Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 ngữ văn THPT thăng long hà nội lần 2 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.25 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THPT THĂNG LONG
ĐỀ THI THỬ - KÌ THI THPT QUỐC GIA – LẦN THỨ II NĂM 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Đề có 02 trang gồm 2 phần
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh:……………………………… Số báo danh: ………………………………
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
… (1) “Tôi thường nghe người lớn nói rằng, giới trẻ ngày nay thờ ơ và không có lòng yêu nước. Nhưng
không. Tôi biết những người trẻ đã tự hào như thế nào khi Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, hay khi nghe
những cầu thủ của chúng ta đặt tay lên trái tim và hát quốc ca trước một trận đấu gay cấn. Tôi biết họ giận
dữ và xấu hổ như thế nào khi thấy những người đồng hương hành xử thiếu ý thức ở một phi trường quốc
tế. Tôi biết họ đã xúc động như thế nào trước những tấm ảnh người xa lạ đã chết đi khi còn rất trẻ trong
chiến tranh. Tôi cũng biết, họ đã say sưa thế nào trước những cảnh đẹp quê hương trên đường “phượt”, và
nhớ nhà đến thế nào khi du học bên kia bờ đại dương. Đó chính là tình yêu đất nước.
… (2) Và tôi, khi đi qua tuổi mười tám, tôi nhận ra rằng đất nước đó, không chỉ là một hình ảnh trong tâm
tưởng, mà là một thực thể sống với đất, với biển, với rừng, với thể chế chính trị và những vấn đề xã hội.
Đất nước không chỉ là chùm khế ngọt, con đường quê mà là sơn hà xã tắc. Tình yêu đất nước, nó khiến ta
vững vàng qua mọi cơn bão. Nó thúc đẩy ước vọng bay xa. Nó giữ cho ta sự mơ mộng và niềm ti vào
những điều tốt đẹp. Tình yêu đất nước, nó mang đến cho chúng ta khao khát cống hiến đời mình không
ngừng nghỉ, và vì thế ta sẽ không trở nên ích kỉ và hèn mọn, dù ở vị trí nào hay làm bất cứ công việc gì đi
nữa.
(3) Vì thế, tôi ước mong sao những người trẻ vừa rời phòng thi đại học, hay vừa bước chân vào đời, dù


bạn có đi đến phương trời nào, cũng hay giữ trong tim tình yêu khôn nguôi đối với đất nước này. Và như
thế, bạn sẽ không bao giờ mất đi những mơ mộng và niềm tin của một thời tuổi trẻ.
(4) Nếu tình yêu trai gái là thứ tình cảm lãng mạn nhất của con người thì tình yêu đất nước là thứ tình vô
cùng lãng mạn trong đời sống của một công dân. Mười tám tuổi, bạn chắc chắn phải trở thành công dân.
(5) Vậy thì hãy trở thành một công dân lãng mạn.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, nxb Hội nhà văn, trang 156, 157)
Câu 1. Nhận biết
Nêu thao tác lập luận chính của đoạn (1) (0,5 điểm)
Câu 2. Nhận biết
Trong đoạn (2), tác giả văn bản nhận ra đất nước ở những phương diện nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Thông hiểu
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn (2) (1,0 điểm)
Câu 4. Thông hiểu


Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Tình yêu đất nước, nó mang đến cho chúng ta khao khát
cống hiến đời mình không ngừng nghỉ, và vì thế ta sẽ không trở nên ích kỉ và hèn mọn và dù ở vị trí nào
hay làm bất cứ công việc gì đi nữa” không? Vì sao? (1,0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ văn bản ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ, bày tỏ suy nghĩ về lời
nhắn nhủ của tác giả: Hãy trở thành một công dân lãng mạn
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã nhớ lại con đường hành quân của người lính qua những
dốc núi:
… “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
… “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
(Ngữ Văn 12, tập 1, nxb GD Việt Nam, tr88&89)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn trích trên, từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn
trong thơ Quang Dũng.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1.
Phương pháp: căn cứ các thao tác lập luận đã học
Cách giải:
- Thao tác lập luận chính: Phân tích
2.


Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Tác giả đã nhận ra đất nước trên những phương diện:
- Đất nước không chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng mà còn là thực thể sống với đất, biển, rừng, với thể chế
chính trị và những vấn đề xã hội.
- Đất nước không chỉ là chùm khế ngọt, còn đường quê mà là sơn hà xã tắc.
3.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học; phân tích
Cách giải:

- Liệt kê
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh, một đất nước được hình thành từ nhiều yếu tố.
+ Nhấn mạnh tình yêu đất nước có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với tất cả mọi người, là động lực, niềm
khao khát thúc đẩy con người không ngừng tiến lên.
4.
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Tình yêu đất nước, nó mang đến cho chúng ta khao khát cống hiến đời mình không ngừng nghỉ, và vì thế
ta sẽ không trở nên ích kỉ và hèn mọn….
- Đồng tình với quan điểm của tác giả
- Lý giải:
+ Mang trong mình tình yêu, con người sẽ tự sinh ra ý niệm về sự hi sinh và cống hiến. Tình yêu đất nước
cũng không phải là ngoại lệ. Khi yêu đất nước ta cũng mang trong mình khao khát được cống hiến hết
mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
+ Đã mang trong mình tình yêu nước và khát khao cống hiến sẽ tạo nên một con người không ích kỉ,
không hèn mọn. Luôn trân quý mọi công việc dù là tay chân hay trí óc.
+…
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: Hãy trở thành một công dân lãng mạn.
2. Bàn luận vấn đề
- Công dân lãng mạn theo quan điểm của tác giả chính là một công dân yêu nước.
=> Yêu nước là một thứ tình cảm đẹp, đáng trân trọng mà mỗi con người cần có, cần phát huy.
- Biểu hiện tình yêu nước:


+ Đối với học sinh, sinh viên là sự cần cù chịu khó trong học tập; là có mục tiêu, phương hướng và sẵn


lực giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; tình yêu nước cũng khiến cho bản thân ta sống đẹp
hơn, nhân văn hơn.
- Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cũng có rất nhiều cách khác nhau để thể hiện
tình yêu nước: chăm chỉ học tập, mục đích học tập rõ ràng, rèn luyện đạo đức thân thể,….
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng trước hết Quang Dũng là
một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người
lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà
thơ, được in trong tập Mây đầu ô. Vẻ đẹp của sự lãng mạn được thể hiện rõ trong đoạn thơ miêu tả khung
cảnh thiên nhiên.
• Phân tích hai đoạn thơ trên
*Đoạn 1: Cảm nhận về cung đường Tây Tiến và người lính Tây Tiến
a) Cung đường Tây Tiến hùng vĩ, dữ dội
Tác giả tập trung bút lực để khắc họa núi cao vực sâu, đèo dốc điệp trùng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
- Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt
người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên
- Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền
dốc núi:
- Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian
nan trùng điệp
- Độ cao, độ sâu của của dốc được đo bằng con số ước lệ vô cùng “ngàn thước lên cao ngàn thước
xuống”.



- Lối lặp từ: dốc lên - dốc thăm thẳm, ngàn thước lên- ngàn thước xuống góp thêm phần tạo ấn tượng về
sự điệp trùng của núi cao, vực sâu.
b) Hình ảnh người lính Tây Tiến
- Sự lạc quan, yêu đời, khỏe khoắn thể hiện qua câu thơ:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Sự bay bổng, lãng mạn: Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “dốc lên… ngàn thước xuống”, họ vẫn
giữ được ánh nhìn vô cùng bay bổng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
*Đoạn 2: Bức tranh sông nước miền Tây trong chiều sương
- Trước hết là khung cảnh thiên nhiên:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
+ Không gian được bao trùm bởi một màn sương giăng mắc trở nên mờ ảo, như hư, như thực. Sương
chiều bảng lảng đầy thi vị, chứ không còn là “sương lấp đoàn quân mỏi” khi màn đêm buông xuống
+ Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử, chỉ có màu lau trắng trải dài tít tắp, phất phơ
theo chiều gió thổi, xôn xao ẩn chứa những nỗi niềm của con người… Thiên nhiên như có linh hồn, “hồn
lau” hài hòa với “hồn thơ” của những người lính đa cảm. Cũng có thể hiểu “hồn lau” là một ẩn dụ đặc sắc
gợi về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hồn hậu của những con người miền Tây- những người lao động trên sông
nước mênh mông.
- Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng đó nổi bật hình ảnh con người:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
+ “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đó là dáng hình mềm mại, uyển chuyển của thiếu nữ sơn cước
trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, tạo nên chất thơ làm tiêu tan vẻ dữ dội của “dòng nước lũ”
hung hãn
+ Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên dòng nước xiết.
“Hoa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào, gợi ra ánh mắt lúng liếng tình tứ
của những cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung

+ Dường như trong khổ thơ nào của bài thơ cũng thấp thoáng bóng dáng người đẹp như vậy:
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (đoạn 1)
- Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (đoạn 3)
→ Hình ảnh người đẹp thấp thoáng trong các khổ thơ đã điểm cho kí ức Tây Tiến chút lãng mạn, mơ
mộng, khiến cho câu chữ trở nên mềm mại hơn và lòng người cũng nhẹ nhàng hơn…
- Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi đã cách xa với
Tây Tiến cả về không gian và thời gian…
*Nhận xét về cảm hứng lãng mạn trong thơ Quang Dũng:
- Hai đoạn là hai nét vẽ về cung đường Tây Tiến: đoạn thứ nhất thiên về tái hiện vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội;
đoạn thứ hai thiên về tái hiện vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Hai vẻ đẹp ấy hòa trộn tạo nên ấn tượng riêng về
cung đường hành quân của những người lính trẻ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian
khổ mà hào hùng.
- Trên cung đường đó, thấp thoáng hiện ra hình ảnh người lính Tây Tiến, đó là những chàng trai trẻ vừa
rời ghế nhà trường, vừa hồn nhiên, tinh nghịch, vừa lãng mạn, đa tình nhưng cũng là những chàng trai rắn
rỏi, gân guốc với lí tưởng cao đẹp của một thời đại anh hùng “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”


- Bút pháp lãng mạn két hợp với màu sắc bi tráng
+ Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh
mẽ.
+ Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong việc tái hiện cung đường dữ dội và sự hi sinh anh dũng
của người lính. Tác giả không né tránh sự mất mát, song bi mà không lụy, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân
guốc.
• Tổng kết




×