Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thảo Luận: Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm raucủquả sạch theo mùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.45 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


I.

GIỚI THIỆU DỰ ÁN
 Tên dự án: Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm rau-củ-quả sạch theo mùa khu vực
Hàm Nghi, P.Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
 Ý nghĩa kinh doanh: Hầu hết rau-củ-quả hiện nay đều có thể trồng quanh năm, tuy
nhiên để đạt năng suất tốt nhất vẫn phải cần quan tâm đúng mùa vụ. Vì đặc điểm
sinh trưởng khác nhau nên mùa nào có thời tiết khí hậu hợp nhất sẽ giúp cây trồng
phát triển tốt hơn mà không cần nhiều đến phân bón và thuốc trừ sâu hại. Thực
phẩm bẩn hiện nay đang trở thành nỗi lo thường trực của nhiều bà nội trợ. Thông tin
liên tiếp về thực phẩm nhiễm khuẩn, không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm đã gây tâm lý hoang mang tới người tiêu dùng. Nắm bắt được tâm lý cùng với
nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, nhóm 1 thực hiện dự án mở cửa hàng kinh
doanh thực phẩm sạch nhằm đưa những thực phẩm sạch, chất lượng tốt đến tay
người tiêu dùng.
 Lý do kinh doanh:
• Yếu tố chủ quan:
- Có những am hiểu nhất định về sản thực phẩm sạch: về các đặc tính, chủng loại,
-

cách bảo quản, sự phụ thuộc của rau-củ-quả… với các yếu tố thời vụ, thời tiết…
Kinh doanh thực phẩm sạch theo mùa không đòi hỏi vốn quá lớn, nên rất phù hợp

với những bạn trẻ vừa mới ra trường.
• Yếu tố khách quan:
- Trái cây và rau theo mùa thường : Tươi hơn, bổ dưỡng hơn và rẻ hơn, chín tự nhiên,


ít phải vận chuyển đường dài hơn, ít gây ra chất thải cacbon khi bảo quản lạnh. Mua
theo mùa thì trái cây và rau quả sẽ ngon một cách tự nhiên, có giá rẻ nhất và bổ trợ
-

một chế độ ăn uống phong phú.
Sử dụng rau củ theo mùa có thể làm giảm đáng kể nguy cơ các sản phẩm ô nhiễm
hóa chất bảo vệ thực vật. Hiện nay các loại thực phẩm không hợp vệ sinh, không
được kiểm tra, kiểm soát, quản lý về chất lượng được bày bán, trôi nổi trên thị
trường. Việc phân biệt các loại rau, củ quả.... sạch và không sạch theo các tiêu
chuẩn vệ sinh, bằng mắt thường là rất khó khăn, phức tạp. Gây lo lắng, không an

-

tâm đối với người tiêu dùng rau về sức khoẻ của bản thân và gia đình mình.
Đời sống ngày càng được nâng người dân ngày càng cao, trình độ dân trí ngày càng
tăng lên, người dân có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn. Mà thực phẩm
sạch là món ăn hàng ngày không thể thay thế. Vì thế người dân rất chú trọng quan

2


tâm tới vệ sinh thực phẩm, sử dụng thực phẩm sạch cho bữa ăn hàng ngày của gia
-

đình mình.
Trên thị trường có bán thực phẩm sạch, nhưng thực phẩm sạch được bán chưa thực
sự tạo được niềm tin, sự tin tưởng của người tiêu dùng.

II.


