện một số chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
so với QCVN14:2008/BTNMT(cột B) của trang trại chăn nuôi gà
hậu bị và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện
Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.............................................................. 36
Hình 4.2: Biểu đồ một số chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi của trang
trại gà hậu và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện
Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình trước xử lý so với QCVN 62/2016. .... 38
Hình 4.3: Biểu đồ một số chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải trang trại gà hậu bị
và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy,
tỉnh Hòa Bình sau xử lý. ............................................................... 40


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tên đầy đủ

BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường


BVMT:

Bảo vệ môi trường

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

DO:

Nồng độ oxy tự do trong nước

FAO:

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc

KTXH:

Kinh tế xã hội

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS:


Tổng chất rắn lơ lửng

VSV:

Vi sinh vật


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3.Ý Nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 2
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1.Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5
2.1.3.Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 5
2.2. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi gà, vịt và các vấn đề ô nhiễm môi trường 6
2.2.1.Đặc điểm của chất thải từ trang trại chăn nuôi ........................................ 6
2.3 Tình hình chăn nuôi của thế giới và Việt Nam. ........................................ 10
2.3.1 Tình hình chăn nuôi thế giới. ................................................................. 10

2.3.2. Tình chăn nuôi trong nước .................................................................... 12
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải và phương pháp xử lý nước
thải chăn nuôi. ................................................................................................. 15
2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi gia cầm. ...... 15
2.4.2. Một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gia cầm ...................... 17


vi

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. .................................................. 22
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu...................................... 22
3.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng nước thải của trang trại: ................. 22
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ................................................... 24
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 25
4.1. Khái quát về trang trại gà hậu bị và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã
Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. ................................................... 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nơi trang trại được xây dựng, cơ
sở vật chất của trang trại ................................................................................. 25
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của trang trại chăn nuôi gà hậu bị và vịt
giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. ......33
4.2.1. Đánh giá hiện trạng không khí trang trại chăn nuôi gà hậu bị và vịt giống
bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình: ................33
4.2.2. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn trang trại chăn nuôi gà hậu bị và vịt
giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. ......34
4.2.3. Đánh giá hiện trạng nước thải trang trại gà hậu bị và vịt giống bố mẹ tại

xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.......................... 35
4.3. Một số tồn tại và giải pháp trong chăn nuôi theo quy mô trang trại tại
trang trại chăn nuôi gà hậu bị và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi Đa, xã Bảo
Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. .......................................................... 41
4.3.1. Một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. ................................................. 41
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 43


vii

5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


1

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ
bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế của hầu hết các nước, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Ở các nước này còn nghèo, đại bộ phận
sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở các nước phát triển, mặc dù tỉ trọng GDP
nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá
lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người
những sản phẩm tối cần thiết.
Ở Việt Nam hiện nay, nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong ngành
kinh tế quốc dân khi có 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Trong các
ngành trong nông nghiệp hiện nay thì chăn nuôi đang giữ một vị trí vô cùng

trọng, nó không những cung cấp một lượng thực phẩm khá lớn cho tiêu dùng
hàng ngà mà nó còn là nguồn thu nhập của hàng triệu người dân hiện nay.
Đây là một ngành rất có tiềm năng phát triển nên quy mô, số lượng của
ngành một tăng, GDP của ngành ngày một cao. Trước đây, chăn nuôi chỉ
phát triển ở quy mô hộ gia đình, nhưng hiện nay ngành chăn nuôi đang có
phát triển theo quy mô trang trại và ngày càng được áp dụng các phương
pháp chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, áp dụng các công nghệ
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất và chất
lượng cao hơn. Loại hình chăn nuôi này đang được người dân ở các địa
phương quan tâm, trong đó chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Với những hiệu quả kinh tế đem lại của ngành chăn nuôi nói chung và
ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng, bên cạnh những lợi ích đó thì chăn nuôi


2

gia cầm cũng mang lại nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là môi trường
nước không khí xung quang trang trại chăn nuôi gà, vịt.
Ngành chăn nuôi đưa vào môi trường nhiều những chất ô nhiễm khá
phức tạp như: phân, nước tiểu, hoocmon, chất kháng sinh, hóa chất, các loại
vi sinh vật, hàm lượng nitrat trong nước khá cao... các loại chất thải này gây
ô nhiễm khá lớn cho môi trường nước, nếu không được quan tâm xử lý thì sẽ
gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước tại khu vực đó.
Vì vậy, để đánh giá được hiện trạng môi trường trong trại chăn nuôi gà
hậu bị và vịt giống bố mẹ. Em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
môi trường trang trại chăn nuôi gà hậu bị và vịt giống bố mẹ tại xóm Bãi
Đa, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình’’
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh trang trại gà hậu bị và vịt
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại trang

trại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
cải thiện và bảo vệ môi trường.
- Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng môi trường chăn nuôi.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn phục vụ công tác môi trường sau khi ra trường. Vận dụng và
phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.


