Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

PHONG CÁCH SÁNG tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.98 KB, 2 trang )

PHONG CÁCH SÁNG TÁC

I. Khái niệm phong cách sáng tác văn học:

+ Phong cách văn học là những nét độc đáo, riêng biệt trong cách cảm nhận và tái
hiện đời sống của một tác giả, được thể hiện qua các yếu tố nội dung và hình thức
nghệ thuật cụa từng tác phẩm cụ thể. Yếu tố cốt lõi của phong cách là cái nhìn
mang tính phát hiện, in đậm dấu ấn riêng của người nghệ sĩ: "Thế giới được tạo lập
không phải một lần, mà mỗi lần ne;ười nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế
giới được tạo lập" (M. Pru-xtơ).

+ Phong cách văn học còn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Trong phong cách
riêng của mỗi tác giả, người ta có thể nhận ra diện mạo tâm hồn, tính cách của một
dân tộc và "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời" (Tô Hoài). Chẳng
hạn, qua những biểu hiện của phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, có thể
thấy nét riêng của tâm hồn Việt Nam và dấu ấn của một thời "dâu bể".

II. Biểu hiện cơ bản của phong cách sáng tác văn học:

+ Phong cách sáng tác văn học trước hết được biểu hiện qua cái nhìn và giọng điệu
độc đáo, riêng biệt của tác giả. Ví dụ: Cái nhìn tài hoa, có khả năng khám phá mọi
đối tượng từ phương diện thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Qua cái nhìn ấy, thiên nhiên
hiện lên như những công trình mĩ thuật hoàn hảo của tạo hoá; con người luôn tiềm
ẩn tư chất nghệ sĩ, tài hoa, tài tử. Giọng điệu trào phúng của Nguyễn Khuyên thì
hóm hỉnh, thâm trầm trong khi tiếng cười của Tú Xương lại châm biếm sâu cay, đả
kích quyết liệt.


+ Các lớp nội dung của tác phẩm như đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật,... cũng là
những yếu tố thổ hiện phong cách văn học. Nói đến Nam Cao là người ta nghĩ
ngay tới một nhà văn của "những kiếp lầm than”, một người cầm bút với tâm hồn


rộng mở để đón nhận "những vangđộng của đời". Nhắc tới Xuân Diệu là người đọc
nhớ về một hồn thơ luôn khát khao giao cảm với đời, luôn nồng nàn, say đắm trong
tình yêu.

+ Phong cách văn học còn được biểu hiện qua hệ thống các phương tiện nghệ thuật
mà nhà văn lựa chọn để tái hiện đời sống, từ cách dùng từ, lối cấu tạo câu đến nghệ
thuậtxây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu. Tô Hoài nổi tiếng là nhà văn giỏi miêu tả
phong tục, giỏi khắc hoạ nét đẹp riêng trong cảnh vật và tính cách con người của
một vùng đất. Nguyễn Tuân xứng đáng với danh hiệu bậc thầy trong nghệ thuật sử
dụng ngôn từ với khả năng sáng tạo những từ ngữ, hình ảnh mới lạ, bất ngờ;
nhữngcâu văn giàu chất nhạc, chất hoạ, linh hoạt như "biết co duỗi nhịp nhàng".

+ Trong biểu hiện của phong cách văn học luôn có sự hoà quyện giữa các yếu tố
định hình, thống nhất và sự biến đổi đa dạng, phongphú. Và điều quan trọng nhất là
phong cách phải có ý nghĩa thẩm mĩ - mang đến cho người đọc những tình cảm,
cảm xúc thẩm mĩ phong phú.

- Phân tích những biểu hiện của phong cách nghệ thuật qua một tác giả cụ thể
(HS tự chọn). Có thể lựa chọn một trong số những tác giả có phong cách nổi bật
trong nền văn học Việt Nam hiện đại như Nam Cao, Xuân Diệu, Hồ Chí Minh,
Nguyễn Tuân,...



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×