DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO DÀI LỚP 8
I.Mở bài
•
Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
Nhắc đến tổ quốc, bạn nghĩ đến điều gì ? Còn nhắc đến Việt Nam, có bao nhiêu con tim
đã kéo gọi một bóng hình chữ S, một tô phở bò đậm hương, một tấm bánh trưng ngày
Tết, và cũng bao nhiêu tâm trí mơ về một tà áo dài thướt tha. Chiếc áo dài từ lâu đã là
một biểu tượng văn hóa gắn liền với đất nước và với dân tộc, một nét đặc trưng của
riêng hương sắc Việt Nam.
II.Thân bài
1. Lịch sử chiếc áo dài
•
Chiếc áo dài đã có từ rất lâu.
•
Áo dài có từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, ban đầu được áp dụng tại hai vùng
là Thuận Hóa và Quảng Nam. Sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước sau
phân tranh Đàng Ngoài - Đàng Trong, áo dài được phổ biến rộng rãi và trở thành
quốc phục của triều Nguyễn.
•
Sau khi quân Pháp tràn vào nước ta, chiếc áo dài được thay đổi về kiểu dáng,
gọi là áo dài Lemur, thêm nhiều nét phương Tây, “lai căng” nên không được
nhiều người ủng hộ.
•
Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt một số nét từ áo Lemur, cùng với đó ông
cũng đưa thêm yếu tố dân tộc từ áo tứ thân thành áo dài cổ kính, ôm sát thân và
hai vạt trước tự do.
•
Trải qua nhiều thay đổi theo dòng chảy lịch sử và sự vận động của đời sống,
chiếc áo dài ngày nay đã được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu
cầu thẩm mĩ và nếp sống hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống đặc
trưng.
•
Năm 2017 đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong kiểu dáng của áo dài với “áo dài
cách tân” được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.
2. Cấu tạo của chiếc áo dài
•
Cổ áo: Kiểu cổ điển, cổ áo cao từ bốn đến năm centimet. Ngày nay, những
người thợ may đã cắt giảm bớt chi tiết cổ áo, thay bằng cổ tròn, cổ tim, cổ chữ
U, cổ thấp để tạo sự thoải mái hơn cho người mặc.
•
Thân áo: Thân áo được tính từ phần cổ đến eo. Cúc áo được đính chéo từ cổ
sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo được xẻ làm hai tà ở hai bên
hông. Ngày nay, kiểu áo dài đính khuy cũng không còn phổ biến như trước mà
kiểu có khóa kéo sau lưng được ưa chuộng hơn bởi tính tiện lợi và nhanh gọn.
•
Tà áo: Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Xưa thì tà trước bằng tà sau, nhưng
ngày nay có nhiều loại áo có tà trước ngắn hơn tà sau, phù hợp với việc di
chuyển.
•
Tay áo: Tay áo dài được may ôm sát tay, dài đến qua cổ tay, những thiết kế năng
động hơn thì phần tay áo thường dài đến qua khuỷu tay một chút.
•
Quần: Quần áo dài là quần ống rộng, dài đến gót chân.
•
Chất liệu: Áo dài thường được may bằng bằng những loại vải nhẹ để tạo độ bay
và có độ co giãn thích hợp như lụa hoặc voan.
•
Màu sắc: Áo dài học sinh thường mang sắc trắng tinh khôi, phù hợp với lứa tuổi
học trò. Các bà, các mẹ, các cô thường lựa chọn những mẫu áo dài đa dạng
hơn với những tà áo được thêu hoa, vải có họa tiết,… với đủ các loại màu sắc
chất liệu.
3. Ý nghĩa của tà áo dài
•
Là quốc phục của Việt Nam, mang màu sắc văn hóa đất nước ra với bạn bè
quốc tế, cùng bao nhiêu bóng dáng yêu kiều của người phụ nữ sải bước trên
những đấu trường nhan sắc và trí tuệ.
•
Tà áo dài còn trở thành trang phục công sở như tiếp viên hàng không, giáo viên,
nữ nhân viên ngân hàng,…
•
Mỗi ngày hội tựu trường, ta lại thấy những bóng áo dài trắng của nữ sinh tinh
khôi, thấy bóng cô dịu dàng trong những tà áo dài,… Mỗi ngày cưới, ta lại thấy
cô dâu mới e ấp trong tà áo dài đỏ khi ra mặt quan viên hai họ….
•
Tạo cảm hứng cho bao nhà thiết kế, hàng loạt những bộ sưu tập thời trang đã
được ra đời dựa trên chiếc áo dài truyền thống, để nét hiện đại và cổ truyền hòa
hợp với nhau.
III. Kết bài
•
Nêu cảm nhận của em về đối tượng được thuyết minh.
“ Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà ”
Đinh Vũ Ngọc trong “Chiếc áo dài Việt Nam” đã vẽ nên đôi tà áo dài như thế. Bao tà áo
dài đã tung bay trong gió, bao bóng áo thướt tha đã đi qua thời gian và tới bao miền
đất. Áo dài là nếp sống không thể thiếu trong văn hóa người dân đất Việt, là chất vàng
của phù sa văn hóa nước Nam mà đi đâu tim người cũng mang theo.
DÀN Ý CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 8: CẢM
NGHĨ VỀ TÌNH BẠN
I. Mở bài:
•
Giới thiệu chung về tình bạn
Trong cuộc sống này, mỗi người ta gặp, đồng hành và chia sẻ đều để lại trong ta những
tình cảm đặc biệt. Yêu thương, nâng niu trân trọng những tình cảm ấy hay coi thường
để rồi đánh mất là phụ thuộc và mỗi người chúng ta. Bên cạnh tình mẫu tử, phụ tử
thiêng liêng, tình người ấm nồng, tình thầy trò đẹp đẽ, mỗi người đều có một, hai hay
những tình bạn đáng nhớ.
II. Thân bài:
a. Giải thích tình bạn là gì?
•
“ Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm và sẻ
chia những niềm vui nỗi buồn với bản thân mình”.
•
Đó không phải một quan hệ máu mủ nhưng đều rất thiêng liêng đối với mỗi
người, luôn cần được vun đắp, trân trọng.
b. Bàn luận về tình bạn:
•
Không phải cứ quen biết nhau thì đã có tình bạn, một tình bạn đẹp chỉ thực sự
tồn tại khi có chung những sở thích, quan điểm và luôn sẵn sàng sẻ chia với
nhau.
•
Cuộc sống luôn tồn tại những tình bạn thật đẹp, ngay cả giữa con người với
những loài động vật như chó, mèo…Ví như tình bạn giữa chú cho Hachiko với
giáo sư Hidesaburo trong cuốn sách “ Hachiko – chú chó đợi chờ” đã làm biết
bao người rơi nước mắt. Hằng ngày, khi ông ra ga để bắt tàu đi làm, Hachiko
đều đi theo tiễn chủ và mỗi buổi chiều, chú đều ra ga chờ để đón ông chủ về.