3

1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Qua quá trình nghiên cứu hiện trạng và ảnh hưởng của ô nhiễm tại
trang trại để biết được những khó khăn và tồn tại trong việc
quản lý và xử lý chất thải, nước thải, giúp trang trại có công tác quản lý
môi trường được tốt hơn. Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi, và đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với
điều kiện của trang trại, cải thiện cảnh quan môi trường và nâng cao chất
lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư xung quanh trang trại.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1.Cơ sở lý luận
Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam là một nước chịu áp lực đất đai
lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện
tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm, biện
pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi gia cầm là một
thành phần quan trọng trong định hướng phát triển.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm phát triển với một
tốc độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu
chuẩnkỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó, năng suất chăn
nuôi thấp và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Ô nhiễm môi
trườngkhông những ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi
mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng trên 76 triệu tấn
phân, trên 30 triệu khối chất thải lỏng (Bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng,
nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn) Được thải ra môi trường.[13]
Cho đến nay chưa có một báo cáo đánh giá chi tiết và đầy đủ về ô
nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi gây ra. Theo báo cáo tổng kết của Viện
chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước chảy tự do ra ngoài môi
trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào các ngày oi
bức. Nồng độ H2O và NH3 cao hơn mức cho phép nhiều lần. Ngoài ra, trong
nước thải còn chứa COD, BOD, coliforms, E.coli... và trứng run sán cao hơn
nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.[1]


5

Khản năng hấp thụ Nito và Photpho của gia súc, gia cầm kém, nên
khi thức ăn có chứa N và P đi vào cơ thể thì chúng sẽ bị bài tiết ra ngoài theo
phân và nước tiểu, nên trong nước thải sẽ chứa hàm lượng Nitơ và Photpho cao.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn

Nước thải chăn nuôi thuộc loại chứa nhiều TSS, COD, N, P, vì vậy xử
lí nước thải chăn nuôi kỹ thuật yếm khí luôn là lựa chọn đầu tiên. Ở các nước
Châu Âu và Châu Mỹ, nhất là nước Anh, nước và chất thải chăn nuôi được
coi là nguyên liệu để sản xuất bioga thu hồi năng lượng. Ở Đức, năng lượng
bioga từ chất thải chăn nuôi và các chất hữu cơ khác đã được đưa vào cán
cân năng lượng quốc gia để đạt mục tiêu 20% năng lượng sử dụng là năng
lượng tái tạo vào năm 2020. [3]
Chất thải nước thải chăn nuôi là một nguồn thải ô nhiễm trầm trọng đối
với môi trường bởi lượng hữu cơ cũng như hàm lượng N trong chất thải rất
cao. Vì vậy phát triển công nghệ xử lí chất thải chăn nuôi gà vịt có hiệu quả
cao và kinh tế đang là sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trên Thế
Giới cũng như ở Việt Nam. Trong nhưng năm gần đây, chăn nuôi gia cầm
theo quy mô trang trại đã có bước phát triển đáng kể, quy mô chăn nuôi tập
trung ngày càng nhiều. Đi cùng với nó tác động của hoạt động chăn nuôi đến
môi trường ngày càng nghiêm trọng. Thế nhưng trong thực tế, vấn đề môi
trường chưa được các chủ trang trại quan tâm đúng mức.
Cho nên việc đánh giá hiện trạng môi trường trong trang trại chăn nuôi
gia cầm là điều vô cùng cần thiết.
2.1.3.Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày
23/06/2014 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 21/06/2012.


