Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Câu hỏi hay trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.27 KB, 3 trang )

Câu hỏi hay trong dạy học
Muốn chờ đợi những câu trả lời hay, trước hết thầy cô phải có những câu hỏi hay,
phải linh hoạt thay đổi cách hỏi sao cho khỏi cứng nhắc, nhàm chán, đơn điệu, cộc
lốc. Tâm lý các em tuổi mới lớn bao giờ cũng bị hút theo cái lạ, cái mới. Cho nên
việc mới hóa, lạ hóa cách đặt câu hỏi quả là có sức thu hút kích thích khả năng
thích nghĩ, thích nói của các em.
Thay đổi cách hỏi, sinh động hóa các câu hỏi
Cùng một nội dung hỏi, ta có thể biến hóa thành nhiều cách hỏi khác nhau. Hỏi
trực tiếp: “Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?”. Thay đổi
trật tự từ nghi vấn: “Biện pháp nghệ thuật gì đã được tác giả sử dụng trong khổ
thơ?”. Thay đổi ngữ nghi vấn: “Đố em nào tìm ra biện pháp nghệ thuật trong đoạn
thơ?”. Chuyển sang cách hỏi mới có thêm ngữ biểu cảm: “Nào, cô xin mời một em
gọi đúng cho cô cái tên của biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã dùng trong khổ
thơ?
Nhìn chung, trong cùng một đơn vị kiến thức, ta nên tránh những câu hỏi có cấu
trúc trùng lặp, cộc lốc, mang tính mệnh lệnh hơn là tính kích thích động viên tạo
tâm thế.
Tạo tâm thế khi trực tiếp phát ngôn câu hỏi
Những câu hỏi gợi tình huống tư duy đã có, hình thức câu hỏi đã mới lạ, song nếu
nó được phát ra một cách hờ hững, ghẻ lạnh, khô khốc như lời hỏi cung của quan
tòa thì chẳng bao giờ mong có được một câu trả lời tâm huyết, sáng tạo của các
em.
Chính vì vậy, khi đã hỏi bao giờ giáo viên cũng nên nhìn thẳng vào mắt các em với
sự giao cảm thắm thiết giữa thầy và trò. Câu hỏi cũng từ đó mà bật ra tự nhiên như
thế vừa được thầy cô nghĩ ra thật đúng lúc, đúng quy luật. Là thầy đấy, nhưng lại
như là bạn đấy. Thầy không phải chỉ hỏi trò mà như chính đang hỏi cả bản thân
mình. Những câu hỏi không chỉ phát ra từ cửa miệng mà từ tận đáy lòng rạo rực,
nghĩ suy, rung động. Hỏi bằng cả ánh mắt, nét mặt. Những câu hỏi được phát ngôn
như vậy chắc sẽ không còn cảnh lơ lửng trên đầu các em mà ắt sẽ chui thẳng được
vào óc, vào tim mỗi em, làm lay động những niềm nghĩ suy, trăn trở, khiến các em
không thể không bồi hồi thích nghĩ và thích nói.




Như vậy mọi trạng thái tình cảm buồn, vui, căm giận, yêu thương, hy vọng, khinh
ghét, tức giận, khổ đau, tự hào… đều sẽ được thầy bộc lộ sinh động phù hợp với
nội dung cụ thể từng câu hỏi không chút gượng ép, giả tạo, rất kịch mà lại không
kịch tí nào.
Tạo tâm thế khi nghe và đáp học sinh trả lời
Khi câu hỏi đã tung ra, giáo viên nào cũng muốn có nhiều học sinh giơ tay xin nói
và mong có nhiều em nói đúng, nói hay. Song có giáo viên khi đã phát câu hỏi lại
không chăm chú đón chờ ý kiến của các em mà lại đi làm việc khác như: lau bảng,
nhìn giáo án, quay ra cửa sổ. Rồi khi nghe các em nói cũng chỉ nghe cho chiếu lệ,
đúng sai không tỏ rõ thái độ, sau đó đưa ra đáp án đã có sẵn. Làm như vậy các em
sẽ cảm thấy câu trả lời của mình bị rẻ rúng, không có giá trị gì trong việc góp phần
khám phá sáng tạo, cảm thụ tác phẩm làm tiến triển giờ học. Tâm thế thích nói,
thích nghĩ của các em thế là bị sững lại.
Để tình trạng đó không bao giờ xảy ra, khi đã phát ngôn câu hỏi, người thầy dạy
văn bao giờ cũng nên chăm chăm dõi mắt nhìn vào từng em như chờ đợi, cầu
mong, khuyến khích. Khi có em đứng dậy phát biểu, bao giờ thầy cũng nên hướng
sự chăm chú trân trọng của mình và cả lớp về phía em đó; như cố lắng chờ mừng
tin ở đó những phát hiện mới lạ mà mình và cả lớp chưa nghĩ ra. Người thầy lúc đó
có thể nghiêng về phía em học sinh đó như muốn được mừng vui, bắt tay chúc
mừng em, như muốn được gần em hơn để không chỉ được nghe rõ hơn mọi lời em
nói mà còn như để nghe được cả tiếng lòng từ chính con tim đang dâng trào cảm
xúc của em nữa.
Có khi em lỡ nói sai hoặc chưa đúng, giáo viên đều phải tỏ thái độ bằng các câu có
các tình thái từ thật nhẹ nhàng, tế nhị, tránh làm các em cụt hứng hay bị xúc
phạm…
Có thể nói, vấn đề tạo tâm thế trong suốt quá trình dạy ở mọi khâu thực sự là vấn
đề then chốt tạo nên hiệu suất cho giờ dạy văn theo hướng đổi mới, sáng tạo. Thực
chất của vấn đề này quy lại là ở chỗ nghệ thuật biết ứng xử các tình huống sư

phạm, biết cách hỏi, biết cách nghe, cách đáp. Nghệ thuật biết giao hòa, xóa đi
khoảng cách giữa thầy và trò. Nghệ thuật này chỉ có được khi người thầy dạy văn
thực sự có tâm hồn văn, tha thiết, quý yêu, trân trọng trò văn, trước khi lên bục văn
biết quên đi những gì vặt vãnh, éo le của cuộc sống đời thường.


NGƯT. Nguyễn Ngọc Ký



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×