Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHĂN NUÔI GIA CẦM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.43 KB, 31 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm chung của các giống gà chuyên thịt? Các chỉ tiêu đánh
giá sức sản xuất thịt? Kể tên và nguồn gốc của 4 giống gà chuyên thịt đang được nuôi phổ
biến ở Việt Nam trong những năm gần đây? Ý nghĩa của các thông tin về các giống gia cầm
trong thực tiễn sản xuất?


Đặc điểm chung của các giống gà chuyên thịt:

- Nguồn gốc: tạo ra do lai tạo ( có máu gà Cornish), có nhiều dòng trong 1 giống.
- Ngoại hình:
+ Tổng thể:
+) dáng đứng rộng, to
+) broiler: cơ ngực, đùi rất phát triển ( nhìn ngang như khối thịt hình trụ)
+) mào, tích, lông kém phát triển
+) phản ứng kém linh hoạt hơn gà chuyên trứng
+ Chi tiết:
+) Đầu to, thô, mỏ ngắn, hơi cong, cổ ngắn
+) Ngực rộng dài, đùi to, bàn chân to, thế đứng rộng
+) broiler: dáng chậm chạp, phản ứng thần kinh chậm
+ Màu sắc lông:
+) Gà lông trắng thì bố mẹ lông trắng
+) Gà lông màu thì bố mẹ lông màu

- Sức sản xuất:


Gà bố mẹ
+ Khối lượng 20 TT:

Gà broiler 42-49 ngày


+ Tỷ lệ nuôi sống: 95 - 98%

+) Trống: 2,8 – 3,2 kg

+ Khối lượng: 2,2 – 2,5 kg

+) Mái: 2,1 – 2,3 kg

+ FCR: 1,9 – 2,2 kg

+) Khối lượng loại: 3,5 – 4,5 kg

+ Tỷ lệ thân thịt: 67 – 70%

+ Tuổi đẻ đầu: 24 -25 TT

+ Tỷ lệ cơ ngực: 20 – 23%

+ Năng suất trứng/66 TT: 180 – 190 quả

+ Tỷ lệ cơ đùi, cẳng: 23 – 26%

+ DOC/mái: 135 – 160 con
+ Tiêu thụ thức ăn/ gà hậu bị: 12 – 14 kg
+ Tiêu thụ thức ăn/ gà đẻ:
+) trống: 125 g/trống
+) mái: 132 – 160 g/mái




Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt:

- Trên gia cầm sống:
+ Khối lượng
+ Tốc độ mọc lông
+ Ngoại hình và sự phát triển cơ ngực
+ Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng
+ Khả năng sinh sản của đàn mẹ
+ Tỷ lệ nuôi sống của con non và đàn mẹ
+ Chỉ số sản xuất
- Sau khi giết mổ:
+ Tỷ lệ thịt móc hàm
+ Tỷ lệ thân thịt ( thịt xẻ)


+ Tỷ lệ thịt ngực ( ức, lườn)
+ Tỷ lệ thịt đùi
+ Tỷ lệ phần ăn được


4 giống gà chuyên thịt:

- Gà Hubbard: Mỹ.
- Gà Tam Hoàng: Trung Quốc.
- Gà Lương Phượng: Trung Quốc.
- Gà Sasso: Pháp.
- Gà Hybro: Hà Lan.
• Ý nghĩa thông tin giống gia cầm:
- Xây dựng công thức lai
- Bảo tồn gen quý

- Phục vụ nhu cầu sản xuất
2. Tác dụng và kỹ thuật cắt mỏ gà sinh sản? Biện pháp nâng cao tỷ lệ đẻ cho gia cầm sinh sản?


Tác dụng cắt mỏ gà

- Giảm mổ cắn.
- Giảm rơi vãi thức ăn => FCR
- Giảm rỉa lông.
- Giảm mổ trứng.


Kĩ thuật cắt mỏ gà:

- Thông thường chỉ cắt mỏ gà mái.
- Tuổi cắt mỏ:
+ Gà chuyên trứng: 7-10 ngày
+ Gà chuyên thịt: 8-10 ngày
- Cắt bằng máy cắt mỏ Debeaker:
+ đưa mỏ vào lỗ đút mỏ đường kính 4-4,75mm
+ Nhiệt độ dao cắt trong máy cắt mỏ: 600-7000C.
- Nếu không có máy cắt mỏ chuyên dụng => có thể sử dụng lưỡi dao nung đỏ như ớt chín và cắt mỏ
tại:


+ vị trí cách lỗ mũi khoảng 2mm.
+ giữ lưỡi dao khoảng 2s để đốt vết cắt tránh chảy máu, nhiễm trùng.
- Công tác hộ lý:
+ Trước khi cắt mỏ 4-6h => không cho gà ăn.
+ Trước và sau khi cắt mỏ 2 ngày cho uống thêm vitamin K pha với nước cho uống: khoảng

5mg/lít.
+ Sau khi cắt phải tăng chiều cao của thức ăn, nước uống trong máng ăn máng uống.
+ Không cắt mỏ khi gà bị bệnh, không bình thường.
+ Để tránh gà chậm phát dục => không cắt mỏ sau 9 tuần tuổi.


Biện pháp nâng cao tỉ lệ đẻ gia cầm sinh sản:

- Thường xuyên loại thải những gà mái không đẻ hoặc đẻ kém, đó là những gà:
+ lỗ huyệt nhỏ, khô
+ Niêm mạc nhợt nhạt, quá gầy yếu
+ Khoảng cách giữa 2 xương ngồi hẹp
+ Xoang bụng hẹp
3. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái, sự hình thành trứng trong ống dẫn trứng? Ứng dụng
nghiên cứu sinh lý sinh sản của gia cầm trong chăn nuôi – thú y?


