Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 78 trang )

GIÁO TRÌNH
KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ KHOA
HỌC MÁY TÍNH
[Tài liệu học viên]

Biên soạn: Hoàng Mạnh Đức


Contents
PHẦN 1: KHOA HỌC MÁY TÍNH & CÔNG NGHỆ THÔNG TIN........................................................................... 2
1.Khoa học máy tính là gì ? .................................................................................................................................... 2
2.Công nghệ thông tin là gì ? ................................................................................................................................ 3
3.Công nghệ Điện toán đám mây (Cloud Computing) .................................................................................... 6
4.An toàn Thông tin ................................................................................................................................................. 7
4.1.Các nguy cơ tấn công mạng ........................................................................................................................ 7
4.2.Phòng chống mã độc .................................................................................................................................... 9
4.3.Bảo mật thông tin cá nhân ........................................................................................................................ 13
PHẦN 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................................................................................. 20
1.Quảng bá thương hiệu....................................................................................................................................... 20
1.1.Tạo profile bằng PowerPoint và phát trực tiếp trên Facebook ....................................................... 20
1.2.Tạo profile cá nhân trên LinkedIn ............................................................................................................ 22
2. Quản trị công việc trong doanh nghiệp ....................................................................................................... 26
2.1.Giới thiệu Office365 .................................................................................................................................... 26
2.2.Sử dụng Office365 ....................................................................................................................................... 27
2.3.Sử dụng Skype .............................................................................................................................................. 57
3.Kết nối cộng đồng .............................................................................................................................................. 62
3.1.Blog Wordpress ............................................................................................................................................ 62
3.2.Fanpage .......................................................................................................................................................... 70
3.3.Kênh Youtube ............................................................................................................................................... 73
3.4.Đồng bộ thông tin trên các kênh online ................................................................................................ 76



1


MODULE 6
KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KHOA HỌC MÁY TÍNH (1 ngày)

Mục tiêu học tập
Kết thúc module này, học viên sẽ có hiểu biết căn bản và các kỹ năng CNTT nhằm Quảng bá thương hiệu
(cá nhân hoặc doanh nghiệp), Quản trị công việc trong doanh nghiệp và Kết nối với cộng đồng, bao gồm:
-

Phát trực tiếp slide trên Facebook
Tạo CV trên LinkedIn
Sử dụng Office365 để làm việc
Tạo mẫu khảo sát online
Lập kế hoạch công việc
Tạo site làm việc nhóm
Tạo ứng dụng di động bằng PowerApps
Xây dựng các kênh Marketing online
Nhận thức và thực thi bảo mật thông tin
Nhận thức và thực thi phòng chống mã độc

Kế hoạch học tập
Ngày

Nội dung

Kỹ năng CNTT


Thời lượng

Hoạt động
Trình bày bài giảng

5h

Thảo luận
Làm bài tập nhóm

1
Khoa học máy tính

Thực hành trên máy tính

3h

Tổng kết bài học

PHẦN 1: KHOA HỌC MÁY TÍNH & CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.Khoa học máy tính là gì ?
Khoa học máy tính là ngành học hướng đến phát triển kỹ năng tư duy phán đoán và tính toán. Qua đó,
người học biết làm thể nào để tạo ra công nghệ mới chứ không phải đơn giản là sử dụng công nghệ. Đây
là kiến thức cơ bản và cần thiết cho sinh viên ở thế kỷ 21, bất kể là ngành học nào.
Đào tạo khoa học máy tính tập trung vào học tập và nghiên cứu về hệ thống máy tính và thuật toán xử lý,
bao gồm các nguyên lý, thiết kế phần cứng và phần mềm, ứng dụng người dùng... Các chủ điểm cụ thể mà
khoa học máy tính đề cập đến là:
2



-

Thuật toán giải quyết vấn đề
Tính toán và phân tích dữ liệu
Tương tác người và máy
Mô hình hóa và mô phỏng thế giới thực
Thiết kế đồ họa
Lập trình (bao gồm cả thiết kế trò chơi)
Bảo mật (bao gồm cả mật mã học)
Thiết kế web
Thiết kế và lập trình robot
Các vấn đề về đạo đức và xã hội trong ngành máy tính

