Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề số 39 đề thi thử THPT quốc gia môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.68 KB, 2 trang )

Đề số 39 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Bình chọn:

Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 39 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn



Đề số 40 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn



Đề số 41 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn



Đề số 42 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn



Đề số 43 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Học trực tuyến Môn Văn học

Đề bài
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Theo kết quả khảo sát gần đây của Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lí (Trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số
trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình học; 50,8% không biết học
xong sẽ làm việc gì và nơi nào muốn tuyển dụng họ. Khi được hỏi về mức độ thỏa mãn với
nghề đã chọn, có đến 75,6% sinh viên cho biết họ ít thỏa mãn với sự lựa chọn của mình, “vào


học rồi mới biết mình không hợp”; 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau… Kết quả
này cho thấy có nhiều bạn trẻ không chọn đúng nghề như mong muốn.
Những sai lầm chủ quan trong việc lựa chọn ngành học thường bắt đầu từ quan niệm mang
nặng tính thực dụng: ngành này có dễ xin việc làm, có thu nhập cao, có được làm việc ở thành
phố không?
Sai lầm có thể đến với người chọn nghề theo truyền thống gia đình, theo sự thành đạt của
người thân, theo sự rủ rê của bạn bè… mà không quan tâm đến sự phù hợp của nghề đối với
năng lực, nguyện vọng bản thân. Thậm chí, nhiều thí sinh không tự chọn ngành, chọn nghề để
đăng kí thi đại học mà người lựa chọn, người làm hồ sơ chính là bố mẹ của thí sính.
Ngoài ra, một sai lầm phổ biến nữa là chọn nghề hời hợt theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”.
Nhiều học sinh đến năm lớp 12 vẫn chưa tìm hiểu và chưa quyết định chọn nghề. Bởi vậy… có
khá nhiều thí sinh nộp 4, 5 bộ hồ sơ thậm chí có người đã nộp 9 – 13 bộ để “chống trượt”.
Việc chọn sai nghề khiến bản thân khó phát huy được năng lực; giảm năng suất và hiệu quả lao
động, từ đó dẫn tới tâm lí chán nản, thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc.
Lúc ấy, nếu muốn bắt đầu với nghề khác thì phải chịu tốn kém, mất thời gian học nghề mới …
Đối với xã hội, có nhiều cá nhân lựa chọn sai nghề sẽ gây lãng phí cho công tác đào tạo và đào
tạo lại, năng suất lao động không cao, nảy sinh nhiều xáo trộn cho hoạt động của các doanh
nghiệp, tổ chức (có nhiều người bỏ nghề, chuyển nghề)
(Trích ¾ sinh viên chọn nhầm ngành học, Nhã Anh, theo Petrotimes, 16/4/2013)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?


Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm : Việc chọn sai nghề khiến bản thân khó phát huy
được năng lực; giảm năng suất và hiệu quả lao động, từ đó dẫn tới tâm lí chán nản, thất vọng,
thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc không? Vì sao?
Câu 4: Trong khoảng 5 – 7 dòng hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Định hướng
nghề nghiệp cho học sinh THPT – Cần tiết hay không?
II. LÀM VĂN
Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày
quan điểm anh/chị về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Câu 2:
Phân tích làm nổi bật hình tượng con Sông Đà qua sự cảm nhận của Nguyễn Tuân trong đoạn
trích tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” (theo SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2014
Xem thêm tại: />


×