Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

TRUYEN THONG TIENG ANH CHO TRE EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.66 KB, 61 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ,
biết học hành là ngoan” .Thật vậy, trẻ em dù ở thời kỳ nào cũng chính là những
viên ngọc quý, nguồn nhân lực cho tương lai nên luôn cần được chăm sóc và dạy
dỗ. Ngày nay,sống trong thời bình, Việt Nam tự tin hội nhập với thế giới, cuộc sống
trở nên ấm no và phát triển hơn, người ta không còn chỉ hướng đến việc phải cho
con cái “biết ăn, biết ngủ, biết học”, mà hơn “biết” nữa là còn phải “giỏi”.
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ sử
dụng phổ biến nhất thế giới khi mà có gần 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn
ngữ chính, bên cạnh tiếng mẹ đẻ và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn
ngữ thứ hai. Vì vậy, ngoại ngữ này có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập
toàn cầu hóa hiện nay. Hiểu được tầm quan trọng này, rất nhiều bậc phụ huynh đã
sẵn sàng đầu tư cho con học tiếng anh ngay từ lúc còn rất nhỏ, không chỉ qua việc
tham gia các khóa học tại trường học mà còn là thông qua việc học thêm, học bổ
trợ. Độ tuổi quan trọng nhất để đầu tư vào học tập là từ 0-10 tuổi, khi mà não bộ
dần hình thành những kết nối quan trọng, giúp trẻ hình thành tư duy tốt nhất. Bộ
não bắt đầu hình thành kết nối qua các kích thích từ bên ngoài như ánh sáng, hình
ảnh, âm thanh hay những thứ ta cầm nắm….Đầu tư tiếng anh trẻ em trong giai đoạn
càng sớm thì chúng ta càng tạo nền tảng vững chắc cho khả năng học tập và sự phát
triển sau này của trẻ. Và để làm được điều đó thì tham gia một môi trường học thân
thiện với các yếu tố giáo dục phù hợp là rất cần thiết.
Amslink là trung tâm đào tạo Tiếng Anh được thành lập và điều hành bởi
một nhóm cựu học sinh khối chuyên Anh trường THPT Chuyên Hà Nội –
Amsterdam. Những thành viên sáng lập Amslink đã có thời gian học tập, tu nghiệp
và tốt nghiệp bằng thạc sĩ tại các nước Châu Âu. Với những kiến thức và kinh
nghiệm có được qua quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy tại trường THPT
Chuyên Hà Nội - Amsterdam và một số trường Đại học chuyên về ngoại ngữ tại Hà
1



Nội, như trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia và Đại học Hà
Nội, cũng như qua quá trình làm việc tại một số tập đoàn đa quốc gia về giáo dục
tại Việt Nam; Amslink mong muốn phát triển ý tưởng tạo lập một môi trường giảng
dạy tiếng Anh thân thiện và chất lượng cao cho trẻ em và thanh thiếu niên Việt
Nam. Qua đó, có thể trang bị cho các em học sinh những kỹ năng tốt nhất, phục vụ
cho những dự định du học và theo đuổi nghề nghiệp trong tương lai.
Thời gian gần đây, chỉ riêng thành phố Hà Nội đã có hàng trăm trung tâm
tiếng anh mở ra với quy mô, chất lượng giảng dạy và giá thành khác nhau nhưng
Amslink vẫn duy trì được lượng khách hàng ổn định biết đến và tham gia học tập
tại trung tâm. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động truyền thông marketing đối
với trung tâm Amslink, tôi xin lựa chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động truyền thông
của trung tâm tiếng anh cho trẻ em”(nghiên cứu trường hợp tại trung tâm
Amslink)với mong muốn tìm hiểu thực trạng các hoạt động truyền thông marketing
phụ huynh nhận được thông tin, từ đó có những đề xuất nhằm làm tăng tính hiệu
quả của loại dịch vụ này.
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu về hoạt động truyền thông marketing:
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về việc truyền thông, marketing của
các trung tâm tiếng anh cũng được quan tâm khá nhiều trong những năm gần đây.
Việc tìm được một trung tâm tiếng Anh tốt cho con là điều mà các bậc phụ huynh ai
cũng mong muốn, có khá nhiều công trình đã nghiên cứu về vấn đề này, việc
nghiên cứu sẽ giúp trung tâm đánh giá được hoạt động truyền thông của mình và có
giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông đến nhiều người hơn nữa. Dưới đây là
một số công trình nghiên cứu:
Luận văn “Phân tích thực trạng hiệu lực các công cụ truyền thông
marketing điện tử của công ty cổ phần Đầu tư & Thương mại Trung Sơn”
(2009). Đề tài nghiên cứu các công cụ truyền thông thông qua xúc tiến bán hàng
điện tử (phát coupon, khuyến mãi, sử dụng sản phẩm mẫu, marketing điện tử trực
tiếp (email marketing, marketing lan truyền, tin nhắn SMS), phân tích được hiệu
2



quả của các công cụ truyền thông đó và đưa ra được các giải pháp để nâng cao hiệu
quả của những công cụ, những vấn đề bất cập trong việc truyền thông của công ty,
sử dụng nhiều số liệu, bảng biểu để phân tích, lập luận về hoạt động truyền thông
của công ty. Đề tài giống với đề tài của em là nghiên cứu hoạt động truyền thông
nhưng khác ở chỗ không gian nghiên cứu là công ty đầu tư và thương mại Trung
Sơn, thời gian nghiên cứu là từ năm 2009 còn đề tài của em là hoạt động truyền
thông của trung tâm tiếng Anh cho trẻ em Amslink thông qua các kênh thông in là
internet, báo, người quen, tờ rơi, băng rôn.
Đề tài “Hoạt động truyền thông marketing của Trung tâm thông tin – Thư
viện Đại học Quốc gia Hà Nội” (2010). Đề tài nêu lên được vai trò của truyền
thông marketing trong hoạt động thông tin – thư viện, thực trạng của hoạt động
truyền thông tại trung tâm thông tin – thư viện đại học quốc gia Hà Nội (tổ chức
các lớp học hướng dẫn người dùng tin, truyền thông qua tờ rơi, qua website, qua
logo, diễn đàn trao đổi,…) và có một vài nhận xét, ưu điểm, nhược điểm của hoạt
động truyền thông tại thư viện trường. Đề tài này giống đề tài em là tìm hiểu hoạt
động truyền thông marketing, thực trạng hoạt động đó, tuy nhiên đề tài của em
khác đề tài này là em nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông qua các kênh
thông tin là facebook, báo, tạp chí, internet, người quen giới thiệu,… và đánh giá
hiệu quả của những hoạt động truyền thông đó tại trung tâm tiếng anh Amslink.
Đề tài “Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của
học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” của Trương Thanh Bình (2012). Đề
tài đã nêu ra một số vấn đề chung về truyền thông, đánh giá được thực trạng của
hoạt động truyền thông marketinh tại học viện Công nghệ bưu chính viễn thông qua
các kênh thông tin như báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, internet, tổ chức sự
kiện, quan hệ cộng đồng và hoạt động marketing trực tiếp. Đề tài nghiên cứu số
lượng mẫu lớn, với nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau. Đề tài này
giống đề tài em ở việc đánh giá thực trạng hiệu quả của truyền thông marketing;
3



