Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận Phương pháp định giá chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.2 KB, 15 trang )

Mục

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

2

Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC

3

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

3

1.2 LĨNH VỰC KINH DOANH

5

1.3 SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

5

1.3.1 Công nghệ thông tin
1.3.1.1 Tích hợp hệ thống bao gồm
1.3.1.2 Sản xuất, lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam
1.3.1.3 Phân phôi sản phẩm CNTT – VT

5
5


5

1.3.1.4 Dịch vụ phần mềm

6

1.4 THỊ TRƯỜNG KINH DOANH

7

Chương II: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC

8

2.1 Phân tích môi trường kinh doanh

8

2.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô

8

2.1.2 Môi trường ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam

8

2.1.2.1 Cơ hội

8


2.1.2.2 Thách thức

10

2.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính

10

2.3

12

Phân tích định giá cổ phiếu

KẾT LUẬN

14

TÌA LIỆU THAM KHẢO

15

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động, đi kèm
với sự phát triển ấy là sự sôi động của Thị trường tài chính. Một đất nước được

coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài chính của nước đó hoạt động nhanh
nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân trung tâm của Thị trường tài chính Thị trường
chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh hoạt hơn
trong nền kinh tế. Bắt đầu vào một giai đoạn hội nhập và phát triển thì Thị
trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có những sự khởi sắc đầy ấn tượng, đặc
biệt là khoảng thời gian cuối năm 2006 và đầu năm 2007 - đó được coi là một
bước tiến ngoạn mục của thị trường Việt Nam. Tuy trong giai đoạn hiện nay thị
trường có những dấu hiệu đi xuống nhưng đó là chu kì của bất cứ thị trường
nào hay với bất cứ nền kinh tế nào, có thời kì phát triển thì cũng phải có thời kì
chững lại. Đứng vị trí là một nhà đầu tư tại thời điểm thị trường như vậy ta cần
biết chọn đầu tư những cổ phiếu tốt. Để minh họa cho sự lựa chọn ấy em đã
chọn đề tài: “Phân tích và định giá Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ
CMC” để biết được cách thức lựa chọn một cổ phiếu như thế nào là tốt.
Đề tài gồm 2 chương:
Chương I: Khái quát về Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC
Chương II: Phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ
CMC, mã cổ phiếu CMG.
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Người viết

2


Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHỆ CMC
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

- Năm 1991, với vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng, Trung tâm
ADCOM thuộc Viện Công nghệ vi Điện tử, Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc
gia (tiền thân của CMC ngày nay) ra đời với mục đích ứng dụng CNTT trong

tự động hóa, điều khiển và viễn thông.
- Năm 1993, trên cơ sở của Trung tâm ADCOM, Công ty TNHH
HT&NT được thành lập với vốn điều lệ là 500 triệu đồng với chức năng sản
xuất, lắp ráp, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm điện tử và tin học,
phát triển các giải pháp tin học ứng dụng với hai thành viên sáng lập ban đầu.
- Năm 1995, Công ty TNHH HT&NT đổi tên thành Công ty TNHH
Máy tính Truyền thông CMC.
- Năm 1996, CMC thành lập Phòng Tích hợp Hệ thống (tiền thân của
Công ty CMC SI ngày nay) nhằm cung cấp các thiết bị CNTT công nghệ cao,
tư vấn xây dựng giải pháp, cung cấp giải pháp tổng thể cho hệ thống thông tin
điện tử, cung cấp dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ... Đồng thời,
CMC cũng thành lập Phòng Phát triển Phần mềm (tiền thân của công ty CMC
Soft ngày nay) để tập trung khai thác và cung cấp các dịch vụ, giải pháp phần
mềm cho các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức trong và ngoài nước; đưa
CNTT trở thành công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất và cải tiến quy
trình làm việc cho khách hàng. CMC thành lập chi nhánh Công ty tại thành
phố Hồ Chí Minh (CMC SG).
- Năm 1998, Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và tính đa dạng
của sản phẩm, dịch vụ trong các lĩnh vực mà CMC tham gia, trên cơ sở mở
rộng Phòng Tích hợp Hệ thống và Phòng Phát triển Phần mềm, CMC thành
lập Trung tâm Tích hợp Hệ thống CMC SI và Trung tâm Giải pháp Phần mềm
CMC Soft.
- Năm 1999, CMC thành lập Công ty TNHH Máy tính Thế Trung
(Công ty Máy tính CMS ngày nay) trên cơ sở bộ phận phân phối và lắp ráp
máy tính.
- Năm 2006, CMC thực hiện tái cấu trúc công ty, trở thành một hệ
thống các công ty thành viên liên kết chặt chẽ với nhau về mặt pháp lý, tài
chính, nhân lực, thương hiệu, chiến lược phát triển... nhưng chuyên biệt hóa
theo lĩnh vực ngành nghề để đảm bảo sự linh hoạt và sự tương trợ lẫn nhau
3



