Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU GOOGLE APP ENGINE ỨNG DỤNG XÂY DỰNG DỊCH VỤ QUẢN LÝ DANH BẠ CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN







ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU GOOGLE APP ENGINE
ỨNG DỤNG XÂY DỰNG DỊCH VỤ QUẢN LÝ
DANH BẠ CÁ NHÂN

Sinh viên
:
Lớp
:
Cán bộ hướng dẫn :

Đà Nẵng-06/2011

Hoàng Xuân Khánh
06T4
TS. Huỳnh Công Pháp.


MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI...................................................................................


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................
Giới thiệu điện toán đám mây:...........................................................................2
Google App Engine:...........................................................................................3
1.1.1 Google App Engine (GAE) là gì? :.............................................................3
1.1.2 Môi trường phát triển ứng dụng :...............................................................4
1.1.3 Qui trình phát triển :...................................................................................7
1.1.4 Những hạn ngạch và giới hạn :...................................................................7
1.2 Google Web Toolkit :.....................................................................................8
1.2.1 Giới thiệu Google Web Toolkit :.................................................................8
1.2.2 Phát triển với Google Web Toolkit :...........................................................8
1.2.3 GWT RPC ( Remote Procedure Calls ) :....................................................9
1.3 Framework Slim3 cho Google App Engine................................................10
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH.....................
2.1 Phát biểu bài toán :......................................................................................13
2.2 Phân tích biểu đồ ca sử dụng :.....................................................................14
2.2.1 Ca sử dụng :..............................................................................................14
2.2.2 Đặc tả ca sử dụng :....................................................................................17
2.3 Biểu đồ hoạt đông :......................................................................................25
2.3.1 Hoạt động quản lý danh bạ :.....................................................................25
2.3.2 Hoạt động quản lý bookmark :.................................................................26
2.3.3 Hoạt động quản lý Profile :......................................................................27
2.4 Phân tích biểu đồ lớp :.................................................................................28
2.4.1 Mô hình khái niệm :..................................................................................28
2.4.2 Biểu đồ lớp :.............................................................................................29
2.5 Phân tích biểu đồ tuần tự :...........................................................................30
2.5.1 Tạo mới contact :......................................................................................30
2.5.2 Chỉnh sửa contact :...................................................................................30
2.6 Phân tích kiến trúc :.....................................................................................31
2.6.1 Package UI :..............................................................................................32
2.6.2 Packgae Service :......................................................................................33

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ.......................
3.1 Xây dựng chương trình :.............................................................................35
3.1.1 Cài đặt các phần mềm cần thiết để xây dựng ứng dụng :........................35
3.1.2 Khởi tạo project :......................................................................................37
3.1.3 Xây dựng ứng dụng demo :......................................................................42
3.1.4 Sơ đồ khối :...............................................................................................51
51
3.2 Kết quả chương trình :.................................................................................56
KẾT LUẬN 64
[1] Kyle Roche and Jeff Douglas. Beginning Java Google App Engine...........65
[2] TS Nguyễn Thanh Bình. Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng. 65


2

Nghiên cứu Google App Engine: Xây dựng dịch vụ quản lý danh bạ cá nhân

[3] PGS.TS Phan Huy Khánh. Quản lý dự án phần mềm.................................65
[4] Jacque Arsac. Nhập môn lập trình. Nguyên bản : Premières lecons de
programmation. Trung tâm hệ thống Thông tin ISC, Hà nội 1991, 241 tr............65
[5] Eugene Ciurana. Developing with Google App Engine .............................65
[6] Google App Engine. />[7] Slim3. />
DANH MỤC HÌNH ẢNH
HÌNH 1.1: MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY...............................................
HÌNH 1.2 : GOOGLE APP ENGINE..................................................................
HÌNH 1.3 : CẤU TRÚC CỦA MỘT GWT RPC..............................................
HÌNH 2.1 : BIỂU ĐỒ CA SỬ DỤNG TỔNG QUÁT........................................
HÌNH 2.2 : CA SỬ DỤNG QUẢN LÝ DANH BẠ...........................................
HÌNH 2.3 : CA SỬ DỤNG QUẢN LÝ BOOKMARK.....................................
HÌNH 2.4 : CA SỬ DỤNG QUẢN LÝ PROFILE............................................