Cấu tạo cơ quan sinh dục cái:

- Buồng trứng:
+ Giai đoạn phôi: có 2 buồng trứng => trưởng thành: chỉ bên trái phát triển
+ Vị trí: nằm ở thắt lưng của xoang bụng, trước thận trái.
+ Buồng trứng có 586 – 3605 tế bào trứng (gà)
+) gà con: 0,03g
+) khi đẻ quả đầu: 38g
 Kì đẻ rộ nhìn như chùm nho với kích cỡ khác nhau
+ Tế bào trứng ( lòng đỏ): chiếm 29-30% quả trứng
+ Rụng trứng là quá trình sinh lý quan trọng, diễn ra nửa giờ sau khi đẻ trứng trước



+) Trong khi trứng còn ở buồng tử cung thì loa kèn đã căng ra ở tư thế hứng trứng
rụng.
+) Nhịp độ rụng trứng phụ thuộc vào: độ thành thục của tế bào trứng, thời gian
trứng vận chuyển trong ống dẫn trứng.
- Ống dẫn trứng: loa kèn => phân tiết lòng trắng => eo => tử cung => âm đạo. ( Ở gà đẻ dài 1020cm, thâm chí 40-60cm).
+ Loa kèn:
+) dài: 8-9cm
+) Miệng loe rộng, có thể chuyển động ra trước về sau để hứng trứng
+ Phần tiết lòng trắng:
+) dài: 30-35cm
+) dày, có 15-25 nếp gấp
+ Eo:
+) dài: 8cm
+) cơ vòng dày, không có tuyến
+ Tử cung:
+) dài: 8-9cm
+) cơ vòng dày, có nhiều nếp gấp, là 1 túi rộng
+ Âm đạo:
+) hơi co hẹp, có nếp gấp gờ thấp


Sự hình thành trứng trong ống dẫn trứng:

- Tế bào trứng tách khỏi buồng trứng => chuyển vào túi lòng đỏ => rơi vào loa kèn (dừng ở đây
20 phút).
- Chuyển xuống phần tiết lòng trắng ( ở đây 2,5-3h):
+ hình thành dây chằng lòng đỏ
+ hình thành lòng trắng đặc trong, loãng giữa
- Chuyển qua eo ( hết 70 phút):
+ hình thành 2 lớp màng: màng lòng trắng, màng dưới vỏ cứng

+ nhiều nước và muối khoáng thấm vào lòng trắng


- Chuyển qua tử cung ( hết 19-20h):
+ tạo vỏ trứng (5g CaCO3)
+ tạo sắc tố
+ tạo lớp màng ngoài vỏ trứng
- Chuyển qua âm đạo rất nhanh để ra ngoài.
=> Tổng thời gian tạo 1 quả trứng hoàn chỉnh mất khoảng 23,5 - 24h


Ứng dụng nghiên cứu sinh lý sinh sản gia cầm trong chăn nuôi thú y:

- Xác định tình trạng sinh lý, bệnh lý ở gia cầm.
- Phát hiện bệnh lý đường sinh dục gia cầm => phòng, điều trị.
- Có kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc đúng cách phù hợp với phương hướng sản xuất.
- Xác định thời điểm ghép trống mái thích hợp để nâng cao tỉ lệ thụ tinh.
- Có biện pháp tác động để nâng cao tỉ lệ thụ tinh, năng suất trứng, chất lượng trứng
- Chủ động trong công tác thu gom, bảo quản trứng.
4. Anh (chị) hãy cho biết cách chọn gà mới nở loại 1; loại 2; loại 3?
- Loại 1:
+ mắt to sáng
+ mỏ to vừa phải, lành lặn, không bị lệch, vẹo, dị hình
+ chân vững không dị tật, da chân bóng
+ lông đều, khô, sạch óng ánh, hông bị bết lông. Màu lông đúng chuẩn gà giống
+ không hở rốn, bụng mềm cân đối
+ khối lượng phải đạt:
+) ≥ 32g đối với gà con thương phẩm.
+) ≥ 34g đối với gà thay thế đàn bố mẹ
+) ≥ 36g đối với gà con thay thế đàn ông bà và đàn thuần chủng.

- Loại 2:
+ lông ướt, yếu hơn loại 1
+ Những con quá nhỏ, lông xơ xác, rốn dính phân, da chân khô nhăn, chảy nước mũi, nước
mắt.


- Loại 3:
+ hở rốn, vẹo cổ, khèo chân, hỏng mắt, bụng sệ, nở muộn, lông ướt, yếu, chậm chạp => gà loại
thải.
5. Anh (chị) hãy trình bày phương thức nuôi gà lồng? Ưu - nhược điểm của phương thức?
- Phù hợp gia cầm ở vùng khí hậu lạnh, đẻ trứng,..
- Lồng nhốt gà:
+ thiết kế quan trọng nhất là phía trước và đáy lồng.
+ lồng xếp lên nhau kiểu bậc thanh, kiểu tầng.
+ máng ăn, uống: gắn phía ngoài, đằng trước chuồng.
- Chuồng gà:
+ thiết kế đủ rộng, cao để đặt lồng, băng truyền tải trứng, thức ăn, phân.
+ đủ ánh sáng và đảm bảo thông thoáng.
- Chăm sóc, quản lý:
+ gà được chuyển vào 14 ngày trước đẻ.
+ chiếu sáng đều khắp.
+ kiểm tra thường xuyên để cách ly con ốm, yêu, loại thải con mái đẻ kém.
+ có thể nhốt 2 gà/lồng nhưng phai nhốt ở giai đoạn hậu bị và cắt mỏ.
- Lợi ích:
+ vệ sinh, ít mắc bệnh, đặc biệt là bệnh KST.
+ đạt được năng suất tối đa do được cung cấp thức ăn, nước uống đến từng cá thể, ít bị
dập vỡ trứng.
+ dễ phát hiện, xử lý cá thể ốm, đẻ kém.
+ gà mái loại có chất lượng cao vì ít vận động, thịt mềm hơn.
+ tiết kiệm đất đại, tính linh động cao.