theo thế chân kiềng. Trong đó, CMC là công ty mẹ, là công ty giữ vốn chủ sở
hữu, đầu tư và định hướng chiến lược các hoạt động của các công ty thành
viên. Việc tái cấu trúc và thiết lập mô hình tổ chức mới của CMC là bước đi
chiến lược cho sự mở rộng, phát triển mạnh mẽ và bền vững của CMC trong
thời gian tiếp theo. Tại thời điểm tái cấu trúc, CMC bao gồm 3 công ty thành
viên hoạt động trong lĩnh vực CNTT:
- Công ty Máy tính CMS,
- Công ty Tích hợp Hệ thống CMC,
- Công ty Giải pháp Phần mềm CMC.
- Ngày 02/07/2007, thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ, CMC chính thức
chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC với tên giao
dịch tiếng Anh là CMC Corporation với 13 cổ đông sáng lập là các lãnh đạo
chủ chốt của công ty và của các công ty thành viên.
- Tháng 10/2007, CMC thành lập Công ty TNHH Phân phối CMC
(CMC Distribution) với chức năng phân phối các linh kiện và sản phẩm
CNTT-VT. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực phân phối,
thương mại sẽ góp phần củng cố hơn nữa sức mạnh, quy mô của CMC trong
thị trường CNTT-VT.
Cùng trong tháng 10/2007, CMC góp vốn thành lập Công ty cổ phần
Dịch vụ Viễn thông CMC (CMC Telecom). Với khả năng tài chính, kinh
nghiệm của CMC trong lĩnh vực CNTT và mối quan hệ chiến lược với các đối
tác lớn trên thị trường viễn thông, CMC Telecom sẽ đi tiên phong trong cung
cấp dịch vụ viễn thông cao cấp trên nền công nghệ hiện đại cho thị trường các
doanh nghiệp, tổ chức và khu dân cư tập trung. - Tháng 1/2008, CMC liên
doanh với Segmenta – nhà tư vấn hàng đầu Đan Mạch về các sản phẩm của
SAP để thành lập Công ty cổ phần Liên doanh CMC-Segmenta (CMC-Se)
hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, triển khai các giải pháp ERP của SAP trên thị
trường Châu Âu.

- Tháng 6/2008, CMC thành lập Công ty cổ phần An ninh An toàn
Thông tin CMC (CMC InfoSec) nhằm phát triển và cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ an ninh an toàn thông tin, bảo vệ cho hệ thống mạng của chính phủ,
các doanh nghiệp, tổ chức cũng như người sử dụng internet tại Việt Nam.
-Tháng 9/2008, CMC Telecom hợp tác với Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) thành lập Công ty cổ phần Hạ tầng Viễn
thông CMC (CMC TI) với mục tiêu triển khai hệ thống hạ tầng viễn thông
hiện đại và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ băng thông rộng cao cấp
4


đồng thời hợp tác chặt chẽ với CMC Telecom trong các hoạt động về viễn
thông-internet.
- Tháng 9/2009, CMC được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng nhận
đầu tư thành lập Công ty TNHH CMC Blue France tại Pháp. CMC Blue
France sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ của CMC trên thị trường Pháp và
châu Âu, đặc biệt là các dịch vụ thuê ngoài công nghệ thông tin và dịch vụ
thuê ngoài tác nghiệp (ITO và BPO).
1.2 LĨNH VỰC KINH DOANH
- Tích hợp hệ thống, tư vấn đầu tư, cung cấp giải pháp tổng thể và dịch
vụ hạ tầng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và phát
thanh truyền hình;
- Sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ và giải pháp về phần mềm và
nội dung; xuất bản phần mềm; dịch vụ xử lý dữ liệu và các hoạt động liên
quan đến cơ sở dữ liệu; gia công và xuất khẩu phần mềm;
- Sản xuất, lắp ráp, mua bán, bảo hành, bảo dưỡng và cho thuê các sản
phẩm, dịch vụ, thiết bị phục vụ ngành công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh
truyền hình, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị văn phòng;
- Dịch vụ huấn luyện và đạo tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
- Sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế;