HÌNH 2.5 : BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH BẠ.........................
HÌNH 2.6: BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BOOKMARK....................
HÌNH 2.7 : BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ PROFILE..........................
HÌNH 2.8 : MÔ HÌNH KHÁI NIỆM.................................................................
HÌNH 2.9 : BIỂU ĐỒ LỚP..................................................................................
HÌNH 2.10 : BIỂU ĐỒ TUẦN TỰ TẠO MỚI MỘT DANH BẠ....................
HÌNH 2.11 : BIỂU ĐỒ TUẦN TỰ CHỈNH SỬA DANH BẠ..........................
HÌNH 2.12 : BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH KIẾN TRÚC.........................................
HÌNH 2.13 : BIỂU ĐỒ CHO PACKGAE UI....................................................
HÌNH 2.14 : BIỂU ĐỒ CHO PACKAGE SERVICE.......................................
HÌNH 3.1 : KIỂM TRA PHIÊN BẢN JDK.......................................................
HÌNH 3.2 : CÀI ĐẶT GOOGLE PLUGIN CHO ECLIPSE..........................
HÌNH 3.3 : CÀI ĐẶT GOOGLE PLUGIN, NHẤN OK ĐỂ TIẾP TỤC........
HÌNH 3.4 : CÀI ĐẶT GOOGLE PLUGIN, CHỌN CÁC THÀNH PHẦN
CÀI ĐẶT.....................................................................................
HÌNH 3.5 : KHỞI TẠO SLIM3 PROJECT......................................................
HÌNH 3.6 : ĐẶT TÊN PROJECT, PACKGAE VÀ CHỌN SỬ DỤNG
GWT.............................................................................................


3

Nghiên cứu Google App Engine: Xây dựng dịch vụ quản lý danh bạ cá nhân

HÌNH 3.7 : CẤU TRÚC CỦA PROJECT SLIM3............................................
HÌNH 3.8 : CẤU HÌNH CHO ECLIPSE...........................................................
HÌNH 3.9 : CẤU HÌNH CHO ECLIPSE ( TIẾP THEO )...............................
HÌNH 3.10 : CẤU HÌNH ECLIPSE ĐỂ TỰ ĐỘNG CẬP NHẬT..................
HÌNH 3.11 : GIAO DIỆN CỦA ỨNG DỤNG...................................................
HÌNH 3.12 : GIAO DIỆN QUẢN LÝ CỦA ỨNG DỤNG...............................

HÌNH 3.13 : SƠ ĐỒ KHỐI TẠO MỚI MỘT NHÓM DANH BẠ.................
HÌNH 3.14 : SƠ ĐỒ KHỐI XÓA MỘT NHÓM DANH BẠ...........................
HÌNH 3.15 : SƠ ĐỒ KHỐI TẠO MỚI MỘT DANH BẠ...............................
HÌNH 3.16 : SƠ ĐỒ KHỐI CHỈNH SỬA MỘT DANH BẠ...........................
HÌNH 3.17 : SƠ ĐỒ KHỐI XÓA MỘT DANH BẠ.........................................
HÌNH 3.18 : GIAO DIỆN YÊU CẦU LOGIN NẾU NGƯỜI DÙNG
CHƯA ĐĂNG NHẬP.................................................................
HÌNH 3.19 : ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN VỚI GOOGLE ACOUNT...........
HÌNH 3.20 : TRANG CHỦ CỦA ỨNG DỤNG................................................
HÌNH 3.21 : GIAO DIỆN QUẢN LÝ DANH BẠ............................................
HÌNH 3.22 : CÁC MODULE QUẢN LÝ DANH BẠ......................................
HÌNH 3.23 : POPUP THÊM MỚI MỘT NHÓM.............................................
HÌNH 3.24 : THÊM MỚI MỘT DANH BẠ......................................................
HÌNH 3.25 : CHIA SẺ DANH BẠ......................................................................
HÌNH 3.26 : GỬI EMAIL ĐẾN DANH BẠ......................................................
HÌNH 3.27 : CHỈNH SỬA DANH BẠ...............................................................
HÌNH 3.28 : GIAO DIỆN QUẢN LÝ BOOKMARK......................................
HÌNH 3.29 : THÊM MỚI MỘT BOOKMARK...............................................
HÌNH 3.30 : GIAO DIỆN QUẢN LÝ PROFILE.............................................
HÌNH 3.31 : CHỈNH SỦA PROFILE................................................................
HÌNH 3.32 : UPLOAD HÌNH ẢNH ĐỂ THAY ĐỔI HÌNH ĐẠI DIỆN........
HÌNH 3.33 : POPUP TÌM KIẾM PROFILE CỦA BẠN BÈ THEO TÊN.....
HÌNH 3.34 : POPUP TÌM KIẾM PROFILE CỦA BẠN BÈ THEO
EMAIL.........................................................................................


