Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại tại VAMC theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.13 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRỊNH THỊ LAN ANH

HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VAMC THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRỊNH THỊ LAN ANH

HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VAMC THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838010105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trịnh Thị Lan Anh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ, sơ đồ

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ PHÁP
LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI TẠI VAMC.................................................................8
1.1.

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI NỢ XẤU CỦA NHTM.................8

1.1.1. Khái niệm nợ xấu của NHTM...............................................................8
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM NỢ XẤU CỦA NHTM................................................11
1.1.3. PHÂN LOẠI NỢ XẤU CỦA NHTM..............................................13
1.2.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ XẤU CỦA NHTM.................................15

1.2.1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN.................................................17
1.2.2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN.......................................................19
1.3.

KHÁI

NIỆM, ĐẶC ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA

NHTM

TẠI

VAMC................................................................................................21
1.3.1. KHÁI NIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NHTM TẠI VAMC............21
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NHTM TẠI VAMC..............24
1.4.

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NHTM TẠI VAMC................28


1.5.

KHÁI

NIỆM, NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ

XẤU CỦA

NHTM TẠI VAMC............................................................31

1.5.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ


NỢ XẤU CỦA NHTM TẠI VAMC..............................................31
1.5.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU
CỦA NHTM TẠI VAMC....................................................................33
1.6.



HÌNH

CÔNG

TY

QUẢN

LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN


DỤNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM......................................................................35

1.6.1. MÔ HÌNH Ở HÀN QUỐC...............................................................36
1.6.2. MÔ HÌNH Ở THÁI LAN.................................................................39
1.6.3. MÔ HÌNH Ở MALAYXIA..............................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI VAMC.......................................................................................45
2.1.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA
CÁC TCTD VIỆT NAM................................................................45

2.1.1. SỰ THÀNH LẬP VAMC..................................................................45
2.1.2. CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA VAMC.................................................46
2.2.

VỀ

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU BẰNG PHÁT HÀNH TRÁI

PHIẾU ĐẶC BIỆT TẠI VAMC..............................................................51

2.3.

HOẠT


ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI

VAMC

THEO GIÁ THỊ

TRƯỜNG..............................................................................................57

2.4.

CƠ CẤU LẠI NỢ..................................................................................61

2.5.

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI VAMC...............................................62

2.6.

ĐÁNH

GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ

NỢ XẤU CỦA

NHTM TẠI VAMC.......................................................64

2.6.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA
NHTM TẠI VAMC...........................................................................64



2.6.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VAMC.......................................................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................90
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VAMC Ở VIỆT NAM
............................................................................................................91
3.1.

ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ
NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI

VAMC



VIỆT

NAM....................................................................................................91
3.1.1. PHÙ HỢP VỚI ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ........................................................91
3.1.2. ĐẢM BẢO TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NỢ
XẤU CỦA NHTM TẠI VAMC......................................................93
3.1.3. ĐẢM BẢO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG PHỐI KẾT HỢP
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU BỞI VAMC VÀ CÁC
CHỦ THỂ XỬ LÝ NỢ XẤU KHÁC...............................................94
3.2.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ...............................................................96

3.2.1. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XỬ LÝ NỢ
XẤU CHO VAMC.............................................................................96
3.2.2. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ TSBĐ NHẰM
THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU.................................97
3.2.3. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
NHẰM TẠO RA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ HIỆU
QUẢ, TĂNG TÍNH CẠNH TRANH...............................................98


3.2.4. Biện pháp về ngăn ngừa và kiểm soát nợ xấu..................................100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................103
KẾT LUẬN..................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................106


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DPRR:

Dự phòng rủi ro

GTGT:

Giá trị gia tăng

HĐQT:

Hội đồng quản trị


HĐTD:

Hợp đồng tín dụng

NHNN:

Ngân hàng nhà nước

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHTW:

Ngân hàng Trung ương

TCTD:

Tổ chức tín dụng

TNDN:

Thu nhập cá nhân

TPĐB:

Trái phiếu đặc biệt


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết
khấu tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
VietinBank

68

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp việc xử lý và thu hồi nợ xấu của
VAMC qua các năm

69


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ, sơ đồ

Trang

Biểu đồ 2.1.

VAMC mua nợ xấu bằng TPBĐ và thu hồi nợ xấu

giai đoạn 2013-2017

66

Biểu đồ 2.2.