Một hôm, ông Hidesaburo bị nhồi máu rồi đột ngột qua đời tại nơi làm việc. Ông
mãi mãi không thể trở về, thế nhưng chú chó Hachiko vẫn kiên nhẫn ngồi đợi
chủ, không chỉ một hai ngày mà suốt chín năm dài đằng đẵng. Sau chín năm,
chú chó Hachiko qua đời và được đoàn tụ với người chủ của mình trong niềm
tiếc thương của người dân nước Nhật. Rõ ràng, tình bạn giữa chú chó Hachiko
và người chủ vẫn còn mãi, kể cả khi người chủ mất, và chú chó mất, dường như
nó còn trở thành một biểu tượng cho sự trung thành mà chú chó dành cho chủ
của mình mà người Nhật nhiều thế hệ vô cùng trân trọng.
•
Sống trên đời, chúng ta có thể được chứng kiến nhiều mức độ tình bạn khác
nhau. Đó là bạn bè tâm giao( những người cùng chung suy nghĩ, cảm xúc). Đó
là bạn vong niên( những người hiểu và sẻ chia với nhau bất kể sự chênh lệch
tuổi tác). Đó là bạn nối khố( những người đồng cam cộng khổ từ nhỏ với mình).
Và đó còn có thể là những người bạn đường( đồng hành cùng ta trên những con
đường gian lao của cuộc đời). Dù ở mức độ nào, những tình bạn ấy luôn cần sự
quan tâm, giữ gìn, trân trọng ở mỗi người.
•
Cuộc đời này, con người không thể sống mà thiếu bạn. Bạn bè sẽ ở bên giúp đỡ
ta tiến bộ hơn trong học tập, cải thiện trong công việc. Họ cũng là những người
giúp ta nhìn nhận lại bản thân, học tập những điểm tốt ở họ và góp ý về những
điểm xấu để cả hai cùng hoàn thiện. Bạn bè nhiều lúc đem đến hạnh phúc cho
ta, hay cùng ta chia sẻ niềm hạnh phúc. Những lúc khó khăn nhất, buồn khổ,
tuyệt vọng nhất, bạn bè sẽ là những người ở lại cuối cùng bên ta, dang cánh tay
kéo ta thoát khỏi vực thẳm để lấy lại niềm tin và hi vọng vào cuộc sống.
c. Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?
•
Luôn tôn trọng ý kiến riêng của bạn mình.
•
Dành thời gian lắng nghe những chia sẻ, tâm sự để cả hai cùng hiểu nhau hơn.
•
Không lợi dụng tình bạn để mưu cầu danh lợi hay vì những mục đích cá nhân.
•
Không phải những người bạn nào ta gặp trong cuộc đời cũng là những người
bạn tốt. Vì vậy bản thân mỗi người nên tỉnh táo trong việc chọn cho mình một
người bạn để sẻ chia, không a dua, nghe theo hay giúp bạn mình làm những
việc sai trái. Thấy bạn mình sai, một người tốt sẽ là người biết kéo họ ra khỏi cái
sai trái để đến với cái lương thiện ở đời.
III. Kết bài:
•
Nêu cảm xúc bản thân:
“ Cách duy nhất để có một người bạn là hãy trở thành một người bạn”. Quả thực là như
vậy, mỗi người chúng ta nên chủ động tìm kiếm, chủ động chia sẻ để không lỡ những
người bạn đáng được trân trọng trong cuộc đời mình. Sẽ có những giây phút bạn hối
hận vì đã coi người nào đó là bạn tốt của mình hay tự hào vì mình có một người bạn
tốt, nhưng tất cả họ, dù tốt hay xấu, đều đã đem đến những trải nghiệm, vốn sống quý
giá cho bản thân mình.
DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN BÀI VĂN CẢM NGHĨ VỀ
NHÂN VẬT CÔ BÉ BÁN DIÊM LỚP 8
I. Mở bài:
•
Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nhân vật Cô bé bán diêm:
Trong những câu truyện cổ tích bất hủ của khó tàng văn học thế giới, không thể nào
không kể đến truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của Andersen. Nhân vật chính của câu
truyện - nhân vật cô bé bán diêm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc
giả
II. Thân bài:
1. Số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp :
•
Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô
cũng mất, gia đình phá sản, sa sút
•
Không những không được no ấm, không được đi học như bè bạn cùng trang
lứa, cô bé còn trở thành nơi để người cha nát rượu hành hạ, cứ mỗi lần say là
ông ta lại đánh đập, đuổi đi
•
Cô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm,
khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua
rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tình
•
Trong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi trắng xóa các con phố và cái lạnh cắt da
cắt thịt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra
khắp ngóc ngách, cô bé phải đi bán diêm
•
Những căn nhà sáng rực ánh đèn và tỏa ra mùi hương của đồ ăn thơm phức
nhưng ngược lại với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm vô cùng đáng
thương
•
Quần áo mỏng manh mang đầy những mảnh vá, đôi dép gỗ duy nhất đã bị mất,
cô phải đi chân trần trên nền tuyết lạnh buốt
•
Đi đến đâu, gặp ai cô cũng mời mua diêm nhưng chẳng ai đoái hoài hay thương
tình mua giúp cô một bó
•
Giỏ diêm bị người ta xô phải nên rơi hết trên đất, nhiễm ẩm nên không thể bán
được cho ai nữa
•
Sợ về bị cha đánh mắng, cô không dám trở lại nhà mà ngồi co ro ở góc tường
nơi cuối phố, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt
2. Ước mơ hạnh phúc cảm động:
Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, cô chỉ còn lại một bó diêm để sưởi ấm
Những ước mơ về hạnh phúc được thể hiênn qua những lần cô bé quẹt diêm
a. Lần quẹt diêm thứ nhất:
•
Lần thứ nhất, diêm bén lửa rất nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi,
trắng dần.
•
Trong ánh lửa hiện ra một lò sưởi lớn rực hồng và tấm áp
•
Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi
bằng đồng bóng nhoáng.
•
Điều đó gắn với thực tế của cô bé: cô bé đang rét và cần được sưởi ấm.
•
Nhưng rồi que diêm tắt, lò sưởi vụt mất, niềm hy vọng như vụt tắt.
b. Lần quẹt diêm thứ hai:
•
Khi que diêm thứ hai cháy và sáng rực lên ,cô bé thấy bàn ăn sáng trọng, thức
ăn ngon, hương thơm hấp dẫn vỗ cùng
•
Mộng tưởng này cũng gắn với thực tế, cô bé đang đói trong khi ngoài đường sực
nức mùi ngỗng quay, những đứa trẻ khác đang quây quần bên bàn ăn thịnh
soạn cùng gia đình
•
Khi quan diêm tắt đi cũng là lúc quay trở về với hiện thực đói rét phũ phàng
c. Lần quẹt diêm thứ ba:
•
Lần thứ ba quẹt diêm, cô bé thấy cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến lấp
lánh, trang trí bởi những tấm bưu tranh màu sặc sỡ.