Hình 3.23 : Popup thêm mới một nhóm..................Error: Reference source not found
Hình 3.24 : Thêm mới một danh bạ........................ Error: Reference source not found
Hình 3.25 : Chia sẻ danh bạ.................................... Error: Reference source not found
Hình 3.26 : Gửi email đến danh bạ.........................Error: Reference source not found

Hình 3.27 : Chỉnh sửa danh bạ................................Error: Reference source not found
Hình 3.28 : Giao diện quản lý bookmark................Error: Reference source not found
Hình 3.29 : Thêm mới một bookmark.....................Error: Reference source not found
Hình 3.30 : Giao diện quản lý profile..................... Error: Reference source not found
Hình 3.31 : Chỉnh sủa profile..................................Error: Reference source not found
Hình 3.32 : Upload hình ảnh để thay đổi hình đại diện...Error: Reference source not
found
Hình 3.33 : Popup tìm kiếm Profile của bạn bè theo tên . Error: Reference source not
found
Hình 3.34 : Popup tìm kiếm Profile của bạn bè theo email. . .Error: Reference source
not found


LỜI NÓI ĐẦU

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là một thuật ngữ được nhắc đến khá
nhiều trong giới công nghệ thời gian gần đây. Theo các chuyên gia trong lĩnh
vực Công Nghệ Thông Tin, giải pháp công nghệ này sẽ là một xu hướng trong
tương lai bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và cơ quan chính phủ,
đặc biệt là với mô hình của doanh nghiệp Việt Nam.
Giải pháp điện toán đám mây có thể được coi là một bài toán lý tưởng giải
quyết, khắc phục các điểm yếu hay các vấn đề mà nhiều doanh nghiệp hiện đang
gặp phải như thiếu năng lực Công Nghệ Thông Tin, chi phí đầu tư ban đầu hạn
chế… Doanh nghiệp sẽ không cần phải có cơ sở hạ tầng nội bộ, triển khai nhanh
chóng mà không phụ thuộc nhiều vào các ứng dụng trên máy, tiết giảm chi phí
nâng cấp ứng dụng, lượng tài nguyên sử dụng lớn, không cần tới bộ máy nhân sự
cồng kềnh hay yêu cầu về nhận sự kỹ thuật trình độ cao thấp, mô hình trả thuê
bao và có thể dễ dàng thay đổi qui mô khi cần thiết
Điện toán đám mây trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế khi
người dân và các doanh nghiệp tiết kiệm tiền bạc bằng việc sử dụng các ứng

dụng trên mạng thay vì mua, cài đặt và duy trì phần mềm trên máy tính của họ.
Chính vì sự phổ biến và tầm quan trọng của điện toán đám mây mà tôi cùng
thầy Huỳnh Công Pháp đã quyết định thực hiện một đề tài theo hướng này. Qua
đó, chúng tôi sẽ nghiên cứu và tìm hiểu nền tảng Google App Engine và ứng
dụng để xây dựng một dịch vụ giúp người dùng lưu trữ, quản lý và chia sẻ danh
bạ cá nhân, bookmark.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1 Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy TS Huỳnh Công Pháp.
2 Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên
tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên,
Hoàng Xuân Khánh


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ DUYỆT


TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Bối cảnh và lý do thực hiện đề tài :
Ngày nay, điện toán đám mây đang dần trở thành một xu hướng. Mọi dữ
liệu của người dùng đều được lưu trữ trên nền Web. Dù ở bất cứ nơi đâu, sử

dụng bất cứ máy tính nào có kết nối mạng, người dùng đều có thể truy cập
đến dữ liệu của mình.
Google App Engine là một trong những nền tảng giúp chúng ta xây dựng
các ứng dụng trên nền điện toán đám mây của Google.
Qua việc nghiên cứu nền tảng Google App Engine, em đã ứng dụng thực
hiện đề tài xây dựng một dịch vụ giúp người dùng lưu trữ, quản lý và chia sẻ
danh bạ cá nhân, bookmark .

Phương pháp triển khai đề tài :
Nghiên cứu Google App Engine (GAE) trên ngôn ngữ lập trình Java.
Nghiên cứu Google Web Toolkit (GWT) cho việc thiết kế giao diện, phát
triển các ứng dụng AJAX và xây dựng các RPC Service thao tác trên cơ sở
dữ liệu.
Nghiên cứu Slim3 Framework cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu và giúp
đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng.

Kết cấu của đồ án:

Luận văn được tổ chức gồm 3 chương chính và các phần mở đầu, kết luận.
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Trình bày các lý thuyết được áp dụng để xây dựng ứng dụng.
Chương 2. Phân tích và thiết kế chương trình
Trình bày việc thiết kế và xây dựng chương trình.
Chương 3. Xây dựng chương trình và kết quả
Trình bày quá trình xây dựng chương trình và minh họa kết quả.


Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu điện toán đám mây:
Điện toán đám mây là môi trường tính toán dựa trên internet mà ở đó tất

cả phần mềm, dữ liệu, tài nguyên được cung cấp cho máy tính và các thiết bị
khác theo nhu cầu.
Những Google, Microsoft, Amazone, Sun đều đã và đang phát triển những
nền tảng điện toán đám mây của riêng mình. Các nền tảng điện toán đám mây
lớn có thể kể đến bây giờ bao gồm:
- Google App Engine của Google:
/>- Windows Azure của Microsoft:
/>- Nền tảng điện toán đám mây ra đời đầu tiên: Amazone Webservice của
Amazon.com
- Sun Cloud của Sun
/>- Facebook

Hình 1.1: Mô hình điện toán đám mây


Google App Engine:
1.1.1

Google App Engine (GAE) là gì? :

Hình 1.2 : Google App Engine

GAE là giải pháp cho vấn đề điện toán đám mây của Google. Ở đó,
Google cung cấp sẵn một hệ thống máy chủ điện toán đám mây, và người lập
trình sẽ viết ứng dụng của mình lên đó. Ứng dụng này sẽ chạy trên đám mây
của Google.
GAE cho phép bạn chạy các ứng dụng Web trên nền tảng của Google. Các
ứng dụng App Engine rất dễ dàng để xây dựng, bảo trì và dễ dàng quản lí lưu
lượng cũng như dung lượng lưu trữ dữ liệu.
Có thể sử dụng các tên miềng riêng (www.example.com) hoặc sử dụng tên

miền miễn phí của Google với đuôi .appspot.com
GAE hỗ trợ 2 môi trường phát triển là Java environment và Python
environment.
Với App Engine‘s Java runtime environment, ta có thể xây dựng các ứng
dụng sử dụng dựa trên các chuẩn kỹ thuật của Java, bao gồm JVM, Java
servlet, hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Java, cũng như các ngôn ngữ sử dụng trình
biên dịch và thông dịch của Java như Java Script, Ruby...
App Engine cũng có một môi trường thực thi Python chuyên dụng, bao
gồm một trình thông dịch nhanh Python và các thư viện chuẩn Python. Môi
trường thực thi Java và Python được xây dựng để đảm bảo các ứng dụng
được chạy nhanh, an toàn và không bị sự can thiệp từ các ứng dụng khác trên
hệ thống.


Với App Engine, bạn sẽ chỉ trả cho những gì bạn sử dụng, không có chi phí
thiết lập cũng như chi phí định kì. Các nguồn tài nguyên mà bạn sử dụng,
như dung lượng lưu trữ và băng thông, được đo bằng GB và thanh toán với
mức phí cạnh tranh. Bạn sẽ kiểm soát được số tiền tối đa cho nguồn tài
nguyên ứng dụng của bạn có thể sử dụng, vì vậy nó luôn nằm trong khả năng
ngân sách.
Bắt đầu với App Engine là hoàn toàn miễn phí, với 500 MB dung lượng
lưu trữ, CPU và băng thông đủ cung cấp cho 5 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Khi bạn kích hoạt chức năng thanh toán, giới hạn miễn phí sẽ được tăng lên
và sẽ chỉ phải trả cho tài nguyên mà bạn sử dụng vượt cấp độ miễn phí.

1.1.2

Môi trường phát triển ứng dụng :

1. Các tính năng của GAE :

Với GAE, sẽ dễ dàng hơn để xây dựng các ứng dụng chạy ổn định, thậm
chí dưới tải nặng và số lượng lớn dữ liệu. App Engine bao gồm các tính năng
sau:
- Dynamic web serving : server web động, hỗ trợ đầy đủ các công nghệ
Web phổ biến.
- Sự lưu trữ bền vững, hỗ trợ các lệnh truy vấn, sắp xếp, giao dịch.
- Khả năng tự động mở rộng và cân bằng tải.
- Các API để xác thực tài khoản người dùng, gửi email bằng tài khoản
Google…
- Một môi trường phát triển cục bộ với đầy đủ các tính năng mô phỏng
GAE trên máy tính của bạn.
- Task queue : hàng đợi nhiệm vụ, để thực hiện các công việc khác,
ngoài web request.
- Scheduled task : lịch công việc, cho các sự kiện trigger vào những thời
điểm và thời gian định sẵn.
Ứng dụng của bạn có thể chạy trên hai môi trường thực thi là Java và
Python. Mỗi môi trường cung cấp các giao thức chuẩn và các công nghệ phổ
biến để phát triển các ứng dụng Web.

2. Sandbox :


Các ứng dụng trên App Engine thực thi trong một môi trường bảo mật,
được gọi là Sandbox. Sandbox cung cấp các quyền truy cập rất hạn chế cho
các hệ điều hành ở lớp dưới. Những hạn chế này cho phép App Engine có thể
phân phối các web request cho ứng dụng trên nhiều máy chủ, khởi động và
dừng các server để đáp ứng nhu cầu giao thông.
3. Java runtime environment:
Ta có thể phát triển các ứng dụng cho môi trường Java runtime bằng cách
sử dụng các công cụ phát triển Web và các hàm API Java chuẩn. Ứng dụng sẽ

