Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

-------------------------------

ISO 9001:2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Sinh viên : Trần Thị Kiều Trang
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Nam Phương

HẢI PHÒNG - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
--------------------------------------

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VIỆT
KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Sinh viên : Trần Thị Kiều Trang
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Nam Phương

HẢI PHÒNG - 2018




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
--------------------------------------

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Trần Thị Kiều Trang

Mã SV: 1412304015

Lớp: QT1803K

Ngành: Kế toán - Kiểm toán

Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ
phần xây dựng thương mại Việt Khánh


NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt
nghiệp
(về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).
- Khái quát hóa được những lý luận cơ bản về công tác kế toán vốn bằng
tiền trong Doanh nghiệp.
- Phản ánh được thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ
phần xây dựng thương mại Việt Khánh.
- Đánh giá được những ưu, nhược điểm của công tác kế toán vốn bằng
tiền

tại công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh.
2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán:
- Sử dụng số liệu năm 2016
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp:
- Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh.


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn thứ nhất:
Họ và tên: Lê Thị Nam Phương
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Cơ quan công tác: trường Đại học Dân lập Hải phòng
- Nội dung hướng dẫn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây
dựng thương mại Việt Khánh
Người hướng dẫn thứ hai:
Họ và tên:..................................................................................... ........
Học hàm, học vị:...................................................................................
Cơ quan công tác:.................................................................................
Nội dung hướng dẫn:............................................................................

Đề tài tốt nghiệp được giao ngày

tháng

năm

Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên


Trần Thị Kiều Trang

Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Người hướng dẫn

Th.s Lê Thị Nam Phương
Hải Phòng, ngày ...... tháng........năm 2018
Hiệu trưởng

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị


LỜI MỞ ĐẦU
Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng,
vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành, tồn
tại, và là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá
trình hoạt động sản xuất của mình, đồng thời là công cụ không thể thiếu trong
quản lý kinh tế của Nhà nước và doanh nghiệp.
Nắm bắt được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần
xây dựng thương mại Việt Khánh, được sự hướng dẫn trực tiếp của Ths.Lê Thị
Nam Phương và cán bộ trong phòng kế toán em đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu
về công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty, và mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn
thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương
mại Việt Khánh” làm đề tài khóa luận của mình.
Nội dung của khóa luận ngoài Lời mở đầu và Kết luận, gồm 3 chương
chính:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán vốn bằng
tiền trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ
phần xây dựng thương mại Việt Khánh.

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn
bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh.
Do thời gian và trình độ có hạn nên bài khóa luận của em chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý cảu thầy cô
và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày ….tháng….năm 2018
Sinh viên

Trần Thị Kiều Trang


CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG
TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về vốn bằng tiền trong doanh nghiệp:
1.1.1. Khái niệm và phân loại vốn bằng tiền:
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bất kỳ doanh
nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhất
thiết cần một lượng vốn nhất định, trên cơ sở tạo lập vốn kinh doanh của doanh
nghiệp, dùng nó vào việc mua sắm tài sản cần thiết phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi
giai đoạn vận động vốn không ngừng biến đổi về cả hình thái biểu hiện lẫn quy
mô. Quá trình vận động liên tục của vốn kinh doanh theo chu kỳ T-H-T, trong
quá trình đó luôn có một bộ phận dừng lại ở trạng thái tiền tệ, bộ phận này gọi là
vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền là toàn bộ các hình thức tiền tệ hiện thực, là một bộ phận
của tài sản lưu động tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị và thực hiện chức
năng phương tiện thanh toán, mua sắm hoặc chi phí sản xuất của doanh nghiệp,

nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện
thường xuyên và liên tục.
- Theo hình thức tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:
+ Tiền Việt Nam: Là loại tiền phù hiệu. Đây là các loiaj giấy bạc do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch
chính thức đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc không phải do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức
trên thị trường Việt Nam như các đồng: Đô la Mỹ (USD), bảng Anh (GBP), mác
Đức (DM), Yên Nhật (JPY), …


+ Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu trữ
chủ yếu là vì mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứ không
phải vì mục đích thanh toán trong kinh doanh.
- Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao
gồm:
+ Tiền tại quỹ: Gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc. kim khí đá quý,
ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu chi
tiêu trực tiếp hằng ngày trong sản xuất kinh doanh.
+ Tiền gửi ngân hàng: Là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá
quý mà doanh nghiệp đang gửi tại tài khoản Ngân hàng.
+ Tiền đang chuyển: Là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thành
chức năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng
thái này sang trạng thái khác.
1.1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
1.1.2.1. Đặc điểm của vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là loại vốn đồi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ
vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận. Vì
vậy trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng

tiền khỏi việc bị lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng
tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ thống nhất Nhà
nước.
Do vậy, việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc, chế
độ quản lý chặt chẽ và kế hoạch đảm bảo tốt các yêu cầu sau:
- Tách biệt nhiệm vụ giữ tiền mặt với việc giữ sổ sách kế toán – những
nhân viên giữ tiền mặt không được tiếp cận với sổ sách kế toán và các
nhận viên kế toán không được giữ tiền mặt.
- Lập các bản danh sách ghi hóa đơn thu tiền mặt tại thời điểm và nơi nhận
tiền mặt.
- Thực hiện thanh toán bằng séc, chỉ nên dùng tiền mặt chi tiêu cho các
khoản lặt vặt, không được chi trả tiền mặt thay cho việc chi trả séc.


- Trước khi phát hành một tờ sec để thanh toán, phải kiểm tra số lượng và
giá trị các khoản chi tránh việc phát hành sec quá số dư.
- Tách chức năng duyệt chi khỏi chức năng ký séc.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
Để thực hiện tốt việc quản lý vốn bằng tiền cần thực hiện tốt các nghiệp vụ
sau:
- Phản ánh kịp thời tình hình thu, chi, tồn quỹ vốn bằng tiền và tình hình
chấp hành mức tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn
quỹ thực tế với sổ sách. Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ
thu chi và quản lý nghiêm ngặt việc sử dụng các loại vốn bằng tiền.
- Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tài khoản ngân hàng, hằng ngày
giám đốc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phản ánh các khoản tiền đang chuyển kịp thời, phát hiện nguyên nhân làm
cho tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện pháp kịp thời
thích hợp giải phóng tiền đang chuyển.
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình các loại vàng bạc, kim khí,

đá quý, ngoại tệ.
- Giám sát việc chấp hành chế độ quy định về quản lý các loại vốn bằng
tiền, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả cao.
- Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ thủ tục hạch toán vốn bằng
tiền.
1.1.3. Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là
đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ
thông dụng khác.
- Đối với vàng bạc kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn
bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh
vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.


- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy
cách, phẩm chất, và giá trị của từng thứ, từng loại. Giá trị vàng bạc, kim
khí quý, đá quý được tính theo giá trị thực tế (giá hóa đơn hoặc giá được
thanh toán). Khi tính giá xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, có thể áp
dụng một trong 04 phương pháp xuất kho sau:
+ Bình quân gia quyền.
+ Nhập sau – xuất trước.
+ Nhập trước – xuất trước.
+ Giá thực tế đích danh.
Thuy nhiên, do vàng, bạc, kim khí quý, đá quý là loại tài sản có giá trị lớn
và mang tính chất tách biệt nên phuhowng pháp thực tế đích danh thường
được sử dụng. Nếu có chênh lệch giữa giá xuất bán và giá thanh toán ở
thời điểm phát sinh nghiệp vụ thì được phản ánh vào TK 515, hoặc TK
635.
- Trường hợp kế toán vốn bằng tiền liên quan tới ngoại tệ : Theo chuẩn

mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (Ban
hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12
năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính).
- Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ
hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh
khi một doanh nghiệp:
+ Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định
bằng ngoại tệ.
+ Vay hoặc cho vay các khaonr tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác
định bằng ngoại tệ.
+ Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được
thực hiện.
+ Mua hoặc thanh lý các tài sản, phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ
xác định bằng ngoại tệ.


- Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu
theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị
tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.
- Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. Doanh
nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày
giao dịch.
- Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. Doanh
nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày
giao dịch.
- Các giao dịch làm tăng vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả được quy
đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch để ghi sổ kế
toán.
- Các giao dịch làm giảm vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả được quy
đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá ghi sổ để ghi sổ kế toán.

- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đơn vị tiền tệ kế toán (VNĐ) thì được
hạch toán theo tỷ giá thực tế mua hoặc thực tế bán.
Cuối niên độ kế toán (ngày lập bảng cân đối kế toán) các khoản mục tiền
tệ phải được báo cáo theo tỷ giá cuối kỳ, đó là tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
công bố tại thời điểm cuối năm.
Nhóm tài khoản vốn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại
tệ phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi
tiết ngoại tệ theo nguyên tệ. Nếu có thêm chênh lệch tỷ giá hối đoái thì
phải phản ánh số chênh lệch này trên các TK doanh thu, chi phí tài chính
(nếu phát sinh trong giai đoạn SXKD, kể cả doanh nghiệp có hoạt động
đầu tư XDCB) hoặc phản ánh vào TK 413 (nếu phát sinh trong giai đoạn
đầu tư XDCB – Giai đoạn trước hoạt động). Số dư cuối kỳ của các tài
khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá
giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.