VỊ TRÍ, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
2.1 Vị trí, địa điểm kinh doanh:
 Lựa chọn khu vực tại Hàm Nghi, P.Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội, là vị
trí gần mặt đường, tiện đi lại và mua hàng.
 Đây là khu vực dân cư khá đông dân, xung quanh có nhiều khu chung cư nổi bật
như HD Mon City là một tổ hợp khép kín bao gồm tiện ích cộng đồng, căn hộ và
liền kề biệt thự cao cấp được xây dựng từ những nét tinh hoa nhất của Châu Âu
năng động, hiện đại…với mức thu nhập người dân ở mức khá và cao.
 Vị trí mà nhóm chọn là nơi giao thoa của nhiều tuyến đường, hiện tại rất nhiều
người đi qua khu vực đó. Khu vực hiện tại có rất ít cửa hàng bán rau và hoa quả
sạch, cũng không gần chợ lớn.
 Mức thu nhập của những người dân ở đây là khá và cao, họ luôn có mong muốn tìm
kiếm những sản phẩm sạch tốt cho sức khỏe và đảm bảo chất lượng.
2.2 Đối thủ cạnh tranh
 Cạnh tranh cùng sản phẩm rau-củ-quả sạch hầu hết là các siêu thị
• Gần nhất đó là có 2 siêu thị mini vinmart: Vinmart thuộc Vingroup và nổi tiếng về
thực phẩm an toàn và tiện lợi.
Nhóm thành phần có thu nhập vừa và cao rất có thói quen mua hàng ở
Vinmart,đây là đối thủ cạnh tranh chính của của hàng. Tuy nhiên trong Vinmart bán
đa dạng các sản phẩm ăn uống, ko tập trung vào hoa quả và cũng chưa được quá đa
dạng, hoa quả chỉ có một giá để và ít các loại, hơn nữa hoa quả trong đó hầu như là
sản phẩm nhập ngoại giá cao.
• Siêu thị coopmart và siêu thị metro:
Rau củ được bán trong siêu thị, danh nghĩa siêu thị ít nhiều tạo được sự tin
tưởng về chất lượng. Trong siêu thị có bán nhiều hàng hoá nhất là có bán cả thực
phẩm vì thế tạo sự thuận tiện cho việc mua sắm. Có hệ thống làm lạnh và bảo quản
-

rau củ tốt. Tuy nhiên hoa quả ở siêu thị lại có những nhược điểm:
Rau được bọc trong các túi nilon, người tiêu dùng chỉ biết được duy nhất thông tin


-

về giá rau và mã số để tính tiền ngoài ra không có thêm thông tin gì thêm.
Khu vực bày bán không rộng lắm nhưng cũng có đầy đủ các gian hàng.
3


-

Một số sản phẩm khuyến mại trong hệ thống metro có hàng nhưng ở đây thường

-

không có.
Khu thương mại này hơi bất tiện ở chỗ gửi xe là gửi theo giờ nên cảm thấy đi mua

sắm không thoải mái.
 Các khu chợ, nhóm chợ tự phát
• Đây là hình thức cung ứng truyền thống mà đã quen thuộc với người tiêu dùng. Bởi
nó đa dạng về số lượng, giá cả phải chăng phù hợp với hầu hết các tập khách hàng
từ sinh viên đến người thu nhập cao. Tại đây cung cấp đầy đủ các thực phẩm theo
mùa.
• Tuy nhiên chất lượng rau củ quả tại đây không được kiểm chứng đảm bảo an toàn
về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời chất lượng phục vụ cũng không
được cao như trong các cửa hàng thực phẩm sạch. Nhưng cũng cần chú trọng để
hướng khách hàng dần bỏ thói quen mua hàng ở chợ để đến với cửa hàng thực
phẩm sạch.
2.3 Xác định nguồn hàng
 Trong nước: các loại hoa quả thường ngày tại các vườn hoa quả lớn tại Hà Nội (cụ

thể tại Huyện Hoài Đức – Hà Nội). Mối trái cây đặc sản vùng miền mang tính địa
phương hoặc đặc sản theo mùa từ các nhà vườn lâu năm có tiếng ở các tỉnh (ví dụ:
nhãn lồng Hưng Yên, cam Hòa Bình, cam Vinh, vải thiều Bắc Giang, Hải Dương,...)
 Mục tiêu trong tương lai sẽ nhập khẩu các loại trái cây nước ngoài như táo Mỹ, nho
Mỹ, cam Newzealand, nho Newzealand, kiwi vàng, kiwi đỏ, cherry đỏ, cherry
vàng,... các sản phẩm được đảm bảo về chất lượng, sản phẩm sạch an toàn cho
người sử dụng. Ngày càng mở rộng các loại mặt hàng để đáp ứng được nhu cầu đa
III.

dạng của khách hàng.
PHÂN TÍCH CUNG – CẦU THỊ TRƯỜNG
3.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô: Kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính sách. Có ảnh hưởng rất
quan trọng tới dự án. Trong điều kiện hiện nay, môi trường vĩ mô rất thuận lợi cho
dự án.
 Môi trường kinh tế
• Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển.
• Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, mức sống của người dân không ngừng được
nâng cao.