- Mua bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, thiết bị, vật tư phục vụ
trong sản xuất, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Kinh doanh, đầu tư, môi giới và quản lý bất động sản;
- Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi.
1.3 SẢN PHẨM, DỊCH VỤ
1.3.2

Công nghệ thông tin
1.3.2.3 Tích hợp hệ thống bao gồm: Giải pháp ngành, Giải pháp hạ
tầng, Giải pháp ứng dụng, Hệ thống máy chủ, Thiết bị mạng & bảo mật, Thiết
bị lưu trữ , Máy tính xách tay & để bàn, Xây dựng hệ thống thông tin, An
ninh thông tin, Đào tạo công nghệ thông tin, Triển khai hệ thống, Các dịch vụ
đóng gói, Dịch vụ ủy quyền.
1.3.2.4
Sản xuất, lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam:
Z Black SeriesI,CBook Series, Sputnik Series, Powercom, CMS Thánh
Gióng, X-Media ,Máy chủ 1 đường,Máy chủ 2 đường,Server rack,Storage
server,Linh kiện.
1.3.2.5
Phân phôi sản phẩm CNTT – VT
5


Acer: Máy tính cá nhân, máy tính xách tay, màn hình LCD
3Com: Thiết bị mạng, thiết bị an ninh, tổng đài chăm sóc khách hàng,
thiết bị không dây...
HP: Máy tính cá nhân, máy tính xách tay, màn hình LCD, máy chủ.
Sony: Máy chiếu, camera hội nghị, màn hình Plasma, thiết bị đàm thoại
hội nghị...

Sony Ericsson: Điện thoại di động.
Emerson Network Power: Bộ lưu điện, tủ mạng, thiết bị nguồn và làm
mát, giải pháp Trung tâm dữ liệu...
1.3.1.4 Dịch vụ phần mềm:
Dịch vụ outsourcing
Tư vấn, cung cấp các giải pháp phần mềm
Giải pháp Quản lý tổng thể Nguồn lực Doanh nghiệp ERP
Giải pháp Hỗ trợ ra Quyết định Business Intelligence
Giải pháp Billing
Giải pháp tự động hóa văn phòng
Giải pháp Tin học hóa và Quản lý Hành chính eDocman
Phần mềm eDocman Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc
Giải pháp ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng
Giải pháp Phần mềm Bảo hiểm Phi nhân thọ CPC
Phần mềm eDocman Quản lý Thư tín dụng LC
Phần mềm eDocman Quản lý Hồ Sơ và Quy trình bồi thường cho các
công ty Bảo hiểm
Giải pháp ngành Thông tin thư viện
Giải pháp Trung tâm học liệu LRC
Phần mềm Thư viện Điện tử tích hợp iLib
Phần mềm Thư viện Số - iLib.Di
Phần mềm Quản lý Thư viện quy mô vừa - iLib.Me
Phần mềm Xuất bản Thông tin - iLib.CDPub
Phần mềm Mục lục liên hợp - iLib.UC
Giải pháp ngành Giáo dục, đào tạo
Phần mềm Quản lý đại học IU
E-Learning
Giải pháp an ninh an toàn thông tin mạng
CMC Antivirus
CMC Internet Security

CMC Internet Security Enterprise
6


Dịch vụ theo sản phẩm
Dịch vụ tư vấn
Dịch vụ đào tạo
Dịch vụ bảo hành và hỗ trợ
Viễn thông – Internet
Blue~Net - Dịch vụ hạ tầng viễn thông
Blue~Data - Dịch vụ dữ liệu
Blue~Care - Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Blue~Life - Dịch vụ giá trị gia tăng
Blue~Connect - Dịch vụ hạ tầng ICT một kết nối
1.4 THỊ TRƯỜNG KINH DOANH
- Thị trường trong nước tập trung mạnh: các cơ quan chính phủ, các
đơn vị giáo dục đạo tạo trên cả nước, các ngân hàng, kho bạc, các doanh
nghiệp tập đoàn
- Thị trường nước ngoài ngày càng được mở rộng, trực tiếp hoặc thông
qua hợp tác với các đối tác nước ngoài như: Ericsson,Telstra, Nippon Telecom
and Telegraph (NTT), PricewaterhouseCoopers, Ford, Toyota, Marubeni,
Canon, Ngân hàng ANZ, Chinfon bank, ietnam, UNDP, UNFPA, UNICEF,
JICA Việt Nam, WHO, UNIAP, UNIDO, Meiko, Trane, General

