Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tác giả phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.49 KB, 3 trang )

Tác giả Phan Bội Châu - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Phan Bội Châu trước đó tên là Phan Văn San, sau vì trùng tên với Vua Duy Tân (Vĩnh San) mới đổi
thành Phan Bội Châu (Bội : đeo; Châu : Ngọc Châu).



Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu - Ngữ Văn 12



"Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự...



Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương - Ngữ Văn 12



“Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử nào? Ý nghĩa? - Ngữ Văn 12

Xem thêm: Nghị luận xã hội lớp 12 Học trực tuyến Môn Văn học

I – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:
1. Cuộc đời
Phan Bội Châu trước đó tên là Phan Văn San, sau vì trùng tên với Vua Duy Tân (Vĩnh San) mới
đổi thành Phan Bội Châu (Bội : đeo; Châu : Ngọc Châu).
Phan Bội Châu có biệt hiệu là Sào Nam (lấy từ câu Việt Ðiểu Sào Nam Chi”), tỏ ý luôn thiết tha
với quê hương đất nước. Ông còn có một tên hiệu khác là Thị Hán, ngụ ý là hảo hán, một đấng
nam nhi lỗi lạc ở đời. Khi viết bài “Pháp Việt đề huề chính kiến thủ” ông lại ký tên là Ðộc Tỉnh


Tử.
Ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, tại Huyện Nam Ðàn, Tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là
ông Phan Văn Phổ, một bậc thâm nho, thông hiểu kinh truyện nhưng không đỗ đạt gì cả, suốt
đời đeo đuổi nghề dạy học. Mẹ của ông là Bà Nguyễn Thị Nhàn, cũng xuất thân từ một gia đình
thuộc dòng dõi nho học. Bà là một người phúc hậu, thường hay giúp đỡ những người nghèo
khổ.
Phan Bội Châu đã theo học chữ nho, ông đậu giải Nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý (1900).
Khác với các nho sĩ thời phong kiến, Phan Bội Châu không xem việc thi cử đỗ đạt là một
phương tiện để tiến thân mà ông chỉ coi đó là một cơ hội thuận lợi cho hoạt động chính trị. Cho
nên sau khi thi đậu, Phan Bội Châu đã thoát ly gia đình, lao hẳn vào con đường hoạt động cách
mạng. Ông là người đã gây dựng phong trào cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản ở đầu
thế kỉ XX. Và ông cũng là người có ý thức dùng văn chương để phục vụ cho hoạt động chính
trị.
Ðầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng với Cường Ðể và hơn 20 đồng chí nữa họp tại nhà riêng
của ông Nguyễn Hàm, bí mật lập ra một tổ chức yêu nước, theo kiểu hội kín, sau này gọi là Duy
Tân hội. Cường Ðể được cử làm Hội chủ. Ðầu năm 1905, theo kế hoạch của Duy Tân hội,
Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật. Ông nhận trách nhiệm tổ chức phong trào Ðông Du.
Ðây là giai đoạn đắc ý nhất của ông. Thời gian này ông cũng sáng tác được nhiều tác phẩm gửi


về nước. Lời văn thống thiết, khích lệ của tác giả đã thức tỉnh được lòng yêu nước của nhiều
người dân lúc bấy giờ. Nhiều người dân đã tích cực ủng hộ phong trào Ðông Du bằng nhiều
hình thức khác nhau. Do dã tâm của đế quốc Nhật và âm mưu thâm độc của thực dân Pháp,
tháng 3 năm 1909 tổ chức Ðông Du bị giải tán, ông bị trục xuất khỏi nước Nhật, phải chạy trốn
sang Trung Quốc, rồi Thái Lan.
Về sau ông đã đứng ra thành lập “Việt Nam quang phục hội”. Ngày 24 tháng 12 năm 1913, ông
bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam, đến năm 1917 mới được ra tù. Tổ chức yêu nước do
Phan Bội Châu đứng ra lãnh đạo càng về sau càng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Mặc dù lòng
yêu nước rất sâu và nhiệt tình cứu nước rất cao nhưng Phan Bội Châu không làm cách gì để
thay đổi được tình thế. Ông đã cải tổ “Việt Nam quang phục hội”, thành lập “Việt Nam quốc dân