4


• Người dân bắt đầu có nhiều điều kiện để quan tâm đến sức khỏe của mình hơn trong
đó có tiêu dùng thực phẩm (rau-củ-quả) sạch.
 Hiện nay nhu cầu cho rau sạch là rất lớn, đối với phần lớn các gia đình tỷ lệ chi tiêu
cho tiêu dùng rau-củ-quả chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thu nhập, nhu cầu có khả năng
thanh toán về rau-củ-quả sạch là rất lớn. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc tiêu thụ
rau-củ-quả sạch của cửa hàng, đem lại cơ hội thành công lớn của dự án.
 Môi trường tự nhiên

• Khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc
trồng các loại rau-củ- quả số lượng lớn, đa dạng và ổn định.
• Các loại rau-củ-quả có quanh năm và rất đặc trưng theo mùa.
 Điều này rất thuận lợi cho cửa hàng cung cấp được nhiều loại rau-củ-quả đa dạng và
ổn định, hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và thuận lợi khi mở rộng quy
mô cửa hàng.
 Môi trường công nghệ
• Ngày nay khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học rất phát triển.
• Sự tiến bộ của khoa học ứng dụng trong nông nghiệp sẽ cho phép tạo ra nhiều loại
giống rau-củ-quả mới có chất lượng tốt, quy trình, kỹ thuật sản xuất tiến bộ sẽ nâng
cao chất lượng các loại rau-củ-quả và ít phụ thuộc vào thời tiết hơn.
• Kỹ thuật trồng rau-củ-quả sạch được phổ biến rộng rãi hơn sẽ xuất hiện nhiều nơi,
nhiều nhà cung ứng sản xuất rau-củ-quả sạch hơn.
 Điều này tạo thuận lợi cho dự án trong việc giảm bớt sức ép và lệ thuộc vào nhà
cung ứng và có nhiều cơ hội lựa chọn nơi cung ứng hơn.
 Môi trường chính sách
• Nhà nước đang rất khuyến khích và có nhiều hỗ trợ cho kinh tế tư nhân, doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong việc thành lập và phát triển.
3.2 Phân tích cung - cầu thị trường
 Cung trên thị trường
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, hiện nay nguồn cung rau, củ, quả là ở những
chợ đầu mối, chợ cóc, trong những tổ dân phố hay khu dân cư và của những chủ
thương nhỏ lẻ bày bán tại vỉa hè. Hầu như sản phẩm đều có lượng thuốc bảo về thực
vật và chất bảo quản cao được chuyển qua nhiều đầu mối khác nhau. Trong khi
nguồn cung thực phẩm sạch tại những vùng quê cách nội thành khoảng 35km về
phía Tây lại chưa được quan tâm và chú ý đến.

5



=> Nhóm 1 quyết định liên kết vực phía Tây (cụ thể là ở khu vực xã Minh
Đức, huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Nơi có nhiều hộ gia đình canh tác theo hình thức
trang trại với nguồn cung thực phẩm sạch làm nguồn cung chủ yếu cho cửa hàng.
 Cầu trên thị trường
Trước những vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra và những video ngắn được
đăng tải trên những mạng xã hội và với nhu cầu ngày càng cao về vệ sinh, an toàn
thực phẩm nên người tiêu dùng ngày càng hướng đến chọn mua những sản phẩm an
toàn ngày càng cao. Và hướng đến những sản phẩm có nguồn gốc thôn quê (gạo
quê, rau-củ-quả quê) để sử dụng hằng ngày.
Hầu hết người tiêu dùng chỉ tin là rau-củ-quả sạch nếu có tối thiểu các thông
tin sau:






Sản phẩm có đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, cơ quan đảm bảo về chất lượng.
Thông tin về quy trình sản xuất, thời hạn sử dụng.
Sản phẩm được dán tem bảo đảm chất lượng và có bảo hiểm.
Sản phẩm có uy tín về chất lượng.
Thường xuyên được cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra trực tiếp tại cửa

hàng.
 Nhận xét đánh giá
Người dân rất quan tâm tới sức khỏe trong đó có việc dùng rau-củ-quả trong
bữa ăn hằng ngày. Họ rất lo lắng về thực phẩm không sạch được bán nhiều trên thị
trường nhưng lại khó nhận biết, phân biệt đâu là rau-củ-quả sạch. Nhu cầu về raucủ-quả sạch là rất lớn, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra chi phí gấp 1,5-2 lần để mua
rau-củ-quả sạch.
Hình thức trình bày, bao gói về sản phẩm rất quan trọng. Điều quan trọng nhất

quyết định sự thành công của cửa hàng là làm thế nào để người tiêu dùng tin tưởng
rau-củ-quả họ mua là sạch.
=> Do đó dự án mở cửa hàng rau, củ, quả sạch theo mùa từ nơi sản xuất sạch
sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng là phù hợp, được tự chủ, không chịu sự
kiểm soát chi phối, lệ thuộc vào nơi sản xuất rau sạch và thuận lợi cho kế hoạch
phát triển trong tương lai, tránh để tình trạng khan hiếm “cung” không đáp ứng
“cầu” như hiện nay.
IV.

CHIẾN LƯỢC MARKETING
6


4.1 Chiến lược Marketing
 Chính sách về sản phẩm
• Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi để trồng trọt và phát
triển cho các loại thực vật. Có 2 vụ mùa Hè Thu và Đông Xuân, nên dự án cung cấp
sản phẩm rau an toàn cũng khá khả thi bởi nhiều loại sản phẩm quanh năm.
• Các loại rau của quả sạch dự kiến bán: khoai lang, khoai tây, đậu tương xanh, chuối,
ổi, cam, táo, bưởi, bí đỏ, bí đao, dâu tằm, đậu tằm...
 Chính sách về giá
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, có sự cạnh tranh, can thiệp của các doanh
nghiệp nước ngoài thì vấn đề giá cả luôn được quan tâm hàng đầu. Hơn nữa sản
phẩm rau, củ, quả, sạch có lượng cung và cầu rất lớn, sức ép từ các đối thủ cạnh
tranh như siêu thị lớn hay các chợ. Vì thế cửa hàng của chúng tôi luôn đề cao chất
lượng và giá cả lên hàng đầu. Cửa hàng tiến hành xác định giá cả thông qua chi phí
sản xuất và giá bán trên thị trường. Ngoài ra quan tâm đến chiết khấu bán hàng linh
hoạt nhằm tạo được sự hấp dẫn cũng như cạnh tranh giữa các trung gian phân phối
sản phẩm: tăng tỷ lệ chiết khấu trên doanh thu bán hàng hay tăng tỷ lệ chiết khấu tại
các thị trường mới.

Bảng giá một số loại rau củ quả của cửa hàng
Đơn vị: nghìn đồng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên mặt hàng
Khoai lang
Khoai tây
Đậu tương xanh
Chuối
Ổi
Cam
Táo nhỏ
Bưởi

Đơn giá
12.000đ/kg
10.000đ/kg
16.000đ/kg
140.000đ/buồng/10 nải
14.000đ/kg
20.000đ/kg
16.000đ/kg

14.000đ/quả

9
10
11

Bí đỏ
Bí đao
Dâu tằm

12.000đ/kg
12.000đ/kg
24.000đ/kg

12

Đậu tằm

40.000đ/kg

 Kênh phân phối

7


Đối với những sản phẩm rau-củ-quả (loại sản phẩm dễ hỏng, không giữ được
lâu và dễ dạp nát …), đồng thời quy mô của hàng còn nhỏ thì cửa hàng đã xác định
kênh phân phối càng ngắn càng tốt. Hệ thống phân phối của cửa hàng sẽ được thiết
lập dưới hình thức kênh 1cấp. Đối với loại kênh phân phối này thì rau-củ-quả an
toàn được đưa từ nơi sản xuất đến trực tiếp tay người tiêu dùng thông qua cửa hàng.

