Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tác giả trần tế xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.92 KB, 3 trang )

Tác giả Trần Tế Xương - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích



Nam Cao – Tác giả và tác phẩm - Ngữ Văn 12



Cảm nhận sâu sắc của em về Nguyễn Đình Chiểu - Ngữ Văn 12



Đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu - Ngữ Văn 12



Tác giả Huy Cận - Ngữ Văn 12

Xem thêm: Nghị luận xã hội lớp 12 Học trực tuyến Môn Văn học

I.CUỘC ÐỜI, THỜI ÐẠI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:
1.Cuộc đời:
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng
Tích
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng
Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương. Ông sinh ngày 10-8-1871 tại lànVị
Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.
Tú Xương là một người rất thông minh, tính tình thích trào lộng. Có nhiều giai thoại kể về cá


tính của ông.
Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong
tiềm thức Tú Xương.
Ông cưới vợ rất sớm. Phạm Thị Mẫn từ một cô gái quê Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ.
Tiếng có miếng không, gặp hay chăng chớ trở thành bà Tú tần tảo một nắng hai sương Quanh
năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Ông Tú vẫn có thể có tiền để ăn
chơi nhưng gia cảnh nghèo túng, việc nhà trông cậy vào một tay bà Tú.
Có thể nói, việc hỏng thi và cảnh nghèo của gia đình là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác
của Tú Xương.

2.Thời đại:
Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan.
Năm Tú Xương ba tuổi (1873) Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam Ðịnh.
Năm mười bốn tuổi (1884) triều đình ký hàng ước dâng đất nước ta cho giặc.
Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu
của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần. Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của
Phan Ðình Phùng (1896) bị thất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn.
Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị.
Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được
xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn


đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội
buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình.
Có thể nói, đứng trước sự tha hoá của xã hội nên nguyên tắc Tam cương ngũ thường của Tú
Xương không đậm như Nguyễn Khuyến và càng xa rời Ðồ Chiểu.

3. Tác phẩm:
Tú Xương mất sớm, ông chua đi trọn con đường sáng tác của mình. Nhưng những tác phẩm
Tú Xương để lại có tác dụng như một bản cáo trạng đanh thép lên án xã hội thực dân nửa

phong kiến trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Tú Xương sáng tác rất nhiều và thất lạc cũng nhiều. Ông viết khoảng 151 bài thơ bằng chữ
Nôm với đủ các thể loại. Ngoài ra, ông có dịch một số thơ Ðường.
II.NỘI DUNG THƠ VĂN TRẦN TẾ XƯƠNG:

1.Thơ Tú Xương là một bức tranh nhiều vẻ, sinh động về một xã hội thực dân nửa phong kiến:
Trong thơ ông có hình bóng con người và sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ đã bị thực dân
hóa, và có hình bóng những vật mới, những sinh hoạt mới – sản phẩm của xã hội thực dân nửa
phong kiến. Thơ Tú Xương là tiếng nói đả kích, châm biếm sâu sắc và dữ dội vào các đối
tượng mà ông căm ghét.
1.1.Ðả kích bọn thực dân Pháp
1.2.Ðối với bọn quan lại, tay sai
1.3.Ðối với khoa cử, nho học
1.4. Phê phán thế lực đồng tiền
1.5 Lên án những thói hư tật xấu của thời đại

2. Thơ Tú Xương là tiếng nói tâm tình trĩu nặng đau xót:
2.1. Nỗi đau xót về bản thân và thời cuộc:
- Về bản thân:
Gánh nặng đeo đẳng nhà thơ suốt đòi là nợ lều chõng. Ban đầu hỏng thi, ông còn cười
cợt, còn tự nghĩ cách để an ủi mình. Nhưng các khoa thi sau ( 1903, 1906) ông càng thất vọng,
càng chua chát. Tú Xương ngày càng đau buồn, chán nãn, tuyệt vọng và cay cú.
Tú Xương tự khoe về sự ăn chơi của mình.
Về cảnh nghèo: Qua thơ ông, gia cảnh nhà ông hiện lên rất áo não và bi thiết.
Vốn là con nhà trào phúng nên trong hoàn cảnh nào nhà thơ vẫn có thể cười cợt, vẫn bông
đùa:
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chữa lĩnh tiêu
Ðúng là nói cho vui, chứ kho đâu mà lĩnh, tiền đâu mà tiêu? Chính cái nghịch lý này đã hình
thành nên tính cách của Tú Xương.

2.2. Nỗi lo lắng thầm kín của Tú Xương trước thời cuộc và vận mệnh đất nước:
- Tình cảm của Tú Xương đối với nhân dân:
Ðối với người nghèo như những người học trò, những người nông dân chân lắm tay bùn (Thề
với ăn xin) . . . những dòng thơ của Tú Xương chứa chan tình cảm và đầy lòng ưu ái (Ðại hạn).


Ðiểm sáng nhất, xúc động nhất trong thơ ông là ở tình này. Ðó là tình cảm của ông đối với quê
hương đất nước.
Xem thêm tại: />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×