Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Anh chị suy nghĩ gì về bốn chữ lễ nghĩa liêm sỉ đối với người và đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.76 KB, 2 trang )

Anh chị suy nghĩ gì về bốn chữ Lễ Nghĩa Liêm Sỉ đối với người và đất nước Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Hành trình làm người là cả một chặng đường gian khổ để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, hướng
đến phụng sự quốc gia và xa hơn nữa là nhân loại.



"Lao động là một trong những quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người"...



Suy nghĩ gì vể bệnh thiếu trung thực trong thi cử và cuộc sống - Ngữ Văn 12



"Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương". Suy nghĩ về...



Nhàn cư vi bất thiện - Ngữ Văn 12

Xem thêm: Nghị luận xã hội lớp 12 Học trực tuyến Môn Văn học

Bài làm
Hành trình làm người là cả một chặng đường gian khổ để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất,
hướng đến phụng sự quốc gia và xa hơn nữa là nhân loại. Mỗi quốc gia có phong tục, tập quán
riêng nhưng chung quy vẫn cùng mục đích giáo dục công dân mình hướng Thiện. Sách Quan
Từ của Trung Hoa có một quan điểm khá mẫu mực như là điều kiện mang tính chất quyết định
sự đắc dụng của mỗi cá nhân đối với quốc gia: Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn trong nhiều điều kiện
để giữ vững quốc gia. Bốn cái rường vó ấy nêu không được căng lên, nghĩa là người trong


nước mà vô lễ, vô nghĩa, vô liêm sỉ thì quốc gia phải sụp đổ và diệt vong.
Không chỉ dân tộc Trung Hoa phải rèn luyện như thế, mà làm người chung cần phải có những
đức tính lễ, nghĩa, liêm, sỉ được xem là nền tảng không thể thiếu. Vậy bốn đức tính ấy có vai trò
quan trọng như thế nào thiếu nó, quốc gia sẽ diệt vong? Nêu lễ là phép tắc trong phép cư xử
phải kính trọng với người xung quanh để giữ hòa khí, thì nghĩa là phải đi làm theo điều phải,
tránh cái xấu xa, phát huy lòng hào hiệp, nghĩa khí. Sống trong sạch ngay thẳng, không tham
của người để giữ đức liêm và biết xấu hổ, biết phẩm giá cho bản thân và quốc gia chính là sỉ.
Bốn đức trên tưởng là vô hình nhưng thật sự mang tính quyết định vẽ tồn vong của một quốc
gia. Quả thật, mỗi công dân nêu vô lễ trong cư xử nhau tức là không thủ lễ sẽ sinh loạn, đảo lộn
những trật tự, chẳng còn tôn ti. Thuyết "Chính danh" của Khổng Tử có đoạn rất hay: "Quân
quân, thần thần,phụ phụ, tử tử”. Nghĩa là vua phải ra vua, bể tôi phải ra bề tôi, cha phải ra cha,
con ra con. Tức là người nào ở vị trí nào thì phải ứng xử ở vị trí đó, không lẫn lộn, không được
tùy tiện, phải tuân theo phép tắc, quy củ của xã hội quy định. Từ xưa Tổ tiên Việt Nam từng dạy
con cái "anh nhường em kính", “ phu xướng phụ tùy",... cũng không ngoài mục đích giữ trong
trật tự gia đình có khuôn phép để hưởng hạnh phúc, để yên cộng đồng, xã hội. Thử xem, cha
mẹ qua đời, anh em tranh giành tài sản phải đưa nhau ra "pháp đình" vẫn có những việc đau
lòng như vậy. Thật may số ấy không nhiều, nếu không đất nước sẽ về đâu? Trong quan hệ xóm
làng, dân gian vẫn thường nói: "Láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau", hoặc "Bán anh em xa mua
láng giềng gần" để chỉ quan hệ thân thiết, nâng đỡ, thủ lễ và yêu thương, kính trọng nhau. Nếu


quan hệ tan vỡ, tình làng, nghĩa xóm sẽ tan hoang. Khi cắp sách đến trường, chúng ta thấy
ngay câu "Tiên học lễ, hậu học văn". Vì thế, chữ “lễ" có thể như một cây trụ nâng đỡ nhàn
cách chúng ta.
Xem thêm tại: />


×