•
Cây thơ trong đêm cuối năm chính là biểu tượng của sự hạnh phúc trọn vẹn
•
Đây là mộng tưởng gắn với thực tế vì không khí ngày đầu năm mới mà em đang
hằng ao ước.
•
Nếu như hai lần trước là những ước mong cơ bản - được ấm, được no thì lần
này, khao khát được nâng lên thành niềm hạnh phúc - điều mà bất cứ đứa trẻ
nào cũng đều khao khát
d. Lần quẹt diêm thứ tư:
•
Lần thứ tư cô bé thấy người bà đã mất xuất hiện với nụ cười dịu dàng.
•
Điều này gắn với thực tế vì em đang cô đơn khao khát được yêu thương, chở
che
•
Có bà bên cạnh cũng chính là được ấm, được no, được hạnh phúc
e. Lần quẹt diêm thứ năm:
•
Cuối cùng, cô quẹt hết chỗ que diêm để níu giữ bà, bà hiện lên thật to lớn đẹp
lão, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời.
•
Đây là giây phút khao khát trở thành mong muốn cao nhất, mãnh liệt nhất - khao
khát được giải thoát, được đến Thiên đường nowi có bà, mẹ những người luôn
yêu thương em vô điều kiện. Ở nơi đoa cũng không còn khổ đau, đói rét.
3. Thông điệp của tác giả
•
Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cho những số phận nhỏ bé đáng thương phải chịu
nhiều bất hạnh. Giây phút cô bé được giải thoát cũng là lúc cô bé lìa xa cõi đời
•
Phê phán một thực tế đau lòng: Người cha tàn nhẫn hành hạ chính đứa con của
mình và một xã hội vô tâm, thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh.
III.Kết bài:
•
Nêu cảm nhận chung về nhân vật :
Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của nhà văn Andersen chính là
một trong những nhân vật tiêu biểu và đặc sắc nhất trong lòng biết bao thế hệ độc giả
trên thế giới. Không chỉ góp phần đem lại một câu truyện độc đáo, nhân vật cô bé bán
diêm còn để lại trong lòng chúng ta những dư âm sâu sắc về những bài học nhân sinh
và thông điệp cuộc sống. Qua đó, ta cũng thấy đưoecj sự tài năng và tấm lòng nhân
đạo của người cầm bút.
DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 8
ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ MỘT VĂN BẢN, MỘT THỂ
LOẠI VĂN HỌC ĐƠN GIẢN - DÀN Ý THUYẾT MINH
THỂ THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ
I. Mở bài:
•
Giới thiệu thể thơ thất ngôn bát cú
Tiếp thu những thành tựu, tinh hoa của văn học thế giới là một xu hướng tất yếu của
bất cứ nền văn học nào. Nền văn học Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển,
không chỉ kế thừa những truyền thống của cha ông ngàn đời mà còn khéo léo góp nhặt,
học hỏi những tiến bộ của những nền văn học khác như thơ tượng trưng siêu thực
Pháp hay thơ Đường của Trung Quốc. Trong đó, thể thơ thất ngôn bát cú là một trong
những thể loại văn học được tiếp thu và đón nhận bởi rất nhiều thi nhân Việt.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
•
Thơ thất ngôn bát cú là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc
•
Vào đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và
từ đó phát triển mạnh mẽ, trở thành thể thơ tiêu biểu của thơ Đường
•
Nhắc đến những thi nhân nổi tiếng với thể thơ này, không thể không kể đến Lý
Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh, Thôi Hiệu,...
•
Sau này, khi phát triển ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở Việt Nam, đây được gọi
là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, với các tác giả tiêu biểu như Bà Huyện
Thanh Quan, Tản Đà, Hồ Xuân Hương,...
2. Các quy tắc trong thơ thất ngôn bát cú:
a. Số lượng câu và từ:
•
Thất - 7, ngôn - tiếng, bát - 8, cú - câu
•
Một bài thơ có 8 câu
•
Trong mỗi câu thơ có 7 chữ
b. Bố cục:
•
Thông thường, hầu hết các bài thơ thất ngôn bát cú được chia làm 4 phần:
•
Hai câu đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất được gọi là là câu phá đề (có tác dụng mở
ý cho bài thơ), câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào nội
dung của bài thơ)
•
Hai câu thực (câu 3 – 4) (hay còn gọi là cặp trạng): có nhiệm vụ giải thích rõ ý
chính của bài thơ
•
Hai câu luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý chính của bài thơ.
•
Qua đó các câu 3, 4, 5, 6 thể hiện những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, cảm
xúc của người nghệ sĩ
•
Hai câu kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài thơ, ở hai câu thơ này, những tư
tưởng, tình cảm ở tầng sâu của người nghệ sĩ được bộc lộ một cách rõ ràng
nhất
c. Vần thơ:
•
Vần thường được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
•
Ví dụ: Trong bài thơ " Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, vần "a" được
gieo ở các tiếng "tà", "hoa", "nhà", "gia", "ta"
•
d.Nhịp thơ:
•
Có 2 cách ngắt nhịp thông thường: nhịp 2/2/3 và nhịp 4/3.
•
e. Niêm luật:
•
Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu
thơ với nhau.
•
Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối
từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương
phản
f. Luật bằng trắc:
•
Thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng
ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ
viết theo luật trắc.
•
Sự kết hợp hài hoà giữa các thành bằng trắc tạo nên âm điệu giàu nhạc tính cho
thơ thất ngôn bát cú Đường luật
3. Thi liệu, bút pháp
•
Thi liệu trong thơ thất ngôn bát cú là những hình ảnh gần gũi trong đời sống như
cảnh thiên nhiên, nước non, hoạ cỏ,...
•
Ví dụ : "Bước tới đèo ngang bóng xế tà/Cỏ cây chèn đá lá chen hoa" (Qua đèo
ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
•
Hình ảnh trong thơ thường mang tính ước lệ tượng trưng cao
•
Bút pháp thường thấy: chấm phá, lấy điểm tả diện, hoạ mây nảy trăng,...
•
Những đặc điểm này có sự tương đồng với một số thể thơ Đường khác như thất
ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt,...
III. Kết bài:
•
Nhận xét chung về thể thơ :
Thơ thất ngôn bát cú là một trong những thể thơ tiêu biểu và đặc sắc, giữ một giá trị
nhất định trong không chỉ nền thơ ca Trung Quốc mà trong cả nền văn học Việt Nam và
có lẽ là nhiều quốc gia khác trên thế giới, không chỉ một thời mà cả nhiều thời.
Dàn ý bài viết số 3 lớp 8 đề 2: Thuyết minh về cái bút bi
I.Mở bài
•
Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
Đến trường là quãng thời gian cùng gắn bó với bạn bè, với thầy cô, và cũng là với
những món đồ dùng học tập thân thương. Nào là bút chì, thước kẻ, tẩy, bút xóa, và
cũng là chiếc bút bi giản dị và quen thuộc. Không chỉ hiện hữu nơi phấn trắng bảng đen
mà bút bi còn gắn bó mật thiết với đời sống thường ngày, trở thành nét sinh hoạt
thường nhật của mỗi chúng ta.
