Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ky thuat trong dua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.98 KB, 3 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA LÊ HỮU CƠ SINH HỌC
CÔNG NGHỆ CAO
Phân bón – thuốc bvtv
THÀNH PHẦN.
- Đạm (N2O) 20% : phân chuồng bã thực vật , đạm cá, đậu tương Lân (P2O5) 5%
lân lâm nung chảy lào cai : Kali (K2O) 12%. Chuối ủ , tro bếp
- Các nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng. dịch trùng quế
- Keo hấp phụ và chất chống mất đạm kích thích ra rễ tăng keo đất . axit humic
- Nấm đối kháng tricodema , kháng sinh thực vật tritosan
- Thuốc trừ sâu - Bacillus thuringiensis. Nấm xanh ,nấm trắng .dầu neem
- Thuốc trừ bệnh Lục diệp – Ditacin 8sl Nano đồng ALLOY 2.000ppm Tinh dầu thảo
mộc ….vvv
II. CÔNG DỤNG.
- Tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Hạn chế tác hại của cỏ dại và sâu bệnh.
- Bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm đất và nước.
III. QUY TRÌNH, KỸ THUẬT TRỒNG CÂY DƯA LÊ DƯA LƯỚI.
- Ánh sáng: Khi trời âm u, ít ánh sáng lại có mưa phùn thì cây con (2 – 3 lá thật) dễ
bị mắc bệnh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa cũng phát triển kém trong điều kiện ánh
sáng yếu, nhiệt độ cao, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và phẩm chất trái kém.
3.1. Thời vụ.
Dưa lê ưa biên độ nhiệt rộng. Nhiệt độ thích hợp 250C – 330C, phạm vi tối thích
tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những
ngày giá rét (<150C). Độ ẩm thích hợp 75 – 80%. vì vậy thời vụ trồng dưa lê đối
với các tỉnh miền Bắc nước ta có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9 DL ((trừ các
tháng có nhiệt độ thấp: từ T11 – T1 năm sau) ). Tuy nhiên với dưa lê xuân hè gieo
trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiết lập Xuân. Kỵ liên canh, nên luân canh với cây
lúa, ngô gối vụ càng lâu càng tốt.
3.2. Chọn đất và làm đất.
- Đất và dinh dưỡng: Ưa đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa. Đất cát pha và
thịt nhẹ vừa thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng vừa điều hòa được nhiệt độ đất,


thúc đẩy quá trình phát dục giúp dưa nhanh có quả, màu rất đẹp và chất lượng


ngon. Đất xấu, đất cát cần tăng thêm phân bón lót và tăng thêm lần bón thúc. Đất
sét, đất thịt nên xới xáo nhiều hơn và bón tăng phân hữu cơ.
- Đất trồng dưa lê tốt nhất không trồng trên ruộng đã trồng cà chua, cà pháo, bí,
khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trồng trước đã bị héo xanh. Đất được cày bừa kỹ,
làm đất nhỏ, sạch cỏ dại.
- Đối với để dưa bò trên luống: Lên luống rộng 1,5 -1,8 m, cao 25-30 cm, rãnh
rộng 30 – 40cm.
- Đối với dưa làm giàn: Lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 20 – 25cm, rãnh rộng 30 –
40cm.
3.3. Chuẩn bị giống
Một số giống dưa lê lai siêu ngọt phổ biến hiện nay là: Ngân Huy, Thanh lê, NS –
333, Hồng Ngọc, Ngân Hương…
- Khối lượng 1.000 hạt là 20 – 21g. Lượng hạt giống cần gieo từ 250 – 300 g/ha.
- Hạt có thể gieo trực tiếp (mỗi hốc gieo 2 hạt chọn để lại 1 cây khoẻ) nhưng tốn
giống. Để tiết kiệm lượng hạt giống và chủ động về chất lượng cây con áp dụng
phương pháp gieo vào bầu.
Quy trình ngâm ủ hạt giống: ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) 2- 3 giờ. Sau
khi ngâm vớt hạt ra rửa sạch hết chất nhớt và cho vào khăn bông ẩm để ủ hạt
(không dùng khăn nilon), gấp khăn lại và cho vào túi nilon hoặc hộp nhựa đậy nắp
lại. Sau 24 giờ ủ hạt thì lại đem ra rửa sạch lớp nhớt bên ngoài hạt, giặt sạch khăn
rồi lại ủ tiếp. Sau khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Nếu ươm cây con: Tỷ lệ đất bột với phân chuồng hoai mục (hoặc mùn) là 1:1. Gieo
hạt trên khay bầu, mỗi hốc gieo 1 hạt, đặt hạt theo hướng lá mầm lên trên, rễ quay
xuống. Sau khi gieo xong, rắc hỗn hợp đất mùn hoặc trấu lên trên cho vừa kín hạt,
tưới ẩm thưởng xuyên. Khi cây có từ 1 – 2 lá thật đem trồng.
3.4. Khoảng cách, mật độ.
- Nếu làm giàn thì nên làm giàn theo kiểu hình chữ A và luống được đánh theo

