Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG MÔN LỊCH SỬ SỐ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.25 KB, 3 trang )

ĐỀ THI THỬ SỐ 11
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (1,0 điểm)
Vì sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919
– 1930 lại bị thất bại nhanh chóng ?
Câu II (3,0 điểm)
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam : hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản và tương quan lực
lượng ở miền Nam Việt Nam sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Câu III (3,0 điểm)
Phân tích vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vácsava được hình thành và tác
động đối với tình hình thế giới như thế nào ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nêu những sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh của cách mạng Cuba từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 1961.
============================================

ĐỀ THI THỬ SỐ 12
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ?
Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy chứng minh Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng
lợi là kết quả của 15 năm (1930 – 1945) chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo đấu tranh của Đảng
Cộng sản Đông Dương.
Câu III (2,0 điểm)


Tại sao năm 1986, Việt Nam phải thực hiện đường lối đổi mới đất nước ? Nêu ý nghĩa của
những thành tựu về kinh tế xã hội nước ta trong 15 năm (1986 – 2000) thực hiện đường lối
đổi mới.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Những yếu tố nào thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành ba trung tâm kinh tế
- tài chính hàng đầu thế giới trong nửa sau thế kỷ XX ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Chiến tranh lạnh là gì ? Phân tích những ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đến tình hình
châu Á.
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 13
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Tại sao nói : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước
của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX ?
Câu II (2,0 điểm)
Trong Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã vận dụng những bài học
kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 ?
Câu III (2,0 điểm)
Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống Pháp của
Đảng Cộng sản Đông Dương.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày quá trình phân hóa về chính trị trong đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc đã ra đời như thế nào ?

Quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên có những chuyển biến gì kể từ những
năm 70 đến năm 2000 ?
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 14
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (4,0 điểm)
Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
- Giải thích khái niệm và cho biết bối cảnh xuất hiện hai nhiệm vụ này trong lịch sử cận đại
Việt Nam.
- Trong những năm 30 thế kỉ XX, những người Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào ? Nêu nhận xét.
Câu II (2,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 –
1933. Nêu thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế
giới.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến
lược “Việt Nam hóa Chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949).
Câu IV.b. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 15
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong giai đoạn bị chiếm

đóng và tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
Câu II (2,0 điểm)
Chứng tỏ rằng phong trào công nhân nước ta đã phát triển lên một bước cao hơn từ sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) có những điểm
gì mới so với các phong trào trước đó ?
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương (5 - 1941). Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trong thời kì 1945 – 1954, thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp
phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta ? Tóm tắt hoàn cảnh
lịch sử, chủ trương của ta và kết quả của chiến thắng đó.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trong thời kì 1954 – 1975, thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam đã buộc đế
quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam ? Tóm tắt diễn biến và
kết quả của thắng lợi đó.

×