1.2. Tổ chức kế toán tiền mặt tại quỹ
1.2.1. Nguyên tắc quản lý tiền mặt tại quỹ:
- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu
- thu, phiếu chi và đầy đủ chữ ký của người nhận tiền, người giao tiền và
người cho phép nhập xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập ũy, xuất quỹ đính kèm.
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi
chép hằng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập,
xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt. Hằng ngày
thủ quỹ phải kiểm kê số tiền mặt thực tế, dối chiếu số liệu giữa sổ quỹ tiền
mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, thủ quỹ và kế toán phải

kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh
lệch.
- Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ
áp dụng cho doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí
quý, đá quý.
- Khi phát sinh các nghiệp vụ có vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ
tiền mặt thì ghi sổ theo giá mua thực tế (giá hóa đơn hoặc giá được thanh
toán).
- Khi xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý có thể tính giá bình quân hoặc
giá thực tế đích danh. Tuy nhiên do vàng, bạc, kim khí quý, đá quý là loại
tài sản có giá trị lớn và mang tính tách biệt nên phương pháp tính giá thực
tế đích danh thường được sử dụng.
- Nếu có chênh lệch giữa giá xuất và thanh toán tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ thì được phản ánh vào TK 711 : Thu nhập khác, hoặc TK 811:
Chi phí khác.
- Riêng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhận ký cược, ký quỹ nhập theo giá
nào thì khi xuất hoàn trả lại phải theo đúng giá đó và phải đếm số lượng,
cân trọng lượng và giám định chất lượng trước khi niêm phong.


1.2.2. Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Giấy đề nghị thanh toán
- Biên lai thu tiền
- Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
- Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ)
- Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)

- Bảng kê chi tiền
Trong đó:
- Phiếu thu: Được sử dụng làm căn cứ để hạch toán số tiền mặt Việt Nam,
ngoại tệ đã thu trong kỳ theo từng nguốn thu.
- Phiếu chi: Được sử dụng làm căn cứ để hạch toán số tiền đã chi của đơn
vị trong kỳ, là căn cứ xác định trách nhiệm vật chất của người nhận tiền.
- Giấy đề nghị tạm ứng: Là chứng từ liệt kê các tài khoản đã nhận tạm ứng,
làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.
- Giấy đề nghị thanh toán: Dùng trong trường hợp đã chi nhưng chưa được
thanh toán hoặc chưa nhận thanh toán, hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng
hợp các khoản đã chi kèm chứng từ (nếu có) làm thủ tục thanh toán.
- Biên bản kiểm kê (Dùng cho tiền Việt Nam): Là bằng chứng xác nhận số
tiền mặt Việt Nam tồn quỹ thực tế và số chênh lệch thừa, thiếu so với sổ
quỹ, làm cơ sở xác định trách nhiệm vật chất và bồi thường cũng như là
căn cứ để điều chỉnh số tiền tồn quỹ trên sổ sách kế toán theo số tiền tồn
quỹ thực tế.
- Biên lai thu tiền: Là giấy biên nhận của đơn vị hoặc cá nhân đã thu tiền
hoặc thu séc của người nộp tiền thanh toán với đơn vị nộp tiền hoặc lưu
quỹ.


- Bảng kê chi tiền: Là căn cứ để quyết toán kinh phí cho đại biểu tham dự
hội thảo tập huấn. Áp dụng cho các cuộc hội thảo, tập huấn diễn ra nhiều
ngày, tiền chỉ thanh toán một lần vào ngày cuối hội thảo.
1.2.3. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 111 – “Tiền mặt”:
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiệu có và tình hình thu, chi tiền mặt
tại qũy.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 111 – “Tiền mặt”:
- Bên nợ:

+ Phản ánh các loại tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý
nhập quỹ.
+ Số tiền mặt, ngoại tệ, vang bạc, kim khí, đá quý thừa ở quỹ phát hiện
khi kiểm kê.
+ Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
(Đối với tiền mặt khoại tệ).
- Bên có:
+ Phản ánh các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý xuất
quỹ.
+ Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý thiếu ở quỹ phát hiện
khi kiểm kê.
+ Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
(Đối với tiền mặt ngoại tệ).
- Số dư bên Nợ: Phản ánh các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí,
đá quý còn tồn ở quỹ.
TK 111 – “Tiền mặt” có 03 tài khoản cấp 2:
- TK 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt
Nam tại quỹ tiền mặt.
- TK 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng giảm tỷ giá và tồn
quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng Việt Nam.