tương tác với môi trường qua Java Servlet, và có thể sử dụng các kỹ thuật
web phổ biến như JSP ( Java Server Page ).
Môi trường thực thi Java ( JRE ) sử dụng Java 6. App Engine Java SDK hỗ
trợ phát triển các ứng dụng trên cả Java 5 và 6.
Môi trường này bao gồm nền tảng J2SE runtime environment 6 và các thư
viện. Những giới hạn của môi trường sandbox cũng được thực hiện trong
JVM. Một ứng dụng có thể sử dụng bất cứ JVM bytecode hay các thư viện
nào, miễn là không vượt quá giới hạn của sandbox. Ví dụ như một mã
bytecode cố gắng mở một socket hay ghi vào một file hệ thống sẽ tạo ra các
exception.
Ứng dụng của bạn sẽ truy cập hầu hết các dịch vụ của App Engine, sử
dụng các Java API chuẩn.
-

Datastore service : sử dụng JDO (Java Data Object) và JPA (Java
Persistence API).
Email service : sử dụng Java Mail API.
URL fetch servive : sử dụng java.net HTTP API.
Ngoài ra còn có những API cấp thấp khác.

4. Datastore :
App Engine cung cấp một dịch vụ lưu trữ dữ liệu phân tán, với các cơ chế
truy vấn và giao dịch. Cũng như các máy chủ web phân tán phát triển theo
đường truyền tải, kho dữ liệu phân tán cũng sẽ phát triển theo dữ liệu của
bạn.
App Engine Datastore không giống với các cơ sở dữ liệu quan hệ truyền
thống, mà là kiểu cở sở dữ liệu hướng đối tượng. Các đối tượng dữ liệu (data
object) hay thực thể (entities) sẽ thuộc về một kiểu và có tập các thuộc tính.
Các truy vấn trích xuất dữ liệu qua bộ lọc kiểu và sắp xếp theo giá trị của các
thuộc tính. Giá trị của các thuộc tính có thể là bất cứ kiểu dữ liệu nào được

hỗ trợ.


Datastore thực hiện các giao dịch bằng cách sử dụng các nhóm thực thể.
Một giao dịch sẽ thao tác trên các thực thể của một nhóm duy nhất. Các thực
thể của cùng một nhóm được lưu trữ cùng với nhau để thực hiện hiệu quả các
giao dịch. Ứng dụng có thể gán một thực thể vào một nhóm ngay khi khởi
tạo.
5. Google account :
App Engine hỗ trợ tích hợp Google Account vào ứng dụng của bạn cho
việc xác thực người dùng. Sử dụng Google Account cho phép người dùng sử
dụng ứng dụng của bạn nhanh hơn, bởi không cần phải tạo tài khoản. Nó còn
giúp bạn không phải xây dựng một hệ thống tài khoản người dùng mà chỉ
dùng riêng cho ứng dụng của bạn.
User API cũng có thể nhận biết người dùng hiện thời là quản trị viên
(admin) của ứng dụng. Điều này làm cho nó dễ dàng thực hiện quyền quản trị
của trang Web.
6. App Engine service :
App Engine cung cấp rất nhiều dịch vụ cho phép bạn thực hiện các hoạt
động phổ biến khi quản lý ứng dụng. Các API dưới đây được cung cấp để
thực hiện các dịch vụ này :
-

-

URL fetch service: dùng để truy xuất tài nguyên trên internet (dịch vụ
web hay các dữ liệu khác) sử dụng nền tảng tốc độ cao của Google.
Mail service : ứng dụng có thể gửi email bằng dịch vụ mail trên nền
tảng của Google.
Memcache : tạo ra vùng nhớ đệm có thể truy xuất từ nhiều phiên bản

của ứng dụng để nâng cao hiệu suất. Memcache hữu dụng đối với các
dữ liệu không cần lưu trữ lâu dài và các tính năng giao dịch của
datastore như các dữ liệu tạm, dữ liệu được sao chép từ data store để
truy xuất nhanh hơn.
Image manipulation : dịch vụ này cho phép ứng dụng xử lí hình ảnh, ta
có thể resize, crop, rotate và chuyển đổi giữa các định dạng JPEG và
PNG.

7. Scheduled task và Task queues :
Ứng dụng có thể thực hiện các công việc khác, ngoài nhiệm vụ đáp ứng
các web request. Ứng dụng của bạn có thể thực hiện các nhiệm vụ theo một
lịch trình mà bạn cấu hình, hằng ngày hoặc hằng giờ. Ứng dụng cũng có thể


thực hiện nhiệm vụ được thêm vào hàng đợi của nó, chẳng hạn như một công
việc nền được tạo ra khi xử lí một yêu cầu.
Scheduled tasks còn gọi là “cron jobs”, xử lí bởi dịch vụ Cron.
Task queue : hiện đang ở bản thư nghiệm và chỉ có trên môi trường thực
thi Python, phiên bản cho Java sẽ được phát hành trong tương lai gần.