7


Chương II: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHỆ CMC
(Mã cổ phiếu CMG)

2.1 Phân tích môi trường kinh doanh
2.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô
Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát
triền: Việt Nam nằm trong số 10 nước có CNTT phát triển nhanh nhất
-Với mức đóng góp vào GDP gần 7%, ngành Công nghệ thông tin và
truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đã trở thành ngành một công nghiệp năng
động của đất nước. trong 10 năm qua ngành CNTT đã trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, các lĩnh vực phần mềm, đào tạo nhân lực, phát triển internet và
điện thoại di động đều có bước phát triển thần tốc làm thay đổi cơ bản đời
sống của người dân, các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông và CNTT,
đóng góp tích cực, hiệu quả vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong 10 năm qua ngành
CNTT ở nước ta đã có bước phát triển đột phá, liên tục đạt mức tăng trưởng
20 – 25%/năm. Ngành CNTT ở Việt Nam đang đi đúng hướng và chúng ta
đang phát triển từ không đến có. Cụ thể:
- Năm 2000, tổng số thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam mới chỉ ở
mức 300.000 và toàn quốc chỉ có 3,5 triệu thuê bao điện thoại cố định.
- Hiện tổng số thuê bao điện thoại hiện có là 156,1 triệu, trong đó di
động chiếm 90,32%; đạt tỷ lệ 180,7 máy/100 dân.
- Ngoài ra về yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam còn có những điều kiện
thuận lợi sau:
+Tình hình chính trị ổn định;
+Kinh tế vĩ mô Việt Nam dự kiến sẽ hồi phục và lấy lại đà tăng
trưởng từ năm 2010;
+Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới WB, tốc độ đô thị hóa của
Việt Nam ở mức cao, sự gia tăng dân số nhanh;
+Hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện;
+Nhu cầu lớn ở nhiều phân khúc thị trường, nguồn lao động dồi dào và
giá nhân công rẻ.
2.1.2 Môi trường ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.1.2.1 Cơ hội
8


Một vài nghiên cứu về thị trường viễn thông Việt Nam đã cho thấy có
rất nhiều công ty quan tâm đến thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam.
Số liệu của Viện Chiến lược Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin
cho thấy từ năm 2002 đến nay, tốc độ tăng trưởng hằng năm của ngành công
nghệ thông tin ở Việt Nam đạt 28,6%.
-Chính phủ đã đưa ra một loạt các kế hoạch tổng thể từ nay đến 2020
về phát triển công nghiệp phần mềm, thương mại điện tử, phát triển nguồn
nhân lực nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư công nghệ thông tin-truyền thông
tại Việt Nam.
-Chính phủ sẽ tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất để biến công nghệ thông
tin-truyền thông Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời
tiếp tục quá trình hội nhập quốc tế và cải thiện môi trường luật pháp.
Các yếu tố thể chế luật pháp: Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả
các ngành kinh doanh nói chung, ngành CNTT – VT nói riêng. Các yếu tố thể
chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ
ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ
phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
+ Sự bình ổn: CMG hay các doanh nghiệp khác trên lãnh thổ Việt Nam
hiện đang có môi trường chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước ta đang trong
thời kỳ xây dựng, tái thiết đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
do đó các ngành công nghiệp nói chung và đặc biệt các ngành công nghệ cao
như CNTT – VT. Do vậy đây là yếu tố thuận lợi để CMG hay các đơn vị kinh
doanh khác có nhiều cơ hội để phát triển đặc biệt trong thời kỳ hội nhập vươn
ra thế giới.
+ Chính sách thuế: Hiện nay các chính sách thuế theo từng thời kỳ có
ảnh hưởng không nhỏ đến CMG, đặc biệt các loại thuế xuất khẩu, nhập khẩu