+ không cần đệm lót.


- Hạn chế:
+ đầu tư lớn.
+ gắn liền với cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa.
+ độ rủi ro cao hơn nếu bị trục tặc, hỏng hóc.
6. Khi đàn gà mái đã đến tuổi đẻ, làm thế nào phân biệt được gà mái đẻ và không đẻ?
Các bộ phận

Gà mái đẻ/ đẻ tốt

Gà mái không đẻ/ đẻ kém

Mào, tích, tai

To, mềm, màu đỏ tươi

Nhỏ, nhợt nhạt, khô, mào sun
tích quăn

Khoảng cách giữa xương
háng

Rộng, để lọt 3-4 ngón tay

Hẹp, để lọt 1-2 ngón tay, cứng

Khoảng cách giữa mỏm
xương lưỡi hái và xương

háng

Rộng mềm, để lọt cả 3 ngón
tay

Hẹp, cứng, chỉ để lọt 1-2 ngón
tay

Lỗ huyệt

Ướt, to, cử động, màu nhạt

Khô, bé, ít cử động, màu sẫm

Bộ lông

Không thay lông cánh hàng
thứ nhất

Đã thay 5 hoặc nhiều hơn
lông cánh hàng thứ nhất. Lông
trên lưng, đầu, đuôi còn
nguyên.

Màu sắc mỏ và chân

Đã giảm màu vàng của mỏ,
chân, mắt, tai

Màu vẫn giữ nguyên, ít thay

đổi.

7. Anh (chị) hãy trình bày phương thức nuôi nhốt gà trên nền đệm lót dày; ưu - nhược
điểm của phương thức?
- Khác với đệm lót mỏng về độ dày.
- Sử dụng đệm lót dày: vsv hoạt động sinh nhiệt trong đệm lót có tác dụng:
+ làm khô đệm lót.
+ diệt phần lớn các loại KST.
+ đệm lót sạch hơn ( do con người, gia cầm đảo đệm lót).


- Chuồng nuôi: nếu là chuồng thông thoáng tự nhiên thì
+ tường cao tối thiểu 60cm, lưới chống được chuột, cáo.
+ thông thoáng tốt, mái chuồng có lớp cách nhiệt, mái tốt chống mưa.
+ cầu đậu kiểu kim tự tháp, có thể di chuyển.
+ có cầu máng nước hoặc nước để ở bên ngoài hoặc láng nền xi măng.
+ mật độ: 0,25-0,4 m2/con.
- Chăm sóc, quản lý:
+ sử dụng 0,4-0,5 kg vôi bột/ m2 nền.
+ trải đệm lót lần đầu 15 cm.
+ thường xuyên đảo đệm lót, bổ sung thêm nếu cần.
+ vãi 1 ít hạt ngũ cốc xuống nền => gà bới => đảo đệm lót.
- Lợi ích:
+ giảm chi phí lao động, tăng giá thành sản phẩm.
+ phù hợp với tất cả các loại gia cầm, ở mọi lứa tuổi.
+ dễ chăm sóc, quản lý.
+ vsv trong đệm lót làm khô nước tiểu và phân,..
- Hạn chế:
+ đầu tư xây dựng tốn kém.
+ phải bổ sung một khối lượng lớn đệm lót.

+ vẫn tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
+ gia cầm không được ăn cỏ, sỏi như chăn thả và bán nuôi nhốt => cần phải bổ sung
thêm rau xanh và khoáng.
9. Anh (chị) hãy phân biệt gà mái hậu bị đẻ tốt và không tốt?

Đầu

tốt

Không tốt

Rộng, sâu

Hẹp, dài


Mắt

To, lồi, màu da cam

Nhỏ, màu nâu xanh

Mỏ

Ngắn, chắc

Dài, mảnh

Mào, tích


Phát triển tốt, có nhiều mao
mạch

Nhỏ, nhợt nhạt

Thân

Dài, sâu rộng

Hẹp, ngắn, nông

Bụng

Phát triển tốt, khoảng cách
giữa cuối xương lườn và
xương háng rộng

Kém phát triển, khoảng cách
giữa cuối xương lườn và
xương háng hẹp

Chân

Màu vàng, bóng, ngón chân
ngắn

Màu nhợt, thô ráp, ngón chân
dài

Lông


Mềm, sáng, phát triển tốt

Xù, kém phát triển

Tính tình

Ưa hoạt động, hiền lành

Dữ tợn hoặc uể oải

10. Kỹ thuật cho ăn và điều chỉnh độ đồng đều về khối lượng cho gà bố mẹ giống thịt giai
đoạn hậu bị?
- Yếu tố đồng đều của gà sinh sản là vô cùng quan trọng. Vì vậy, hàng tuần cùng với việc cân mẫu
kiểm tra khối lượng để quyết định lượng thức ăn cho ăn thì kết hợp lấy số liệu cân mẫu cá thể để tính
tỉ lệ đồng đều, cân cùng ngày cùng thời gian ở các tuần.
- Xác định số lượng mẫu cân ( 3-5% n, tối thiểu 50 con).
- Tính trung bình: X(trung bình) +/- 15%
+ >= 90% rất tốt
+ 80 – 90% tốt
+ 70 – 79% trung bình
+ < 70% kém