6

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về
Quy định cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của chính phủ về việc Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP của chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải.
- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/1/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn
sinh học.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải chăn nuôi.
2.2.Chất thải từ hoạt động chăn nuôi gà, vịt và các vấn đề ô nhiễm môi
trường
2.2.1.Đặc điểm của chất thải từ trang trại chăn nuôi
- Chất thải rắn: Phân, rác, xác gà vịt chết, gà vịt thải loại, vỏ bao bì, vỏ
trứng sau khi ấp, thức ăn thừa, rác thải sinh hoạt, cặn bùn từ bể tự hoại, bể
lắng...


7

- Chất thải lỏng: nước từ quá trình rửa chuồng thiết bị ăn uống, nước
thải từ quá trình khử trùng, nước thải từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công

nhân viên tại trại, nước mưa chảy tràn.
- Chất thải khí: khí thải mùi từ quá trình chăn nuôi, bụi khí thải phát
sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển hàng hóa, khí thải và mùi từ
khu lưu trữ rác tạm thời (thành phận chủ yếu CO2, SOX, NOX, SO2, VOC,
N2, CH4, H2S, bụi,...) Khí thải mùi hôi từ khu xử lý nước thải chủ yếu là khí
CH4, NH3, H2S... khí thải từ máy phát điện dự phòng.
- Chất thải nguy hại: giẻ lau găng tay quần áo dính dầu, đầu thải
hóa chất thải bỏ như vỏ chai lọ đựng thuốc sát trùng..., đèn hùynh quang
vỡ hỏng.
2.2.1.1. Chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt: bao gồm rác thải từ khu nhà văn phòng, rác
thải vẹ sinh khu công cộng khu nhà bếp,... Ước tính mỗi ngày một người thải
ra từ 0.3-0.5kg (trung bình 0.4kg/người/ngày).
Chất thải sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy phát sinh
phần lớn từ khu văn phòng, nhà ăn. Loại rác thải này phát sinh tại trang trại
là tương đối lớn và gây mùi khó chịu trong thời gian ngắn, là nguồn gây ra
dịch bệnh.
- Chất thải rắn thông thường: là chất thải từ hoạt động chăn nuôi bao
gồm phân, rác, chất độn chuồng....thành phần gồm nước: 56-83%, Nitơ:
0.32-1.6%, P: 0.25-1.4%, K: 0.15-0.95% và nhiều loại vi khuẩn, viruts, trứng
giun sán cho người động vật. Ngoài ra còn một số vi sinh vật gây bệnh như
coliform, e.coli, salmonella.
2.2.1.2. Nước thải
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trang trại: phát sinh từ
quá trình rửa chân tay, vệ sinh cá nhân, tắm giặt Thành phần nước thải sinh


8

hoạt thường chứa các loại vị khuẩn, chất hữu cơ chất vô cơ chất rắn lơ

lửng. Theo số liệu thống kê của tổ chức Y Tế Thế Giới 1993 thì tải lượng
ô nhiễm do mỗi người thải ra hàng ngày vào môi trường (nếu không
được xử lý) như sau:
Bảng 2.1 Định mức chất thải ô nhiễm trong chất thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm

TT

Tải lượng
(gam/người/ngày
45-54

Trung bình
(gam/người/ngày)
49.5

1

BOD5

2

TSS

70-145

107.5

3


Dầu mỡ

10-30

20

4

amoni

2.4-4.8

3.6

5

Tổng photpho

0.8-4

2.4

6

Tổng coliform

106-109

106-109


[Nguồn: Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), 1993]. [10]
- Nước thải sản xuất: do trại chăn nuôi gia cầm gà, vịt nguồn nước sử
dụng là nước sạch cho gà, vịt uống hàng ngày bằng hệ thống máng tự động
nên trong quá trình chăn nuôi ít phát sinh nước thải sản xuất. Lượng nước
thải chăn nuôi chủ yếu chỉ phát sinh từ làm vệ sinh chuồng trại máng ăn
máng uống.
Theo tác giả Nguyễn Thị Hoa Lý (2001) thành phần chủ yếu của nước
thải vệ sinh chuồng trại như sau:
Bảng 2.2 Thành phần trong nước thải vệ sinh chuồng trại gia cầm
Thông số

Đợn vị

PH
Cặn lơ lửng
BOD5 (200c)
Tổng N
Coliform

Mg/l
Mg/l
Mg/l
VK/100ml

QCVN40:2011/BTNMT
(cột B)
5.5-6.5
5.5-9
1800-6500
100

1230-4600
50
120-360
40
7
8
10 -10
5000
(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý -2001) [6]
Giá trị đo