hướng đông tây để trong ngày cây dưa lê có điều kiện quang hợp tốt nhất.
Lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 20 – 25cm, rãnh rộng 30 – 40cm. Bổ rãnh hai hàng
cách nhau 0,5 – 0,6m, cây cách cây 0,3 – 0,35cm
Mật độ: 1.800 – 2.100 cây/ sào BB (50.000 – 60.000 cây/ha)
- Nếu trồng bò: Lên luống rộng 1,5 – 1,8m, cao 30 – 35cm, rãnh rộng 35 – 40cm.
Bổ rãnh giữa hai hàng cách nhau 0,6 – 0,8m, cây cách cây 0,5m
Mật độ 900 – 1.100 cây/sào BB (25.000 – 30.000/ha)
3.5. Kỹ thuật sử dụng PHÂN BÓN
- Loại phân:
+ Bón lót: Phân chuồng, phân lân, vôi… (tùy mức đầu tư)
+ Phân bón phân cá,phân đậu tương, dịch trùng quế Lượng phân: Bón lót: Phân
chuồng 600 – 700 kg, phân lân, vôi… (tùy mức đầu tư) - Thời điểm bón và vị trí
bón Phân Bón


+ Bón lúc trồng: Cuố chốc theo khoảng cách trồng cây sâu 20cm. Bón phân
chuồng hoai mục, vôi, lân theo tỉ lệ 10 đất 3phan chuong hoai mục ủ nấm đối
kháng 1 lân nung chảy …, lấp 1 lớp đất. Sau đó tiến hành gieo hạt; hạt gieo sâu 2
-3cm, rắc 1 lớp đất mịn lên trên, có thể phủ thêm lớp rơm rạ lên trên trước khi tưới
ẩm lên hạt.
Lưu ý: Có thể bón lót kết hợp làm đất, lên luống.
+ Bón sau trồng (3 – 5 ngày). Phân ủ nước , Bón trộn đều tưới gốc và phun phân
cá,phân đậu tương, dịch trùng quế : đến 1đến 2 lít /gốc) bón trung bình 15 ngày 1
lần qua hẹ thống tưới tự động đối với dưa bò
Bón lót trước khi trồng.
1 cây cây xung quanh gốc cây sao cho sâu 10 – 15cm, cách gốc cây 10 – 15cm.
Sau đó lấp đất kín
VI. CHĂM SÓC -Tưới nước: Thường xuyên giữ độ ẩm 70-75% cho cây sinh
trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn.
- Khi cây được 4 – 5 lá thật tiến hành bấm ngọn, sau đó tỉa chỉ để 4 – 5 nhánh tốt

nhất để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Tỉa bớt các lá gốc hoặc lá vàng úa, giúp
ruộng thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn nhờ ong bướm. mỗi
cây chỉ nên để 2- 5 quả tùy theo các giống.
- Làm giàn kiểu chữ A, khi cây cao khoảng 30 – 35cm. cứ mỗi cây cắm 1 cây dóc
đứng, 1 giàn có từ 2 -3 nẹp ngang. Do thân dưa chuột vươn lên rất nhanh nên phải
buộc cây vào giàn dọc theo cây dọc, cứ 3- 3 ngày buộc 1 lần. Làm giàn góp phần
tăng năng suất 20 -30%.
V. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI.
Một số sâu hại chính – Bọ trĩ: nếu thấy mật độ bọ trĩ nhiều cần phải phun thuốc
kịp thời, có thể dùng các loại thuốc Bacillus thuringiensis. Nấm xanh ,nấm trắng .dầu neem
…(liều lượng và cách sử dụng theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất trên vỏ bao bì
– Ruồi đục lá (sâu vẽ bùa): + Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cây khỏe, bón phân
cân đối, tưới nước hợp lí, thu dọn tàn dư của vụ trước, luân canh với cây khác họ
bầu bí.. + Biện pháp canh tác: dùng giống chống bệnh, luân canh cây trồng, dọn
sạch cỏ trong vườn, dùng màng phủ hoặc rơm rạ phủ đất để hạn chế cỏ dại. Một số
bệnh hại chính – Bệnh lở cổ rễ (Fusarium oxysporium f. sp.): Có thể hạn chế vùng
bị bệnh bằng cách phun hoặc tưới đẫm vào gốc thuốc Lục diệp – Ditacin 8sl phun tưới
định kỳ 1 tháng 1 lần – Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis):– Bệnh phấn
trắng (Erysiphe sp.):– Bệnh thán thưeb – Bệnh khảm virus (Mosaic) Hạn chế bệnh
thông qua trừ môi giới truyền bệnh: trừ rệp bằng cách phun. Bacillus
thuringiensis.Liều lượng, nồng độ áp dụng theo đúng chỉ dẫn nhãn ghi trên bao bì
thuốc.và phun thuốc Nano đồng ALLOY 2.000ppm Tinh dầu thảo mộc
VI. THU HOẠCH
Dưa lê có thời gian sinh trưởng từ 55 – 60 ngày, thích hợp với nhiệt độ từ 18 –
32oC. Từ khi trồng đến ra hoa đậu trái khoảng 28-35 ngày, từ lúc đậu trái đến khi
thu hoạch khoảng 20 – 25 ngày
CHÚC BÀ CON MỘT VỤ MUÀ BỘI THU




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×