Cách cho ăn:

- 0 – 8 tuần tuổi: ăn hạn chế hàng ngày
+ Sơ sinh – 12 ngày:



+) cho ăn tự do
+) tỉ lệ pro thô: 17-18%
+) năng lượng trao đổi: 2800 kcal
+ 13 – 20 ngày:
+) cho ăn 32g/con/ngày
+) tỉ lệ pro thô: 14,5 – 15%
+) năng lượng trao đổi: 2800 kcal ( thức ăn gà dò)
+ 21 – 28 ngày:
+) cho ăn 36g/con/ngày
+) tỉ lệ pro thô: 14,5 – 15%
+) năng lượng trao đổi: 2800 kcal (chú ý kiểm tra khối lượng 4
tuần tuổi)
- 5 – 8 tuần tuổi: ngày ăn ngày nhịn, thức ăn gà dò
+ mức tăng khối lượng/tuần khoảng 90-91g.
- 9 – 12 tuần tuổi: 5 ăn 2 nhịn hoặc 1 ăn 1 nhịn nếu không quá stress
+ mức tăng khối lượng/tuần khoảng 90-91g.
+ Nếu tăng, giảm khối lượng 10g thì giảm, tăng thức ăn 1g.
- 13 – 17 tuần tuổi: 5 ăn 2 nhịn, thức ăn gà dò
+ mức tăng khối lượng/tuần luôn là thước đo để điều chỉnh thức ăn.
+ Nếu tăng, giảm 10g thì giảm, tăng thức ăn 1g.
+ Xử lý trường hợp có khối lượng cao hơn khối lượng chuẩn thì không cố gắng kéo khối
lượng thực về khối lượng chuẩn nữa.
- 18 – 23 tuần tuổi: thức ăn tiền gà đẻ
+ tỉ lệ pro: 18%
+ cho ăn đủ theo khẩu phần, hạn chế hàng ngày.


+ tăng thời gian và cường độ chiếu sáng.
11.Yêu cầu chung trong quy hoạch, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm?
- Yêu cầu chung:

+ Phù hợp với đặc điểm sinh lý của gia cầm, bảo đảm tốc độ sinh trưởng nhanh và khả
năng cho sản phẩm cao.
+ Thuận lợi cho công việc hàng ngày => giảm nhẹ sức lao động.
+ Có thể ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật mới trong chăn nuôi.
+ Kinh tế nhất về mặt giá trị sử dụng.
+ Không gây ô nhiễm môi trường.
12. Đặc điểm bố trí chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm?
- Đặc điểm bố trí:
+ Hợp lý thì hiệu quả sản xuất cao và ngược lại.
+ Phải bố trí chuồng trại ở khu đất có giá trị trồng trọt -> không lãng phí.
+ Có mạch nước ngầm.
+ Có địa hình cao ráo bằng phẳng, thoát hơi nước nhanh, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và vành đai an toàn dịch.
+ Thuận tiện cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng.
+ Không gây ô nhiễm và chịu ảnh hưởng của ô nhiễm.
+ Có khả năng mở rộng quy mô khi cần.

13. Đặc điểm chính của chuồng nuôi (hướng chuồng, kích thước chuồng, khoảng cách giữa
các chuồng)?
- Hướng chuồng: Nam, Đông Nam


- Khoảng cách giữa các chuồng:
+ có các khu chăn nuôi riêng biệt ( gà con, gà dò, gà sinh sản, bố mẹ, thương phẩm,…)
+ trong mỗi khu có các chuồng: khoảng cách = 2,5 chiều rộng của chuồng ( ví dụ: chuồng
rộng 8m => khoảng cách chuồng là 20m).
- Kích thước chuồng ( phổ biến):
+ rộng 7-12m
+ dài: 60-100m
+ cao không kể mái: 2,5-3m

14. Nguyên lý chiếu sáng cho gia cầm sinh sản? Tác dụng và kỹ thuật cắt mỏ gà sinh sản? Biện
pháp nâng cao tỷ lệ đẻ cho gia cầm sinh sản?( câu 2)


Nguyên lý chiếu sáng:

- Trong giai đoạn hậu bị ( 0-18 tuần tuổi): không bao giờ được tăng thời gian chiếu sáng hoặc
cường độ chiếu sáng.
- Trong giai đoạn đẻ trứng ( 18 TT – loại thải): không bao giờ được giảm thời gian chiếu sáng
hoặc cường độ chiếu sáng.
15. Bằng cách quan sát hãy nhận biết ảnh hưởng của nhiệt độ chụp sưởi tới gà con
trong giai đoạn úm?
16. Anh (chị) hãy nêu khái quát ảnh hưởng của ẩm độ đến sự phát triển của phôi trong quá
trình ấp trứng? Để gia cầm nở tập trung cần chú ý đến các yếu tố nào, cho biết ảnh hưởng
của nó tới thời gian ấp nở?


Khái quát ảnh hưởng của ẩm độ đến sự phát triển của phôi trong quá trình ấp trứng:

Có 2 ảnh hưởng quan trọng:
- Thứ nhất: Điều hòa sự bốc hơi nước từ trứng, nhất là trước khi màng niệu khép kín phía đầu
nhọn.
+ Giai đoạn đầu: Bốc hơi nước từ lòng trắng do vậy phải hạn chế bằng cách tăng ẩm độ
máy ấp.
+ Giai đoạn giữa: Khi màng niệu khép kín, bốc hơi nước lấy từ túi niệu.


+) Nếu tăng bốc hơi nước sẽ tăng trao đổi chất của phôi, tạo dòng luân
chuyển chất dịnh dưỡng qua đường tiêu hóa của phôi thai, tạo điều kiện đưa chất
thải vào túi niệu.