1.1.3

Qui trình phát triển :

App Engine SDK cho Java và Python bao gồm ứng dụng Web Server, giả
lập tất cả các dịch vụ của App Engine trên máy cục bộ. SDK bao gồm tất cả
các API và thư viện của App Engine. Web Server cũng giả lập môi trường
bảo mật sandbox.
SDK cũng gồm công cụ để upload ứng dụng của bạn lên App Engine.
Khi bạn xây dựng một phiên bản mới của một ứng dụng đang chạy trên

App Engine, bạn có thể tải ứng dụng đó lên như là một phiên bản mới. Phiên
bản cũ sẽ tiếp tục phục vụ người dùng cho đến khi bạn chuyển lên phiên bản
mới. Bạn có thể thử nghiệm phiên bản mới trên App Engine khi phiên bản cũ
vẫn chạy.
Các SDK có thể chạy trên nền Java 5 hoặc 6. Nếu sử dụng môi trường
phát triển Eclipse, ta có thể sử dụng Google Plugin để tạo, thử nghiệm và tải
ứng dụng lên App Engine. SDK này cũng hỗ trợ công cụ dòng lệnh.
Administration Console : sử dụng giao diện web để quản lý ứng dụng trên
App Engine. Ta có thể đăng kí ứng dụng mới, cấu hình tên miền, thay đổi
phiên bản của ứng dụng, kiểm tra nhật kí truy cập và nhật kí lỗi, duyệt qua
kho dữ liệu của ứng dụng.

1.1.4

Những hạn ngạch và giới hạn :

Không chỉ là việc tạo ra một ứng dụng App Engine là dễ dàng, hoàn toàn
miễn phí. Bạn còn có thể tạo một tài khoản và công bố các ứng dụng cho mọi
người có thể sử dụng ngay không mất phí, và không có nghĩa vụ. Một ứng
dụng trên một tài khoản miễn phí có thể sử dụng lên đến 500MB dung lượng
lưu trữ và lên đến 5 triệu lượt xem một tháng. Khi bạn muốn nhiều hơn, bạn
có thể kích hoạt chức năng thanh toán, thiết lập một ngân sách tối đa hằng
ngày, và phân bổ ngân sách của bạn cho mỗi tài nguyên theo nhu cầu của
bạn.
Mỗi tài khoản có thể đăng kí tối đa 10 ứng dụng.
Mỗi ứng dụng sẽ được cung cấp một nguồn tài nguyên giới hạn, gọi là hạn
ngạch (quota) . Một hạn ngạch sẽ xác định có bao nhiêu tài nguyên mà ứng


dụng có thể sử dụng. Trong tương lai gần, bạn có thể điều chỉnh các giới hạn

này bằng cách mua các nguồn tài nguyên bổ sung.
Một vài tính năng áp đặt giới hạn không liên quan đến hạn ngạch, để bảo
vệ sự ổn định của hệ thống. Ví dụ khi một ứng dụng được gọi để đáp ứng
một web request thì nó phải đáp ứng trong thời gian 30s. Nếu không, tiến
trình sẽ bị chấm dứt và ứng dụng trả về một mã lỗi cho người sử dụng (time
out). Thời gian chờ có thể thay đổi, là ngắn hơn nếu một yêu cầu thường
xuyên vượt quá thời gian chờ để bảo tồn tài nguyên.

1.2 Google Web Toolkit :
1.2.1

Giới thiệu Google Web Toolkit :

Google Web Toolkit (GWT) là bộ công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng và tối
ưu các ứng dụng phức tạp trên trình duyệt. Mục tiêu của nó là cho phép phát
triển các ứng dụng Web có hiệu suất cao mà không yêu cầu người phát triển
phải là chuyên gia trong browser quirk, XMLHttpRequest và Java Script.
GWT được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm của Google, bao gồm cả
Google Wave và các phiên bản mới của AdWords. GWT là mã nguồn mở,
hoàn toàn miễn phí và được sử dụng bởi hàng ngàn nhà phát triển trên thế
giới.
Google Web Toolkit (GWT) là một giải pháp khá toàn diện cho Java
developer để xây dựng các ứng dụng AJAX mà không cần phải biết quá
nhiều ngôn ngữ, đồng thời lại có thể debug lỗi - một lợi thế rất lớn vì bản
thân Javascript không có chế độ debug, khiến cho rất khó khăn để xác định
được vị trí lỗi trong đống code Java Script
GWT cho phép bạn thoát khỏi ma trận các công nghệ để viết các ứng dụng
AJAX quá khó khăn và nhiều lỗi. Với GWT, bạn có thể phát triển và kiểm tra
lỗi các ứng dụng AJAX bằng ngôn ngữ Java, sử dụng các công cụ phát triển
Java tuỳ theo ý thích. Khi bạn triển khai ứng dụng của mình, bộ biên dịch của

GWT sẽ dịch ứng dụng Java của bạn sang JavaScript và HTML.