- TK 1113 – Vàng bạc, kim khí, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim
khí, đá quý nhập xuất tồn quỹ.
- Đối với ngoại tệ, ngoài việc quy đổi ra đồng Việt Nam, kế toán còn phải
theo dõi ngoại tệ trên TK 007 – “Ngoại tệ các loại”.
Kết cấu TK 007 – Ngoại tệ các loại như sau:
- Bên nợ: Số ngoại tệ thu vào (Nguyên tệ).
- Bên có: Số ngoại tệ xuất ra (Nguyên tệ).
- Số dư bên nợ: Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp (Nguyên tệ).

1.2.4. Phương pháp hạch toán:
Phương pháp hạch toán tiền mặt tại quỹ bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ,
vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được phản ánh qua sơ đồ 1.1, 1.2, 1.3 như sau:


Sơ đồ 1.1: Kế toán tiền mặt (VNĐ)

TK 141, 144, 244

TK 111(1111)

Thu hồi các khoản ký cược,
ký quỹ bằng TM

TK 121, 128, 221
Thu hồi các khoản đầu tư

TK 112(1121)
Gửi TM vào NH

TK 141, 144, 244
Chi tạm ứng, ký quỹ,
ký cược bằng TM

TK 311, 341
Vay ngắn hạn, dài hạn

TK 411, 441
Nhận vốn góp, vốn cấp bằng TM


TK 511,512,515,711
Doanh thu HĐ SXKD và HĐ
khác bằng TM
TK 3331
Thuế GTGT phải nộp

TK 121, 128, 221
Đầu tư ngắn hạn
bằng TM
TK 152, 153, 156
Mua vật tư, hàng hóa, công
cụ, TSCĐ bằng TM
TK 113
Thuế GTGT được khấu trừ

TK 627, 641, 642
Chi phí phát sinh bằng TM

TK 331,311,315
Thanh toán nợ bằng TM


Sơ đồ 1.2: Kế toán tiền mặt (Ngoại tệ)
TK 131,136,138

TK 111(11112)

Thanh toán nợ bằng ngoại tệ

Thu nợ bằng ngoại tệ

Tỷ giá ghi sổ
Khi nhận nợ

Tỷ giá thực tế
hoặc bình quân
liên NH

TK 515

Tỷ giá ghi sổ
của Ngoại tệ
xuất dùng

TK 635
Lãi

TK 331,336,338

Tỷ giá ghi sổ
khi nhận nợ

TK 515

TK 635
Lãi

Lỗ

TK 511,515,711


Lỗ

TK 152,153,156,133

Doanh thu BH và CCDV, TN tài
chính, thu nhập khác bằng ngoại tệ

Mua vật tư, hàng hóa, công cụ,
TSCĐ..bằng ngoại tệ

TK 515

TK 635
Lãi

TK 413

Lỗ

TK 413

Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh
giá lại số dư ngoại tệ cuối năm

Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh
giá lại số dư ngoại tệ cuối năm

Tất cả các nghiệp vụ trên đều phải đồng thời ghi đơn TK 007 – Ngoại tệ các loại

TK 007

Thu nợ bằng ngoại tệ
Doanh thu, TN tài chính,
TN khác bằng Ngoại tệ

Thanh toán nợ bằng Ngoại tệ
Mua vật tư, hàng hóa, công cụ,
TSCĐ bằng Ngoại tệ


Sơ đồ 1.3: Kế toán tiền mặt ( Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)
TK 131,136,138

TK 111(11113)

Thu nợ bằng vàng, bạc, kim khí
quý, đá quý
Giá ghi sổ

Thanh toán nợ bằng vàng, bạc,
kim khí quý, đá quý

Giá thực tế
hoặc BQLNH

Giá ghi sổ

Tỷ giá ghi sổ
khi nhận nợ

TK 635


TK 515

TK 635

TK 515
Lãi

TK 331,336,338

Lỗ

TK 144, 244
Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ
bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Lãi

Lỗ

TK 144, 244
Chi ký cược, ký quỹ bằng vàng,
bạc, kim khí quý, đá quý

TK 511, 512, 711
Doanh thu HĐ SXKD và HĐ khác
bằng Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
(giá thực tế trên thị trường)