II.Thân bài
1. Nguồn gốc xuất xứ
•
Bút bi được thiết kế bởi László Biro.
•
Xuất phát từ nỗi thất vọng vì nhũng cây bút máy làm bẩn giấy tờ và thường
xuyên bị hỏng, Bíró bắt đầu công việc thiết kế một loại bút mới. Với sự giúp đỡ
của anh trai là nhà hóa học, ông đã thành công sáng tạo ra bút bi và được nhận
bằng sáng chế của Anh Quốc.
•
Những chiếc bút bi đầu tiên được bán tại Argentina với thương hiệu Birome.
•
Trải qua nhiều lần cải tiến và thay đổi, bút bi đã được đưa đến người dùng toàn
thế giới và phổ biến khắp nơi cho đến tận ngày nay.
2. Cấu tạo
•
Vỏ bút: hình trụ, dài từ 14 đến 15cm. Với loại bút bi thông thường, vỏ bút được
làm từ nhựa, cầm nhẹ tay; cũng có một số loại bút bi được thiết kế trang trọng
hơn thì vỏ có thể làm bằng kim loại, được dùng như quà tặng hoặc để trang trí.
•
Ruột bút: Nằm phía bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, chưa mực ở bên trong.
Màu mực của bút bi rất đa dạng, từ đỏ, xanh, đen đến tím,…, một số loại bút bi
dùng để vẽ họa tiết trang trí thì có thể có nhũ, nhiều màu mực trong cùng một
ruột,…Đầu ruột bút là ngòi bút, được làm từ thép không gỉ, bên trong có một viên
bi nhỏ.
•
Bộ phận điều khiển: gồm một lò xo và nút bật. Khi muốn sử dụng, ta ấn vào phần
bút bật ở đuôi bút là ngòi bút sẽ lộ ra ngoài. Khi không sử dụng nữa thì ta chỉ cần
ấn vào đai bên cạnh là ngòi sẽ trở về vị trí ban đầu. Bên cạnh đó cũng có loại bút
bi sử dụng dạng xoáy, có nắp đậy,…
3.Phân loại
•
Bút bi có hai loại là loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực.
•
Loại nạp lại mực thì giá thành cao hơn và không phổ biến bằng loại dùng một
lần.
•
Với bút bi dùng một lần, khi hết mực, chúng ta không phải bỏ cả bút đi mà chỉ
cần bỏ phần ruột bút hết mực đi và thay bằng ruột bút mới.
4. Nguyên lý hoạt động, công dụng
•
Phần đầu bút chưa viên bi nhỏ. Mực trong ruột bút theo trọng lực sẽ làm ướt
viên bi.
•
Khi viết, viên bị sẽ lăn tròn trên trang giấy, mực cũng theo đó mà làm hiển hiện
nét viết.
•
Bút bi được sử dụng để ghi chép, là vật dụng quen thuộc với bao lớp thế hệ học
sinh, cùng gắn bó với bao trang sách cuốn vở, nâng cao bao ước mơ tới trường
của tâm hồn trẻ thơ.
5. Ưu khuyết điểm
•
Ưu điểm: Giá thành rẻ, nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mua ở bất kì cửa hàng văn
phòng phẩm nào.
•
Nhược điểm: nét chữ không mềm mại như nét của bút nước, bút máy, dễ làm
hỏng chữ.
III.Kết bài
•
Nêu cảm nhận về đối tượng.
Nhỏ nhưng có võ, chiếc bút bi thật bình thường nhưng lợi ích nó đem lại thì lại không
tầm thường chút nào. Nhờ có cây bút bi nhỏ xinh này mà bao tấm lòng được giãi bày
trên giấy trắng, bao nét vẽ được thăng hoa cùng xúc cảm, bao ý tưởng được cất cánh
bay cao và cũng là bao con chữ được ươm mầm trên mọi miền tổ quốc.
DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ " NHỚ RỪNG" CỦA THẾ
LỮ LỚP 8
I. Mở bài
•
Giới thiệu tác giả và tác phẩm cần cảm nhận
•
Thế Lữ (1907-1989) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu.
Hồn thơ ông dồi dào, lãng mạn đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng
bạn đọc trong đó có bài thơ "Nhớ rừng" đã góp phần làm nên tên tuổi của nhà
thơ.
II. Thân bài
a. Câu chú thích ở đầu
•
Ở đầu tác phẩm tác giả đã chú thích "Lời con hổ ở vườn bách thú". Đây phải
chăng là cách tránh gây hiểu lầm? giai đoạn đầu thế kỉ hai mươi nước ta đang là
thuộc địa của thực dân Pháp. Đời sống nhân dân khổ cực, lầm than, các văn
nghệ sĩ cũng không thế tránh được sự kìm kẹp của thực dân Pháp. Nền văn học
bấy giờ bị chia thành hai loại là văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp( của
những người làm cách mạng). Vì vậy tác giả đã mượn lời con hổ để nói hộ nỗi
lòng mình. Đi suốt tác phẩm là những lời bộc bạch như thế.
b. Cảm nhận khổ đầu: Hoàn cảnh bị ngục tù giam hãm
"Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia, ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Đề làm trò lạ mắt thú đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Và cặp báo chuồng bên vô tư lự"
•
Hai câu thơ đầu nhà thơ đã giới thiệu hoàn cảnh của con hổ. Đó là cuộc sống
đang bị giam cầm, tù túng. Nó luôn ý thức mình là một bậc đế vương ngự trị trên
ngai vàng, nên lòng nào tránh khỏi niềm u uất, cả một " Khối căm hờn". Nỗi đau
ấy khó diễn tả bằng lời, nó cứ nhân lên từng chút một. Một vị chúa tể giờ đây lại
phải chịu kiếp sống "nhục nhằn tù hãm", để trở thành "một trò lạ mắt thứ đồ
chơi", phải chịu ngang bầy với những loại tầm thường, dở hơi, vô tư lự. Đó chính
là những bi kịch được đan xen trong tình uống với những đối lập
•
Viết bằng thể thơ tám chữ, được xem như là những cách tân mới trong thơ ca.