Kết quả xử lý nợ xấu của VAMC, TCTD năm 2016

73

Sơ đồ 1.1.

Những cơ quan tham gia giám sát hoạt động của các
AMC ở Trung Quốc trên thị trường thứ cấp

26

Sơ đồ 1.2.

Mối quan hệ nghiệp vụ giữa DICJ và RCC ở Nhật Bản

30

Sơ đồ 2.1.

Cơ cấu, tổ chức của VAMC

47

Sơ đồ 2.2.


Trình tự mua, bán nợ xấu bằng TPĐB của VAMC

55


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nợ xấu luôn là vấn đề “nhức nhối” và tác động tiêu cực đến hệ thống
ngân hàng thương mại nói riêng và cả hệ thống nền kinh tế - xã hội nói riêng.
Giải quyết được tình trạng nợ xấu diễn ra ở các NHTM sẽ giúp ổn định chính
sách tiền tệ quốc gia, phát triển tăng trưởng ổn định nền kinh tế, cứu hệ thống
các NHTM thoát khỏi tình trạng phá sản, đảm bảo được các khoản nợ được thu
hồi. Giải quyết tình trạng nợ xấu tại NHTM luôn luôn là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Tại
Nghị Quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 cũng đã nhấn mạnh:
… Tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu và
kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án được phê duyệt
tại Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ, trong đó đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế
thị trường và nợ xấu đã được mua bởi Công ty Quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)….
Việc kiểm soát tình trạng nợ xấu của NHTM giảm xuống dưới mức 3%
là sự phối kết hợp của các biện pháp xử lý nợ xấu như: xử lý TSBĐ, phân
loại, trích lập dự phòng rủi ro, đặc biệt có sự xuất hiện tổ chức chuyên nghiệp

mua bán nợ xấu của các NHTM, một trong số đó phải kể đến Công ty VAMC.
Ngày 18/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
53/2013/NĐ-CP quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của Công ty
quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).
Hiện nay, Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp
luật quy định về hoạt động của VAMC cũng như hoạt động xử lý nợ xấu của
1


công ty như: Nghị định số 53/2013/NĐ-CP quy định về việc thành lập, tổ
chức, hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam; Thông
tư số 19/2013-TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc NHNN quy định về
việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC; Thông tư số 14/2015-TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013-TT-NHNN ngày
06/9/2013; Thông tư số 18/2015/TT-NHNN ngày 22/10/2015 của NHNN về
cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty quản lý tài sản
của các TCTD Việt Nam; Thông tư số 08/2016/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 19/2013-TT-NHNN ngày 06/9/2013.
Có thể nói, việc ban hành các văn bản pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý
cho hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC. Chính vì vậy, dù mới được
thành lập, VAMC đã có vai trò quan trọng trong việc xử lý nợ xấu tại các
NHTM ở Việt Nam. Vậy VAMC đã hoạt động như thế nào để xử lý nợ xấu
tồn đọng trong những năm qua? Pháp luật Việt Nam hiện hành có những quy
định nào về hoạt động của VAMC? Ý nghĩa của việc thành lập VAMC là gì?
Bên cạnh đó, thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động xử lý nợ
xấu cho thấy còn phân tán, thiếu tính thống nhất, trùng lặp, mâu thuẫn dẫn tới
việc thực tiễn triển khai áp dụng vẫn còn những hạn chế, khó khăn, chẳng hạn
quy định về công tác về xử lý và thu hồi nợ xấu vẫn còn nhiều vướng mắc cần
nghiên cứu lý giải về lý luận và thực tiễn. Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật
có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xử lý nợ xấu cũng như tốc độ phát

triển của thị trường tài chính - tiền tệ, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc
tế như hiện nay.
Nhận thức được nhu cầu cấp thiết đó, luận văn nghiên cứu đề tài: “Hoạt
động xử lý nợ xấu của NHTM tại VAMC theo pháp luật Việt Nam hiện nay”.
Qua những tìm hiểu và phân tích, luận văn hi vọng đưa ra được cái nhìn đúng
đắn về hoạt động xử lý nợ xấu, phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng

2


pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu tại VAMC. Từ đó, đưa ra những định
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của
NHTM tại VAMC, hướng tới xây dựng một cơ chế giải quyết tình trạng nợ
xấu một cách hiệu quả, minh bạch.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Theo tìm hiểu, hiện nay đã có những bài viết, công trình nghiên cứu về
lý luận và thực tiễn xoay quanh hoạt động xử lý nợ xấu như: “So sánh pháp
luật Việt Nam và Malaysia về mô hình công ty quản lý tài sản của các
TCTD”, Luận văn thạc sỹ luật học năm 2014 của Nguyễn Thị Phương Nga,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Pháp luật về hợp đồng mua bán nợ
xấu của NHTM ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học của Phan Thị Hồng Lê
năm 2015, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Pháp luật về xử lý
nợ xấu của các TCTD từ thực tiễn công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt
Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học của Phạm Thị Bích Thủy năm 2016, Học
viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội;
Pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM từ thực tiễn tại Ngân hàng cổ phần
ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), luận văn thạc sỹ luật năm 2015 của

Cao Thị Thúy, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội…. Bên cạnh đó, có một
số sách chuyên khảo, bài báo trên các tạp chí, bài nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo
được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trao đổi về nội dung
liên quan đến pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu tại VAMC như: “VAMC và
xử lý nợ xấu: Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị chính sách”, Sách Tài
chính Việt Nam, của Lê Thị Thùy Vân và Vương Duy Lâm năm 2015, NXB
Tài chính, Hà Nội “Hoạt động mua bán nợ của VAMC thời gian qua – thực
trạng và kiến nghị”, của Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc
Linh năm 2014, Tạp chí Ngân hàng số 18; “Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn
hoạt động của VAMC” của PGS.TS Kiều Hữu Thiện, Học viện Ngân hàng

3


năm 2014; “Hoàn thiện mô hình và cơ chế xử lý nợ xấu cho VAMC – Kinh
nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam” của Nguyễn Thị Việt Nga
năm 2017, Tạp chí Tài chính Quốc tế, số 5…. Các công trình nghiên cứu nói
trên là những góc nhìn khác nhau về hoạt động xử lý nợ xấu, khái quát tình
hình nợ xấu,… nhưng cũng chưa tập trung phân tích, đánh giá, tổng hợp triệt
để về lý luận và các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt
động xử lý nợ xấu của VAMC tại NHTM một cách toàn diện để đưa ra những
giải pháp có tính đồng bộ và thống nhất, đặc biệt trong bối cảnh, tình trạng nợ
xấu tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải
quyết như hiện nay. Chính vì vậy, luận văn này sẽ là tài liệu có giá trị tham
khảo giúp các nhà làm luật có cái nhìn mới về vấn đề này góp phần hoàn thiện
hơn những quy định của pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM tại
VAMC trong tương lai.
3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, phân tích một số vấn
đề lý luận và thực trạng pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM tại
VAMC theo pháp luật Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp và định hướng
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về xử lý nợ xấu của NHTM và hoạt
động xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
(VAMC). Bên cạnh đó, tìm hiểu mô hình xử lý nợ xấu của một số nước trên
thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về xử
lý nợ xấu của NHTM ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động xử lý nợ xấu tại

4


VAMC và thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tình trạng nợ xấu tại
VAMC. Từ đó, thấy rõ những thành công và bất cập còn tồn tại của hệ thống
pháp luật hiện nay.
- Cuối cùng, từ những vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn, luận văn
đưa ra những giải pháp và định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động xử
lý nợ xấu của các NHTM tại VAMC nhằm nâng cao vai trò của VAMC trong
xử lý nợ xấu của ngân hàng.
4.

Tính mới và những đóng góp của đề tài

So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn có những điểm

mới đóng góp cho khoa học pháp lý như sau:
Thứ nhất, luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm, các biện pháp xử lý nợ
xấu của NHTM tại VAMC và pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM
tại VAMC.
Thứ hai, làm rõ những bất cập và nguyên nhân của nó trong thực tiễn
thực thi pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu tại VAMC.
Thứ ba, phân tích một số mô hình công ty xử lý nợ xấu trên thế giới và
bài học áp dụng cho Việt Nam.
Thứ tư, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu
của NHTM tại VAMC.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật Việt
Nam về hoạt động xử lý nợ xấu của một trong những chủ thể mua bán nợ xấu
của NHTM ở Việt Nam hiện nay là Công ty Quản lý tài sản của các TCTD
Việt Nam (VAMC), thực tiễn xử lý nợ xấu bởi VAMC hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Như tên đề tài đã chỉ rõ, là nghiên cứu về hoạt động xử