+) Khi bốc hơi nước -> giúp thải nhiệt thừa.
+ Giai đoạn cuối: ẩm độ cao -> giảm bốc hơi nước, màng dưới vỏ mềm, gia cầm dễ chọc
thủng để chui ra ngoài.
- Thứ hai: Điều hòa độ tỏa nhiệt của trứng.
+ Giai đoạn đầu: Trứng lấy nhiệt nên giảm bốc hơi nước từ trứng là giữ nhiệt cho trứng.
+ Giai đoạn giữa: Phôi phát triển mạnh, nhiệt thừa nhiều => tăng bốc hơi nước tạo điều
kiện cho cân bằng nhiệt.
+ Giai đoạn cuối: Nước thải ở túi niệu đã cạn khô, phôi phát triển và hoạt động mạnh,
lượng nhiệt dư thừa thải ra lớn, không còn sự bốc hơi nước để thải nhiệt, Vì vậy ẩm độ môi
trường cao + tốc độ gió lớn tạo điều kiện tỏa nhiệt dư tốt hơn, tạo ra sự cân bằng nhiệt.


Để gia cầm nở tập trung cần chú ý đến các yếu tố, ảnh hưởng:

- Cần chú ý đến thời gian bảo quản và khối lượng trứng:
+ thời gian bảo quản: tăng 2 ngày => thời gian ấp nở tăng thêm 1h/ngày.
+ khối lượng trứng: từ 50g, cứ thêm 2,5g sẽ tăng thời gian ấp nở 30 phút.
17. Ý nghĩa và xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam?


Ý nghĩa:

- Thịt gia cầm có nhiều aa thiết yếu => dễ hấp thu.
- Năng lượng, cholesteron thấp.
- Phong tục sử dụng thịt gà của người Việt.


Xu hướng phát triển:

- 3 phương thức chính: chăn thả, bán chăn thả, nuôi nhốt

- Xu hướng 1: đẩy mạnh theo hướng thâm canh và công nghiệp hóa đối với các giống cao sản để
tạo ra chất lượng thịt và trứng nhiều nhất, hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất.
- Xu hướng 2: đẩy mạnh các hình thức chăn nuôi trang trại, bán công nghiệp với các giống phù
hợp với điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất, phong tục tập quán từng vùng, tạo ra sản phẩm chất
lượng cao.


18. Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm chung của các giống gà chuyên trứng? Kể tên và nguồn
gốc của 4 giống gà chuyên trứng đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam trong những năm
gần đây? Ý nghĩa của các thông tin về các giống gia cầm trong thực tiễn sản xuất?


Đặc điểm chung:

- Nguồn gốc: tạo ra do lai tạo ( có máu gà Leghorn), có nhiều dòng trong 1 giống.
- Ngoại hình:
+ Tổng thể:
+) dáng thanh, nhỏ gọn
+) ngực lép, bụng bầu
+) mào, tích, lông, đuôi phát triển
+) phản ứng linh hoạt.
+ Chi tiết:
+) Đầu nhỏ, thanh
+) Mắt sáng, linh hoạt
+) Mào tích phát triển
+) Cổ dài, thanh
+) Ngực lép, bụng bầu
+) Lông ép sát thân, lông đuôi dài, xòe rộng
+) Chân cao, khô
+) Thần kinh linh hoạt

+ Màu sắc lông:
+) Gà thương phẩm có lông màu nâu => Bố lông đỏ, mẹ lông trắng


- Sức sản xuất:
Gà bố mẹ

Gà thương phẩm

+ Khối lượng:

+ giai đoạn 0 – 18 TT:

+) trống: 3,2 – 3,8 kg

+) Tỷ lệ nuôi sống: 96-98%

+) mái: 2,3 kg

+) FCR: 5,7 – 8,1 kg

+ Năng suất trứng:

+) Khối lượng 18TT: 1,6 – 1,8 kg

+) dòng bố: 220

+ giai đoạn đẻ:

+) dòng mẹ: 240


+) tỷ lệ nuôi sống: 94 – 98%

+ Tuổi đẻ đầu: 20 TT

+) Tuổi đẻ đầu: 19-20TT

+ Tỷ lệ nuôi sống:

+) Năng suất trứng/80TT: 310-340 quả

+) hậu bị: 94-95%

+) Khối lượng trứng: 60-63g

+) đẻ: 91%

+) Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 1,7 – 2 kg

+ Số mái thương phẩm/25-70TT: 80-88
con



4 giống gà chuyên trứng:

- Gà Leghorn:

Ý


- Gà Rhode Island Red:

New England

- Gà Nagoya:

Nhật Bản

- Gà ISA Brown:

Hà Lan



+) Khối lượng/80TT: 2 – 2,2 kg

Ý nghĩa thông tin các giống gia cầm:

19. Cấu tạo cơ quan sinh dục đực và sự thụ tinh ở gia cầm? Ứng dụng nghiên cứu sinh lý
sinh sản trong chăn nuôi – thú y?


Cấu tạo cơ quan sinh dục đực:

- Có 2 tinh hoàn, không có bao dịch hoàn.
+ Vị trí: nằm trong xoang bụng, trên thận, cạnh túi khí bụng.
+ Khối lượng: phụ thuộc tuổi và trạng thái sinh lý.


+ Mỗi tinh hoàn đều có phần phụ tinh hoàn ( mào tinh).