Trong thế kỷ 21, CNTT đã đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Dữ liệu lớn, phần mềm và
Internet đang được tích hợp vào mọi hoạt động thương mại và các sản phẩm hàng hóa. Các kiến thức và kỹ
năng học được từ ngành khoa học máy tính sẽ giúp học viên làm việc trong nhiều ngành nghề như:
-

CNTT: thiết kế phần mềm và phần cứng, phát triển các thiết bị di động, hạ tầng mạng …
Công nghiệp: thiết kế và sử dụng ứng dụng mô phỏng để cải tiến sản phẩm.
Bảo vệ sức khỏe: áp dụng kỹ thuật DNA mới, giám sát bệnh nhân từ xa, đảm bảo an toàn dữ liệu y
tế …
Bán lẻ: phân tích dữ liệu để dự đoán và cải thiện việc quản lý hàng hóa tồn kho
Dự báo thời tiết: phát triển và giải nghĩa các mô hình dự báo hoạt động của các cơn bão.
Nghệ thuật: thiết kế các hiệu ứng đặc biệt mới cho phim hoặc âm nhạc kỹ thuật số
Dịch vụ tài chính: thiết kế và giám sát các dịch vụ giao dịch tự động

Kiến thức về máy tính được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Sự hiểu biết về nguyên
tắc cốt lõi của khoa học máy tính là quan trọng ngay cả với những công việc không trực tiếp sử dụng máy
tính. Thực tế là, hơn 70% nghề máy tính nằm ngoài ngành công nghiệp CNTT, 9% trong các dịch vụ thông

tin, 12% trong các dịch vụ tài chính, 36% trong các dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp, 7% trong các dịch vụ
chính phủ và giáo dục cộng đồng, và 12% trong sản xuất.

2.Công nghệ thông tin là gì ?
Công nghệ thông tin là lĩnh vực bao gồm các hoạt động thiết kế, phát triển, triển khai, hỗ trợ và quản lý
phần mềm, phần cứng máy tính và các hệ thống mạng để tổ chức và trao đổi thông tin điện tử. Một cách
dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn,
lưu trữ và khai thác thông tin.
Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy
tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như
các quy trình và cấu trúc dữ liệu. Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các
định dạng nhìn thấy được, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là
phần con của lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong kinh doanh, công nghệ thông tin cung cấp cho các
doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động
kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.
Vai trò của CNTT trong đời sống và kinh doanh
Hiện nay, chúng ta có thể thấy CNTT hiện diện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Không có
lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT. CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất
3


của sự phát triển. Tác động của CNTT đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh
quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối
sống và tư duy của con người. CNTT và đặc biệt là Internet đã biến đổi mọi thứ chúng ta làm, từ học tập,
giao tiếp, cách thức làm việc đến vui chơi giải trí.
CNTT thay đổi cách thức học tập
Sự truyền thông, hợp tác, và tham gia là nền tảng cơ bản của giáo dục. Phương pháp học tập truyền thống
cung cấp chủ yếu từ hai nguồn chính, từ đó học sinh có thể có được thông tin, đó là : sách giáo khoa và các
giảng viên. Cả hai nguồn này đều bị giới hạn trong các định dạng chuẩn và thời gian thực hiện.
Nhờ CNTT, chúng ta dễ dàng phân phối tài nguyên học tập, tương tác ở mọi nơi mọi lúc, gặp gỡ và trao

đổi với nhiều giảng viên giỏi trên toàn cầu …

CNTT thay đổi cách thức giao tiếp
Nhờ các ứng dụng CNTT như chat, điện thoại Internet, phát video trực tuyến …con người trên toàn cầu dễ
dàng liên lạc với nhau và không có cảm giác phân cách về địa lý.