5


lý nợ xấu của NHTM tại VAMC theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy
nhiên, trong phạm vi hẹp của đề tài, đề tài tập trung vào một số hoạt động xử
lý nợ xấu của NHTM tại VAMC, đó là hoạt động mua bán nợ xấu, cơ cấu lại
nợ, xử lý TSBĐ tại VAMC. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu so sánh, luận văn
nghiên cứu pháp luật về xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới. Việc đưa
ra số liệu và phân tích dựa trên phạm vi cả nước.
Về thời gian: Luận văn phân tích về những vấn đề phát sinh từ hoạt
động xử lý nợ xấu của NHTM tại Công ty Quản lý tài sản của các TCTD

Việt Nam (VAMC) kể từ năm 2013 (thời điểm công ty VAMC được thành
lập) cho đến nay.
6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM tại VAMC.
Trên cơ sở tìm hiểu các quy định pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của
VAMC và từ kinh nghiệm quốc tế, luận văn đánh giá những thành công và
hạn chế trong việc thực thi các quy định pháp luật hiện hành. Đề xuất định
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của
VAMC, đánh giá thực tiễn nhằm tạo lập môi trường pháp lý an toàn cho hệ
thống tín dụng Việt Nam.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu,
để đạt được những mục tiêu đề ra, luận văn đã sử dụng và kết hợp linh hoạt
một số phương pháp khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại…

6


- Phương pháp phân tích: Với phương pháp này được sử dụng chủ yếu
để làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt
động xử lý nợ xấu của VAMC.
- Phương pháp tổng hợp: Để khái quát hóa và tổng hợp nội dung của
vấn đề được nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Đây là một trong các phương pháp được thực
hiện nhiều trong luận văn. Với phương pháp này, tác giả tham khảo và so sánh

những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động xử lý nợ xấu tại NHTM
với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới; tham khảo kinh nghiệm thực
tiễn, qua đó rút ra những ưu điểm, xem xét tính phù hợp với điều kiện Việt
Nam nhằm hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM tại VAMC.
6.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động xử lý nợ xấu của các NHTM trên cả nước.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nợ xấu và pháp luật về hoạt động
xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại tại VAMC.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM
tại VAMC.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động
xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại tại VAMC ở Việt Nam.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT
VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI VAMC
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại nợ xấu của NHTM
1.1.1. Khái niệm nợ xấu của NHTM
Nợ xấu luôn là vấn đề nhức nhối, vấn đề thường trực tại các NHTM. Việc
giải quyết nợ xấu luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Thông qua việc
giải quyết nợ xấu giúp hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, tránh lạm phát, ổn
định thị trường tài chính, tạo hàng lang an toàn pháp lý cho doanh nghiệp, động

lực và thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Việc xác định một khoản nợ được coi là nợ xấu có ý nghĩa quan trọng
trong việc giải quyết nợ xấu. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu. Quan
điểm về nợ xấu khác nhau ở các quốc gia và trong một nền kinh tế dưới góc nhìn
của các chủ thể khác nhau thì quan điểm về nợ xấu cũng có sự khác biệt.
Theo Mr. Keeton (1999) sử dụng dữ liệu các năm 1982 -1996 và mô hình
véc tơ tự hồi quy, để phân tích tác động của tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy
trình tín dụng… với tình trạng quỵt nợ của khách hàng ở Mỹ. Trong nghiên cứu
này, nợ xấu được định nghĩa là các khoản cho vay quá hạn quá 90 ngày hoặc các
khoản vay không trả lãi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho chúng ta bằng chứng về
mối quan hệ chặt chẽ thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng với khả năng
suy yếu của các tài sản cho vay. Cụ thể, Keeton (1999) cho thấy, tốc độ tăng
trưởng tín dụng nhanh chóng kết hợp với các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp
đã gây ra thiệt hại nặng nề khi cho vay ở một số bang trên nước Mỹ [77].
Theo quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB), nợ xấu
được định nghĩa qua hai yếu tố: (i) khoản vay không có khả năng được thu
hồi (Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ

8


đòi bồi thường từ người mắc nợ) và (ii) mặc dù được thu hồi nhưng giá trị thu
hồi là không đầy đủ (Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc
tài sản đưa ra để thế chấp không đủ để trả nợ.). Như vậy, quan điểm về nợ xấu
của ECB được tiếp cận dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng.
Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF):
Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu)
khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày
trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã
được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới

90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ
được thực hiện đầy đủ [65].
Về cơ bản, nợ xấu theo quan điểm của IMF được định nghĩa dựa trên
hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Với
quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả
năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ ở đây có thể là khách hàng hoàn
toàn không trả được nợ, hoặc việc trả nợ của khách hàng là không đầy đủ.
Như vậy, so với quan điểm của ECB, thì quan điểm về nợ xấu của IMF
cũng dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng, nhưng có bổ sung thêm yếu
tố về thời gian quá hạn trả nợ. Đây được coi là định nghĩa hiện đang được áp
dụng phổ biến trên thế giới.
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc:
Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả
lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày
trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả
thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày
nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ
được thanh toán đầy đủ.

9


Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn
trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của
IAS (Hệ thống kế toán quốc tế) đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên
thế giới [35].
Khái quát từ quy định của pháp luật Việt Nam: Nợ xấu là những khoản
nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và
nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), cụ thể:
(i) Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến

180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn đã cơ cấu lại; nợ miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
(ii) Nợ nghi ngờ: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo
thời hạn đã cơ cấu lại; nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá
thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
(iii) Nợ có khả năng mất vốn: Gồm các khoản nợ quá hạn trên 360
ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại
thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; nợ của
khách hàng là TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt, chi nhanh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa về vốn và tài sản, nợ phải
thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà
vẫn chưa thu hồi được.
Như vậy, có thể thấy việc xác định phân loại nợ xấu của các TCTD theo
sát với thông lệ quốc tế, có sự phối kết hợp giữa hai phương pháp: phương pháp
định tính và phương pháp định lượng. Việc xác định nợ xấu căn cứ vào thời hạn
của các khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Mặc dù có sự thống nhất
giữa các quốc gia về hai tiêu chuẩn trên, nội hàm về nợ xấu của các quốc gia còn

10


khác nhau do phương pháp xếp hàng khả năng trả nợ, chuẩn mực kế toán, năng
lực và tính toàn vẹn của cơ quan quản lý, giám sát và hiệu lực thực thi của các
quy định. Ví dụ, quy định về trích lập dự phòng cho 5 nhóm nợ lần lượt là: 0%,
5%, 20%, 50%, 100% (Tại Việt Nam); 1%, 3%, 25%,75% và 100% (Tại Trung
Quốc); 0%, 5%, 15%, 70% và 100% (Tại Nhật Bản) [26].
Tóm lại, trên cơ sở khái niệm nợ xấu của thế giới và việc xác định nợ
xấu của Việt Nam, có thể định nghĩa nợ xấu như sau:

Nợ xấu của NHTM là khoản vay của khách hàng tại NHTM đã quá hạn
trên 90 ngày và có đầy đủ dấu hiệu cho rằng khách hàng không có khả năng
thanh toán nợ. Tại Việt Nam, việc xác định một khoản nợ được coi là nợ xấu
hay con số nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vẫn chủ yếu dựa vào phương pháp
định lượng là chủ yếu, điều này dẫn tới hiện tượng đảo nợ, cơ cấu lại khoản
nợ, khía cạnh đạo đức…. Dẫn đến có sự chênh lệch về con số nợ xấu trong
báo cáo và con số thật về nợ xấu ngân hàng trên thực tế.
1.1.2. Đặc điểm nợ xấu của NHTM
Từ việc phân tích khái niệm về nợ xấu, nợ xấu có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, nợ xấu gắn chặt với quy mô phát triển của NHTM, ảnh
hưởng đến quy mô hoạt động của ngân hàng. Nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản,
chỉ tiêu tập trung nhất phản ánh chất lượng, hiệu quả hoạt động của một
NHTM cũng như sự phát triển của cả hệ thống ngân hàng [22, tr.3]. Hoạt
động chính mang lại nguồn thu lớn nhất cho NHTM là hoạt động tín dụng.
Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn gốc
của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó các ngân hàng vẫn phải chi trả tiền
lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận
không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp
thiệt hại. Hơn nữa, các khoản nợ xấu thường là các khoản nợ mang giá trị cao,
khoản vay lớn. Điều này, càng thêm phần bất lợi cho hoạt động ngân hàng, hệ
quả làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy
11