1.2.2

Phát triển với Google Web Toolkit :

Write : GWT cung cấp tập các Java API và các Widget, cho phép viết các
ứng dụng AJAX bằng Java và sau đó biên dịch mã nguồn sang Java Script
được tối ưu cao. Ứng đụng đó có thể chạy trên nhiều trình duyệt khác nhau,
gồm cả các trình duyệt di động trên Android và iPhone.


Debug : Ta có thể debug các ứng dụng AJAX trên IDE ưa thích (như
Eclipse) như một ứng dụng desktop, và trong trình duyệt ưa thích của mình
như làm việc với JavaScript.
Optimize : Google Web Toolkit bao gồm hai công cụ mạnh để tạo các ứng
dụng web tối ưu hóa. Trình biên dịch GWT thực hiện tối ưu hóa toàn diện
trên cơ sở mã của bạn bằng phương pháp in-lining, loại các mã không cần
thiết, tối ưu hóa chuỗi… Bằng cách thiết lập các điểm chia trong mã nguồn,
nó có thể phân mảnh việc tải về các mã Java Script, giúp trang web khởi
động nhanh hơn.
Run : Khi bạn đã sẵn sàng để triển khai ứng dụng, GWT sẽ biên dịch mã
nguồn Java ra các mã Java script được tối ưu hóa và độc lập, có thể chạy trên
hầu hết các trình duyêt, kể cả các trình duyệt di động trên Iphone và Android.

1.2.3

GWT RPC ( Remote Procedure Calls ) :

GWT RPC framework giúp cho việc trao đổi các đối tượng Java object qua

HTTP giữa các thành phần máy khách (client) và máy chủ (server) trở nên dễ
dàng hơn.
Các mã phía máy chủ được gọi từ các máy khách được gọi là các dịch vụ
(service). Việc cài đặt một dịch vụ GWT RPC dựa trên kiến trúc servlet phổ
biến của Java.
Trong mã phía máy khách, bạn sẽ sử dụng một lớp proxy tự động để thực
hiện lời gọi tới dịch vụ.
Khi thiết lập GWT RPC, bạn sẽ tập trung vào ba thành phấn liên quan đến
thủ tục gọi chạy trên các máy chủ từ xa :
-

Dịch vụ (service) chạy trên máy chủ (các hàm mà bạn gọi)

-

Các mã trên máy khách gọi dịch vụ.

-

Đối tượng dữ liệu Java được trao đổi qua lại giữa client và server.


Hình 1.3 : Cấu trúc của một GWT RPC

Để định nghĩa một RPC interface, ta phải xây dựng ba thành phần :
-

Định nghĩa một interface (Ex: MyService.java) cho dịch vụ, được kế thừa
từ RemoteService và khai báo tất các phương thức của dịch vụ.


-

Tạo một lớp (Ex: MyServiceImpl.java) kế thừa RemoteServiceServlet và
cài đặt interface mà bạn đã tạo ở trên.

-

Xác định một giao diện không đồng bộ (Ex: MyServiceAsync.java) cho
dịch vụ của bạn để được gọi là từ phía máy khách.

1.3

Framework Slim3 cho Google App Engine

Slim3 là một full-stack framework MVC mã nguồn mở được tối ưu hóa
cho Google App Engine / Java, và bạn cũng có thể sử dụng Slim3 như một
framework về cơ sở dữ liệu.

Các thành phần chính của Slim3 :


1. Global Transaction :
App Engine chỉ hỗ trợ các phiên truy vấn trên một nhóm thực thể duy
nhất. Do đó khi ta cần cập nhật đồng thời trên nhiều nhóm thực thể thì sẽ gặp
nhiều khó khăn.
Slim3 khắc phục nhược điềm đó, nó hỗ trợ Global Transaction giữa các
nhóm thực thể.
2. Faster than JDO/JPA :
Slim3 sử dụng các hàm Datastore mức thấp, do đó nó nhanh hơn JDP/JPA.
Slim3 tạo một sơ đồ logic giữa entity và model trong tập tin meta data.