+ Ống dẫn tinh dạng xoắn cong, bắt đầu từ phần phụ tinh hoàn tới lỗ huyệt thì mở rộng ra.
- Tinh trùng:
+ có hình dạng khác với gia súc: gà ( đầu lõm, bẹp, đuôi cong), ngỗng ( đầu nhọn, đuôi
ngắn).
+ hình thành tinh trùng: tinh nguyên bào phân chia => tinh bào thứ nhất và phát triển =>
tiền tinh trùng => tinh trùng.


Sự thụ tinh ở gia cầm:

- Sau phối giống :
+ 1h: tình trùng vẫn ở âm đạo
+ 5h: đến tử cung
+ 24h: đến eo
+ 4-5 ngày: đến phần tiết lòng trắng
- Tinh trùng sống ở đường sinh dục cái có thể đến 75 ngày:
+ Tuy nhiên, thụ tinh tốt khoảng 7-10 ngày
+ Có khả năng thụ tinh khoảng 20-30 ngày
- Sự thụ tinh:
+ Nơi thụ tinh: Loa kèn
+ Thời gian: sau khi trứng rụng 15-20 phút
+ Từ khi trứng thụ tinh đến khi đẻ ra ngoài: sự phân chia tạo ra khoảng 1000 tế bào.


Ứng dụng nghiên cứu sinh lý sinh sản trong chăn nuôi thú y:

20. Cấu tạo trứng gia cầm? Vai trò của các thành phần cấu tạo đối với sự phát triển của
phôi?



Cấu tạo trứng gia cầm:

- Trứng gia cầm: là tế bào sinh dục phức tạp được biệt hóa rất cao.
- Trứng gồm: ( từ trong ra)
+ lòng đỏ : 32%


+ lòng trắng: 56%
+ màng dưới vỏ
+ vỏ cứng

12%

+ 1 lớp màng nhầy bao bọc khi trứng mới đẻ ra


Vai trò của các thành phần cấu tạo đối với sự phát triển của phôi:

- Màng nhầy: là 1 tầng keo mỡ (musin) (keo dính) do âm đạo tiết ra.
+ Vai trò:
+) giảm ma sát khi đẻ
+) hạn chế bốc hơi nước từ trứng
+) hạn chế các vsv xâm nhập vào bên trong quả trứng
- Vỏ cứng:
+ Cấu tạo:
+) mỏng: 0,2-0,6 mm
+) độ dày giảm dần từ đầu nhỏ => đầu to
+) trên bề mắt có nhiều lỗ khí, phân bố không đều, giảm dần từ đầu to => đầu nhỏ
+ Vai trò:
+) tạo hình dáng quả trứng

+) bảo vệ các thành phần bên trong
+) cho phép trao đổi khí ( khi hô hấp trong giai đoạn ấp)
+) ngắn sự thoát hơi nước
+) cung cấp Ca, P cho phôi tạo xương
+) buồng khí giúp phôi trao đổi khí và cung cấp O 2 cho phôi phát triển ở giai đoạn
đầu.
- Màng dưới vỏ:
+ Cấu tạo: có 2 lớp màng dày 0,057 – 0,069 mm, cấu tạo bở các sợi protein phức tạp
(keratin) đán chéo với nhau và có nhiều chất keo dính có cấu tạo từ lưu huỳnh.
+ Vai trò: bảo vệ thành phần bên trong


- Lòng trắng:
+ Cấu tạo: 4 lớp
+) loãng ngoài: 23,3%
+) đặc giữa: 57,3%

Thay đổi theo độ tươi của quả trứng

+) loãng giữa 10,8%
+) đặc trong: 7,2%
+) dây chằng lòng đỏ: nằm xen giữa lòng trắng
+ Vai trò:
+) Cung cấp dinh dưỡng và nước, năng lượng cho sự phát triển của phôi
+) dây chằng lòng đỏ: cố định lòng đỏ ở vị trí trung tâm
- Lòng đỏ: là loại tế bào trứng đặc biệt có kích thước lớn, cấu tạo không đồng nhất, bao gồm
nhiều vòng tròn đồng tâm, đậm nhạt khác nhau.
+ màng lòng đỏ: mỏng 16-20µm, có độ đàn hồi cao, giảm cùng thời gian bảo quản; có
tính thẩm thấu cao để trao đổi chất giữa lòng trắng và lòng đỏ.
+ Trứng được thụ tinh thì trên bề mặt lòng đỏ hình thành đĩa phôi có đường kính 2mm,

chứa AND, ARN và các đôi NST (2n=60)
+ Vai trò:
+) cung cấp dinh dưỡng, nước, pro, khoáng, năng lượng cho phôi
+) chứa thông tin di truyền.
21. Ảnh hưởng của ẩm độ thấp, cao đến sự phát triển của phôi, dấu hiệu nhận biết? Cách
kiểm tra và điều chỉnh ẩm độ trong máy ấp trứng gà? Thời gian ấp nở của trứng gà, vịt,
ngan, đà điểu, chim cút là bao nhiêu ngày?


Ảnh hưởng của ẩm độ thấp, cao đến sự phát triển của phôi, dấu hiệu nhận biết:

- Ẩm độ cao:
+ mầm bệnh dễ xâm nhập => gây hỏng phôi, thối.
+ 7 ngày ấp mà ẩm cao => phôi sẽ phát triển chậm, thời gian nở kéo dài, chỗ mổ vỏ sẫm
màu, đôi khi dịch túi niệu, lòng trắng chưa tiêu hết làm bịt chỗ mổ vỏ -> gây tắc mũi, mỏ
-> chết.
Nếu có nở ra -> lông bết dính.
- Ẩm độ thấp:


+ nước bốc hơi nhanh => thể tích buồng khi lớn, phôi chết nhiều.
+ máy ấp nở có ẩm độ thấp => màng vỏ rai, khô => khó mổ vỏ, mổ vỏ rồi cũng không
phá vỡ rộng để chui ra ngoài được, lông dính vỏ.
Nếu có nở ra -> nhỏ, hiếu động, lông bông, màu lông trắng sẽ chuyển
vàng sẫm.
+ Khi soi chuyển nở => phôi phát triển sớm, mổ vỏ, nở sớm.