9

2.2.1.3. Khí thải:
- Khí thải từ chuồng nuôi : Theo Hobbs và cộng sự (1995), có tới 170
chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là các khí CO 2, CH4, NO2,
N2O, NO, H2S, indol, schatol mecaptan... và hàng loạt các khí gây mùi khác.
Hầu hết các khí thải trên gây độc hại cho con người và môi trường.[4]
+ Thức ăn và nước uống: thức ăn là nguyên liệu gốc đầu tiên để tạo
nên hầu hết các khí thải đặc biệt là khí gây mùi trong chất thải chăn nuôi.
Theo nghiên cứu của spoestra (1980) trong quá trình lưu trữ chất thải chăn
nuôi khí metan được sản sinh ra tỷ lệ nghịch với sự tạo thành các khí gây
mùi. Khi ức chết quá trình sinh metan sẽ làm tăng sự tạo thànhcác khí gây
mùi. Nếu quá trình sinh metan không bị ức chế, các chất tạo khí gây mùi sẽ
được oxy hóa triệt để tới sản phẩm cuối cùng là CO 2 và CH4. Các yếu tố làm
ức chế quá trình sinh metan là nhiệt độ thấp, kim loại nặng, hay nồng độ cao
của các khí H2S, NH3 [5].
+ Khí thải phát sinh từ phân và nước tiểu: phân và nước tiểu là nguồn
phát sinh chất ô nhiễm chủ yếu của chăn nuôi. Nhiều hợp chất gây mùi là sản

phẩm của quá trình phân giải enzyme của vi sinh vật các chất trong phân hay
nước tiểu. Thí dụ trong nước tiểu quá trình quá trình khử các hợp chất
sulfate thành H2S, thủy phân các glucoronic thành phenol, axit hypuric thành
axit benzoic hay ure thành NH3.... khi nước tiểu trộn lẫn với phân sẽ làm
tăng mạnh sự tạo thành các sản phẩm khí gây mùi do hoạt động của các vi
sinh vật có mặt trong phân. Hầu hết các khí gây mùi được tạo thành chủ yếu
từ quá trình phân giải kị khí các hợp chất hữu cơ được bài tiết từ gia cầm qua
phân. Spoelstra (1979) phát hiện khoảng 24% các chất xơ và 43% protein thô
bị phân giải sau 70 ngày lưu trữ phân ở nhiệt độ trung bình 18 0c. Tỷ lệ này
cao hơn nhiều ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam. các khí H 2S, phenol
có thể sinh ra nhanh hơn. Đặc biệt các khí gây mùi nặng sinh ra bởi sự mất


10

cân bằng giữa quá trình sinh axit và sinh metan. Trong điều kiện cân bằng
các hợp chất dễ bay hơi có thể bị chuyển hóa hoàn toàn thành CO 2 và CH4 là
những chất khí ít mùi.[11]
+ Khí thải phát sinh từ nước thải chăn nuôi; thường thì phân và nước
tiểu luôn trộn lẫn với nhau và các loại nước khác như nước rửa chuồng với
nhiều loại chất thải khác tạo nên hỗn hợp nước thải. Đây là nguồn phát sinh
khí thải nhiều nhất. Các khí gây mùi được tạo do quá trình phân giải kỵ khí
của vi sinh vật. Ngoài thành phầnvà nồng độ các chất trong nước thải thì độ
PH, diện tích tiếp xúc bề mặt nước thải với không khí là những yếu tố quan
trọng làm tăng hay giảm sự phát tán khí ô nhiễm vào không khí.
+ Khí do hoạt động của máy phát điện dự phòng: để phòng trường hợp
bị mất điện lưới trang trại trang bị thêm máy phát điện dự phòng để cung cấp
cho các hoạt động của trang trại. Khí thải do máy phát điện sinh ra gồm SO 2,
NO2, CO2... tuy nhiên máy phát điện chỉ hoạt động khi mất điện lưới và tải
lượng khí thải sinh ra không nhiều và nằm trong giớ hạn cho phép.[10]