tuy nhiên điểm khác biệt là khách thể nghiên cứu của 2 đề tài khác nhau, đề tài cứu
là phụ huynh của học sinh nhỏ tuổi.
Nguyễn Thiện với đề tài “Hoạt động truyền thông marketing đối với dịch
vụ học trực tuyến của công ty TNHH Trí Tuệ Nhân Tạo Artificial Intelligence”
(2013) nghiên cứu các công cụ truyền thông marketing là quảng cáo, xúc tiến bán
hàng, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân thông qua các
chính sách của AI, một số ưu điểm, hạn chế của công ty và các giải pháp giúp AI
giải quyết vấn đề truyền thông đang gặp phải. Đề tài này giống đề tài của em ở chỗ
là nghiên cứu hoạt động truyền thông marketing, tuy nhiên phạm vị không gian
nghiên cứu khác nhau, đề tài này nghiên cứu tại công ty Trí tuệ nhân tạo Artificial
Intelligence; tuy là nghiên cứu về hoạt động truyền thông, nhưng đề tài này nghiên
cứu hoạt động truyền thông trong việc học trực tuyến, còn đề tài em lựa chọn
nghiên cứu về việc cung cấp thông tin cho phụ huynh học sinh về trung tâm tiếng
anh Amslink; thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến nay đã 4 năm, có thể xuất hiện
các kênh thông tin mới.
Tiểu luận “Kế hoạch marketing cho trung tâm anh ngữ ILA” của nhóm
sinh viên trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (tháng 9/2013) trên cơ sở
phân tích môi trường marketing, những ưu và nhược điểm của ILA Vietnam, nhận
diện đối thủ cạnh tranh, nắm được những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, đồng
thời xác định rõ thị trường và khách hàng mục tiêu, kế hoạch Marketing cho sản
phẩm Anh văn Thiếu nhi của trung tâm ngoại ngữ ILA Vietnam từ tháng 10 năm
2013 đến tháng 10 năm 2014 để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa dịch vụvà đẩy
mạnh truyền thông, gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách hang. Đề tài chưa đề cập đến
vấn đề khách hàng biết đến ILA từ đâu và nghiên cứu trên địa bàn cả nước khá rộng
nên chỉ đánh giá được một cách chung chung, chưa đi vào cụ thể.
Đề tài “Thực trạng hoạt động truyền thông marketing của công ty Sơn
tổng hợp Hà Nội” (2015). Đề tài nêu lên được thực trạng hoạt động truyền thông
tại công ty Sơn tổng hợp Hà Nội, nghiên cứu các công cụ truyền thông như quảng
4



cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, bán hàng trực tiếp, marketing trực tiếp, từ đó
đề xuất một số giải pháp để nâng cao hoạt động truyền thông truyền thông. Đề tài
này giống đề tài của em ở chỗ đó là nghiên cứu hoạt động truyền thông marketing
qua các công cụ truyền thông nhưng đề tài của em khác đó là em nghiên cứu qua
các kênh thông tin như internet (facebook, google), tờ rơi, người quen giới thiệu,
diễn đàn. Phạm vi nghiên cứu của hai đề tài khác nhau, của đề tài này là tại công ty
Sơn tổng hợp Hà Nội, trong khi đề tài nghiên cứu của em tại trung tâm tiếng Anh
Amslink và hiệu quả của hoạt động truyền thông đó có đạt hiệu quả hay không đạt
hiệu quả.
Nhìn chung, hoạt động truyền thông trong các tổ chức rất được chú trọng,
được nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Thông qua các công trình, đề tài nghiên
cứu, các tác giả đã nêu lên được thực trạng hoạt động truyền thông của từng tổ
chức, các công cụ và kênh truyền thông mà tổ chức đó sử dụng. Tuy nhiên, mỗi đề
tài, công trình nghiên cứu thì đều có phương pháp nghiên cứu riêng, thời điểm, địa
bàn và phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau tùy từng góc độ tiếp cận. Đề tài nghiên
cứu “Hiệu quả hoạt động truyền thông của trung tâm tiếng anh cho trẻ
em”(nghiên cứu trường hợp tại trung tâm Amslink) sẽ tiếp tục kế thừa, chọn lọc
để phân tích được khách quan hơn về hoạt động truyền thông marketing trong tổ
chức.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
3.1 Ý nghĩa khoa học
Thông qua nghiên cứu, đề tài làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết, khái niệm,
phương pháp nghiên cứu xã hội học, đặc biệt là lý thuyết hành động xã hội và vận
dụng một cách khoa học vào đời sống thực tế để có cái nhìn tổng quát về hoạt động
truyền thông marketing về cung cấp thông tin cho phụ huynh học sinh tại trung tâm
tiếng Anh cho trẻ em.
5



3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đánh giá được hiệu quả hoạt động truyền
thông của trung tâm tiếng anh Amslink, giúp trung tâm có giải pháp để nâng cao
được hiệu quả hoạt động và những người có con em có nguyện vọng học tiếng anh
có thêm một sự lựa chọn cho con mình trong việc học tiếng anh, nâng cao trình độ.
4. Đối tượng, khách thể, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả của hoạt động truyền thông
4.2. Khách thể nghiên cứu: Những phụ huynh có contheo học và không theo học
tại trung tâm tiếng Anh Amslink
4.3. Mục đích:
Tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông
marketing tại trung tâm tiếng anh để giúp trung tâm có giải pháp nâng cao hiệu quả
truyền thông đến phụ huynh học sinh, đưa trung tâm đến gần hơn với người có nhu
cầu cho con em mình đi học tiếng anh.
4.4. Mục tiêu
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông marketing hiện nay của trung tâm
qua những kênh thông tin khách hàng/ phụ huynh biết đến trung tâm.Đánh giá hiệu
quả của của kênh thông tin đó
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông.
4.5 Câu hỏi nghiên cứu
- Phụ huynh học sinh biết đến trung tâm chủ yếu qua kênh thông tin nào, hiệu quả
của những kênh thông tin đó ra sao?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc quan tâm đến việc học tiếng anh của các phụ
huynh học sinh?
6