Thơ ca đương thời không gò bó, mà linh hoạt bằng trắc, lời tâm sự càng dễ
thấm dễ cảm.
c. Phân tích khổ 2 và khổ 3: Thơi quá khức oanh liệt
•
Thất vọng trước thực tại, con hổ nhỡ về thời quá khứ r đầy huy hoàng đẹp đẽ
•
Đó là thuở tung hoành với khí thế lẫy lừng
•
Thuở tự do nó sánh cùng thiên nhiên với tiếng thét của một loài chúa tể
•
Thuở tự do nó bước chân đầy dõng dạc đường hoàng. Khí thế của loài mãnh hổ
đầy uy phong, muôn loài không khỏi khiếp sợ mà nể phục
•
Bằng việc sử dụng biện pháp liệt kê tác giả đã khắc họa sinh động bức chân
dung của loai chúa tể
•
Là chúa tể của muôn loài, thiên nhiên của cuộc sống tự do thật đẹp đẽ lôi cuốn
•
Đó là cảnh đêm vàng bên bờ suối, những bình minh của những cây xanh và
tiếng chim và những buổi chiều " Lên láng máu sau rừng". Nhà thơ sử dụng liên
tiếp các động từ tinh vi " Say mồi đứng uống" ," lặng ngắm", "Chiếm lấy". Đại từ "
Ta" thế hiện một tư thế đường hoàng, oanh liêt. Nhưng hãy lặng lại xem. Ta là "
Uống ánh trăng tan" , ta đợi chết " Mảnh mặt trời", những kết hợp từ đầy mới mẻ
không chỉ vẽ lên thiên nhiên vơi những mảng màu lãng mạn và còn thấy tài năng
của Thế Lữ trong biệt tài sử dụng tiếng việt mà nhà phê bình Hoài Thanh đã
không khỏi ngạc nhiên khi đọc:" Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân
Việt ngữ bằng mệnh lệnh không thể cưỡng được"
•
Nhưng những câu thơ lại được đặt liên tiếp những dấu hỏi. Từ " Đâu" gieo lên
trong mỗi câu hỏi như thêm phần nhức nhỗi cho nỗi đau ấy. Đẹp đẽ thế nào đó
cũng chỉ là một quá khứ xa xôi, trôi về cõi mơ trở về cõi thật niềm phẫn uất buộc
phải cất nên lời than " Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
d. Hai khổ cuối
•
Quá khứ đã dần tan, còn thực tại thì ngày càng rõ nét, tình cảnh éo le buộc nó
phải cất nên nỗi niềm đầy phẫn uất. Nhưng rốt cuộc sự từ túng chẳng thể giam
nổi niềm thiết tha với tự do.
•
Rõ ràng hình ảnh con hổ là sự hóa thân của thi sĩ. Thông qua đó ta thấy được
khát khao giải phóng cái tôi cá nhân, cũng là niềm tâm sự nỗi đau trước cảnh
dân tộc đang bị xiềng xích. Vỉ thế đằng sau đó ta còn thấy đậm đà tình yêu
nước.
e. Đánh giá
•
Mượn lời con hổ bị nhốt trong rừng bách thú, Thế Lữ muốn diễn tả sâu sắc nỗi
chán ghét thực tại tầm thường, tù túng đồng thời thể hiện niềm khát khao tự do
mạnh liệt và lòng yêu nước thâm kín.
•
Hình thức thơ mới mẻ, từ ngữ hình ảnh thơ sáng tạo, vần thơ tràn đầy cảm xúc
lãng mạn
III. Kết bài
Bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một bài thơ hay không chỉ thành công ở mặt nội
dung mà còn nghệ thuật, cho thấy cái tâm và cái tài của nhà thơ. Với bài thơ, Thế Lữ
xứng đáng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới cũng như văn
học nước nhà.
DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN BÀI VĂN PHÂN TÍCH
BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG LỚP 8
I. Mở bài:
•
Giới thiệu tác giả Tế Hanh và bài thơ "Quê hương" ( có thể dẫn dắt từ đề tài quê
hương trong văn học )
Quê hương, đất nước là một đề tài rất đỗi quen thuộc trong văn học từ xưa đến nay, từ
những câu ca dao tục ngữ, đến những tác phẩm hiện đại đương thời. Nhắc đến văn
thơ trong đề tài này, Tế Hanh có lẽ là một trong những thị sĩ tiêu biểu nhất với bài thơ
"Quê hương" của mình. Qua bao thế hệ bạn đọc, bài thơ vẫn giữ được vẹn nguyên giá
trị của nó.
II. Thân bài:
1. Bức tranh làng quê miền biển ( phân tích hai câu thơ đầu tiên ):
•
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"
•
"Vốn làm nghề chài lưới": làng nghề truyền thống đánh bắt cá từ bao đời
•
Vị trí địa lí: Làng quê gắn liền với cảnh sông nước
•
Lời giới thiệu không hệ hoa mĩ, rườm rà mà vô cùng giản dị lại vừa thể hiện
được sự gắn bó, hiểu biết cùng nỗi nhớ của đứa con xa quê đối với làng quê
thân thuộc trong tâm tưởng
2. Cảnh lao động đánh cá của làng chài ( phân tích 6 câu thơ tiếp theo ):
a. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
•
Thời gian: Sớm mai hồng. Đây là thời điểm bắt đầu của một ngày mới
•
Không gian: Trời trong, gió nhẹ. Không gian thiên nhiên hiền hoà, tươi sáng và
tràn đầy sức sống hứa hẹn một chuyến ra khơi bình an, thuận lợi
•
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: hình ảnh con người hiện lên trong một vóc
dáng khoẻ khoắn, tràn đầy sinh lực, sẵn sàng vươn mình để đối mặt với khó
khăn thử thách
•
Hình ảnh so sánh "như con tuấn mã" và các động tính từ mạnh "hăng", "phăng",
"mạnh mẽ vượt" khắc hoạ hình ảnh con thuyền to lớn, dũng mãnh, nhanh nhẹn
như đang thách thức đối đầu với biển khơi, vượt "trường giang" không mấy tốn
sức
•
Qua hình ảnh con thuyền, ta thấy được cả sức mạnh, sự tài ba, gắn dạ và tư thế
chủ động của những người con làng chài đang lèo lái con thuyền ra khơi, đón
nhận thách thức để giành chiến thắng
•
Hình ảnh so sánh cánh buồm "như mảnh hồn làng" kết hợp nghệ thuật nhân hoá
"rướn thân trắng bao la thâu góp gió": Cánh buồm nổi bật trên nền trời biển bao
la, như linh hồn của người dân làng chài - trong sạch, lạc quan và hăng say
b. Cảnh đoàn thuyền trở về sau một đêm đánh cá
•
"Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về": Có thể
hình dung ra khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập của làng chài khi đón chào những
đoàn thuyền trở về sau một đêm lao động vất vả đem theo những thành quả
xứng đáng
•
Hình ảnh của người dân chài: làn da "ngăm rám nắng" và thân hình "nồng thở vị
xa xăm" không chỉ gợi lên vóc dáng khỏe khoắn, mãnh mẽ, mà còn toát lên sự
từng trải giàu kinh nghiệm và nỗi vất vả dãi dầu nắng gió bao năm
•
Hình ảnh con thuyền: phép nhân hoá quá các động từ “mỏi”, “nằm”, “nghe”,…
con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình
sau một ngày lao động mệt mỏi
•
Hương vị của biển cả thấm trong từng thớ gỗ, nồng đậm như sự gắn bó và tình
yêu của con người với biển trời bao la
•
"Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy khoang": Sau một cuộc đánh bắt vô cùng thuận
lợi, mang về những thành quả tốt đẹp, người dân làng chài nhớ đến mẹ thiên
nhiên đã giúp đỡ. Câu thơ thể hiện một nét đẹp trong phẩm chất của người dân
chài: biết ơn, không tự cao tự đại
3. Tình cảm thiết tha của nhà thơ đối với quê hương ( phân tích khổ thơ cuối cùng ):
•
Liệt kê một loạt các hình ảnh của làng quê: “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc
buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”,… thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da
diết của tác giả.