giảm, giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn có thể
dẫn đến rủi ro thanh khoản và đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản.
Thứ hai, đặc trưng của nợ xấu chính là các khoản nợ dưới chuẩn. Tức là
khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà khách hàng có dấu hiệu không trả được nợ.
Các khoản nợ phải có dấu hiệu rõ ràng cho việc khách hàng không có khả năng
trả được nợ, ví dụ như quá trình kinh doanh bị thua lỗ, có nguy cơ phá sản…

Thứ ba, có thể nói nợ xấu là một biểu hiện rõ ràng của rủi ro trong hoạt
động cho vay của NHTM. Rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTD được
thể hiện ở các mức độ khác nhau, có thể TCTD cho vay không thu hồi được
lãi hoặc gốc đúng hạn hoặc cả hai [59, tr.30]. Nợ xấu là mức độ cao nhất, biểu
hiện rõ ràng nhất so với nợ quá hạn hay nợ khó đòi. Nợ xấu càng cao rủi ro
tín dụng càng nguy hiểm, tỉ lệ nợ xấu càng ít thì rủi ro trong hoạt động cho
vay càng giảm, nợ xấu được ví như “sự bất trắc khó có thể lường được” và tỉ
lệ thuận với sự phát triển của NHTM. Vì vậy, nợ xấu là cơ sở để áp dụng
đồng bộ nhiều biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay ngân hàng.
Nói tóm lại, suy cho cùng hai đặc trưng cơ bản nhất của nợ xấu là
khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và khách hàng có dấu hiệu không có khả năng
trả nợ. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà các NHTM xác
định không thể thu hồi lại được hoặc nếu có thu lại được, thì thường rất khó
và mất thời gian. Hầu hết trong các NHTM, nợ xấu chính là các khoản tiền
mà ngân hàng cho khách hàng (phổ biến là các tổ chức, doanh nghiệp) vay
nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ
chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ,
phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân
hàng khi đến kỳ hạn. Các khoản nợ xấu thường bị xóa sổ khỏi danh sách các
khoản nợ phải thu của các NHTM và điều này gây tổn thất không nhỏ cho
hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì rủi ro và
tổn thất dòng vốn của các NHTM càng lớn.

12


1.1.3. Phân loại nợ xấu của NHTM
Nợ xấu của NHTM chính là nợ quá hạn tại NHTM. Việc phân loại nợ
xấu được thực hiện theo các tiêu chí khác nhau:
(i) Theo thời hạn quá hạn của khoản nợ, nợ xấu được phân thành các

nhóm sau đây:
- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Nợ quá hạn trên 360 ngày.
(ii) Theo số lần gia hạn nợ:
- Nợ được gia hạn lần đầu.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180
ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo
thời hạn đã được cơ cấu lại.
(iii) Theo số lần mua, bán nợ:
- Nợ xấu được mua, bán một lần.
- Nợ xấu được mua, bán nhiều lần.
(iv) Theo mô hình xử lý nợ xấu, nợ xấu được phân thành các loại sau đây:
- Nợ xấu được xử lý bởi công ty xử lý nợ xấu theo mô hình tập trung.
Ví dụ, ở Việt Nam là Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC). Ở Hàn
Quốc là Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc – Korean Asset Management
Corporation (KAMCO). Bản chất của KAMCO là một tổ chức xử lý nợ xấu
quốc gia, tập trung xử lý nợ xấu của ngân hàng, được Chính phủ Hàn quốc
thành lập và trao quyền rất lớn trong việc xử lý nợ xấu. Với quyền năng được
Chính phủ Hàn Quốc trao cho, KAMCO ưu tiên mua lại các khoản nợ xấu có