4.6. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động truyền thông marketing có
nhiều khía cạnh nghiên cứu khác nhau như: Thực trạng hoạt động truyền thông, các

hình thức truyền thông, các kênh thông tin, hiệu quả của hoạt động đó, xây dựng
chiến lược truyền thông,… Tuy nhiên đề tài này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
thực trạng hoạt động truyền thông qua các kênh thông tin và hiệu quả của các kênh
thông tin đó tại trung tâm tiếng anh Amslink.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận xã hội học
Mác – xít và lý thuyết Hành động xã hội để lập luận, phân tích khi tìm hiểu về thực
trạng của hoạt động truyền thông marketing tại trung tâm Amslink trong việc cung
cấp thông tin cho phụ huynh học sinh, thực trạng các kênh thông tin Amslink sử
dụng để mọi người biết đến trung tâm nhiều hơn, nâng cao được uy tín.
Trước hết, đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê nin cụ thể là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở khoa học để
sử dụng các phương pháp cụ thể nhằm biện giải cho những vấn đề nghiên cứu của
mình một cách toàn diện. Các sự kiện, hiện tượng xã hội được đặt trong sự tương
tác và mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau chứ không tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ,
đồng thời chúng tồn tại và được đánh giá một cách khách quan trong sự vận động
biến đổi của quá trình hình thành phát triển.
Về lý thuyết hành động xã hội thì theo quan điểm của Max Weber về phân
loại hành động xã hội thì có hành động duy lý – công cụ là hành động được thực
hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có
hiệu quả cao nhất. Đối với đề tài này, về hoạt động truyền thông marketing, việc
truyền thông rất là quan trọng, nó giúp cho tổ chức được biết đến nhiều hơn và phát
triển hơn nữa, chính vì vậy, cần phải có sự tính toán, cân nhắc sử dụng các phương
7


tiện truyền thông, truyền thông đại chúng để gia tăng sự phổ biến của các tổ chức
nói chung và trung tâm tiếng Anh Amslink nói riêng. Lựa chọn được công cụ,
phương tiện truyền thông phù hợp thì kết quả truyền thông sẽ đạt được hiệu quả

cao, chất lượng cao nhất có thể nhận được.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin:
5.2.1. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc:
Phỏng vấn phụ huynh học sinh và những người có con em có nguyện vọng
học tiếng anh dựa trên việc sử dụng hệ thống các câu hỏi trong bảng hỏi vềhoạt
động truyền thông marketing. Sử dụng 60 bảng hỏi bao gồm các câu hỏi liên quan
đến các vấn đề: kênh thông tin mà khách hàng sử dụng để tìm hiểu về Amslink, ý
kiến của họ về hiệu quả của kênh thông tin đó,…
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Thực hiện 3 cuộc phỏng vấn sâu đối với phụ huynh học sinh về các kênh
thông tin họ tìm kiếm thông tin liên quan đến Amslink, ý kiến đánh giá của họ về
hiệu quả của kênh thông tin đó, một vài ý kiến đóng góp của họ để giúp nâng cao
hiệu quả hoạt động truyền thông của trung tâm.
5.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu:
Đề tài có tham khảo nội dung, số liệu của một số đề tài nghiên cứu, những
báo cáo, bài báo, internet về hoạt động truyền thông marketing để có hướng phân
tích được chính xác hơn.
6. Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết:
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Phụ huynh học sinh biết đến trung tâm chủ yếu qua Facebook và hiệu quả của
kênh thông tin đạt hiệu quả tốt.
8


- Học phí là nhân tố quyết định nhất đến việc lựa chọn trung tâm tiếng anh cho con
của các phụ huynh.
6.2. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế - xã hội

Hoạt động truyền thông


Các yếu tố ảnh hưởng

Thực trạng truyền
thông

Các
hình
thức
truyền
thông

Hiệu
quả
của
các
hình
thức
truyền
thông

Điều
kiện cơ
sở vật
chất

Học
phí

9


Chương
trình
học

Giáo
viên

Phương
pháp
giảng
dạy


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU
QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA TRUNG TÂM TIẾNG ANH
1.1 Áp dụng lý thuyết Hành động xã hội giải thích Hiệu quả truyền thông của
trung tâm tiếng anh:
Hoạt động truyền thông là hoạt động hết sức quan trọng đối với từng tổ chức,
vì nó giúp tổ chức được biết đến nhiều hơn, rộng rãi hơn trong xã hội, gia tăng uy
tín cho tổ chức đó. Hoạt động truyền thông nhắm là hành động nhắm đến mục đích
là giúp tổ chức phát triển và có thể giải thích thông qua lý thuyết hành động xã hội
theo quan điểm của Max Weber. “Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn
cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người
khác” [2, tr 179].
Weber phân biệt bốn loại hành động xã hội như sau:
Thứ nhất là hành động duy lý – cộng cụ: Đây là loại hành động được thực hiện với
sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu
quả cao nhất.
Thứ hai là hành động duy lý giá trị: hành động thực hiện vì bản thân hành động

(mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này là dựa vào những mục đích phi lí
nhưng chúng lại được thực hiện bằng phương pháp, công cụ duy lý.
Thứ ba là hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen,
nghi lễ, phong tục tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác
Cuối cùng là hành động cảm tính (xúc cảm): là hành động do các trạng thái xúc
cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích
mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động.
Như vậy, trong đề tài nghiên cứu của em, hoạt động truyền thông marketing
được coi là một hành động xã hội. Mỗi loại hành động xã hội theo Max Weber định
nghĩa đều mang bốn loại hành động mà ông đã phân loại. Thứ nhất, về hành đọng
10


duy lý – công cụ, thì tại các trung tâm tiếng anh, họ cần có người đăng kí học, cần
dạy giảng dạy cho những trẻ em có nhu cầu học tiếng anh và họ cần được mọi
người biết đến nhiều hơn thì họ sử dụng hoạt động truyền thông marketing để giải
quyết các vấn đề đó, cần có sự cân nhắc, tính toán để làm sao hoạt động truyền
thông đạt được hiệu quả. Thứ hai, đó là hành động duy lý – giá trị, là cùng với sự
cân nhắc, tính toán để đạt được hiệu quả thì trung tâm thì trung tâm có những mong
muốn như là trở thành trung tâm uy nhất thì họ cố gắng bằng cách thức truyền
thông, kết hợp với phương pháp giảng dạy hiệu quả để đạt được mong muốn của
mình. Thứ ba, đó là hành động theo truyền thống, hoạt động truyền thông họ vẫn sử
dụng hình thức truyền thông từ trước như truyền miệng (người quen giới thiệu), tờ
rơi, băng rôn trong quá trình truyền thông. Và cuối cùng, ở hoạt động truyền thông,
đôi khi người ta hành động theo cảm tính, như việc phát tờ rơi thì họ phát một cách
tràn lan, không cân nhắc đến việc tờ rơi đến tay đối tượng nào, không cân nhắc đến
vấn đề liên quan tài chính của trung tâm. Và tất cả bốn hành động này được đều có
sự đan xen lẫn nhau. Hoạt động truyền thông marketing có vai trò là giúp mọi
người biết đến sản phẩm mình cần, các lợi ích nhờ việc khai thác, sử dụng sản
phẩm đó, cũng như cách thức có thể khai thác, sử dụng được sản phẩm. Đối với

trung tâm Amslink, hoạt động truyền thông giúp họ được mọi người biết đến rộng
rãi hơn, những người lớn có ý định cho con em mình học tiếng Anh sẽ có thêm một
địa chỉ để tham khảo, giúp con em mình nâng cao được trình độ tiếng anh. Sử dụng
các phương thức truyền thông thông qua các phương tiện như internet, báo, tờ rơi,
băng rôn, diễn đàn … để truyền đạt thông tin đến mọi người, đặc biệt là những
người có nhu cầu cho con em mình học tiếng anh.Hoạt động truyền thông
marketing nhằm giải quyết các mục tiêu: Làm cho khách hàng tiềm năng nhận biết
sự có mặt của trung tâm, mục đích nhằm khi mà khách hàng có nhu cầu về sản
phẩm, dịch vụ mà trung tâm cung cấp, ngay lập tức khách hàng nhớ ngay đến
thương hiệu, sản phẩm của trung tâm đó là mục tiêu xây dựng sự nhận biết. Thứ
hai, đó là mục tiêu đưa tin, giới thiệu, mô tả về các dịch vụ sẵn sàng phục vụ, xây
11


dựng một hình ảnh đặc biệt. Thứ ba là mục tiêu thuyết phục, là điều chỉnh thái độ,
hành vi của khách hàng, kích thích nhu cầu, thuyết phục khách hàng tiềm năng đón
nhận thông tin. Thứ tư là mục tiêu nhắc nhở, nhắc khách hàng rằng trong tương lai
họ sẽ có thể cần đến sản phẩm/dịch vụ của trung tâm, duy trì sự nhận biết của
khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức độ cao nhất, và luôn nằm trong nhóm
được cân nhắc, xem xét. Thứ năm là mục tiêu xây dựng thương hiệu, thương hiệu
hiện diện một cách rất rõ ràng và những gì mà người ta muốn nói lên thông qua
thương hiệu cũng được thể hiện một cách rất rõ ràng. Thứ sáu là mục tiêu thay đổi
nhận thức, nếu việc truyền thông đạt hiệu quả thì khi chỉ cần nhắc đến một thứ, vấn
đề nào đó, người ta nghĩ ngay đến sản phẩm/dịch vụ này, sản phẩm/dịch vụkia, khi
đó tổ chức đã khẳng định được thương hiệu của mình. Hoạt động truyền thông
marketing là hành động xã hội mà nó có sự tính toán tỉ mỉ, cân nhắc kĩ lưỡng để đạt
được kết quả cao đó là khẳng định được thương hiệu và quảng bá nó đến đông đảo
mọi người trong xã hội.
1.2 Hệ khái niệm
1.2.1. Khái niệm “Truyền thông”:

Truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin, là một dạng hoạt động
căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính chất xã hội. [3, tr 6]
Phân loại truyền thông: Một cách phổ biến nhất, chúng ta có thể chia hoạt
động truyền thông marketing của một doanh nghiệp thành 3 nhóm:
- Hệ thống truyền thông trực tiếp
- Hệ thống truyền thông gián tiếp qua trung gian
- Hệ thống truyền thông phối hợp giữa trực tiếp và gián tiếp [4, tr 5]
Trong đề tài này, sử dụng khái niệm truyền thông để hiểu rõ hơn về truyền thông và
sử dụng được hợp lý trong quá trình nghiên cứu đề tài hiệu quả truyền thông của
các trung tâm marketing dành cho trẻ em.
12


1.2.2 “Quá trình truyền thông”
Quá trình truyền thông có thể diễn ra trong không gian (truyền thông với
người ở nơi này với người ở nơi khác, hay giữa tổ chức này với tổ chức khác), hay
diễn ra trong thời gian (truyền thông từ thời điểm này sang thời điểm khác nhờ
những phương thức lưu trữ thông tin đa dạng như sách, vở, hình ảnh, tranh vẽ, băng
ghi âm,…)
Quá trình truyền thông như một chu kì, với dạng đường vòng khép kín, bao
gồm bốn giai đoạn chính: phát tin, truyền tin, nhận tin và phản hồi.