4


CNTT thay đổi cách thức làm việc
Nhờ CNTT, bạn có thể không cần đến công ty mà vẫn tương tác được với đồng nghiệp, vẫn tham gia các
buổi họp giao ban, vẫn đồng bộ được dữ liệu tại server của công ty… một cách thời gian thực. Việc quản lý
và vận hành nhiều chi nhánh trên toàn cầu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ CNTT và Internet.

CNTT thay đổi cách thức giải trí
Bạn có thể mua hàng online, xem phim trực tuyến, khám phá các địa danh trên toàn cầu, cập nhật tin tức
mới nhất … bằng nhiều thiết bị khác nhau.

5


Trong các tổ chức và doanh nghiệp, CNTT đã được áp dụng hiệu quả và sâu rộng ở tất cả các hoạt động,
như:
-

Hệ thống thông tin quản lý, bao gồm: nhân sự, thiết bị, qui trình làm việc, thu thập, phân tích và
phân phối thông tin …
Hệ thống thương mại điện tử
Ứng dụng kinh doanh trên thiết bị di động
Dịch vụ trực tuyến ( chăm sóc sức khỏe, đào tạo …)


3.Công nghệ Điện toán đám mây (Cloud Computing)
3.1. Điện toán đám mây là gì ?
Điện toán đám mây (cloud computing) là thuật ngữ dùng để chỉ các ứng dụng vận hành trên nền tảng trình
duyệt web nhưng phần điện toán (computing) lại được thực hiện trên một máy chủ dữ liệu ở xa, kết nối với
trình duyệt qua mạng Internet toàn cầu. Nói một cách đơn giản nhất “ứng dụng điện toán đám mây” chính
là những ứng dụng trực tuyến trên Internet. Trình duyệt là nơi ứng dụng hiện hữu và vận hành còn dữ liệu
được lưu trữ và xử lý ở máy chủ của nhà cung cấp ứng dụng đó.
Một trong các giải pháp điện toán đám mây hiệu quả là Azure của Microsoft. Azure cung cấp các dịch vụ
sau:
- Đa lựa chọn về hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, nền tảng ứng dụng, các công cụ, cơ sở dữ liệu và các
thiết bị.
- Dễ dàng thay đổi qui mô của dịch vụ cho phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp
- Cam kết cung cấp dịch vụ bảo mật hàng đầu được công nhận bởi cơ quan bảo vệ dữ liệu của Liên minh
Châu Âu, và các cơ quan công cộng Mỹ.
- Sử dụng ứng dụng tại bất kỳ vị trí nào trên thế giới
- Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, cải thiện dịch vụ khách hàng và đưa ra các quyết định một cách
thông minh dựa trên dữ liệu lớn.
6


3.2.Lợi ích sử dụng điện toán đám mây
- Sử dụng các tài nguyên tính toán động (Dynamic computing resources): Các tài nguyên được cấp phát
cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời. Thay vì việc doanh nghiệp
phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ
cần yêu cầu "Hey, đám mây, chúng tôi cần thêm tài nguyên tương đương với 1 CPU 3.0 GHz, 128GB RAM…"
và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn.
- Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên.
Thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng
cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu.

- Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một
chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém. Nếu khoán ngoài được quá trình này thì doanh
nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp
trong cơ cấu.
- Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài
nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate
về công nghệ hay không. Khi sử dụng tài nguyên trên đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều
này nữa.

4.An toàn Thông tin
4.1.Các nguy cơ tấn công mạng
1. Tấn công do thám: đây là kiểu tấn công tìm điểm yếu và cấu trúc của hệ thống CNTT.

7


2. Tấn công truy nhập: attacker khai thác lỗ hổng trong dịch vụ mạng để đánh cắp tài khoản, dữ
liệu bí mật và các thông tin riêng tư khác.

3. Tấn công từ chối dịch vụ: attacker gửi số lượng lớn yêu cầu truy nhập làm cho hệ thống đích
cạn kiệt tài nguyên và không cấp được dịch vụ mạng.