+ Mùi và khí phát sinh từ khu lưu trữ chất thải rắn: trang trại kí hợp
đồng với đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt vật chuyển theo đợt. Tuy
nhiên, quá trình lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt với chất hưu cơ dễ phân hủy
là chủ yếu nên dễ sinh mùi hôi thối tại khu vực lưu trữ, ởđất nước có khí hậu
nhiệt đới như việt nam việc lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt tại chỗ trong vòng
48 tiếng sẽ bắt đầu thối rữa và sinh ra mùi.
2.3. Tình hình chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình chăn nuôi thế giới
Thịt các loại gia cầm cung cấp một số lượng lớn tỷ lệ đạm cho mỗi bữa
ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một trong những loại thực phẩm thiết
yếu. Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ
biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới,


11

đặc biệt là thịt gà (Đứng đầu vẫn là thịt lợn với 38%). Gia cầm được nuôi với
số lượng lớn nhất là gà. Hơn 50 tỷ con gà được nuôi hàng năm như một
nguồn thực phẩm quan trọng, gà cho cả thịt và trứng. Tổng cộng, Chỉ riêng
tại Anh tiêu thụ hơn 29 triệu quả trứng mỗi ngày. Đa số gia cầm được nuôi
theo hình thức chăn nuôi bằng kỹ thuật thâm canh. Theo Viện
Worldwatch thì 74% số thịt gia cầm và 68% số trứng được sản xuất theo lối
này. Ngoài ra còn có cách nuôi gà thả vườn. Sự đối lập giữa hai phương
pháp nuôi gà nêu trên đã dẫn đến các vấn đề lâu dài của chủ nghiã tiêu dùng
đạo đức. Phe ủng hộ thâm canh cho rằng phương pháp này giúp tiết kiệm đất
đai và thức ăn nhờ tăng năng suất, động vật được chăm sóc với hệ thống thiết
bị hiện đại được kiểm soát. Phe phản đối cho rằng nuôi thâm canh gây hại
cho môi trường, gây nên các nguy cơ đối với sức khỏe con người và là việc
làm vô nhân tính.[14]
Xu hướng hiện nay trên thế giới là thay đổi có cấu chăn nuôi theo

hướng tăng tỷ lệ sản lượng thịt gia cầm và giảm tỷ lệ sản lượng thịt lợn làm
giảm chi phí thức ăn, giảm tiêu hao nguồn nước. Trong cơ cấu chăn nuôi
hiện nay thì sản lượng thịt lợn sản xuất ra chiếm tỷ lệ cao nhất (74%), thịt gà
đứng thứ hai (17%) và thịt bò đứng thứ ba (9%). Trong chăn nuôi gia cầm
nếu đưa được đàn gia cầm đẻ trứng lên để mỗi một nhân khẩu có được 100
quả trứng/năm (hiện nay là 80 quả/năm) thì còn tăng thêm được nguồn
protein trong bữa ăn, ngoài nguồn protein của thịt lợn thịt gà.[14]
Việc tiêu thụ gà ở châu Mỹ vượt quá mức trung bình thế giới, năm
2014 mức tiêu thụ ở châu Mỹ vượt quá 40 kg so với mức 15 kg của thế giới.
Có nghĩa việc hấp thụ thịt gà là khoảng 88% của các con số thịt gia cầm đưa
trung bình cho châu Mỹ vào khoảng 34 kg, so với con số toàn cầu tại 13 kg.
Năm 2009, việc tiêu thụ thịt gia cầm trung bình/mỗi người ở châu Mỹ
khoảng 36 kg, so với 5,5 kg ở châu Phi, nên tổng khối lượng của gia cầm thịt


12

tiêu thụ ở châu Mỹ là 33,2 triệu tấn, gấp 6 lần so với 5,5 triệu tấn ở châu
Phi. [14]
Tại Mỹ, việc tiêu thụ thịt gà ở Mỹ giảm mạnh từ 46 kg/ đầu người
trong năm 2006 xuống còn 42 kg trong năm 2009 – tính theo thịt mổ. Sau đó
tăng đến gần 44 kg trong năm 2011, nhưng rồi lại giảm trở lại 42,5 kg trong
năm tiếp. Năm 2013, dự kiến tăng đến 43,2 kg, và ước tính sẽ tăng đáng kể,
đến 44,2 kg cho năm 2014, khi người tiêu dùng chuyển từ thịt bò sang tiêu
thụ thịt gà. Vào năm 2022 dự kiến sẽ đạt 45,3 kg /mỗi người.[14]
Ở Brazil, mức tăng nhu cầu tiêu thụ thịt gà tăng vào năm 2013, riêng
trong năm 2007, đã từng có số liệu dự ước xuất khẩu thịt gà giò của Brazil
tăng 2%, đạt gần 2,6 triệu tấn.Trong khi đó, Các vụ dịch cúm gia cầm độc
lực cao (HPAI) tại Mexico dường như không có tác động tiêu cực đáng kể
đến chăn nuôi gà. Đã có dự bo sản lượng thịt sản xuất năm 2013 tăng 0,5%

