Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích bài thơ tây tiến của quang dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.42 KB, 2 trang )

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ Văn 12 ( bài 1)
Bình chọn:

Có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn
cũng không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ
không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng.



Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh : Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là...



Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ Văn 12 (bài 2)



Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ Văn 12 (Bài 3)



Phần tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ Văn 12 (Bài 2)

Xem thêm: Tây Tiến - Quang Dũng Học trực tuyến Môn Văn học

Có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng
lãng mạn cũng không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại
có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng.
Thật ra số phận của Tây Tiến cũng khá truân chuyên. Đã có lúc Tây Tiến được trích dẫn như
một dẫn chứng để phê phán cái xu hướng gọi là “tiểu tư sản” trong thơ kháng chiến, một “đối
chứng" để khẳng định những gì nên có trong thơ mới. Nhưng rồi Tây Tiến cuối cùng được nhớ


lại như một kỷ niệm đẹp của kháng chiến, một tiếng thơ bi tráng của một nền thơ.
Thành công đầu tiên của Quang Dũng là đã chọn cho bài thơ một thể thơ rất hợp: thể bảy chữ,
nhưng không phải bảy chữ Đường luật mà là bảy chữ thể hành; một đoạn thơ ăn theo một vần
bằng, cứ một câu vần bằng lại một câu vần trắc. Điệu thơ ấy, lại cộng với cách dùng từ hơi cổ
kính một chút của Quang Dũng, khiến cho bài thơ ngay khi vừa đọc lên, đã có một không khí
vừa man mác bâng khuâng vừa lãng mạn hào hùng. Nếu Quang Dũng sử dụng một thể thơ
khác, kể cả thất ngôn tứ tuyệt trường thiên như ở Mắt người Sơn Tây, điệu thơ sẽ khác đi,
không khí bài thơ cũng sẽ khác đi, sẽ buồn hơn, và sẽ không còn là Tây Tiến nữa. Nhưng ở
đây không phải là vấn đề lựa chọn, cảm hứng nghệ thuật của Quang Dũng, nhu cầu bên trong
của nhà thơ, đã tìm đúng cái dạng hình phải có cho sự thổ lộ của mình, để Tây Tiến ra đời và
sống cuộc đời đầy thăng trầm nhưng mãnh liệt của nó. Hình như có lúc nhan đề bài thơ gồm
những ba chữ kia: Nhớ Tây Tiến. Cái nhan đề ấy hơi thừa nhưng lại rõ nghĩa. Tây Tiến là một
cảm hứng bắt nguồn từ kỷ niệm, kỷ niệm về một đoạn đời chiến đấu, về một miền đất, kỷ niệm
về những người đồng đội, cả những kỷ niệm khó quên về chính mình. Trong đời có những lúc
nào đó, kỷ niệm bỗng sống dậy với những đường nét và sắc màu nóng bỏng để gợi lên những
cảm xúc và hoài niệm vô tận. Kỷ niệm về Tây Tiến, về cuộc hành quân tiến về tây đánh giặc
bên kia biên giới Việt - Lào, đã bắt đầu như thế:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Nhớ chơi vơi! Hai tiếng “chơi vơi” dùng ở đây thì thực là đắc địa. Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ không
có hình, không có lượng, hình như nhẹ tênh tênh mà nặng vô cùng, bởi không đo nó được,
không cân nó đưực, chỉ biết lửng lơ, đầy ắp, mênh mông, nó ám ảnh tâm trí mình, nó da diết
thương nhớ vô cùng. Nhớ chơ vơi ít ai nói như thế; hình như trong bài ca dao cũng có và chỉ có
một lần nỗi nhớ như thế xuất hiện:
Ra về nhớ bạn chơi vơi...
Trong bài thơ Quang Dũng, hai tiếng chơi vơi này lại ăn vần với tiếng “ơi” ở câu trên, nên càng
bộc lộ hết sắc thái ngữ nghĩa và sức khơi gợi của chúng, càng trở nên như một tiếng vang tức
thời bật lên từ cõi nhớ: nhớ Tây Tiến nhớ ngay về rừng núi.

Ấn tượng sâu đậm nhất về Tây Tiến là về rừng núi. Cả một đoạn thơ đầu gồm 14 câu đều dành
cho kỷ niệm về rừng n

Xem thêm tại: />


×