•
Từng hình ảnh giản dị đời thường của quê hương khắc sâu trong tâm khảm của
nhà thơ
•
Câu thơ cuối: “mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người là
hương vị đặc trưng của quê hương miền biển.
•
Câu cảm thán không hề khoa trương mà với cùng mộc mạc chân tình như một
lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung,
gắn bó với nơi đã bao bọc mình.
•
4. Nghệ thuật:
•
Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp để bày tỏ tâm tình, cảm xúc thật tự
nhiên, tha thiết
•
Các biện pháp tự tuyệt được vận dụng một cách khéo léo tài tình góp phần sinh
động hoá hình ảnh trong thơ và bày tỏ cảm xúc
•
Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân thành, tha thiết chứ không hoa mĩ, rườm rà
III. Kết bài:
Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh không thể phủ nhận là một trong số những bài thơ
xuất sắc và tiêu biểu nhất trong chùm thơ về quê hương đất nước trên thi đàn văn học
Việt Nam. Từng câu, từng chữ vang lên trong tâm thức mỗi độc giả như một lời thúc
giục tha thiết hướng lòng mình trở về với nguồn cội dấu yêu.
DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI:" CÓ TÀI MÀ KHÔNG
CÓ ĐỨC LÀ NGƯỜI VÔ DỤNG. CÓ ĐỨC MÀ KHÔNG
CÓ TÀI LÀM VIỆC GÌ CŨNG KHÓ"
I. Mở bài
•
Dẫn dắt giới thiệu vẫn đề cần nghị luận
•
Trong mỗi người chúng ta luôn có mong muốn phát triển bản thân, trở thành một
công dân có ích cho xã hội. Nhưng quá trình ấy không bao giờ dễ dàng cho bất
cứ ai. Làm thế nào để trành một công dân mẫu mức. Bác Hồ của chúng ta thì
dạy rằng:" Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài
làm việc gì cũng khó".
II. Thân bài
1. Giải thích
•
Đức là hành xử của con người với con người thể hiện sự lịch sự, tôn trọng lễ
phép. Biểu hiện: trên kính dưới nhường, tốt bụng, thật thà, khiêm tốn dũng
cảm...
•
Tài là năng lực của con người về các hoạt động trong công việc và trong đời
sống. Biểu hiện: năng lực học, trình độ ngoại ngữ tin học, năng khiếu về âm
nhạc hội họa, sáng tạo ra các thiết bị...
•
Nội dung: Công nói bàn luận mối quan hệ giữa tài và đức.
2. Bàn luận
a. Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.
b. Lý giải vế một: Có tài mà không có đức là người vô dụng.
•
Người có tài mà không có đức sẽ không được trọng dụng, yêu quý
•
Một bạn học sinh học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn bè tiến bộ là người ích kỉ.
Một người có tài nhưng muôn nghĩ tro hãm hại người khác để lấy phần lợi về
mình sẽ không được mọi người tin tưởng. Một người giàu có nhưng nghèo khó
về tình người sẽ không được hạnh phúc, bị mọi người xa lánh. Một công dân có
hiểu biết có tài năng thiên bẩm nhưng không góp phần làm đất nước giàu đẹp là
một người thiếu trách nhiệm. Ích kỉ, không được tin tưởng, bị xa lánh, thiếu tinh
thần trách nhiệm, vậy có tài cũng trở nên vô ích. Tài năng không đi đôi với đạo
đức thì cũng "cháy rụi" theo thời gian.
•
Người có tài không có đức ắt sẽ gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ
bản thân mà còn đến cộng đồng
•
Những người con giỏi giang nhưng lại bội bạc với cha mẹ đã để lại trong lòng
những nỗi đau, đó là sự suy đồi về mặt đạo đức, đáng tiếc ta lại không khó trong
cuộc sống này. Người dân bao phen dạy sóng trước sự vô tâm của doanh
nghiệp khi họ xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Nguồn nước bị ô
nhiễm sinh vật khó sống, những làng ung thư xuất hiện nhiều vô kể. Họ đang tự
đầu độc con cháu họ, đất nước họ. Những cuộc chiến tranh của những vũ khí tối
tân của những kẻ độc tài máu lạnh đã bao lần đưa trái đất đến bên bờ diệt
chủng.
b. Lý giải vế 2: Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó
•
Có đức mà không có tài con người gặp nhiều khó khăn trong giải quyết mọi viêc
•
Vẫn biết đạo đức là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất " Tiên học lễ, hậu học
văn". Tuy nhiên nếu chỉ có đức không mọi thứ sẽ trở nên khó khăn
•
Một đứa con làm tròn chữ hiếu không thể chỉ có lễ phép với bố mẹ mà không
biết làm việc mà ăn bám. Các nhà tuyển dụng không thể tuyển một nhân viên có
đức hạnh nhưng tay chân không thạo việc, lúng túng, ngơ ngác. Bản chất của
cuộc sống là lao động.
c. Về cả hai vế
•
" Có tài mà không có đức là người vô dụng" nhưng " có tài mà không có đức làm
việc gì cũng khó". Rõ ràng ở đây ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa tài và
đức, nó không thể tách biệt. Để trở thành một không dân tốt không chỉ có đạo
đức mà còn tài năng và ngược lại.
3. Mở rộng
•
Phê phán những người có tài mà không có đức, có đức mà không có tài.
III. Kết bài
•
Khẳng định lại vấn đề. Rút ra bài học
Thông qua câu nói ta thấy được mối quan hệ của đức và tài trong cuộc sống. Em nghĩ
rằng mỗi người chúng ta nên rền luyện cả đức và tài để trở thành một công dân tốt có
ích cho xã hội.
DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN GIỚI
THIỆU VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP HOẶC SINH HOẠT
I. Mở bài
•
Dẫn dắt, giới thiệu chiếc bút bi.
Học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho
tổ quốc ngày càng tuơi đẹp.Đối với những thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò
quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, cấu tạo
•
Nguồn gốc: Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những
năm 1930. Ý tưởng phát minh chiếc bút bi này bắt nguồn sau một thời gian
nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh
khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng
loại mực như thế.
•
Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính là ruột bút và vỏ bút, ngoài ra để làm nên cây bút
bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy,…
•
Ruột bút là một ống trụ bằng nhựa nhỏ và dài chứa mực in bên trong, có tác
dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.