4. Tấn công mã độc: attacker khai thác lỗ hổng phần mềm và dùng mã độc để tấn công vào các
ứng dụng và dịch vụ mạng.

8


4.2.Phòng chống mã độc
1.Các loại phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại hoặc mã độc là chương trình bất kỳ được bí mật đưa vào một chương trình khác với
mục đích làm tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của hệ thống CNTT. Các loại phần
mềm độc hại gồm có:
- Virus là phần mềm độc hại gắn vào các chương trình khác và thực hiện chức năng không mong muốn
trên máy tính. Virus thường được kích hoạt thông qua các tương tác của người dùng như là mở một tập
tin hoặc chạy một chương trình..

- Worms (sâu máy tính) là một chương trình “đóng gói”, tự sao chép, tự kích hoạt mà không cần sự can
thiệp của người dùng

- Trojan Horses (mã độc Trojan) là mã độc ẩn trong các ứng dụng dường như bình thường, ví dụ các trò
chơi …

9


2.Phương pháp phòng ngừa
Việc ngăn ngừa, phòng chống mã độc hại có thể dựa trên một số biện pháp sau:
a. Xây dựng chính sách bảo đảm an toàn:
- Yêu cầu quét phần mềm độc hại trên các phương tiện thông tin từ bên ngoài đưa vào tổ
chức trước khi sử dụng chúng.
- Yêu cầu các tập tin đính kèm email phải được quét virus trước khi chúng được mở ra.
- Cấm gửi hoặc nhận một số loại tập tin giống như các tập tin .exe qua email.
- Hạn chế hoặc cấm sử dụng phần mềm không cần thiết, như các tin nhắn mang danh cá
nhân …
- Hạn chế sử dụng các phương tiện lưu trữ di động.
- Chỉ rõ các loại phần mềm phòng ngừa (chống virus, lọc nội dung) bắt buộc đối với từng
loại máy tính (máy chủ email, máy chủ web, máy tính xách tay, điện thoại thông minh) và
hoạt động bảo trì phần mềm (như tần suất cập nhật phần mềm, tần suất quét kiểm thử).
- Hạn chế hoặc cấm sử dụng thiết bị di động của tổ chức hoặc của cá nhân kết nối với mạng

của tổ chức cho việc truy cập từ xa.
b. Nâng cao nhận thức của người dùng
+ Không mở các email đáng ngờ hoặc file đính kèm email; không mở các liên kết nghi ngờ,
hoặc truy cập các trang web có thể chứa nội dung độc hại.
+ Không kích chuột vào các thông báo hoặc cửa sổ popup nghi ngờ.
+ Không mở các tập tin với phần mở rộng như .bat, .com, .exe, .pif, .vbs, thường có nhiều
khả năng được liên kết với các phần mềm độc hại.
+ Không vô hiệu hóa các cơ chế kiểm soát an ninh, phần mềm độc hại (như phần
mềm chống virus, phần mềm lọc nội dung, tường lửa cá nhân).
+ Không tải hoặc thực hiện các ứng dụng từ các nguồn không tin cậy.
c. Đối phó với loại tấn công sử dụng kỹ nghệ xã hội
+ Không bao giờ trả lời email yêu cầu thông tin tài chính hoặc cá nhân khi nghi ngờ hoặc
chưa kiểm chứng. Không sử dụng thông tin liên hệ cung cấp trong email và không bấm vào
bất kỳ file đính kèm hoặc các liên kết trong email nghi ngờ.
+ Không cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc mã truy cập khác để đáp ứng với các email từ địa
chỉ lạ. Chỉ nhập thông tin vào các trang web hoặc ứng dụng hợp pháp.
+ Không mở tập tin đính kèm email đáng ngờ, ngay cả khi chúng đến từ những người gửi đã
quen biết.
+ Không trả lời bất kỳ email đáng ngờ hoặc từ địa chỉ lạ.

3.Sử dụng công cụ phòng chống mã độc Microsoft Security Essentials

10


Microsoft Security Essentials là công cụ miễn phí của Microsoft nhằm phòng ngừa virus, spyware và các
mã độc khác.