so với năm trước. Sau khi cho phép một sự gia tăng nhỏ trong nhập khẩu,
tổng nguồn cung có thể tăng khoảng 1%. Các nhà chế biến Mexico đang
nhắm tới nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm ăn sẵn theo yêu cầu
của chuỗi siêu thị quốc gia và khu vực.[14]
2.3.2. Tình chăn nuôi trong nước
Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi năm 2017 gặp nhiều biến
động, đặc biệt là giá thịt lợn giảm sâu từ đầu năm khiến người chăn nuôi
chịu thua lỗ.
Sau nhiều tháng chạm đáy, giá lợn hơi những tháng cuối năm đang có
dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn không đủ để người chăn nuôi có lãi. Tình
trạng giá thấp kéo dài, khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến người chăn nuôi
lợn giảm đàn, bỏ đàn, treo chuồng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm và bò vẫn
đang phát triển khá tốt và ổn định.[13]


13

Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có
27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu
tấn, tăng 1,9%. Đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng
6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%,
sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%.[13]
Chăn nuôi trâu, bò:
Đàn trâu, bò cả nước trong năm nhìn chung không có biến động lớn.
Trong vài tháng cuối năm, một số tỉnh có xuất hiện các ổ dịch lở mồm long
móng trong phạm vi nhỏ lẻ nhưng hiện đã được dập tắt. Đàn bò phát triển
khá tốt do có nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước, dự án đầu tư của các
tổ chức, doanh nghiệp được triển khai, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ít dịch
bệnh, hiệu quả kinh tế cao.[13]
Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn trâu cả nước có

2,49 triệu con, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng thịt trâu hơi
xuất chuồng đạt 87,9 nghìn tấn, tăng 1,5%; đàn bò có 5,6 triệu con, tăng
2,9%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 321,7 nghìn tấn, tăng 4,2%, sản
lượng sữa bò đạt 881,3 triệu lít, tăng 10,8%. Một số tỉnh phát triển tốt đàn bò
sữa, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng sữa cả nước là Hồ Chí Minh đạt
285,5 triệu lít, tăng 2,4%; Nghệ An đạt 225,9 triệu lít, tăng 9,5%; Sơn La đạt
81,8 triệu lít, tăng 11,4%; Lâm Đồng đạt 75,5 triệu lít, tăng 8,0%; Hà Nội đạt
40,2 triệu lít, tăng 2,01%.[13]
Chăn nuôi lợn:
Thị trường tiêu thụ thịt lợn vẫn chưa khởi sắc, giá bán thịt lợn ở mức
thấp khiến người chăn nuôi tiếp tục chịu thua lỗ. Theo kết quả điều tra chăn
nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%.[13]
Chăn nuôi gia cầm:


14

Đàn gia cầm cả nước tiếp tục phát triển, thị trường tiêu thụ tốt, giá bán
thịt gia cầm ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Các mô hình gia trại, trang
trại đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn ngày càng tăng. Người chăn
nuôi tập trung sản xuất để đáp ứng thị trường tiêu thụ cuối năm và dịp tết sắp
tới.[13]
Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia cầm cả nước
ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất
chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu
quả, tăng 12,6%. Một số tỉnh có sản lượng trứng gia cầm lớn tăng cao là:
Thái Nguyên tăng 33,04%, Bắc Giang tăng 15,02%; Phú Thọ tăng 41,58%;
Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà Tĩnh tăng 19,48%; Bình Định tăng 27,81%;
Lâm Đồng tăng 18,23%; Long An tăng 26,97%; Tiền Giang tăng 20,47% và