•
Vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được
thiết kế bao quanh ruột bút để bảo vệ ruột bút, đồng thời làm cho cây bút được
đẹp và sang trọng hơn. Trên vỏ bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài
thông số kỹ thuật (tùy loại bút).
2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại khác nhau:
•
Nơi sản xuất: hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước
(hàng nội)
•
Thương hiệu: Thiên Long, Bến Nghé,…
•
Màu mực: Xanh, đen, tím,…
•
Cấu tạo: Bút có lò xo, bút có nắp.
3. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
•
Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết viên bi đó lăn trong và
mực trong ống mực in ra để tạo chữ. Đối với loại bút bi có lò xo thì bạn chỉ cầm
bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ
cần mở nắp ra là viết được
•
Bảo quản: cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng đánh rơi bút
xuống đất làm tắc mực, hỏng bút, để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu
thông đều, không bị tắc
4. Công dụng
•
Đối với học sinh: Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò.
•
Đối với người lao động: Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây
dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
•
Ngoài ra, bút bi còn thể hiện nét thẩm mỹ của người sở hữu, là món quà trao
tặng nhau,…
III. Kết bài
•
Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc
sống.
Bút bi có vai trò quan trọng trong quá trình học tập và làm việc. Đối với học sinh lớp 8
như em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn,
tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích, giúp em viết nên những ước mơ mai
sau, cũng chính là công cụ góp phần cùng em thực hiện những ước mơ đó. Em không
thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.
DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN HÃY NÓI
KHÔNG VỚI TỆ NẠN XÃ HỘI
I. Mở bài
• Nêu khái quát vấn đề để dẫn vào bài
Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã
hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở
ngại,khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội. Do vây, cần nói
“Không” với các tệ nạn xã hội.
II. Thân bài
1. Tệ nạn xã hội là gì?
•
Là những thói quen xấu tương đối phổ biến trong xã hội ngày nay như: ma túy,
cờ bạc, rượu chè,... Những thói quen này dần dần thay thế các thói quen tốt làm
ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Những tệ nạn xã hội mà tuổi trẻ ngày nay thường mắc phải như:
•
Đánh bài ăn tiền, cá cược, chơi lô đề,....
•
Uống rượu say xỉn, dẫn tới gây lộn, đánh nhau,...
•
Sử dụng các chất kích thích, gây nghiện (thuốc lá, hút cần sa, dùng thuốc lắc,
tiêm chích ma túy,...)
•
•
Mại dâm
•
Văn hóa phẩm độc hại.
2. Tại sao lại nói “Không’ với ma túy
•
Những tác hại của tệ nạn đối với xã hội cho chính người mắc phải tệ nạn
•
Gây thiệt hại về vật chất như: tiền bạc, tài sản,.... để phục vụ cho việc hút chích,
ăn chơi
•
Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình như bất hòa trong gia đình, đánh nhau, cải nhau
làm mất lòng tin đối với những người trong gia đình,.... Ví dụ: Có trường hợp
cháu giết bà vì bà không cho tiền đi chơi game,…
•
Làm giảm sức khỏe, suy yếu nòi giống, trở thành nỗi lo sợ và gánh nặng cho gia
đình và xã hội. Ví dụ rất nhiều người bị mắc bệnh ung thư phổi do hút thuốc lá,
uống rượu bia,…
Những tác hại của tệ nạn đối với xã hội đối với xã hội: làm gia tăng các loại tệ
nạn, các loại bệnh nguy hiểm khác nhau như: bệnh AIDS, trộm cắp giết
người,... dẫn tới mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tới đời sống của đông đảo người
dân,…
3. Làm cách nào để nói không với các tệ nạn xã hội
•
•
Nguyên nhân hình thành các tệ nạn xã hội
•
Nhận thức về các tệ nạn xã hội của người trẻ còn mơ hồ, muốn bắt chước, tính
tò mò, muốn chơi thử rồi sa đà do không kiểm soát được bản thân,....
•
Coi thường tính mạng, sống thờ ơ, buông thả,....
•
Gia đình,nhà trường, xã hội chưa quan tâm đúng mức tới việc phòng ngừa các
tệ nạn, dẫn tới nhận thức của con người về tác hai của người dân còn hạn chế,
…
•
Cần có các biện pháp để nói “Không” với các tệ nạn xã hội
•
Cần phải nhận thức về vấn đề này một cách nghiêm túc và sâu sắc, cần nhận
thức được tác hại nguy hiểm của tệ nạn đối với xã hội thông qua tuyên truyền
báo đài, phương tiện truyền thông, giáo dục từ gia đình, nhà trường,…
•
Mỗi người cần cảnh giác, nâng cao ý thức của bản thân trước những cám dỗ
của xã hội, không bắt chước, sa vào các tệ nạn xã hội
•
Góp ý tuyên truyền, vận động cho mọi người hiểu và biết được tác hại của tệ
nạn xã hội.
III. Kết bài
• Khẳng định lại ý nghĩa quan trọng của việc nói không vói các tệ nạn xã hội
Tuổi trẻ là lực lượng tiên phong của các hoạt động xã hội, là tương lai của đất nước.
Do vậy việc dẹp bỏ các tệ nạn xã hội là việc cần làm để tuổi trẻ chứng minh sức mạnh
và bản lĩnh của mình. Từ đó, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN PHÂN
TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG
TRONG BÀI THƠ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN SƠN
I. Mở bài
•
Giới thiệu bài thơ Đập đá ở Côn Sơn của Phan Chu Trinh, dẫn dắt hình tượng
người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ.
Đập đá ở Côn Lôn là khẩu khí của một người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
Khẩu khí ấy rắn rỏi như chính khí phách của tác giả Phan Chu Trinh - một nhà chí sĩ
yêu nước trên bước đường bôn ba cách mạng bị giam cầm, đày ải. Có thể nói rằng, với
Đập đá ở Côn Lân nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã khẳng định rằng, có một dòng thơ ca
yêu nước chống ngoại xâm loát lên khí phách kiên cường bất khuất. Đồng thời xây
dựng lên hình tượng người chiến sĩ yêu nước luôn ngang tàng, khí phách, với ý chí
chiến đấu sắc son.
II. Thân bài
1. Khái quát chung về bài thơ
•
Chủ đề: Thất ngôn bát cú đường luật
•
Bố cục: Đề, thực, luận, kết
2. Nội dung
•
Hình ảnh người chiến sĩ ngang tàng, khí phách của người anh hùng thông qua
việc đập đá ở Côn Sơn (được thể hiện trong 4 câu thơ đầu, trích thơ)
•
Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và ước
vọng mãnh liệt
•
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/Lừng lẫy làm cho lở núi non“.
•
Khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non
cũng phải rung chuyển. Hình ảnh của người chí sĩ hiện lên hết sức oai phong,
hiên ngang, có cảm giác như núi non có vững chãi đến đâu cũng đành đổ sụp
dưới khí phách ấy.