Với giai đoạn truyền tin có thể diễn ra bằng hình thức tiếp xúc trực tiếp giữa
người phát và người nhận tin, nhưng cũng có thể thông qua một phương tiện kỹ
thuật trung gian nào đó như điện thoại, thư từ,… Đôi khi “kênh truyền thông” ở đây
lại là người thứ ba đóng vai trò trung gian, mà người phát tin nhờ nhắn lại cho
người nhận tin. Nhưng thông điệp, nội dung được chuyển qua kênh trung gian rất
có khả năng bị sai lệch phần nào đó do người thứ ba biến dạng thông tin, hoặc do
các phương tiện khác bị nhiễu tiếng ồn như loa, đài,…


13


Giai đoạn nhận tin có thể ghi nhận không đầy đủ được thông tin, một phần
do tiếng ồn, một phần khác do người nhận tin không nắm bắt được trọn vẹn thông
điệp.Người nghe thường “chọn lọc” theo những tiêu chuẩn như: những vấn đề
người nghe quan tâm, những nội dung phù hợp với suy nghĩ của họ, những điều mà
họ cho là quan trọng, hấp dẫn…
Cuối cùng là việc phản hồi lại thông tin nhận được từ các quá trình trên.
Truyền thông không thể được quan niệm như một quá trình tuyến tính, một chiều,
xảy ra một lần là xong (giữa người phát tin và người nhận tin), mà phải được xem
xét như một chu kỳ trong đó có nhiều thông điệp được trao đổi qua lại với nhau
giữa các nguồn thông tin. Hay nói cách khác, quá trình truyền thông luôn luôn diễn
ra trong bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân. [3, tr 9]
Trong đề tài này, sử dụng khái niệm quá trình truyền thông để hiểu rõ các
bước truyền thông của một quá trình truyền thông, phân tích được vai trò của
truyền thông trong hoạt động truyền thông của trung tâm tiếng anh dành cho trẻ em
và các kênh thông tin có vai trò thế nào đối với hoạt động truyền thông.
1.2.3. Khái niệm “Truyền thông marketing”:
Theo Phillip Kotler, marketing là những hoạt động của con người hướng vào
việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình
trao đổi.
Viện Marketing Anh quốc cho rằng marketing là quá trình tổ chức và quản lý
toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu
dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá
đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận
tối đa.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing là một quá trình lập kế hoạch
và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
14



của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả
mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân.
Theo Mc. Carthy, marketing là quá trình nghiên cứu khách hàng là ai, họ cần
gì và muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa
cho doanh nghiệp bằng cách: cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần, đưa
ra mức giá khách hàng chấp nhận trả, đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng, và
cung cấp thông tin/giao tiếp với khách hàng. [7]
Vì vậy bản chất của truyền thông marketing chính là những hoạt động liên
quan đến việc truyền đi những thông tin về tổ chức và sản phẩm tới khách hàng
mục tiêu để thuyết phục họ mua và thiết lập, duy trì mối quan hệ bền vững với
họ.Truyền thông marketing bao gồm: quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mại,
quan hệ cộng đồng và marketing trực tiếp.
Như vậy, đề tài này sử dụng khái niệm truyền thông marketing để phân tích
được mục đích của trung tâm trong hoạt động truyền thông ra sao, đáp ứng được
nguyện vọng, nhu cầu như thế nào của người dân có con em có nhu cầu học tiếng
anh. Và marketing giúp cho trung tâm đạt được mục đích lợi nhuận bằng cách
tuyên truyền các dịch vụ mà mình có, nêu được ưu điểm của dịch vụ đó tới khách
hàng.
1.2.4. Khái niệm “Marketing trực tiếp”
Marketing trực tiếp là hình thức truyền thông nhằm tác động cụ thể vào từng
cá nhân khách hàng nhưng không có sự giao tiếp đối mặt như trong trường hợp của
bán hàng cá nhân.
Hiện nay, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng kết hợp marketing trực tiếp với
các công cụ khác quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền. Mục tiêu của marketing
trực tiếp là tìm kiếm những đáp ứng trực tiếp (hành vi) của khách hàng, xây dựng
hình ảnh và duy trì sự thỏa mãn cho khách hàng, bán nhiều mặt hàng, kích thích
việc mua lặp lại.
15



Marketing trực tiếp bao gồm một số hình thức như: quảng cáo đáp trực tiếp,
thư chàohàng, catalog, telemarketing, teleshoping, chào bán hàng trực tiếp với
khách hàng, kiosmarketing (sử dụng các máy đặt hàng, thông tin đặt hàng tại các
cửa hàng, nhà ga),marketing trực tuyến,…
Các đặc trưng cơ bản của marketing trực tiếp Marketing trực tiếp có các đặc
trưng cơ bản: Một là, tính không công khai: marketing trực tiếp có ưu điểm là cho
phép sàng lọc đối tượng cao nhằm vào các khách hàng đặc biệt. Thông điệp được
truyền đến một người nhận tin cụ thể và không đến những người khác. Hai là, tính
cá nhân hóa nội dung thông điệp: căn cứ vào đặc thù của khách hàng để soạn thảo
thông điệp sao cho phù hợp với mỗi khách hàng. Ba là, tính cập nhật: nhân viên có
thể soạn thảo, cập nhật thông điệp và gửi cho khách hàng. Bốn là, tính chính xác
của cơ sở dữ liệu: danh sách khác hàng có thể thay đổi, không chính xác và điều đó
làm tăng chi phí. Mặt khác, hình thức này thường bị phê phán là quấy nhiễu quyền
tự do thư tín của khách hàng. [4, tr 10]
Trong đề tài này, sử dụng khái niệm marketing trực tiếp để làm rõ một số
hình thức truyền thông mà trung tâm tiếng anh cho trẻ em sử dụng trong quá trình
truyền thông như facebook, tìm kiếm qua công cụ google hay email và ưu, nhược
điểm của các hình thức đó trong quá trình truyền thông.

16


CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA TRUNG
TÂM TIẾNG ANH DÀNH CHO TRẺ EM
2.1Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Amslink là trung tâm đào tạo Tiếng Anh được thành lập và điều hành bởi
một nhóm cựu học sinh khối chuyên Anh trường THPT Chuyên Hà Nội –
Amsterdam. Những thành viên sáng lập Amslink đã có thời gian học tập, tu nghiệp

và tốt nghiệp bằng thạc sĩ tại các nước Châu Âu.
Với những kiến thức và kinh nghiệm có được qua quá trình học tập, nghiên
cứu và giảng dạy tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và một số trường
Đại học chuyên về ngoại ngữ tại Hà Nội, như trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ,
Đại học Quốc gia và Đại học Hà Nội, cũng như qua quá trình làm việc tại một số
tập đoàn đa quốc gia về giáo dục tại Việt Nam; trung tâm mong muốn phát triển ý
tưởng tạo lập một môi trường giảng dạy tiếng Anh thân thiện và chất lượng cao cho
trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam.
Sau hơn 10 năm kể từ khi tốt nghiệp từ trường Hà Nội – Amsterdam, chúng
tôi có dịp gặp gỡ và bàn luận về những trải nghiệm của mỗi cá nhân. Amslink nhận
ra rằng những kiến thức thu được từ việc học tập và sử dụng thành thạo các kỹ
năng tiếng Anh đã giúp Amslink thực hiện được thành công những mơ ước của
mình trong công tác nghiên cứu chuyên sâu cũng như trên con đường sự nghiệp.
Amslink cùng chia sẻ một ước mơ chung là được truyền lại kiến thức và kinh
nghiệm của mình cho các thế hệ học sinh mới theo các phương pháp tốt nhất,
nhanh nhất và tiết kiệm nhất để trang bị cho các em những công cụ mạnh mẽ có thể
giúp các em thành công trong cuộc sống. Amslink mong muốn được truyền đạt cho
trẻ em Việt Nam những kiến thức tốt nhất để các em có thể đạt được những thành
tựu lớn không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
17