TK 411, 441

Nhận vốn góp, vốn cấp bằng vàng,
bạc, kim khí quý, đá quý

TK 412
Chênh lệch tỷ giá tăng do
đánh giá lại số dư vàng, bạc,
kim khí quý, đá quý

TK 412
Chênh lệch tỷ giá do
đánh giá lại số dư vàng, bạc,
kim khí quý, đá quý


1.3. Tổ chức kế toán tiền gửi Ngân hàng:
1.3.1. Một số quy định trong việc hạch toán tiền gửi Ngân hàng:
Tiền của các doanh nghiệp phần lớn được gửi ở các Ngân hàng, kho bạc
hoặc của các Công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền
mặt. Khi có nhu cầu thanh toán một khoản chi phí nào đó bằng tiền gửi Ngân
hàng, Công ty phải thực hiện thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền. Nhiệm vụ này do
kế toán thanh toán với Ngân hàng đảm nhiệm. Số lãi thu được từ khoản tiền gửi
ngân hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính.
Khi nhận được chứng từ do Ngân hàng gửi đến, kế toán tiền gửi ngân
hàng của Công ty tiền hành kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo.
Nếu có sự chênh lệch giữa sổ sách cảu Công ty với chứng từ của Ngân hàng gửi
đến thì kế toán tiền gửi Ngân hàng phải thông báo với Ngân hàng để kịp thời xác
minh đối chiếu và xử lý. Nếu số liệu hai bên đã cân đối, kế toán tiền gửi hạch
toán chi tiết trên sổ tiền gửi Ngân hàng để theo dõi cho từng nghiệp vụ phát
sinh.
Khi chứng nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm

tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên
sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân
hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh, xử
lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán
ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số
chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Nếu số liệu
của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên có TK 388 –Phải
trả, phải nộp khác (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu cảu Ngân
hàng). Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều
chỉnh số liệu ghi trên sổ.
Tại những đơn vị có những tổ chức, bộ phận phụ thuộc, có thể mở tài
khoản chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện
cho công tác giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại
tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).


Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm
tra, đối chiếu.
1.3.2. Chứng từ sử dụng:
Căn cứ để hạch toán tiền gửi Ngân hàng là:
- Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có
- Bản sao kê
- Số phụ tài khoản
- Hóa đơn giá trị gia tăng, dịch vụ mua vào, bán ra.
1.3.3. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 112 – “Tiền gửi Ngân hàng”.
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của
các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại các ngân hàng và Công ty tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 112 – “Tiền gửi Ngân hàng”.

- Bên Nợ:
+ Các khoản tiền gửi ở Ngân hàng và các tổ chức tài chính tăng trong kỳ.
+ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng (Đối với tiền gửi ngoại tệ).
- Bên Có:
+ Các khoản tiền gửi ở Ngân hàng và các tổ chức tài chính giảm trong kỳ.
+ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm (Đối với tiền gửi ngoại tệ).
- Số dư bên Nợ: Phản ánh các khoản tiền gửi ở Ngân hàng, các tổ
chức hành chính hiện còn tại các Ngân hàng.
TK 112 – “Tiền gửi Ngân hàng” có 03 tài khoản cấp 2:
- TK 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện
đang gửi tại các Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- TK 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang
gửi tại các Ngân hàng bằng ngoại tệ, các loại đã quy đổi ra Đồng
Việt Nam.


- TK 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng,
bạc, kim khí quý, đá quý ghi vào, rút ra hiện đang gửi tại Ngân
hàng.
1.3.4. Phương pháp hạch toán:
Phương pháp hạch toán tiền gửi Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam, Ngoại
tệ được phản ánh qua sơ đồ 1.4, 1.5 như sau:


Sơ đồ 1.4: Kế toán tiền gửi Ngân hàng (VNĐ)

TK 111(1111)

TK 112(1121)


Gửi TM nhập quỹ TGNH

TK 131, 136, 138

TK 111(1111)
Rút TGNH nhập quỹ TM

TK 141, 144, 244

Thu hồi các khoản nợ phải thu Chi tạm ứng, ký quỹ, ký cược
bằng TGNH

TK 141, 144, 244
Thu hồi các khoản ký cược,
ký quỹ bằng TGNH

TK 311, 341
Vay ngắn hạn, dài hạn

TK 411, 441
Nhận vốn góp, vốn cấp bằng
TGNH

TK 511, 512, 515, 711
Doanh thu HĐ SXKD và HĐ
khác bằng TGNH

TK 3331
Thuế GTGT phải nộp


TK 152, 153, 156
Mua vật tư, hàng hóa, công cụ,
TSCĐ bằng TGNH

TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ

TK 627, 641, 642
CP phát sinh bằng TGNH

TK 331, 311, 315
Thanh toán nợ bằng TGNH


Sơ đồ 1.5: Kế toán tiền gửi Ngân hàng (Ngoại tệ)