đối với các sản phẩm của ngành CNTT-VT. Thời gian gần đây Chính Phủ có
đề ra dự thảo Nghị định hỗ trợ các lĩnh vực CNTT, đây là thông tin rất thuận
lợi cho các doanh nghiệp mới và đang phát triển trong lĩnh vực này cũng như
CMG, theo Dự thảo Nghị định, doanh nghiệp đầu tư vào khu CNTT tập trung
được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải
nộp trong thời gian 9 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thuế
thu nhập. Đối với cá nhân, đối tượng người Việt Nam và người nước ngoài
được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân như nhau. Ngoài ra, nội dung Dự thảo
Nghị định cũng đưa ra mức áp dụng thuế suất VAT 0% cho sản phẩm phần
mềm xuất khẩu; miễn VAT cho trang thiết bị, máy móc, linh kiện nhập khẩu
để tạo tài sản cố định. Miễn thuế VAT nguyên vật liệu nhập khẩu dùng để sản
xuất sản phẩm phần mềm và nội dung số, các sản phẩm máy tính trong nước
chưa sản xuất được.
+ Chính sách: Phát triển Công nghệ Thông tin là chiến lược then chốt
trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Chính phủ
9


luôn dành sự quan tâm, ưu đãi cho sự phát triển của ngành này, đây được coi
là chìa khóa để ngành CNTT nói chung phát triển.
-Ngoài yếu tố tăng trưởng, yếu tố thuế quan thấp, môi trường đầu tư
tích cực và chế độ tiêu chuẩn đang được cải thiện là ba yếu tố chính thu hút
các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.
2.1.2.2 Thách thức
- Trong lĩnh vực công nghệ thông tin các sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các sản phẩm của các doanh
nghiệp đến từ Ấn Độ hay Hoa Kỳ, vốn là những nuớc mạnh về công nghệ
thông tin.
- Nguồn nhân lực giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa được
đào tạo đúng mức và hiệu quả, vần còn hiện tượng chảy máu chất xám do các

chuyên gia về lĩnh vực này thường làm việc cho các doanh nghiệp uy tín của
nước ngoài như IBM..Microsoft,v..v
-Đánh giá về những tồn tại hạn chế của ngành trong 10 năm qua có thể
thấy còn có sự khác biệt rất lớn trong nhận thức của các cấp lãnh đạo địa
phương đối với việc ứng dụng và sử dụng CNTT trong công tác quản lý nhà
nước, ví dụ tỉnh miền núi Lào Cai 100% cán bộ cấp tỉnh và huyện được trang
bị và sử dụng thành thạo, hiệu quả những ứng dụng từ máy tính đem lại hiệu
quả kinh tế rất tốt. Nhưng cũng ở một tỉnh khác ở phía Bắc chỉ có 5% số cán
bộ, công chức sử dụng và ứng dụng CNTT trong công vụ hàng ngày.
Việc mất cân đối quá lớn giữa các địa phương trong cùng một khu vực
đã chứng minh nhận thức của những người đứng đầu địa phương về CNTT sẽ
quyết định việc có hay không việc phát triển CNTT ở nơi đó.
-Các cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu nhạy bén, ban hành chậm
những văn bản cần thiết để bắt kịp nhịp đập của ngành CNTT, vô hình chung
đã tạo ra những rào cản không đáng có trong sự nghiệp phát triển CNTT ở
nước ta.
2.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
BẢNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
BC Lãi/lỗ (triệu đồng)
Doanh thu
Lợi nhuận gộp
Thu nhập tài chính
Chi phí tài chính
Lợi nhuận thuần HĐKD
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
Bảng CĐKT (triệu đồng)

9T2010

2,568,274
310,112
12,948
108,116
61,231
52,844
18,034
35,549
30/09/2010

2009
3.428.591
430.945
14.293
78.336
149.579
148.796
27.079
121.717

2008
2.001.186
318.745
26.743
32.972
111.408
111.238
24.300
86.938


30/12/2009 30/12/2008

2007
1.108.066
190.090
14.343
17.803
88.263
90.017
17.664
72.353
30/12/2007
10


Tiền & tương đương tiền
Đầu tư TC ngắn hạn
Phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Đầu tư dài hạn
Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Lợi ích cổ đông thiểu số
TỔNG NGUỒN VỐN