Ðảng” nhưng chưa kịp thực hiện những mong ước lớn thì ông đã bị bắt vào năm 1925. Kẻ thù
định thủ tiêu ông nhưng việc bị bại lộ. Chúng buộc phải tha ông do gặp phải sự kháng cự mạnh
mẽ của dân ta. Chính quyền thực dân bắt ông phải về sống ở Huế. Từ năm 1926 về sau, Phan
Bội Châu sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”, mật thám luôn rình rập, theo dõi ông. Kể từ đó
xem như ông đã bị đoạn tuyệt hẳn với hoạt động chính trị. Thời gian này công việc duy nhất
của ông là sáng tác. Nhiều tác phẩm được ra đời vào những năm cuối đời của Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu mất ngày 20 tháng 10 năm 1940.
2. Sự nghiệp thơ văn
Có ba thời kỳ sáng tác :
- Thời kỳ đầu : Trước khi ra nước ngoài, Phan Bội Châu có viết một số tác phẩm, trong số đó có
những tác phẩm tiêu biểu : Hịch Bình Tây thu Bắc, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Song Tuất lục.
- Thời kỳ thứ hai : Thời gian hoạt động ở nước ngoài Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều tác
phẩm và gửi về nước, tiêu biểu như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Tân Việt
Nam, Khuyến quốc dân tu trợ du học văn.
- Thời kỳ thứ ba : Ðây là thời kỳ ông bị giam lỏng ở Huế, số lượng tác phẩm ra đời trong giai
đoạn này rất lớn nhưng lại không được đánh giá cao về chất lượng. Tác phẩm “Phan Bội Châu
niên biểu” được xem là có giá trị nhất. Bên cạnh đó phải kể đến Nam Nữ quốc dân tu tri, Thuốc
chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Lời hỏi thanh niên, Luân lý vấn đáp và hơn 800 bài thơ
Nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn.
II.- NỘI DUNG THƠ VĂN PHAN BỘI CHÂU:
1. Thơ văn Phan Bội Châu thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ
Do điều kiện thực tế của lịch sử ở Việt Nam, cuộc đấu tranh vì con người trước hết là cuộc đấu
tranh giành và giữ độc lập, cho nên văn học Việt Nam luôn đề cập đến truyền thống yêu nước.
Tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, sự thể hiện truyền thống yêu nước có khác nhau. Khi
chế độ thực dân nửa phong kiến hình thành, dân tộc ta đứng trước một tình hình mới: Muốn là
yêu nước thì phải đấu tranh giải phóng dân tộc, mà muốn giải phóng dân tộc thì phải duy tân,
chống phong kiến, dân chủ hoá đất nước, hiện đại hoá đất nước và cuối cùng hòa vào cuộc
đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Ðầu thế kỉ XX nhiều nhà
nho yêu nước đã bước đầu nhận ra con đường đó. Họ đưa tư tưởng yêu nước, duy tân vào
văn chương tạo thành một phong trào văn học khác trước, phân biệt với văn chương yêu nước



thời trung đại. Phan Bội Châu là người sáng tác nhiều nhất, trong thời gian liên tục và lâu nhất.
Phan Bội Châu đã làm cho văn học yêu nước có nội dung dân tộc dân chủ cao hơn, có tính
chiến đấu, tính nhân đạo cao hơn. Thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu tiêu biểu cho một giai
đoạn văn học mới, giai đoạn đầu của thời kỳ văn học hiện đại.
Yêu nước là một nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam. Kể từ khi hình thành nền văn học
viết, nội dung ấy không ngừng phát triển và ngày càng mang nhiều sắc thái mới. Ðến với thơ
văn yêu nước của Phan Bội Châu, chúng ta sẽ được thấy rõ điều đó.
- Tinh thần yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu được thể hiện một cách cụ thể, gần
gũi :
Khi nói về đất nước các nhà nho xưa thường có những lúng túng do họ còn bị câu nệ bởi
những quan niệm cũ, quan niệm “Xã tắc” siêu hình. Phan Bội Châu tuy còn chịu ảnh hưởng ít
nhiều của quan niệm phong kiến nhưng ông đã biết phá bỏ những cái lạc hậu. Tình yêu quê
hương đất nước ở ông được thể hiện bằng những tình cảm bình thường, gần gũi nhưng rất
sâu sắc. Ðó là :
+ Tình cảm của con người trước cái đẹp của quê hương đất nước :
“Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm”
Xem thêm tại: />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×