•
Khát vọng hành động mãnh liệt: “Xách búa đánh tan năm bảy đống/ Ra tay đập
bể mấy trăm hòn”. Với nhịp 4/3 khỏe chắc cùng với những từ chỉ hành động
“xách búa”, “ra tay” đi với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện
pháp nói quá đã tô đậm sức mạnh hơn người của người chí sĩ yêu nước. Người
chí sĩ cách mạng từ lâu đã coi công việc khổ sai cực nhọc là một công việc
không có gì khó khăn đối với sức mạnh của bản thân, núi đá ở Côn Lôn cứng
đến đâu cũng dễ dàn bị ông chinh phục trong một tư thế ngang tàn, mạnh mẽ.
Người chí sĩ cách mạng không coi đây là công việc khổ sai mà chính là cách để
con người ta rèn luyện.
•
Ý chí chiến đấu sắc son của người anh hùng
•
Sức chịu đựng bền bỉ dai dẳng “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/ Mưa nắng
càng bền dạ sắt son” Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra
để giam cầm những chí sĩ yêu nước, nhưng với những chí sĩ cách mạng tài ba,
quả cảm và vững chí như Phan Châu Trinh thì đây là nơi tôi luyện ý chí kiên trì,
sành sỏi, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng
vững, càng tin hơn.
•
Tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí.
•
Niềm tự hào kiêu hãnh: ông tự cho nhận là “kẻ vá trời” gánh vác hoạt động cách
mạng với lí tưởng duy tân, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Người chiến
sĩ tự nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân
với một phong thái vô cùng tự tin.
III. Kết bài
•
Nêu cảm nhận, đánh giá chung, mở rộng vấn đề
Bằng cảm xúc mãnh liệt, chân thật, hình ảnh nhân vật đã biểu hiện tâm hồn, khí phách,
nhiệt tình cách mạng của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh trong hoàn cảnh lỡ bước. Đó
cũng là khí phách và hình tượng tiêu biểu cho cả một thế hệ yêu nước, vào đầu thế kỉ
XX ở nước ta như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Đình Phùng ,… Qua đó
nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải một lòng một dạ đối với đất nước, với dân tộc, luôn
cố gắng phấn đấu không ngừng để xây dựng đất nước sánh vai cùng cường quốc năm
châu.
DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN HÃY KỂ
VỀ MỘT LẦN EM LÀM VIỆC TỐT KHIẾN BỐ MẸ VUI
LÒNG
I. Mở bài
•
Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
Bố mẹ luôn yêu thương em vô điều kiện. Hằng ngày bố mẹ đi làm vất vả để nuôi em ăn
học, hiểu được điều đó em luôn cố gắng làm con ngoan trò giỏi để bố mẹ vui lòng. Rất
nhiều việc em làm được bố mẹ khen ngợi nhưng việc em làm giúp mẹ việc nhà hôm
Chủ nhật vừa rồi làm em nhớ nhất đó là nhặt được của rơi, trả lại người mất.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh
•
Hôm đó là ngày nghỉ, em đi đá bóng cùng các bạn học của em.
•
Khi đang đi bộ cùng đám bạn ra sân đá bóng, em nhìn thất một chiếc ví màu
nâu.
•
Chiếc ví ấy khá dầy, nên em nghĩ là có nhiều thức bên trong đó nên em tò mò
mở ra xem.
•
Mở ra thì em thấy có rất nhiều giấy tờ tùy thân của một người và rất nhiều tiền.
Từ trước tới nay em chưa từng thấy nhiều tiền đến thế.
2. Diễn biến câu chuyện
•
Bạn bè em thấy vậy liền bàn nhau lấy tiền đi mua thêm bóng về chơi và mua đồ
ăn.
•
Thấy số tiền lớn như vây, trong em xảy ra một cuộc đấu tranh tâm lý giữa việc
trả lại tiền cho người bị mất, hai là lấy tiền để tiêu pha cũng đám bạn.
•
Em nghĩ lại những bài học trên lớp của thầy cô, lời dạy phải biết giúp đỡ của bố
mẹ em, em đã quyết định trả lại cho người bị mất trong ánh mắt tiếc nuối của
bạn bè.
•
Em động viên các bạn đừng tiếc vì đó đâu phải tiền của mình, và rủ các bạn
mang chiếc ví đến trụ sở công an để họ tìm lại cho người bị mất. Các bạn em
sau đó đã vui vẻ đi cùng em.
3. Kết thúc câu chuyện
•
Em về nhà và không nói gì với bố mẹ về những gì em đã làm ngày hôm đó
•
Bỗng một người lạ đến nhà em và giới thiệu chính là chủ nhân của chiếc ví em
nhận được, số tiền trong đó là rất quan trọng với chú ấy vì đây là tiền viện phí
chữa bệnh cho vợ chú. Chú ấy khen em ngoan và còn tặng em một món quà là
một quyển sách “Đắc nhân tâm”.
•
Bố mẹ em nghe toàn bộ câu chuyện do chú ấy kể và thấy rất vui. Mẹ em chảy
nước mắt và ôm em vào lòng. Còn bố em rất ít khi cười, nhưng hôm ấy bố cười
thật tươi, hằn lên những vết nhăn do nhọc nhằn. Qua đó em biết bố mẹ đang tự
hào về em nhiều lắm.
III. Kết bài
•
Cảm nghĩ của bản thân sau việc làm tốt.
Sự việc hôm ấy là một niềm tự hào lớn lao của em và cả gia đình. Hôm đó, em đã có
một khoảng thời gian chơi đùa thật vui và ý nghĩa bên gia đình em. Lần đâu tiên em
thấy bố mẹ vui như thếi. Đó là điều em luôn muốn làm cho bố mẹ của mình. Em sẽ cố
gắng làm nhiều việc tốt hơn nữa để mang đến cho bố mẹ thật nhiều niềm vui.
DÀN Ý PHÂN TÍCH " CHỊ DẬU" TRONG ĐOẠN TRÍCH "
TỨC NƯỚC VỠ BỜ" CỦA NGÔ TẤT TỐ
I. Mở bài
•
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật cần phân tích
Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc viết về đề tài ngươi nông dân trước Cách mạng Tháng
Tám. Những tác phẩm của ông được giới phê bình đánh giá cao, vừa giàu giá trị nội
dung và đặc sắc về nghệ thuật viết truyện. Trong đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" trong
tiểu thuyết " Tắt đèn", nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sáng tác
•
Tác phẩm "Tắt dèn" viết năm 1936, xã hội bấy giờ là thực dân nửa phong kiến,
người nông dân phải chịu nhiều tầng áp bức. Đời sống nhân dân đói khổ, bần
cùng, đất nước lầm than, nô lệ.
•
Nhân vật chị Dậu đã góp một mảng màu chân thực vào hiện thực bấy giờ, đồng
thời còn thể hiện chiều sâu tư tưởng và nhân đạo của nhà văn.