13


khả năng phát mãi, các khoản được coi là điều kiện sống còn để phục hồi tổ
chức tài chính và các khoản nợ xấu có nhiều chủ nợ. Nguyên tắc xử lý nợ xấu
của KAMCO là “minh bạch, công bằng” và “nhanh chóng, hiệu quả, tối đa

hóa thu hồi” để giảm nhẹ gánh nặng chi phí đối với ngân sách nhà nước.
KAMCO áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu đã mua, trong đó có hai
biện pháp rất hiệu quả là đấu thầu quốc tế và chứng khoán hóa các khoản nợ
đã mua có bảo đảm bằng tài sản (ABS). VAMC được tổ chức theo mô hình
KAMCO của Hàn Quốc.
- Nợ xấu được xử lý bởi công ty xử lý nợ xấu theo mô hình tập trung.
Ví dụ, Ở Việt Nam, được thể hiện bởi Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
(AMC). AMC là các công ty trực thuộc các TCTD chuyên mua bán nợ xấu
của các TCTD – công ty mẹ. Công ty AMC được thực hiện các hoạt động để
xử lý nợ xấu như: tiếp nhận và quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm nợ có
TSBĐ và nợ không có TSBĐ); quản lý các TSBĐ nợ vay liên quan đến các
khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất; Chủ động bán các TSBĐ nợ vay
thuộc quyền định đoạt của NHTM theo giá thị trường; Bán cho công ty mua
bán nợ Nhà nước; cơ cấu lại nợ tồn đọng (giãn nợ, miễn giảm lãi xuất, đầu tư
thêm, chuyển nợ thành vốn góp); Xử lý TSBĐ....
Nợ xấu được xử lý bởi Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt
Nam (DATC). DATC thực hiện mua nợ xấu kèm theo tái cơ cấu doanh
nghiệp. DATC được thực hiện các hoạt động nhằm xử lý nợ xấu như: Mua,
bán, xử lý các khoản nợ và tài sản (bao gồm cả tài sản là quyền sử dụng đất,
tài sản trên đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ); Tiếp nhận, xử lý
các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi
thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước; Mua, bán, xử
lý các khoản nợ và tài sản gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp; Tư vấn xử lý nợ,
tài sản; Tư vấn mua, bán, sáp nhập, tái cơ cấu doanh nghiệp; Quản lý, xử lý,

14


khai thác TSBĐ khoản nợ, tài sản nhận gán nợ và tài sản đã mua (bao gồm cả
tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản trên đất được sử dụng để bảo đảm cho các

khoản nợ); Thực hiện các hoạt động thẩm định giá, đấu giá trên cơ sở đảm
bảo đầy đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật; Dịch vụ quản
lý nợ và thu nợ; Kinh doanh những ngành nghề khác hỗ trợ ngành nghề kinh
doanh chính theo quy định của pháp luật [78].
1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của NHTM
Trên thế giới có khá nhiều các nghiên cứu về nguyên nhân gây ra nợ
xấu của NHTM.
Đối với các nguyên nhân gây ra nợ xấu và sự ảnh hưởng của nợ xấu
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, phải kể đến nghiên cứu của
Keeton, William và Morris (1987). Đề tài đã thực hiện nghiên cứu trên các
NHTM bị thua lỗ tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1979-1985 đồng thời sử dụng tỷ
lệ nợ xấu làm thước đo chính cho việc đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng này. Mô hình kiểm định đã chỉ ra rằng các điều kiện kinh tế riêng biệt
địa phương cùng với sự yếu kém trong hoạt động quản lý ngân hàng là các
nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng. Nghiên cứu này cũng cho thấy
rằng các NHTM sẵn sàng cho vay những món mạo hiểm thường có rủi ro vỡ
nợ cao hơn so với các ngân hàng khác.
Theo Mr. William và Morris (1987) cũng lý giải tương tự về các yếu tố
gây ra nợ xấu đối với các khoản cho vay tại Mỹ. Ví dụ nghiên cứu của Sinkey,
Joseph. F và Greenwalt (1991) thực hiện trên các NHTM lớn ở Mỹ lập luận rằng
cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng đều là tác nhân gây ra sự đổ vỡ
tín dụng. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ nợ xấu trong các
khoản cho vay với các yếu tố chủ quan của ngân hàng như cho vay với lãi suất
cao, hay cho vay nhiều quá mức…. Tương tự như các nghiên cứu trước đó,
Sinkey, Joseph. F và Greenwalt (1991) cũng cho rằng các điều kiện kinh tế vĩ

15



×