Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐẶC điểm của văn học yêu nước CHỐNG PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.21 KB, 4 trang )

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
Văn thơ yêu nước gắn liền với vận mệnh dân tộc:

Văn thơ yêu nước tự phát tham gia gánh vác nhiệm vụ của dân tộc một cách vẻ
vang. Nó gắn liền với vận mệnh của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử bi tráng.
Ðồng thời nêu lên hai vấn đề có liên quan đến vận mệnh của dân tộc: Vấn đề chính
trị và vấn đề nhân sinh.

1.1. Vấn đề chính trị:

-Vấn đề Duy tân được thể hiện qua các bản điều trần của những sĩ phu có đầu óc
canh tân như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Hai ông đã nhiều lần đề nghị
triều đình nghiên cứu thực hiện chủ trương cải cách đất nước, nhưng không được
triều đình chấp nhận, việc Duy tân thất bại.

- Vấn đề chống Pháp, chống thỏa hiệp đầu hàng là vấn đề trọng tâm của văn học
yêu nứơc chống Pháp.

- Vấn đề vai trò của người dân có ý nghĩa lịch sử quan trọng, nhất là trong việc
chống ngoại xâm. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Ðình Chiểu không chỉ ca ngợi
người dân ở chiến lược, chiến thuật, về tinh thần chiến đấu mà còn ở nhận thức tự
phát của họ:

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)


Trong bức thư Phan Ðình Phùng trả lời Hoàng cao Khải nhân dân là mục tiêu phục
vụ, mục tiêu bảo vệ và chiến đấu của nghĩa quân, nhân dân gắn liền với phong trào
kháng chiến.



1.2. Vấn đề nhân sinh quan:

Nói đến nhân sinh quan là nói sống để làm gì? Sống như thế nào?Thái độ của con
người trước sự sống và cái chết? Ðể giải quyết các vấn đề chính trị, thơ văn yêu
nước đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa thời sự.

- Vấn đề sống - chết được giải quyết không theo quan điểm con người trừu
tượng theo kiểu tôn giáo mà từ góc dộ của cuộc đấu tranh dân tộc. Tức là sống
trọng nghĩa và chết đúng đắn

Làm người sao khỏi thác, thác trung thần thác cũng thơm danh
(Hịch Quản Ðịnh)
Hay:
Ninh cam tử táng sài lang vẫn
Khẳng nhẫn sinh phùng bạch quỷ ưu.
(Nguyễn Cao điếu Nguyễn Tri Phương)

- Khái niệm vinh - nhục theo quan điểm thà chết vinh hơn sống nhục. Sống đánh
giặc cứu nước là sống đúng, chết vì nước nhà là vinh, sống theo giặc đầu hàng
phản bội là sống nhục (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Ðịnh, Thơ điếu
Phan Tòng).


-

Khái niệm chính khí gắn với hành động vì nghĩa:

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

(Nguyễn Ðình Chiểu)

Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi
(Thấy nghĩa há đành làm kẻ không có dũng)
(Hồ Huấn Nghiệp)

Các vấn đề nhân sinh quan được đặt ra dựa vào các hệ tư tưởng vốn có ở nước ta
nhưng chủ yếu từ cơ sở, tư tưởng Việt Nam, từ những giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc.

2. Văn thơ yêu nước gắn với cuộc sống
dân tộc và con người thời đại:

2.1. Văn thơ yêu nước phản ánh về
dân tộc và về thời cuộc:

Văn thơ yêu nước là cuốn sử thi của thời đại đã ghi chép một cách cảm động trung
thành cuộc đấu tranh của dân tộc. Ðó còn là lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại của dân
tộc Việt Nam trong giai đoạn này.

Văn thơ yêu nước còn chứng tỏ rằng dẫu nước mất nhưng còn dân, còn giá trị tinh
thần truyền thống và tin tưởng vào thắng lợi của dân tộc.


2.2. Văn thơ yêu nước phản ánh về con người thời đại:

Ðó là những con người tiêu biểu như người sĩ phu, người trí thức bất hợp tác,
người nông dân, người phụ nữ, người nghĩa sĩ … Bên cạnh đó còn có những tên
sâu dân mọt nước như bọn vua quan, bọn tay sai và cả một bức tranh xã hội Việt
Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX được tái hiện một cách đấy đủ, sinh động.


Có thể nói, với những nét hào hùng về thời đại, về dân tộc, về con người, văn thơ
yêu nước được xem như pho sử thi đau thương nhưng không kém phần hùng tráng
của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại.

3.Văn thơ yêu nước là bản anh hùng ca:

Cuộc đấu tranh trong giai đoạn này rất hào hùng nhưng không tránh khỏi thất bại.
Âm hưởng chung của văn thơ yêu nước giai đoạn này là âm điệu đau thương
nhưng anh dũng. Thậm chí cái buồn, cái bi quan cũng không phải không gây phẫn
uất. Do đó, nó là một âm điệu bi hùng.



×