-


Download Microsoft Security Essentials

11


Trạng thái máy tính an toàn:

Trạng thái máy tính chưa được bảo vệ:

12


Bạn cần bật chế độ bảo vệ thời gian thực ( Real-time protection), cập nhật (Update), quét hệ thống …
Trạng thái máy tính có rủi ro hoặc nhiễm mã độc:

Bạn cần thực thi làm sạch hệ thống (Clean computer ).

4.3.Bảo mật thông tin cá nhân
Việc sử dụng Internet và máy tính cá nhân tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về mất an toàn thông tin. Điều này
dẫn đến nhiều hậu quả tai hại về tài chính, tính riêng tư thậm chí là liên quan đến pháp lý.
Phần này sẽ hướng dẫn các bạn một số thủ thuật bảo mật thông tin căn bản và có thể áp dụng ngay trong
công việc hàng ngày.
1. Khóa màn hình khi không sử dụng máy tính
Những lúc giải lao hay tạm ngưng làm việc, các bạn nên khóa màn hình lại để phòng ngừa người khác
xem trộm thông tin nhạy cảm trên màn hình máy tính của mình, cũng như sử dụng máy tính của
chúng ta trái phép. Điều này thực hiện khá đơn giản bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl – Alt – Del và
chọn Lock Computer trên hộp thoại hiển thị.

13



Ngoài ra, có một cách thực hiện nhanh hơn là tải chương trình LockScreen, đặt tại desktop và chỉ cần
nhấn đúp vào ứng dụng để khóa màn hình của mình.
2. Sử dụng hộp thư điện tử trung gian ở môi trường công cộng
Hãy tìm với cụm từ “sniff password” trên Bing, bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả trả về với những hướng
dẫn chi tiết. Tuy nhiên, có rất ít các hướng dẫn phòng ngừa bị mất thông tin nhạy cảm. Điều này cho
thấy khả năng bị đánh cắp dữ liệu là rất lớn, cho dù bạn sử dụng máy tính trong văn phòng hay ở nơi
công cộng.

14


Vậy làm cách nào để bảo vệ những email chính (thường dùng để đăng kí các tài khoản ngân hàng,
hay tài khoản giao dịch trực tuyến quan trọng như PayPal, Web Hosting) ?
Giải pháp là tạo thêm email phụ để kiểm tra email, hoặc chỉ dùng trên thiết bị di động. Nếu email phụ
bị đánh cắp hoặc bị mất smartphone … thì thiệt hại cũng không lớn.
Cách thực hiện như sau:
- Tạo email phụ (có thể chỉ dùng trên smartphone, ví dụ: )
- Cấu hình chuyển tiếp từ email chính
Trên Outlook online, bạn chọn Options.

Chọn Email forwarding.
15


Điền email phụ cấn chuyển đến và chọn Save.

16



Như vậy các bạn có thể yên tâm hơn khi cần kiểm tra email ở nơi công cộng.
3. Tạo mật khẩu an toàn
a. Sử dụng mật khẩu duy nhất cho mỗi tài khoản quan trọng.
b. Không dùng thông tin cá nhân hoặc các từ thông dụng làm mật khẩu.
c. Tạo mật khẩu theo cụm từ:
Bạn có thể chọn một từ hoặc cụm từ ngẫu nhiên rồi chèn chữ cái và chữ số vào đầu, giữa và
cuối để làm cho mật khẩu thêm khó đoán (chẳng hạn như "sPo0kyh@ll0w3En").
Ví dụ khác: bạn thuộc một bài thơ hoặc bài hát nào đó, như “ cháu lên 3 cháu đi mẫu giáo …”.
Lấy chữ cái đầu của mỗi từ trong một câu, chữ cái đầu tiên viết hoa, thêm ký hiệu đặc biệt (.
@ $ …) và số thứ tự vào cuối: “Cl3cdmg@1” như vậy bạn đã có mật khẩu mạnh và không cần
ghi nhớ.
d. Thêm lớp bảo mật bổ sung:
Sau khi đã tạo mật khẩu, bạn có thể thêm lớp bảo mật bổ sung bằng cách bật Xác minh 2
bước. Xác minh 2 bước yêu cầu bạn phải có quyền truy cập vào điện thoại cũng như tên người
dùng và mật khẩu khi bạn đăng nhập vào các tài khoản trực tuyến như Yahoo, Google,
Facebook … của mình. Điều này có nghĩa là nếu ai đó lấy trộm hoặc đoán được mật khẩu của
bạn thì họ vẫn không thể đăng nhập vào tài khoản của bạn vì họ không có điện thoại của bạn.
4. Kết nối an toàn trên Internet
17