 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
• Giảm giá 5% cho tất cả các loại sản phẩm tại cửa hàng trong 3 ngày đầu khai trương
và chính sách giảm giá và bình ổn giá trong những ngày nhu cầu thực phẩm lên cao
như Tết Nguyên Đán, Tết dương lịch, Noel,...
• Đăng quảng cái trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, blog, afamily.vn,...
– những trang web có mật độ truy cập lớn của cà bà nội trợ và các chị em dân văn
phòng.
• Phát tờ rơi quảng cáo tại các ngã tư đèn đỏ - nơi đông người qua lại, các cổng chợ,
khu đô thị trung cư cao cấp, nơi những người có thu nhập trung bình trở lên.
4.2 Các hình thức kinh doanh tương lai (6 tháng – 1 năm) và tập khách
hàng mà cửa hàng hướng đến
 Các hình thức kinh doanh
• Thiết kế một trang web riêng cho cửa hàng và cập nhật thường xuyên thông tin về
sản phẩm trong cửa hàng để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn (cho những khách
hàng có nhu cầu mua hàng online).
• Mở rộng thêm những mặt hàng khác như gạo, ngũ cốc hay một số những loại sản
phẩm thường sử dụng khác.
• Mở rộng quy mô sản xuất từ 1 cửa hàng thành một chuỗi các cửa hàng, chi nhánh ở
các quận trong thành phố.
• Bổ sung thêm loại hình bán buôn – cung cấp những loại rau-củ-quả sạch với số
lượng lớn và giá cả ưu đãi.
• Có thêm dịch vụ giao hàng bán kính gần trong thành phố.
 Tập khách hàng
Tập khách hàng hướng tới là những người có thu nhập trung bình trở lên như
những người làm trong công sở, cán bộ nhà nước, doanh nhân,… là những người có
khả năng mua sản phẩm của cửa hàng. Đặc biệt là người tiêu dùng tại các tòa trung
cư xung quanh. Hầu hết đây là tập khách hàng có khả năng chi trả cho việc tiêu
dùng thực phẩm sạch.

8



V.

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
5.1 Các công việc chính cần thực hiện
A. Tìm nguồn nhập rau-củ-quả sạch
B. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
C. Xây dựng, sửa sang lại mặt bằng
-

Chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng
Làm trần và hệ thống điện, nước
Lắp gạch sàn
Sơn tường
Lắp biển hiệu và trang trí
D. Mua sắm cơ sở vật chất
E. Lắp ráp hệ thống (điều hòa, tủ kệ, tủ làm mát, bàn thu ngân, máy tính,
camera)
F. Thiết kế và lập website (thuê bên thiết kế để được tư vấn và thiết kế web
quản lý bán hàng)
G. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự (đăng tìm kiếm tuyển lao động và tiến hành
phỏng vấn trực tiếp)

-

Thời gian đầu: trực tiếp làm việc ở cửa hàng có 1 hoặc 2 người hỗ trợ (những người

-


xây dựng nên dự án)
Về lâu dài: thuê nhân viên bán hàng để có thể tập trung hơn trong việc quản lý và
phát triển cửa hàng. Tuyển từ 1 đến 2 người bán hàng trung thực, có kinh nghiệm và

-

am hiểu về rau-củ-quả sạch để có thể tư vấn một cách hiệu quả cho khách hàng.
Phỏng vấn: tổng hợp hồ sơ, loại bỏ các hồ sơ không đạt tiêu chí nêu ra, liên lạc và
hẹn thời gian, địa điểm phỏng vấn đối với những người có hồ sơ đạt tiêu chí.
H. Trang trí cửa hàng: Cửa hàng thực phẩm sạch nên chọn màu sáng, trắng
hoặc xanh lá cây tạo cảm giác sạch và thân thiện hơn những gam màu tối khi trưng
bày sẽ không bắt mắt.