Chỉ số tài chính
Tăng trưởng
ROA (%)
ROE (%)
EPS cơ bản( (VND)
Thanh toán hiện hành (x)
Lãi vay/VCSH
Tổng vay chịu lãi/VCSH (x)

239072
1802
3351002
372020
50,442
383,088
183,782
23,466
2,308,843
1,389,509
231,571
683,982
5,636
2,308,843
5.19
17.53
1,89
1.43
1.1
2.37


158.781
4.989
1.019.556
455.154
45.531
285.523
175.540
25.113
2.170.188
1.168.516
229.452
765.712
6.508
2.170.188
2009

177.375
4.008
617.363
485.708
50.523
132.191
173.941
27.572
1.668.682
915.962
72.133
671.934
8.653
1.668.682

2008

93.126
244.500
452.172
129.668
15.774
20.112
2.877
11.523
969.752
302.807
691
662.841
3.414
969.752
2007

5,61
15,90
1.916
1,44
1,00
1,83

6,59
13,03
1.368
1,46
1,01

1,83

N/A
N/A
2.564
3,09
N/A
0,46

KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2010

Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Cổ tức bằng tiền mặt
Dự kiến tăng vốn lên

5,000 tỷ
200 tỷ
157 tỷ
20 %
751 tỷ

Tăng trưởng: Kế hoạch KD năm 2010 của CMG đã được đặt ra cao
hơn so với kết quả đạt được năm 2009, cụ thể doanh thu tăng 45,85% và
LNTT tăng 35,1%. Đến hết quý 3/2010, CMG mới đạt 51,36% kế hoạch
doanh thu và đạt 26% kế hoạch LNTT. Đây là kết quả không khả quan, nhất
là trong bối cảnh kinh tế khó khăn trong năm 2010.
Dù tiềm năng tăng trưởng doanh thu của CMG nhưng trong những năm
tới còn lớn nhưng sẽ khó có thể duy trì được tốc độ như hiện nay do những

thay đổi bối cảnh cạnh tranh đặc biệt là mảng phân phối có sự tham gia của
DN nước ngoài và sự thay đổi về chiến lược KD tập trung vào lợi nhuận thay
vì doanh thu như hiện tại.
Chất lượng tài sản: CMG có vòng quay vốn lưu động thấp khoảng
2,3x/năm do đó luôn có nhu cầu vay nợ ngắn hạn cao để đáp ứng nhu cầu vốn
lưu động. Trong khi doanh thu tài chính 9T2010 giảm 15% thì chi phí tài
chính lại tăng tới 138,46% trong đó chi phí lãi vay của các khoản vay ngắn
11


hạn chiếm phần lớn. Có thể thấy CMG dựa nhiều vào vay nợ ngắn hạn để
trang trải nhu cầu vốn lưu động, nên sự thay đổi lãi suất sẽ tạo ra những rủi ro
đáng kể đến lợi nhuận.
Ngoài ra, dòng tiền của CMG sẽ gặp khó khăn do vòng quay vốn lưu
động thấp và sẽ khó có thêm khoản đầu tư tài chính lớn nào hoặc các khoản
tiền nhàn rỗi để gửi tại ngân hàng.
Khả năng sinh lời: Trong khi chỉ tiêu ROA giảm nhẹ thì ROE cũng chỉ
được cải thiện đôi chút tăng nhẹ 15,90 năm 2009 lên 17,53 do sự kìm hãm
phát sinh từ tốc độ tăng trưởng quá nhanh của VCSH. Mặc dù CMG sử dụng
khá nhiều vốn vay ngắn hạn nhưng tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn
cũng tương đương do đó giúp duy trì khả năng thanh toán nhanh ở mức an
toàn (1,43x).
2.4Phân tích định giá cổ phiếu
CMG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (HoSE)

Giá tham chiếu:

18.3


Giá mở cửa:

19.2

Giá cao nhất:

19.2

Giá thấp nhất:

18.5

Khối lượng:

432,000

GD ròng NĐTNN:

0

*Room NN còn lại:

2,893

Đơn vị giá: 1000 VNĐ
EPS 4 quý gần nhất(nghìn đồng) :

1.89


P/E :

10.18

Giá trị sổ sách /cp(nghìn đồng):

10.76

Hệ số beta :

1.20

KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:

387,368

KLCP đang lưu hành:

63,371,438

Vốn hóa thị trường(tỷ đồng) :

1,216.73

(Thông tin giao dịch ngày 13/12/2010, nguồn www.cafef.vn)
Sử dụng phương pháp P/B và P/E

Việc định giá cho cổ phiếu của CMG được thực hiện theo phương
pháp định giá tương đối trên cơ sở kết hợp sử dụng hai chỉ số P/E và P/B.