Cách kiểm tra và điều chỉnh ẩm độ trong máy ấp trứng gà:


- Có ẩm kế để đo ẩm độ.
- Có nhiệt kế bốc ẩm.
- Phương pháp phát hiện:
+ cân khối lượng trứng
+ soi kiểm tra trứng ấp


Thời gian ấp nở:

- Gà: 21 ngày
- Vịt: 28 ngày
- Ngan: 32 ngày
- Đà điểu: 42 ngày
- Chim cút: 17 ngày
22. Anh (chị) hãy nêu khái quát ảnh hưởng của ẩm độ đến sự phát triển của phôi trong quá
trình ấp trứng? Để gia cầm nở tập trung cần chú ý đến các yếu tố nào, cho biết ảnh hưởng
của nó tới thời gian ấp nở? (~16)
23. Nêu khái niệm về chế độ ấp? Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ ấp?


Khái niệm:

- Chế độ ấp là một loại yếu tố mà máy ấp tạo ra tương tự như môi trường của gia cầm mái khi ấp
trứng và được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của phôi trong từng giai đoạn ấp nhằm đạt
được:
+ tỉ lệ ấp nở cao
+ chất lượng con giống tốt
- Chế độ ấp bao gồm: nhiệt độ, ánh sáng, thông thoáng, đảo trứng, vệ sinh sát trùng.





Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ ấp:

Bao gồm: nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng, đảo trứng, vệ sinh sát trùng.
- Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng nhất
~~~
24. Phương pháp bảo quản trứng trước khi đưa vào ấp? Ảnh hưởng của thời gian bảo
quản đến chất lượng trứng ấp?


Phương pháp bảo quản:

- Trứng được bảo quản trước khi ấp nở mà không ấp ngay do: trứng bị vỡ, cần gom đủ số lượng.
- 2 yêu cầu phải đạt được trong bảo quản:
+ ngăn sự phát triển của phôi
+ hạn chế tối đa sự bốc hơi nước từ trứng
- Kĩ thuật bảo quản:
+ Nhiệt độ: 14 – 200C tùy thời gian bảo quản ngắn dài
+ ẩm độ: 80-85%
+ vị trí của trứng: đầu nhọn xuống dưới
+ bảo quản quá 7 ngày: đảo trứng 1 lần/ngày, góc đảo 80-180 0C, có thể xếp đầu tù xuống
dưới.


Ảnh hưởng của thời gian bảo quản:

- Quá 2 ngày: thời gian ấp nở tăng thêm 1h/ngày.
- Quá 7 ngày: giảm tỉ lệ ấp nở 0.5-1%
- Quá 14 ngày: gà thịt broiler giảm khả năng sinh trưởng


25. Nguyên lý chiếu sáng cho gia cầm sinh sản? Tác dụng và kỹ thuật cắt mỏ gà sinh sản? Biện
pháp nâng cao tỷ lệ đẻ cho gia cầm sinh sản?(câu 14+2)


26. Cách chọn trứng để ấp? Trứng bẩn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của phôi?


Cách chọn trứng để ấp:

- Chọn trứng:
+ Từ đàn giống khỏe mạnh
+ Nuôi dưỡng chăm sóc theo quy định
+ Có tỉ lệ trống mái đảm bảo
+ Không mắc bệnh truyền nhiễm
- Chọn chất lượng bên ngoài:
+ Hình ovan, đầu to, nhỏ rõ ràng.
+ Không quá tròn, quá dài.
+ Vỏ sạch, không quá dày, quá mỏng, không bị dính nhăn, không bị dính hạt Canxi.
+ Đạt khối lượng quy định cho từng loài giống.
- Chọn chất lượng bên trong:
+ Lòng đỏ ở giữa, ít di động.
+ Lòng trắng sáng đều, không có vết đục, máu.
+ Màng dưới vỏ không bị rách.
+ Buồng khí nhỏ, ở phía đầu tù.
+ Vỏ cứng không bị dập nứt.


Ảnh hưởng của trứng bẩn:


- Bít lỗ khí => ảnh hưởng đến hô hấp của phôi.
- Mầm bệnh xâm nhập.


27. Vì sao phải cho gà hậu bị sinh sản giống thịt ăn khẩu phần hạn chế; thường áp dụng
các phương pháp nào với gà bố mẹ hướng thịt giai đoạn hậu bị?


Vì sao phải cho ăn khẩu phần hạn chế:

- Để kìm hãm sự phát dục sớm của gà mái choai.
- Hạn chế số lượng trứng nhỏ.
- Tăng sức bền đẻ trứng.
- Đàn gà đạt khối lượng chuẩn với độ đồng đều cao.


Phương pháp:

- Hạn chế về số lượng thức ăn: khống chế nghiêm ngặt về số lượng thức ăn cho ăn hàng ngày,
chất lượng thức ăn vẫn giữ nguyên theo đúng tiêu chuẩn. Hàng tuần ktra khối lượng cơ thể =>
quyết định mức độ thích hợp.
+ Ưu điểm: Tạo được đàn gà có khối lượng chuẩn, độ đồng đều cao, tiết kiệm thức ăn.
+ Nhược điểm: Gà chết nhiều do bị “sốc” về thức ăn ( do đói => uống nhiều nước => độ
ẩm và hàm lượng khí độc trong chuồng tăng + đề kháng gà giảm => dễ nhiễm bệnh).
- Hạn chế về chất lượng thức ăn: vẫn cho ăn đủ số lượng theo khẩu phần, chất lượng hay hàm
lượng chất dinh dưỡng giảm ( Pro giảm 2-3%, xơ tăng 2-5%, năng lượng trao đổi thấp 26002700 Kcal/kg thức ăn).
+ Ưu điểm: Tạo được đàn gà có khối lượng chuẩn, tiết kiệm kinh phí chăn nuôi.
+ Nhược điểm: Đàn gà phát triển chậm, ngoại hình xấu, tỉ lệ mắc bệnh cao, tốn công.
- Hạn chế thời gian tiếp xúc của gà với thức ăn: giảm thời gian chăn nuôi đến mức thấp nhất, gà
vẫn được ăn thức ăn chất lượng tốt và đầy đủ số lượng. Có thể áp dụng phương pháp 1:1 ( 1 ngày

ăn 1 ngày nghỉ), 5:2 ( 5 ngày ăn 2 ngày nghỉ), ngày nghỉ vẫn cho uống nước bình thường.
+ Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian chăm sóc đàn gà, tiết kiệm thức ăn, kinh phí chăn nuôi,
gà có khối lượng chuẩn, độ đồng đều cao.
+ Nhược điểm: Gà bị chết “sốc” về thức ăn với tỉ lệ cao.
- Phương pháp kết hợp: Hạn chế số lượng thức ăn và hạn chế thời gian tiếp xúc của gà với thức
ăn.


+ Trong thời gian hậu bị có thể sử dụng chế độ ăn 1:1 hay 5:2. Tuy nhiên, nếu thời gian
đổ thức ăn cho gà dưới 3-4 phút thì không cần áp dụng biện pháp hạn chế thời gian tiếp
xúc của gà với thức ăn.
28. Tỷ lệ trống mái thích hợp và biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ tinh?


Tỉ lệ trống mái thích hợp:

- Tùy vào các giống khác nhau mà có tỉ lệ trống mái khác nhau:
+ Gà tây:

1 trống/ 6-8 mái

+ Gà bố mẹ:

1 trống/ 12-15 mái

+ Gà hướng trứng:

1 trống/ 10-12 mái

+ Gà hướng thịt:


1 trống/ 8-10 mái

+ Vịt hướng trứng:

1 trống/ 10 mái

+ Ngỗng:

1 trống/ 3-5 mái



Biện pháp nâng cao tỉ lệ thụ tinh:

( Tỉ lệ thụ tinh: là tỉ lệ % giữa số lượng trứng có phôi và số lượng trứng đẻ ra hay số lượng trứng
đem ấp).
- Đối với những gà trống có cựa dài, nhọn => nên cắt cựa để khi giao phối gà mái không bị xước
da hay bị đau.
- Hàng ngày vãi 3-5g thóc => để gà bới => kích thích giúp gà tập trung + phát hiện được những
con chân yếu để loại thải.
- Chọn giống để thụ tinh xa nhau, có tăng trưởng tốt.
- Không chọn phối giống đồng huyết => giảm tỉ lệ thụ tinh, giảm chất lượng.
- Khẩu phần ăn của đàn bố mẹ cần đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, cân bằng năng lượng + pro
+ aa, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.
+ Thiếu pro => phẩm chất tinh dịch kém.
+ Thiếu vtm A, D, E => cơ quan sinh dục phát triển không bình thường => khả năng sinh
tinh giảm => tỉ lệ thụ tinh thấp.
- Cần đảm bảo yếu tố điều kiện ngoại cảnh thích hợp.



- Xác định thời điểm ghép trống mái phù hợp => ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh.
29. Để cho gia cầm nở tập trung cần chú ý đến các yếu tố nào? Nêu ảnh hưởng của nó tới thời
gian ấp nở? (~ câu 16) Kỹ thuật bảo quản trứng giữa các ngày thu trứng có khác nhau không?
Tại sao?
- Có khác nhau. Vì trứng sẽ biến đổi trong quá trình bảo quản với các hiện tượng như giảm
khối lượng do bay hơi nước, thể tích buồng khí tăng lên, tỷ trọng trứng giảm xuống,…Tất cả
những biến đổi phụ thuộc vào cấu trúc vỏ trứng, thời gian và điều kiện bảo quản.
30. Kỹ thuật cho ăn và điều chỉnh độ đồng đều về khối lượng cho gà bố mẹ giống thịt giai đoạn
hậu bị? (~ câu 10)
31. Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất trứng của gia cầm?
- Loài, giống, dòng, cá thể:
+ gà, vịt, ngan, ngỗng là khác nhau.
+ Hyline Brown > gà ri
+ dòng mái, dòng trống
+ 1 vịt mái Khakicampbell đẻ 357 trứng/365 ngày.
- Tuổi:
+ Gà: cao ở năm 1, giảm 15-20% ở năm sau.
+ vịt: năm 1 = năm 2, năm 3 đẻ giảm.
+ ngỗng: cao nhất ở năm 3, sau đó giảm.
- Mùa vụ:
+ gia cầm nở chính vụ ( tháng 8-12): cho năng suất trứng cao hơn.
+ tỉ lệ đẻ cao ở vụ xuân, thu => thấp hơn ở hè, đông.
+ ảnh hưởng mùa vụ do: nhiệt độ, độ ẩm, thời gian và cường độ chiếu sáng.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc:
+ ăn uống đầy đủ, cân đối => năng suất trứng cao. Ngược lại
+ chăm sóc tốt => khỏe mạnh, sức đề kháng tốt => tạo điều kiện cho năng suất cao.
Ngược lại



×