Amslink sẽ cống hiến vì mục tiêu là sự phát triển toàn diện của các em học
sinh, không có sự phân biệt tuổi tác, giai cấp, quốc tịch hay lĩnh vực nghề nghiệp.
Sứ mệnh của Amslink là truyền đạt và trang bị cho các em học sinh sự tự tin
cũng những kỹ năng cần thiết để thể hiện khả năng tốt nhất trong những lĩnh vực
phù hợp với bản thân thông qua việc giảng dạy các khóa học chất lượng cao đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Các khóa học được giảng dạy bởi các giáo viên có trình độ cao
với phương pháp giảng dạy tiên tiến và sáng tạo đảm bảo mang lại hiệu quả cao và
tin cậy.

Các giá trị cốt lõi là:
Hướng tới khách hàng: Khách hàng là trung tâm của sự phát triển của các
chương trình đào tạo về kỹ năng ngôn ngữ.
Nguồn nhân lực là nền tảng: Tạo lập môi trường làm việc năng động cho mỗi
nhân viên có thể tối đa hóa năng lực cá nhân và luôn luôn tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác
và cùng phát triển kinh doanh.
Sự tiến bộ và phát triển của học sinh là mục tiêu: Luôn luôn xây dựng và
nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng trong giáo dục và đào tạo vì mục tiêu tiến bộ và
phát triển của học sinh.
Sáng tạo và đổi mới: Không ngừng sáng tạo và đổi mới để mang lại giá trị tốt
nhất tới cho học sinh cũng như cho các hoạt động của công ty.
Không vì lợi nhuận: Tối đa hóa doanh thu (nhưng vẫn duy trì nền tảng phi lợi
nhuận) trên cơ sở cung cấp các sản phẩm giáo dục đáp ứng nhu cầu của phụ huynh
và học sinh, thể hiện rõ sự khác biệt của tổ chức cũng như khả năng sử dụng hợp lý
thời gian và các nguồn lực có hiệu quả.
Trách nhiệm xã hội: Cam kết đóng góp tích cực cho con đường thành công vì
nguồn nhân lực Việt Nam tương lai, đóng góp cho sự phát triển xã hội.

18


Môi trường học tập vui vẻ, thân thiện, và tích cực: Cơ sở vật chất được xây
dựng để tạo lập môi trường học tập vui vẻ và thân thiện đảm bảo cho sự phát triển
tích cực của các học sinh.

2.2. Thực trạng truyền thông:
Việc được biết đến rộng rãi là điều mà bất kì một cơ quan, tổ chức nào cũng
mong muốn vì vậy họ sử dụng các phương thức truyền thông để nâng cao hiệu quả
hoạt động của tổ chức. Bản chất của các hoạt động truyền thông là cung cấp thông
tin cho mọi người để thuyết phục, lôi kéo mọi người nhằm đạt được mục tiêu kinh

doanh của cơ quản, tổ chức đó. Đối với các trung tâm tiếng anh cũng vậy, họ phải
sử dụng các phương thức truyền thông để giúp mọi người biết đến nhiều hơn và
đăng kí học tại trung tâm, nâng cao được uy tín và giúp những người làm việc ở đó
có thêm động lực để tiếp tục hoạt động.
Có thể thấy, hiện nay khi internet phát triển thì ta dễ dàng tìm kiếm được các
thông tin về những thứ ta cần. Ngay cả đến các trung tâm tiếng anh, khi chỉ cần tìm
kiếm vì sẽ cho ra vô vàn những thông tin, những địa chỉ tiếng anh cần tìm. Hay một
vài hình thức khác như tờ rơi, băng rôn giúp cho việc truyền bá thông tin lan rộng
ra đông đảo người dân. Có rất nhiều các hình thức truyền thông nhưng sử dụng
nhiều và rộng rãi như hiện nay có thể kể đến mạng xã hội facebook, hay công cụ
tìm kiếm google hay một số hình thức khác vẫn được sử dụng và có hiệu quả. Hơn
nữa, trong thị trường dạy học tiếng anh như hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các
trung tâm là rất lớn, trung tâm nào cũng muốn lôi kéo thêm người vì vậy sử dụng
những phương thức truyền thông hiệu quả sẽ giúp cho trung tâm xây dựng được
hình ảnh tốt tới khách hàng, tạo được lòng tin cho họ và họ sẽ giới thiệu cho những
người khác biết đến trung tâm.

19


Bảng 2.2.1. Các hình thức biết đến trung tâm tiếng Anh
Các hình thức
Facebook
Người quen giới thiệu
Tìm kiếm qua google
Báo chí
Đi ngang qua
Tờ rơi
Email
Băng rôn

Forum
Khác
Tổng

Tần số
36
23
22
12
10
8
6
4
4
2
127

Tỷ lệ (%)
28,3
18,1
17,3
9,4
7,9
6,3
4,7
3,1
3,1
1,6
100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)