-

Mặt tiền của cửa hàng cần có các hệ thống biển ngang, dọc và biển hướng ra bên

-

ngoài vỉa hè để thu hút khách hàng.
Trong cửa hàng nên treo một số những hình ảnh đi thực tế các nguồn thực phẩm
đầu vào, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, một vài câu nói khẳng định
sứ mệnh, tầm nhìn và tâm huyết của cửa hàng ở những nơi khách hàng dễ thấy
nhất….
I. Hoàn thiện, tiến hành khai trương cửa hàng

9


-


Marketing : chuẩn bị khoảng từ 2.000 đến 3.000 tờ rơi và tờ giới thiệu về cửa hàng.
Tìm hiểu và quan hệ trước với bà con quanh khu vực cửa hàng, chính quyền địa

-

phương,… Chuẩn bị kế hoạch phát tờ rơi và quảng bá truyền miệng về cửa hàng.
Về lâu dài : cần tích cực quảng cáo trên các trang mạng xã hội có số người tham gia
đông như facebook, các hoạt động khuyến mại thu hút sự quan tâm từ phia khách
hàng…
Bảng phân tách công việc
Công việc
A
B
C
D
E
F
G
H
I

Thời gian ( ngày)
5
15
3
2
6
10
14

3
3

Công việc trước
A
B
B
D
E
C, E
F
G, H

Sơ đồ PERT















VI.





PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ HOẠCH ĐỊNH CHI PHÍ DỰ ÁN
6.1 Dự tính tổng mức đầu tư, nguồn huy động vốn và dự tính lượng hàng
nhập






Dự tính tổng mức đầu tư: 300 triệu
Chi phí là thủ tục pháp lý
Chi phí đầu tư trang thiết bị
Chi phí nhập hàng
Nguồn vốn huy động

10


Nhóm thực hiện bao gồm 12 người nên mỗi người sẽ huy động vốn từ khoản
tiết kiệm, gia đình, người thân: 25 triệu đồng
 Dự tính lượng hàng nhập: 3 ngày nhập hàng 1 lần
STT

Tên mặt hàng

Đơn giá ( giá nhập)


1
Khoai lang
6.000đ/kg
2
Khoai tây
5.000đ/kg
3
Đậu tương xanh
8.000đ/kg
4
Chuối
70.000đ/buồng/10 nải
5
Ổi
7.000đ/kg
6
Cam
10.000đ/kg
7
Táo nhỏ
8.000đ/kg
8
Bưởi
7.000đ/quả
9
Bí đỏ
6.000đ/kg
10
Bí đao

6.000đ/kg
11
Dâu Tằm
12.000đ/kg
12
Đậu tằm
20.000đ/kg
Dự trù tiền lẻ trả lại khách hàng
Tổng

11

Khối
lượng(kg)
200
100
200
10 buồng
150
200
200
100
100
50
50
50

Tổng
1.200.000
500.000

1.600.000
700.000
1.050.000
2.000.000
1.600.000
700.000
600.000
300.000
600.000
1.000.000
150.000
12.000.000


6.2 Chi phí ban đầu và tính chi tiết từng chi phí
STT
1

Các khoản chi
Mặt bằng

Giá tiền
15.000.000

Cơ sở hạ
tầng

Trang
thiết bị


Nguồn

Số lượng
1

Thành tiền
15.000.000

(1 tháng)
2
3
4
5
6
7
8

5.000.000
200.000
10.000.000
30.000
7.000.000
100.000
8.000.000
2.000.000
6.000.000
3.500.000
2.000.000
5.000.000
300.000

150.000
2.000.000

10
10
2
20
2

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Hệ thống nước
Hệ thống điện
Kệ trưng bày
Giá nhựa
Tủ lạnh đựng rau củ
Giỏ nhựa mua hàng
Điều hòa nhiệt độ
Đèn tuýp
TV
Camera

Máy tính
Máy quét mã vạch
Máy in hóa đơn
Bồn rửa
Bộ dao thớt
Cân điện tử
Một số thiết bị, vật

19

dụng khác
Nhập các loại quả

120.000.000

( 3 ngày

hàng

10
1
1
1
1
2
2
2

4.500.000
8.000.000

10.000.000
2.000.000
20.000.000
600.000
14.000.000
1.000.000
8.000.000
6.000.000
6.000.000
3.500.000
2.000.000
10.000.000
600.000
300.000
2.000.000
120.000.000

nhập 1
lần ,mỗi
lần 12 tr)