TK 131,136,138

TK 112(1122)

Thanh toán nợ bằng Ngoại tệ

Thu nợ bằng Ngoại tệ
Tỷ giá ghi sổ
khi nhận nợ

TK 515

Tỷ giá thực tế
hoặc bình quân

liên NH

Tỷ giá ghi sổ của
ngoại tệ xuất
dùng

TK 635
Lãi

TK 331,336,338

Tỷ giá ghi sổ
khi nhận nợ

TK 515

TK 635
Lãi

Lỗ

TK 511,515,711

Lỗ

TK 152,153,156,133

Doanh thu BH và CCDV, TN tài
chính, thu nhập khác bằng
Ngoại tệ


Mua vật tư, hàng hóa, công cụ,
TSCĐ..bằng Ngoại tệ

(Tỷ giá thực tế hoặc BQLNH
tại thời điểm Ps nghiệp vụ)
TK 515
Lãi

TK 413

TK 635
Lỗ

TK 413

Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh

Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh

giá lại số dư Ngoại tệ cuối năm

giá lại số dư Ngoại tệ cuối năm

Tất cả các nghiệp vụ trên đều phải đồng thời ghi đơn TK 007- Ngoại tệ các loại
TK 007
Thu nợ bằng Ngoại tệ
Doanh thu, TN tài chính, TN
Khác bằng Ngoại tệ


Thanh toán nợ bằng Ngoại tệ
Mua vật tư, hàng hóa, công cụ
TSCĐ bằng Ngoại tệ


1.4. Tổ chức kế toán tiền đang chuyển:
1.4.1. Nội dung chủ yếu của kế toán tiền đang chuyển:
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân
hàng kho bạc Nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển vào Ngân hàng hay
đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng hối đoái ở thời điểm cuối
năm tài chính theo tỷ giá trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo
Nợ hay giấy bản sao kê của Ngân hàng. Tiền đang chuyển gồm tiền Ngân hàng
Việt Nam và Ngoại tệ các loại phát sinh trong trường hợp:
- Thu tiền mặt hoặc sức nộp thẳng cho Ngân hàng.
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác.
- Các khoản tiền cấp phát, trích chuyển giữa đơn vị chính với đơn vị phhuj
thuộc, giữa cấp trên với cấp dưới giao dịch qua Ngân hnagf nhưng chưa
nhận được giấy báo Nợ hoặc giấy báo Có…
Kế toán theo dõi tiền đang chuyển cần lưu ý:
- Séc bán hàng thu được phải nộp vào Ngân hàng trong phạm vi thời
hạn, giá trị của Séc.
- Các khoản tiền giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ qua Ngân hàng
phải đối chiếu thường xuyên để phát hiện sai lệch kịp thời.
- Tiền đang chuyển có thể cuối tháng mới phản ánh một lần sau khi đã
đối chiếu với Ngân hàng.
1.4.2. Chứng từ sử dụng:
Kế toán tiền đang chuyển sử dụng các chứng từ:
- Giấy nộp tiền
- Biên lai thu tiền
- Phiếu chuyển tiền

- Các khoản chứng từ liên quan khác.
1.4.3. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 113 – “Tiền đang chuyển”:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp
vào kho bạc Nhà nược, đã gửi bưu điện để chuyển cho các Ngân hàng, trả cho


doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để
trả cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê
của Ngân hàng.
Kế cấu và nội dung phản ánh của TK 113 – “Tiền đang chuyển”:
- Bên Nợ:
+ Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, Séc đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã
chuyển qua bưu điện để chuyển vào Ngân hàng.
+ Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang
chuyển cuối kỳ.
- Bên Có:
+ Số kết chuyển vào TK 112 – Tiền gửi và các tài khoản có liên quan.
+ Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển
cuối kỳ.
- Số dư bên Nợ: Phản ánh các khoản tiền hiện còn đang chuyển.
Tài khoản 113- “Tiền đang chuyển” có 02 tài khoản cấp 2:
- TK 1131 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.
- TK 1132 – Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.


×