Bảng 2.2.1 là các hình thức truyền thông giúp người dân biết đến trung tâm
tiếng Anh. Có thể thấy, trung tâm được biết đến nhiều nhất thông qua facebook
chiếm 28,3%, ngày nay với sự phát triển của internet, nhất là mạng xã hội, người
dân tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất, truyền tải được thông
tin mà trung tâm muốn đến đông đảo mọi người. Tại facebook, mọi ý kiến tích cực
hay tiêu cực được truyền đi rất nhanh, vì vậy trung tâm sử dụng tối đa tiện ích từ
mạng xã hội và phát huy nó thì mức độ biết đến sẽ nhiều hơn và đạt được mục tiêu
như là tăng số người lựa chọn trung tâm để cho con mình học tiếng anh. Hình thức
thứ 2 là người quen giới thiệu, nó cũng chính là phương thức truyền miệng, đây là
một trong những hình thức đáng tin cậy. Những người khác đã sử dụng hoặc biết
đến trung tâm sẽ tư vấn cho những người có con em có nhu cầu học tiếng anh đến
với trung tâm tiếng anh. Theo số liệu từ Khảo sát Thăm Dò Ý Kiến Về Quảng Cáo
Nielsen Toàn Cầu được thực hiện với 30.000 người trả lời trực tuyến tại 60 quốc
gia để đánh giá tình cảm của người tiêu dùng đối với 19 hình thức quảng cáo hiện
có.Ở Đông Nam Á, 88% người tiêu dùng có niềm tin lớn nhất vào các khuyến nghị
từ gia đình và bạn bè (phương thức quảng cáo truyền miệng), người tiêu dùng
Philippines dẫn đầu với 91%. Ở Việt Nam, phương thức quảng cáo truyền miệng
20


đạt mức tăng lớn nhất, tăng tám điểm đến 89%. Tương tự như vậy, 89% người
Indonesia tin vào các lời khuyến nghị từ những người thân quen mà họ biết, tiếp
theo là Malaysia (86%),sau đó đến Singapore ở mức 83% và Thái Lan ở mức 82%
[6] . Qua số liệu trên cho thấy, dù ở lĩnh vực nào, người dân vẫn tin tưởng thông tin
từ người quen vì đó thường là những thông tin chính xác và hiệu quả nhất. Tiếp
đến, không chỉ facebook mà công cụ tìm kiếm google cũng phát triển rất mạnh,
được người dân lựa chọn chiếm 17,3%. Google được mọi người biết đến đó là nơi
tìm kiếm thông tin trên mạng lớn nhất, ở đó dễ dàng tìm kiếm được những thông
tin mà người dân cần. Truyền thông qua hình thức này cũng dễ đạt được hiệu quả

cao, như trung tâm tiếng anh Amslink, chỉ cần tìm kiếm thông tin về tiếng anh dành
cho trẻ em thì trang web của Amslink đã xuất hiện đi kèm với lời giới thiệu thu hút
người xem. Cũng vẫn theo số liệu từ Nielsen thì người tiêu dùng Việt Nam có niềm
tin nhiều nhất vào các quảng cáo gắn với công cụ tìm kiếm là 55%, với một cú
nhấp chuột, người tiêu dùng đang hướng đến một nơi mà họ có thể nhận được thêm
thông tin hoặc mua hàng. Sau đó là đến báo chí chiếm 9,4%, từ trước đến nay, báo
chí luôn là công cụ cung cấp thông tin cho mọi người, trên các báo uy tín thì thông
tin hầu như luôn chính xác và giúp người dân nắm bắt thông tin đúng. Còn lại là
những phương thức truyền thông phố biến tuy nhiên tại trung tâm thì việc người
dân biết đến trung tâm qua các hình thức tờ rơi, băng rôn, email ,… còn thấp nhưng
nó cũng góp phần giúp cho trung tâm được biết đến hơn và họ cần có giải pháp để
nâng cao các hình thức này.

21


Bảng 2.2.2. Các hình thức biết đến trung tâm theođộ tuổi.
Độ tuổi
Các hình thức
Facebook

Tần số
Tỷ lệ (%)

Tìm kiếm qua

Tần số

google
Tờ rơi, băng rôn


Tỷ lệ (%)

Người quen giới

Tần số

thiệu
Báo chí

Tỷ lệ (%)

48,15

25,0

11

10

1

37,93

37,04

25,0

4


7

1

13,79

25,93

25,0

13

9

1

44,83

33,33

25,0

7

3

2

24,14


11,11

50,0

5

5

0

17,24

18,52

0

2

6

2

6,89

22,22

50,0

2


0

0

6,89

0

0

29

27

4

Tần số
Tỷ lệ (%)
Tần số
Tỷ lệ (%)

Tổng

75,86

Tần số
Tỷ lệ (%)

Khác


Trên 60
1

Tần số
Tỷ lệ (%)

Đi ngang qua

Từ 30-60
13

Tần số
Tỷ lệ (%)

Forum, email

Từ 18 -30
22

Tần số

Tổng
36
22
12
23
12
10
10
2

60

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điểu tra)
Theo bảng 2.2.2 cho thấy tương quan giữa các hình thức phụ huynh học sinh
biết đến trung tâm tiếng anh với độ tuổi. Đầu tiên, với hình thức truyền thông được
biết đến qua facebook, độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 75,86% và
còn độ tuổi từ 30-60 và trên 60 tuổi lần lượt là 48,15% và 25%. Độ tuổi từ 18-30 sở
dĩ biết tiếp cận thông tin nhiều hơn qua facebook vì họ là lớp trẻ hơn so với 2 độ
tuổi còn lại, việc tiếp cận thông tin sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn và tiếp thu thông tin
chính xác hơn. Giới trẻ hiện nay dành nhiều thời gian cho việc sử dụng các trang
mạng xã hội vì vậy việc truyền thông nhắm vào lứa tuổi trẻ rất dễ đạt được hiệu
22


quả cao. Hay đối với hình thức tìm kiếm thông tin qua google, các số liệu ở đây gần
tương đương nhau trong các nhóm tuổi, cao nhất là nhóm tuổi 30-60 chiếm
37,04%; nhóm từ 18-30 tuổi đạt 37,93% và nhóm trên 60 tuổi là 25%. Hai nhóm
tuổi từ 18 đến 30 và từ 30 đến 60 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm từ 60 tuổi vì
do công nghệ thông tin phát triển, những người trẻ là nhóm người năng động, tư
duy, sáng tạo, họ dễ dàng hơn trong việc sử dụng các công nghệ internet hơn so với
nhóm trên 60 tuổi; hơn nữa 2 nhóm sử dụng internet nhiều hơn so với những người
cao tuổi, dành thời gian cho internet và cập nhật thông tin chủ yếu trên internet. Vì
vậy đối với việc truyền thông qua hình thức là facebook và tìm kiếm thông qua
google thì lượng người đón nhận các thông tin từ đó chủ yếu là 2 nhóm từ 18-30
tuổi và 30-60 tuổi. Tiếp đến là hình thức truyền thông sử dụng tờ rơi, băng rôn, việc
tiếp cận thông tin qua hình thức này ở nhóm 30-60 tuổi và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ
cao hơn nhóm 18-30 lần lượt là 25,93%, 25% và 13,79%, đối với các hình thức
phát tờ rơi, băng rôn tuy có sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi nhưng tuy nhiên tỷ lệ
vẫn không cao do hình thức tờ rơi, băng rôn không có nhiều hiệu quả hiện nay, đa
phần, nhiều người khi nhận được tờ rơi họ sẽ chỉ đọc qua những nội dung ở đó xem