Nhân

20

Chi phí thuê nhân

17.000.000

viên

Thủ tục

21

viên
Chi phí làm thủ tục

3.000.000

3.000.000

pháp lý
Chi phí

22

pháp lý
Chi phí quảng cáo

4.5000.000

4.500.000

23

Chi phí vận chuyển

3.000.000

3.000.000


quảng
cáo
Chi phí
vận
chuyển
12


Chi phí

24

Chi phí phát sinh, rủi

phát

10.000.000

10.000.000

ro

sinh
TỔNG

271.000.000

6.3 Chi phí thường xuyên hàng tháng
Chi phí thường xuyên hàng tháng trong 4 tháng đầu

Các khoản chi

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Cơ sở hạ Mặt
tầng
bằng
Tiền
điện,
nước,
mạng

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

3.000.000

3.000.000


3.000.000

3.000.000

Chi phí khác
Nhập hàng
Chi phí quảng cáo
Tiền thuê nhân công
Chi phí vận chuyển
TỔNG

2.000.000
120.000.000
6.000.000
17.000.000
3.000.000
166.000.000

2.000.000
120.000.000
4.500.000
17.000.000
2.000.000
163.500.000

2.000.000
120.000.000
4.500.000
17.000.000
2.000.000

163.500.000

2.000.000
120.000.000
4.500.000
17.000.000
2.000.000
163.500.000

6.4 Dự kiến doanh thu 4 tháng đầu
Tháng đầu do cửa hàng mới mở , nên lượng khách đến mua hàng còn ít vì thế
dự kiến doanh thu tháng đầu chưa được nhiều. Các tháng về sau, chiến lược quảng
cáo, marketing và bán hàng tốt, lượng khách của cửa hàng tăng lên do đó lượng
hàng hóa bán ra nhiều hơn làm doanh thu của cửa hàng cũng tăng. Cụ thể như sau:
Tháng 1
160.000.000

Tháng 2
165.000.000

Tháng 3
185.000.000

Tháng 4
210.000.000

Bảng thống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Tháng
Doanh thu
Chi phí


1
170.000.000
166.000.000

2
175.000.000
163.500.000
13

3
185.000.000
163.500.000

4
220.000.000
163.500.000


Lợi nhuận

4.000.000

11.500.000

21.500.000

56.500.000

6.5 Dự kiến thời gian thu hồi vốn

Tháng

Đầu tư chi
phí cố định
ban đầu
105.000.000

0
1
2
3
4

Lợi nhuận

Dòng tiền
tích lũy

4.000.000
11.500.000
21.500.000
56.500.000

4.000.000
15.500.000
37.000.000
93.500.000

Số tiền cần
thu hồi để

hoàn vốn

Thời gian
hoàn vốn
3 tháng

101.000.000
89.500.000
68.000.000

37 ngày

Giải thích:
Chi phí cố định ban đầu = tổng chi phí – chi phí tháng đầu
= 271.000.000 – 166.000.000 = 105.000.000 đ
Số tiền lợi nhuận thu được trong 3 tháng đầu tiên là: 37.000.000 vnđ
=> số tiền cần thu trong tháng thứ 4 là: 105.000.000 – 37.000.000 =
68.000.000vnđ
Trong tháng thứ 4 mỗi ngày thu được lợi nhuận: 56.500.000 : 30 =
1.883.000vnđ
Vậy cần 68.000.000 : 1.883.000 = 37 (ngày) để hoàn vốn
Vậy trong tháng thứ 5, sau 7 ngày thì cửa hàng sẽ thu hồi lại vốn. Để thu hồi
được vốn đầu tư thì cần 4 tháng 7 ngày.
VII.

RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO
Đánh giá từ 0-10 theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao
STT Phân loại
1


Nguồn
hàng

Rủi ro

Đánh giá

- Một số mặt hàng còn
thừa vào cuối ngày

5

- Có một số loại rau củ
bán chạy trong ngày
nên bị hết hàng
14

3

Giải pháp
-Đối với các loại củ quả sẽ
được bảo quản trong tủ
lạnh.