Sóc Trăng tăng 38,99%. [13]
Giá lợn hơi trên địa bàn cả nước biến động tăng trong tháng qua, phổ
biến trong khoảng 27.000 – 35.000 đ/kg. Tại khu vực phía Bắc, giá lợn hơi
tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam tăng 5.000
đ/kg lên 35.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Thái Bình, Quảng Ninh tăng 4.000
đ/kg, hiện dao động trong khoảng 32.000 – 34.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền
Trung, Tây Nguyên hiện đang ở mức 27.000 – 33.000 đ/kg, tăng 1.000 –
2.000 đ/kg so với tháng trước. Tại Miền Nam, giá lợn hơi biến động tăng nhẹ
1.000 đ/kg lên mức 26.000 – 29.000 đ/kg. Trái ngược với xu hướng của giá
thịt lợn, giá thu mua gà thịt lông trắng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL
biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2.000 – 3.000 đ/kg so với
tháng 11/2017.[13]
Giá gà thịt lông màu tại 2 khu vực này cũng giảm 1.000 – 2.000 đ/kg
xuống mức 32.000 – 33.000 đ/kg so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ đang


15

chậm lại. Giá trứng gà tăng 50 đ/quả lên 1.750 – 1.850 đ/quả; giá trứng vịt
tăng 100 đ/quả lên 2.100 – 2.300 đ/quả.[13]
Nhìn chung trong cả năm 2017, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh mẽ vào
giữa tháng 7, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn
cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến. Tuy nhiên, giá
lợn có xu hướng tăng trở lại từ tháng 11 với các đợt tăng giá lần này diễn ra
khá từ từ. Dự báo đến tết, giá lợn tết nhiều khả năng sẽ tăng thêm do các cơ
sở chế biến đang tập trung giết mổ lợn để sản xuất các loại thực phẩm phục
vụ nhu cầu Tết của người dân.[13]
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải và phương pháp xử lý
nước thải chăn nuôi
2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi gia cầm

- Độ pH: Là thước đo tính axit hoặc tính bazơ của dung dịch nước.
Nhìn chung sự tồn tại và phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường nước
trung tính pH = 7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một khoảng nhất định
trên dưới trung bình (5,5 < pH <8,5), đôi khi còn rộng hơn và cá biệt có
những sinh vật sống được ở giá trị cực tiểu (0< pH <1) và cực đại pH = 14.
Trong tự nhiên luôn luôn tồn tại một hệ đệm do vậy sự thay đổi nồng độ axit
H+ hay nồng độ bazơ (OH-) đến một mức nào đó mới dẫn đến sự thay đổi
của pH.
- Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD): COD (chemical oxygen demand là
lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả
vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ
các chất hóa học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy
hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật.
- Nhu cầu oxy sinh học (BOD): BOD (biohemical oxygen demand nhu cầu oxy sinh hóa) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất


16

hữu cơ. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì
các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hòa tan
cần thiết cho qua trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá
ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị
lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bởi vi sinh vật. Thông
số BOD có tầm quan trọng thực tế: BOD là cơ sở để thiết kế vận hành trạm
xử lý nước thải, BOD còn là thông số đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn
nước, giá trị BOD càng lớn thì nghĩa là mức độ ô nhiễm càng cao. Giá trị
BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian, nên xác định BOD cần tiến hành ở
điều kiện chuẩn, thường ở nhiệt độ 20oC và trong 5 ngày. Vì vậy giá trị công
bố thường là BOD5.
- Chỉ số sinh vật Coliforms và Fecal Coliforms: Coliforms là các vi

khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh ga ở nhiệt độ
35 ± 0.50C, Coliforms có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự
nhiên), đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn Coliforms
chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacter, enterrobacter, Klebsiella và cả
Fecal Coliforms (trong đó thì E.coli chỉ là loại thường dùng để chỉ định việc
ô nhiễm nguồn nước bởi phân). Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal
Coliforms cơ thể sai lệch do một số vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân)
có thể phát hiện ở nhiệt độ 440C. Do đó số lượng E.coli được coi là một chỉ
tiêu thích hợp trong quản lý nguồn nước, để định lượng e.coli người ta
thường sử dụng phương pháp MPN.
- Chỉ số Nitơ: Cũng như Cacbon, nguyên tố nito gắn liền với sự sống,
các hợp chất nito rất đa dạng. Sự phân giải các chất sống cuối cùng tạo ra
ammoniac (NH3) hòa tan trong nước. Trong môi trường kiềm, khí ammoniac
thoát ra có mùi khai khó chịu, cạnh tranh sự hòa tan oxy trong nước đầu độc
các động vật thủy sinh. Trong môi trường axit hay trung tính, ammoniac tồn


×