có thông tin gì rồi vứt đi chứ có rất ít người quan tâm đến từng nội dung trong đó, ở
đây có sự khác nhau về độ tuổi trong việc tiếp cận thông tin qua tờ rơi, băng rôn vì
đa phần đối với các trung tâm tiếng anh dành cho trẻ em, họ chọn đối tượng truyền
thông của mình là những người là phụ huynh và có con nhỏ có nhu cầu học tiếng
anh vì vậy thông tin chủ yếu từ nhóm 18 đến 30 và 30-60 tuổi quan tâm hơn. Đối
với hình thức truyền thông được người quen giới thiệu, chiếm tỷ lệ cao vẫn là
nhóm 18-30 tuổi và 30-60 tuổi lần lượt là44,83% và 33,33%, còn nhóm trên 60 tuổi
là 25%. Các bậc phụ huynh bao giờ cũng mong muốn tìm được chỗ học tốt cho con
của mình và những người quen giới thiệu cho họ một trung tâm tiếng anh nào đó
được cho là tốt thì họ rất tin tưởng và thường có xu hướng cho con mình học ở đó,
vì vậy 2 nhóm tuổi đầu họ quan tâm đến hình thức này hơn nhóm trên 60 tuổi vì đa
phần những phần thuộc nhóm trên 60 tuổi có con thường lớn, qua tuổi trẻ con vì
23


vậy các thông tin của trung tâm tiếng anh cho trẻ đến nhóm tuổi này không nhiều
tuy nhiên thì ở một số trường hợp vẫn mang tính hiệu quả. Tiếp đến là hình thức về
báo chí, ở đây nhóm tuổi trên 60% chiếm tỷ lệ cao hơn 2 nhóm còn lại lần lượt là
50%, 24,14% và 11,11%. Ở hình thức này nhóm tuổi trên 60 tuổi lại chiếm tỷ lệ
cao hơn vì những người thuộc nhóm này vẫn giữ được thói quen đọc báo hằng
ngày, trong khi đó, 2 nhóm tuổi còn lại vì sự có mặt của internet thì họ chú trọng
các thông tin mang tính nổi bật, được nhiều người quan tâm hơn là những thông tin
về các trung tâm tiếng anh trừ khi họ có nhu cầu tìm hiểu. Những người đọc báo,
thì thường họ đọc hết tất cả các thông tin mà tờ báo đó cung cấp thì việc thông tin
được tiếp cận nhiều hơn ở nhóm trên 60 tuổi. Với hình thức forum và email, giống
như facebook và tìm kiếm thông tin qua google, 2 nhóm tuổi 18-30 và 30-60 sử
dụng nhiều hơn so với nhóm trên 60 tuổi, có thể thấy, nhóm trên 60 tuổi ở hình
thức này không có ai lựa chọn, còn đối với 2 nhóm trên, truyền thông qua forum và
email cũng được họ quan tâm tuy nhiên lại không nhiều < 20%. Forum, email đem
lại nhiều hiệu quả cao, nhiều người sử dụng tuy nhiên các trung tâm truyền thông

qua hình thức này chưa cao. Thông qua 2 bảng 2.2.1 và bảng 2.2.2 cho thấy các
hình thức truyền thông được trung tâm lựa chọn được mọi người biết đến như thế
nào và họ nên sử dụng các hình thức nào để truyền thông đem lại hiệu quả cao
nhất.
Tuy nhiên, tính hiệu quả được đánh giá phụ thuộc vào giới tính, giới tính
khác nhau thì việc cho rằng hình thức truyền thông đó có hiệu quả hay không lại
khác nhau và được thể hiện qua bảng dưới đây:

24


Bảng 2.2.3. Hình thức truyền thông được lựa chọn theo giới tính
Giới tính
Các hình thức
Facebook
Tìm kiếm qua google
Tờ rơi, băng rôn
Người quen giới
thiệu
Báo chí
Forum
Đi ngang qua
Email
Khác
Tổng

Nam
Tần số
Tỷ lệ (%)
Tần số

Tỷ lệ (%)
Tần số
Tỷ lệ (%)
Tần số
Tỷ lệ (%)

10
47,6
6
28,6
8
38,1
6
28,6

Tần số
Tỷ lệ (%)
Tần số
Tỷ lệ (%)
Tần số
Tỷ lệ (%)
Tần số
Tỷ lệ (%)
Tần số
Tỷ lệ (%)
Tần số

Tổng

Nữ

26
66,7
16
41,0
4
10,3
17
43,6

36
22
12
23

5
7
12
23,8
17,9
1
3
4
4,8
7,7
7
3
10
33,3
7,7
1

5
6
4,8
12,8
0
2
2
0
5,1
21
39
60
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Qua bảng 2.2.3 cho thấy, các hình thức biết đến trung tâm giữa giới tính cho
sự khác biệt, cụ thể ở hình thức truyền thông qua facebook, ở nam giới là 47,6
trong khi đó nữ giới là 66,7%, nữ giới tiếp cận thông tin trên facebook nhiều hơn so
với nam giới hay với hình thức tìm kiếm qua google thì nữ cũng chiếm tỷ lệ cao
hơn nam giới 12,4%. Cho thấy, nữ giới sử dụng internet cụ thể là mạng xã hội và
công cụ tìm kiếm google về các thông tin về trung tâm tiếng anh cho trẻ em nhiều
hơn nam giới. Nữ giới thường có những băn khoăn, thắc mắc nhiều hơn so với nam
giới, họ muốn tìm hiểu thật kĩ về trung tâm mà họ định cho con cái họ học, tìm hiểu
sâu về thông tin về nội dung học, học phí … và đưa ra quyết định sau khi đã tìm
hiểu thật kĩ các nội dung về trung tâm. Hơn nữa, hiện nay sự bùng nổ của internet,
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×