Để đề phòng nghe lén và đánh cắp tài khoản, khi sử dụng các dịch vụ trên Internet, các bạn cần chọn
các kết nối an toàn có hỗ trợ mã hóa dữ liệu.
-

Ví dụ: kết nối Facebook bằng giao thức https và không được dùng http trên các trình duyệt cũ

-

Ví dụ: cài đặt email dùng SSL/TLS


18


Ngoài ra, để đề phòng lừa đảo (phishing) kết nối đến các website bất hợp pháp, bạn cần kiểm tra URL trên
thanh địa chỉ của trình duyệt. Ví dụ:

19


PHẦN 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, mạng Internet đã trở nên quen thuộc và cần thiết cho mọi hoạt động
của con người, như học tập- giải trí- làm việc … Năm 2007, tỷ phú Bill Gate, nhà sáng lập tập đoàn
Microsoft, đã nói: “Từ 5-10 năm nữa nếu bạn không kinh doanh trên mạng thì tốt nhất đừng bao giờ kinh
doanh nữa”.
Phần này sẽ hướng dẫn các bạn một số kỹ năng CNTT căn bản để quảng bá thương hiệu (cá nhân hoặc
doanh nghiệp), quản trị công việc trong doanh nghiệp, và kết nối cộng đồng.

1.Quảng bá thương hiệu
1.1.Tạo profile bằng PowerPoint và phát trực tiếp trên Facebook
Nhiều doanh nghiệp thường tạo profile (hồ sơ năng lực) bằng PowerPoint để giới thiệu về đơn vị mình.
Nếu profile đang được thuyết trình trong một sự kiện nào đó, bạn có thể phát trực tiếp trên Facebook bài
trình bày của mình để cho số lượng lớn người dùng trên mạng xã hội cùng theo dõi.
Các bước thực hiện như sau:
-

Mở profile của công ty đã tạo bằng PowerPoint và chọn Insert/Present Online

20



-

Chọn Connect

-

Click Copy Link và post trên Facebook. Sau đó, click START PRESENTATION

21


Tùy theo bạn post link lên tường cá nhân, nhóm làm việc hoặc fanpage, người dùng trên Facebook có thể
click vào link và theo dõi trực tiếp bài trình bày của bạn.

1.2.Tạo profile cá nhân trên LinkedIn
LinkedIn là một mạng xã hội và người sử dụng chủ yếu là những thành viên chuyên nghiệp. Khác với
MySpace và Facebook, LinkedIn chỉ tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp, hoặc các cá nhân
chuyên nghiệp có nhu cầu kết nối tìm việc, tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội. Nền tảng của LinkedIn cũng
tương tự như Facebook: bạn đăng ký tài khoản và xây dựng hồ sơ cá nhân, bao gồm một bản tóm tắt
ngắn gọn hay một đoạn tiểu sử, kinh nghiệm làm việc và bằng cấp học thuật.
Các bước thực hiện như sau:


Đăng ký/ đăng nhập: bạn truy nhập trang và đăng ký bằng tài khoản Hotmail,
Google, Yahoo …

22





Phần tiêu đề của profile:



Phần thông tin tổng quan

23




Phần kinh nghiệm



Phần bằng cấp và chứng chỉ

24


×