2
Đối thủ
- Có nhiều đối thủ cạnh
cạnh tranh tranh gây nên khó khắn
trong quá trình tiếp

cận thị trường của cửa
hàng
- Gía cả thực phẩm
cao, khó cạnh tranh
được với thực phẩm
trôi nổi

3

Nguồn
cung

- Các cơ sở cung cấp
thực phẩm sạch đạt
chuẩn ở nước ta hiện
nay đang còn ít, sản
lượng ít.
- Nhà cung cấp hủy
đơn đặt hàng hoặc
cung cấp không đủ số
lượng theo đơn đặt
hàng

4

Khách
hàng

- Do ảnh hưởng của
thời tiết mà cầu có thể

thay đổi đột ngột, nhu
cầu mua của khách
hàng có thể tăng lên
hoặc giảm đi nhanh
chóng
- Có nhiều khách cùng
gọi đến đặt mua tại nhà
và yêu cầu cần gấp
trong khi tại cửa hàng
đang rất đông khách
15

3

5

3

4

3

2

- Tập trung vào chất lượng
sản phẩm và chất lượng
phục vụ khách hàng
- Ngoài việc tập trung vào
chất lượng sản phẩm, thái
độ phục vụ khách hàng,

cửa hàng nên có ưu đãi đối
với khách quen, các chương
trình khuyến mãi để thu
hút khách nhiều hơn

- Phải chọn ít nhất hai bên
cung cấp khác nhau, tránh
trường hợp cung không đủ
cầu
- Ngoài việc chọn ít nhất
hai nhà cung cấp khác nhau
thì cửa hàng phải ký hợp
đồng rõ ràng với bên cung
cấp. Nếu bên cung cấp hủy
đơn hàng, vi phạm hợp
đồng thì phải chịu trách
nhiêm đền bù cho cửa hàng,
hoặc cửa hàng có thể chấm
dứt hợp đồng mà không
phải đền bù hợp đồng cho
nhà cung cấp
- Luôn theo dõi, cập nhật
tin tức thời tiết để có các
biện pháp thích ứng khi có
sự thay đổi, điều hòa cung
cầu để đảm bảo phục vụ
khách hàng
- Chủ cửa hàng trực tiếp
tham gia ship hàng cho
khách nếu có thể. Nếu

không thì cửa hàng phải
liên hệ nhanh chóng với
shipper bên ngoài để giao


nhân viên không thể đi
giao hàng được

5

Quản lý
hàng hóa

6

Chủ cửa
hàng

- Trước hàng trăm các
thông tin về ngộ độc
thực phẩm, buôn bán
kém chất lương, sử
dụng chất kích thích,
chất hóa học để bảo
quản thực phẩm trên
thị trường hiện nay thì
sẽ rất khó để xây dựng
lòng tin của khách đối
với cửa hàng
- Có thể sai sót trong

việc quản lý hàng hóa,
vì đơn vị tính không
phải bằng số lượng mà
chủ yếu là trọng lượng,
mà khối lượng khách
hàng mua lại khác
nhau, không thể định
trước

5

3

- Chi phí thực hiện có
thể vượt qua vốn đầu
tư ban đầu bởi vì cửa
hàng thực phẩm sạch
phải đầu tư hệ thống
bảo quản rau củ với chi
phí khá lớn

2

- Thiếu kinh nghiệm,
kiến thức về quy trình
kiểm định vệ sinh an
toàn thực phẩm, đầu tư
trang thiết bị bảo
quản,..


2

16

hàng kịp thời cho khách,
tạo nên sự hài lòng cho
khách hàng
- Mọi người thường có xu
hướng tin người thật việc
thật nên truyền miệng là
hiệu quả nhanh nhất. Đồng
thời tuyên truyền thong qua
mạng internet, mạng xã hộ
như facebook, intargram,…
các diễn đàn và đặc biệt là
tự lập một website bán hàng
chuyên nghiệp để gây dựng
lòng tin với khách hàng
- Sử dụng một phần mềm
quản lý bán hàng có tích
hợp cân điện tử, khi người
tiêu dùng đã chọn xong số
thực phẩm họ mua thì chỉ
cần đưa lên cân, phần mềm
sẽ tự tính toán giá tiền
tương ứng rồi in mã vạch
để xuất hóa đơn.

- Lên kế hoạch kinh doanh
phù hợp với số vốn hiện tại,

khi kinh doanh phát triển sẽ
tiếp tục mở rộng thêm quy
mô cửa hàng sau đó
- Phải trang bị đầy dủ kiến
thức về quy trình kiểm định
về sinh an toàn thực
phẩm,đâu tư trang thiết bị
bảo quản, nắm rõ các chiến
lược kinh doanh, chiến lược
marketing,…


17



×