Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thuyết minh vể mì đất quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.98 KB, 2 trang )

Thuyết minh vể mì đất Quảng - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa. Bên cạnh rượu Hồng Đào,
Mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn mà.



Thuyết minh vể Giỗ Tổ Hùng Vương - Ngữ Văn 12



Thuyết minh về một làng nghề truyền thống - Làng tranh Đông Hồ - Ngữ Văn 12



Thuyết minh về Dân ca quan họ Bắc Ninh - Ngữ Văn 12



Thuyết minh về cải lương - nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam Bộ Việt Nam - Ngữ Văn...

Xem thêm: Nghị luận xã hội lớp 12 Học trực tuyến Môn Văn học

Bài Làm
Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa. Bên cạnh rượu
Hồng Đào, Mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn
mà.
Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn giản dị, dân dã và
cũng rất Quảng Nam này. Từ miền quê đến thành phố chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được
quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẽ bên


những cánh đồng mướt xanh, có in lại lọt thỏm giữa ổn ào phố thị...
Cũng như phố Hà Nội, hủ tíu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào, thực đơn điểm tâm
và các món ăn của người miền Nam. Ban đầu, mì Quảng chỉ phục vụ cho những người Quảng
Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà. Nhung rồi món mì Quảng ngon thu hút rất nhiều ngưòi. Cái tên
mì Quảng không biết có phải xuất xứ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu của Trung
Quốc theo người dân di cư sang đây không nhưng nó đã hiện diện ở vùng đất này từ lâu lắm
rồi. Cũng như phố Hà Nội hay bánh canh Trảng Bàng, dù xuất xứ ở đâu thì đến giờ cũng chi
đọng lại một nơi và làm nên cái hồn của nơi đó.
Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi
sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xa thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta
xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kỹ thuật, cối đá đã thay bằng máy
xay có động cơ. Tráng bánh lên một màng vải căng trên nổi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng
một lớp đầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là
xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải
được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm tí dầu hạt điều đi nước dùng có màu tươi. Phần quan
trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này
được xào cùng với khóm (dứa cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơi chua của
khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiều như hủ tíu và phở, nên trước khi chế nước
dùng vào, sợi mì phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải


bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới cho nước dùng, sau cùng rải đậu
phộng lên. Giã đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đảm
nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra đế người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị.
Ăn mì Quảng pha kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với
mì Quảng là rau húng cây, húng lúi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành
một hỗn hợp rau. Người miền Nam thích ăn giá sông có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống
phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiêng húp
xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì... Còn nữa, mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không
được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì

bị gẫy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo
và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê.
Gắp một đũa mì cho vào miệng cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra
tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bên
những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều,
làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng,
để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị
tản bớt... Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh
tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng
trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn.
Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán th

Xem thêm tại: />


×