CMG là Công ty chuyên về CNTT, thị phần chiếm khoảng 16%
đứng sau FPT khoảng 60% thị phần. Vì thế, việc xếp CMG vào cùng nhóm với
12


các công ty chuyên về lĩnh vực CNTT-VT đang niêm yết trên sàn chứng khoán là
hoàn toàn có cơ sở.

Hiện nay trên thị trường Việt nam có không nhiều công ty lớn đang
hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó 5 công ty trong bảng dưới đã được chọn
ra để tính toán các chỉ số quan trọng cho nhóm công ty cùng ngành (peer
companies) dựa trên tiêu chí lựa chọn là các công ty chuyên về CNTT -VT .
Mã CP

EPS

ROE

ROA

Giá CP

Giá trị vốn
hoá thị
trường (tỷ
đồng)

P/B

Giá trị

sổ sách

(%)

P/E

CMT

2,052

15%

8%

21600

14000

141.41

9.6

158

FPT

6,793

35%


11%

69500

19700

360.10

10.2

13,316

ONE

1,146

9%

4%

10700

10000

144.45

9.1

58


SGT

1,087

10%

4%

12800

10400

124.77

11.9

955

VLA

711

6%

5%

10100

13000


120.37

19.8

15

(Số liệu thống kê EPS, ROE, ROA, Giá CP, Giá trị sổ sách và giá trị vốn
hóa thị trường được lấy tại thời điểm ngày 13/12/2010 trên website:
www.cafef.vn)
Theo đó, P/B trung bình của ngành tính được là 1,78 và P/E trung bình
của ngành là 12,12

Tính tới ngày 13/12/2010, giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu CMG là
10,700 VNĐ/cổ phiếu, như vậy, giá mục tiêu của cổ phiếu CMG tính theo
phương pháp P/B sẽ vào khoảng 1,78 x 10,700 = 19,500 VNĐ/cổ phiếu.
Với những kết quả đạt được trong 4 quý gần nhất, học viên ước
lượng mức EPS dự phóng năm 2010 sẽ đạt 2.000 VND/CP, như vậy, giá mục
tiêu của cổ phiếu CMG tính theo phương pháp P/E sẽ vào khoảng 12,12 x 1.890
= 22,907 đồng/cổ phiếu


BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ
Phương pháp

Giá (Đồng/cổ phiếu)

Trọng số (%)

P/B


19,500

50%

P/E

22,907

50%

Tổng hợp

20,976

13



Kết hợp 2 phương pháp trên lại, giá mục tiêu của cổ phiếu CMG
ước tính được sẽ vào khoảng 20,976VNĐ/cổ phiếu. So với mức giá đóng cửa
19,200 VNĐ/CP ngày 13/12/2010 thì có thể thấy cổ phiếu CMG đang được giao
dịch khá gần mức giá hợp lý.

KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán là thị trường có sức hút và sức ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, sự phát
triển của các doanh nghiệp Cổ phần gắn liền với sự phát triển chung đó. Sau
khi được học môn học này và làm một đề tài cụ thể “Phân tích và định giá
Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC” đã giúp tôi có được cái nhìn
khái quát về sự phát triển của thị trường chứng khoán Nước ta nói chung và

của doanh nghiệp CMC nói riêng, cách thức để đánh giá các chỉ tiêu trong
chứng khoán, hiểu được sự tác động của các yếu tố đến chất lượng cổ phiếu,
đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp thông qua các chí số
chứng khoán, từ đó đề ra các phương hướng, cách thức để khắc phục hay là
phát triển nó. Đây là bài học bổ ích cho tôi, cảm ơn Nhà giáo PGS, TS.
Nguyễn Đình Thọ đã cho tôi có được bài học thú vị này ./.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Slide bài giảng môn Thị trường chứng khoán, PGS TS Nguyễn Đình
Thọ - trường Đại học Ngoại Thương
(2)

Website:

(3) Website:
(4)

Website:

(5) Website:
(6)

Website:

(7) Website: .

15




×