Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Anh chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề tôn sư trọng đạo trong truyền thống đạo lí của dân tộc ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.95 KB, 2 trang )

Anh chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề tôn sư trọng đạo trong
truyền thống đạo lí của dân tộc ta - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Biết ơn thầy cô, chúng ta cần phải luôn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của
dân tộc. Những con người không biết “tôn sư trọng đạo” là những con người sống vong ân bội nghĩa,
không có đạo lí làm người,...



Nhà văn Đức F.Sile có nói: "Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác hạnh phúc"....



Chứng minh và giải thích ý kiến: "Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì đó...



Bình luận ý kiến sau: "Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành ngựời...



"Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính. Hãy...

Xem thêm: Nghị luận xã hội lớp 12 Học trực tuyến Môn Văn học

Trong đời sống tinh thần của dân tộc ta có những tình cảm đã thành truyền thống trong đạo lí
làm người như: tình yêu quê hương, đất nước; lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ; lòng
thủy chung, son sắt trong đạo vợ chồng và “tôn sư trọng đạo" cũng là một nét đẹp trong truyền
thống đạo lí của con người Việt Nam ta.
Thật vậy, ngày trước người thầy có một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội. Người thầy


đươc mọi người kính trọng và đề cao tuyệt đối: “một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy". Và tổ
tiên ta đã từng răn dạy:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy
Truyền thống ấy được lưu truyền từ nghìn xưa đến hôm nay. Trong cuộc sống hôm nay người
thầy không còn được kính trọng như xưa, bởi một số người trong xã hội hiện nay có xu hướng
chạy theo đời sống vật chất, sống bằng hình thức, ít coi trọng những giá trị tinh thần, đạo đức
suy đồi. Hơn nữa, đời sống vật chất của người thầy chân chính hiện nay quá khó khăn đã làm
giảm đi các vị trí cao đẹp của người thầy trong xã hội. Người thầy trong xã hội hiện nay không
còn được trọng vọng như ngày xưa. Nói như thế không phải là trong xã hội hiện nay cái đạo
lí “tôn sư trọng đạo" đã hoàn toàn mất đi. Bên cạnh đó có một nguyên nhân khác làm mất đi vẻ
đẹp của người thầy, người cô là do đồng lương không đủ sống nên có nhiều thầy, cô phải dạy
thêm để kiếm sống. Nếu thầy cô nào dạy ngay thẳng, với cái tâm của một người thầy thì không
có gì để nói. Nhưng có những thầy cô thiếu lương tâm nghề nghiệp, đã gây khó khăn những
học sinh không chịu học thêm, gây nên sự bất bình của phụ huynh và học sinh. Chính những
người thầy, người cô đó đã tự đánh mất cái phẩm chất cao quý của người thầy. Nói như thế
không phải là trong xã hội hiện nay đạo lí “tôn sư trọng đạo" đã hoàn toàn mất đi, mà vẫn còn
trong tâm trí và hành động của những người học trò chân chính, những người còn biết đặt giá
trị tinh thần lên trên giá trị vật chất. Ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11, không phải là ngày toàn xã
hội tri ân những người thầy, người cô đó ư? Tri ân và tôn vinh những người thầy, người cô có
lương tâm trong sáng, đạo đức sáng ngời, tất cả vì học sinh thân yêu.


“Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta mà ngày nay chúng ta cần
phải kế thừa và phát huy, bởi cha mẹ sinh ra ta, nuôi nấng ta, cho ta cuộc sống, thầy cô cho ta
bao kiến thức, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao trong sáng, chắp cánh cho ước mơ
chúng ta bay cao và bay xa hơn, trang bị cho chúng ta hành trang để mai này chúng ta vững
bước vào đời. Công ơn của thầy cô đối với chúng ta thật vô cùng to lớn chẳng khác nào công
ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, nên người ta thường nói thầy, cô là người cha, người
mẹ thứ hai của chúng ta.

Vai trò của người thầy, người cô đối với cuộc đời chúng ta thật quá lớn, chúng ta không thể nào
quên được. Mỗi lần nghe lời bài hát “Bụi phấn" lòng mỗi chúng ta không khỏi nôn nao:
Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi
Có hát bụi nào, rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào, rơi trên tóc thầy
Mai sau lớn nên người
Thầy cô có thể nào quên
Ngày xưa từng dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ...
Biết ơn thầy cô, chúng ta cần phải luôn luôn gi
Xem thêm tại: />


×