Meta data được tạo một cách tự động bởi Annotation Processing Tool khi
biên dịch.
Slim3 không cần tốn thời gian thực thi để ánh xạ giữa entity và model. Do
đó nó nhanh hơn JDO/JPA.
Để truy xuất 10,000 entity, Slim3 chạy nhanh gấp 3 lần JDO/JPA.
3. Fast spin-up :
4. Hot-reloading :
Slim3 hỗ trợ Hot Reloading.
Hot-reloading nghĩa là một phiên bản mới của một class sẽ được nạp lại
một cách tự động. Do đó, khi ta thay đổi source code, ta có thể xem kết quả
ngay trên trình duyệt mà không cần phải khởi động lại trình duyệt đó.
5. Type safe query :
Slim3 hỗ trợ type-safe query ( truy vấn an toàn ).
Ví dụ truy vần với Slim3 :
EmployeeMeta e = EmployeeMeta.get();
List<Employee> list = Datastore.query(e)
.filter(e.salary.greaterThan(5000), e.job.equal("ANALYST"))
.sort(e.salary.asc)
.asList();

PersistenceManager pm = PMF.get().getPersistenceManager();
try {
Tương đương với câu lệnh truy vấn trong JDO/JPA :
Query query = pm.newQuery(Employee.class);
query.setFilter("salary > :salary && job == :job");
query.setOrdering("salary asc");
List<Employee> list = (List<Employee>) query.execute(5000,
"ANALYST");
} finally {
pm.close();

}


Vì JDO/JPA sử dụng lệnh truy vấn dựa trên chuỗi kí tự, do đó giả sử ta đổi
tên thuộc tính salary, thì sẽ không có lỗi nào được tra về.
Còn với type-safe query, nếu thuộc tính salary không còn tồn tại, trình
biên dịch sẽ báo lỗi salary không tồn tại.


Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG

TRÌNH

2.1

Phát biểu bài toán :

Dựa vào nền tảng Google App Engine, ta xây dựng một dịch vụ giúp người
dùng lưu trữ, quản lý, chia sẻ danh bạ, bookmark. Mỗi người cũng sẽ có một
profile riêng để quản lý thông tin cá nhân của mình.
Nhờ vào hệ thống Google Account, ta không cần phải tạo một hệ thống
người dùng riêng cho dịch vụ. Mỗi người đều có thể sử dụng tài khoản
Google của mình để đăng nhập, sử dụng dịch vụ. Và cũng sử dụng chính tài
khoản này đê gửi email đến mọi người trong danh bạ, cũng như chia sẻ danh
bạ, bookmark của mình cho bạn bè.
Mỗi người sử dụng dịch vụ cũng có trang profile riêng, lưu trữ thông tin cá
nhân của mình, như địa chỉ email, số điện thoại, … Họ có thể chia sẻ thông
tin này cho bạn bè, cũng như ta có thể tìm kiếm profile của bạn bè mình, rồi
đưa vào danh bạ cá nhân.
Ở lần đầu tiên sử dụng dịch vụ, hệ thống sẽ tạo cho người dùng các nhóm

mặc định, các nhóm này là không thể xóa :
- Contact :
 All : chứa tất cả thành viên trong danh bạ.
 Favorite : chứa các thành viên được người dùng chọn vào nhóm ưa
thích.
 Other : Nhóm đặc biệt, người dùng có thể thêm thành viên vào
nhóm này, hoặc nếu một nhóm bị xóa thì các thành viên thuộc
nhóm đó sẽ được đưa vào nhóm Other.
- Bookmark :
 All : chứa tất cả các boomark.
 Other : Nhóm đặc biệt,người dùng có thể thêm bookmark vào
nhóm này.


2.2 Phân tích biểu đồ ca sử dụng :
2.2.1

Ca sử dụng :

1. Ca sử dụng chung :

Hình 2.1 : Biểu đồ ca sử dụng tổng quát.

Mô tả :
- Người dùng đăng nhập vào hệ thống để sử dụng dịch vụ bằng tài khoản
Google.
- Sau khi đăng nhập thành công, người dùng có thể thực hiện các thao
tác quản lý trên danh bạ cá nhân, bookmark cũng như quản lý profile
thông tin cá nhân.



2. Ca sử dụng quản lý danh bạ :

Hình 2.2 : Ca sử dụng quản lý danh bạ

Mô tả :
- Tại giao diện quản lý danh bạ, người dùng có thể thực hiện các thao tác
trên các nhóm danh bạ, danh bạ.
- Trên nhóm danh bạ, người dùng có thể thêm, sửa, xóa một nhóm.
- Trên danh bạ, người dùng có thể thêm, sửa, xóa danh bạ. Chia sẽ một
danh bạ cho bạn bè, gửi email đến danh bạ, đưa một danh bạ vào nhóm
yêu thích (favorite).
3. Ca sử dụng quản lý bookmark :


Hình 2.3 : Ca sử dụng quản lý bookmark.

Mô tả :
- Tại giao diện quản lý bookmark, tương tự như trên danh bạ, người
dùng có thể thực hiện các thao tác trên các nhóm bookmark, bookmark.
- Với nhóm bookmark, người dùng có thể thêm, sửa, xóa một nhóm.
- Với bookmark, người dùng có thể thêm, chỉnh sửa, xóa một bookmark
cũng như chia sẻ một bookmark cho bạn bè.

4. Ca sử dụng quản lý Profile :


×