Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 20: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.42 KB, 6 trang )

Tiết 83:

LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ
NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

A – Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Những yêu cầu cần đạt đối với tiết luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong
văn miêu tả.
2. Kỹ năng.
- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung.
3. Thái độ.
- Yêu môn văn, có hướng học văn đúng đắn
B – Chuẩn bị của thầy và trò.
- Giáo viên: Giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Vở soạn, sách giao khoa.
C – Tiến trình các hoạt động dạy và học.
Bài cũ: Muốn miêu tả được ta phải làm gì ?
Bài mới:

TaiLieu.VN

Page 1


Hoạt động 1 : Giáo viên nêu yêu cầu của giờ tập nói, phân chia các nhóm, động
viên, khích lệ học sinh mạnh dạn và hào hứng chuẩn bị nói.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1


+ Cho học sinh đọc bài tập.
+ Phân công học sinh làm việc theo nhóm.
- Tổ 1, 2 thực hiện câu (a)
- Tổ 3, 4 thực hiện câu (b)
Yêu cầu :
a. Về nhân vật Kiều Phương :
- Hình dáng : Mặt lọ lem, gầy, thanh mảnh, mắt sáng, răng khểnh.
- Tính cách : Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng.
b. Về nhân vật người anh.
- Hình dáng : Có thể suy ra từ cô em gái chẳng hạn: cũng gầy, cao, đẹp trai,
sáng sủa.
- Tính cách : Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, hối lỗi.
- Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không khác
nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể hiện bản chất,
tính cách của người anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu của em gái.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
- Cho 1 học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu các nhóm chuẩn bị.
- Gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, góp ý.

TaiLieu.VN

Page 2


* Chú ý : Bằng quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và nhận xét làm nổi bật
những đặc điểm chính : trung thực, không tô vẽ, làm dàn ý, không viết thành văn,
nói chứ không đọc.
* Cũng cố bài : - GV nhấn mạnh tầm quan trọng của các kĩ năng về luyện nói.

* Hướng dẫn học bài : - Học sinh về làm các bài tập 5, 6, 7 (trang 9 SBT).

TaiLieu.VN

Page 3


Tiết 84:

LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ
NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

A – Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Những yêu cầu cần đạt đối với tiết luyện nói.
- Rèn kỹ năng, lập dàn ý và luyện nói trước lớp.
2. Kỹ năng.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác
phong tự nhiên.
3. Thái độ.
- Yêu môn văn.
B – Chuẩn bị của thầy và trò.
- Giáo viên: Giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Vở soạn, sách giao khoa.
C – Tiến trình các hoạt động dạy và học.
Bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
Bài mới: - Giới thiệu bài tiếp nối tiết trước.
Hoạt động 4 : : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3

TaiLieu.VN


Page 4


- Cho 1 học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu cả lớp cùng làm.
- Lấy tinh thần xung phong, yêu cầu HS trình bày bằng miệng trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4.
Yêu cầu : Lập dàn ý và nói trước lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh)
trên biển.
Khi tả, em sẽ so sánh, liên tưởng với các hình ảnh gì ?
Ví dụ :
- Mặt trời rạng dần, ửng hồng như má em bé, lơ lửng treo tít ở chân trời xa.
- Bầu trời như võ tráng, như lòng trắng trứng, rồi như lòng đỏ trứng gà.
- Mặt biển phẳng lì, rộng rãi như một tấm lụa màu xanh sáng.
- Sóng biển gợn lăn tăn nghe như có bản nhạc du dương phát ra từ mặt biển
lớn.
- Bãi cát trắng mịn, dài như những chặng đường trong truyện cổ tích.
- Những con thuyền trở nên bé nhỏ vô cùng giữa đại dương mênh mông.
Hoạt động 6 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 5
- Cho 1 học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu cả lớp cùng làm..
- Gọi đại diện trình bày miệng trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, góp ý.

TaiLieu.VN

Page 5



* Chú ý : Bài yêu cầu học sinh tả lại nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ theo trí tưởng
tượng của mình : Họ đều là những nhân vật đẹp, nhân hậu và đặc biệt là khoẻ
mạnh, dũng cảm, tài năng.
* Cũng cố bài :
- Giáo viên tổng kết lại nội dung 2 tiết luyện nói.
* Hướng dẫn học bài :
- Học sinh về làm các bài tập 8, 9, 10 (trang 10, 11 SBT).

TaiLieu.VN

Page 6



×