Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.27 KB, 4 trang )

Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm

Bài làm tham khảo

Thượng đế đã trao cho loài người một thứ vũ khí để chống lại mọi khó khăn, khắt
nghiệt của cuộc sống: đó là trái tim. Có một trái tim để đón nhận yêu thương, có
một trái tim để cảm nhận được yêu thương, và yêu thương sẽ trở thành sức mạnh.
Thế nhưng có ai đó chỉ thích đón nhận yêu thương chỉ từ một phía. Sự ích kỷ nhỏ
nhen sẽ khiến không ít người có thể hiểu được rằng khi ta trao tặng cũng là ta đón
nhận một điều gì đấy, bởi lẽ: “ Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất
hương thơm”.

Trong đời sống hằng ngày, bàn tay ta trao tặng bao nhiêu là thứ khác nhau cho
những người xung quanh. Và hương thơm là hệ quả của việc trao tặng hoa hồng.
Đóa hoa hồng ngát hương khi được trao đi thì bàn tay ta vẫn còn phảng phất cái
hương thơm ngào ngạt của nó. Hoa hồng đây chính là ẩn dụ cho tình yêu thương.
Còn hương thơm chính là điều tốt đẹp mà ta đón nhận được khi ta trao đi tình yêu
thương đó. Nói một cách khái quát, khi ta trao tình yêu cho người khác, khi lòng ta
rộng mở, tình yêu thương của ta sẽ trở thành sức mạnh. Như trong lời đề tựa cho
cuốn sách Chichen soup for the soul của Karl Menninger: “Tình yêu thương là
phương thuốc nhiệm mầu cho cho tất cả chúng ta, cho cả người trao lẫn người
nhận nó”.

Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có về tâm hồn.
Giúp đỡ người khác, mang đến hạnh phúc cho người khác chính là cách để tô đẹp
tâm hồn mình. Vậy, nếu chỉ trao tặng thì đến lúc nào đấy tình yêu có cạn kiệt
không? Vâng! Tất nhiên là không như vậy, bởi lẽ hoa hồng dù đã trao đi thì vẫn
còn phảng phất hương thơm trên tay người trao tặng. Yêu thương trao đi là yêu
thương nhận lại mãi mãi. Ta mang đến cho người khác sự tốt đẹp, đấy có thể là một
ánh mắt quan tâm lo lắng hay cử chỉ ân cần. Biểu hiện của yêu thương có muôn



hình vạn trạng. Yêu thương tràn ngập khắp nơi, có nhiều cách để trao tặng. Vậy, ta
đón nhận được gì? Phải chăng chính là tình yêu- trái tim của người mà ta trao tặng?
Và cũng có khi chỉ đơn giản là cảm giác hạnh phúc, hài lòng về điều mình làm
được cho người khác? Dù sao đi nữa, những thứ vô hình ấy mà ta nhận lại sẽ mãi
là bất diệt. Tiền bạc, địa vị vật chất sẽ hao mòn theo thời gian nhưng yêu thương lại
theo thời gian được bồi đắp mà lớn dần. Người giàu có nhất trên thế giới chính là
người có được nhiều hương thơm nhất từ những đóa hồng mà mình đã trao đi.

Những đóa hồng yêu thương ấy của trái tim con người đã viết nên bao câu chuyện
cổ tích giữa đời thường. Có một người đàn ông nơi vùng đất Bến Tre, dù chẳng khá
giả gì nhưng lại giàu có lòng yêu thương- ông Lê Huỳnh. Ông Bụt trong đời
thường ấy đã bỏ công đi khắp nơi vận động xây dựng những ngôi trường cho trẻ
em khuyết tật. Ông tự mình vận động xin học bổng cho trẻ em nghèo khó. Biết bao
đứa trẻ nghèo vùng quê nghèo Bến Tre đã trưởng thành nhờ tình thương nhận được
từ trái tim nhân hậu của ông, như lời ai đó đã nói: “ Mỗi người đều có thể trở nên
vĩ đại, chỉ cần trái tim bạn chan chứa lòng khoan dung và tâm hồn bạn tràn ngập
một tình yêu thương”. Từ một con người rất bình thường, ông Lê Huỳnh đã trở
thành một ông Bụt giữa đời thường. Và ông đã được một tổ chức nhân đạo của
Nhật Bản trao tặng giải thưởng cao quý dành cho những người đã có nhiều đóng
góp thiết thực cho cộng đồng. Dù sống chỉ có một mình, không vợ con nhưng ông
không hề cô đơn. Giờ ở Bến Tre, ông là người đông con cháu nhất; mỗi chiều về,
trên đường có bao đứa trẻ gọi ông là “ ông nội”, “ ông ngoại”, có những người đã
trưởng thành gọi ông bằng tiếng “ Ba” thật đầm ấm, trìu mến, yêu thương. Đấy
phải chăng chính là hương thơm từ những “đóa hồng” mà ông Lê Huỳnh đã trao
tặng cho cuộc đời?

Hay, với chương trình “ Ước mơ của Thúy”, cô bé Thúy mắc bệnh ung thư máu,
sắp phải xa lìa cuộc đời mà vẫn cố gắng “làm một điều gì đó” cho những đứa trẻ
bất hạnh có số phận nghiệt ngã như mình.Thúy vận động tổ chức một buổi trình

diễn để quyên góp giúp ở những bệnh nhi nghèo mắc bệnh ung thư. Một đứa trẻ
phải chịu nhiều bất hạnh như thế mà còn muốn trao tặng cho đời một cái gì đấy, và
đó chính là tình yêu thương. Nay cô bé đã không còn, nhưng chương trình mang


tên “ Ước mơ của Thúy” vẫn được tiếp tục. Có lẽ không ai có thể quên cô bé ấy,
em sống mãi trong lòng mọi người. Đấy chính là hương thơm bất diệt của đóa
hồng mà Thúy đã trao.

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống. Câu chuyện trong Chiếc lá cuối cùng
của O’ Henry thật cảm động; khi mà tình yêu thương được lên ngôi nơi một phố trọ
nghèo, cái phố trọ ấy thật gần gũi bởi cuộc đời đã bước vào văn chương. Cụ
Berhman hi sinh cả sự sống của mình để đem lại cho Giônxi niềm tin vào cuộc
sống- đúng hơn là sự sống của chính cô. Cô gái ấy đã chiến thắng được cái chết và
lại tiếp tục thực hiện những ước mơ của mình. Chính là nhờ từ “đóa hồng” của cụ
Berhman. Điều kỳ diệu ấy đã khiến cho sự ra đi của cụ mới nhẹ nhàng, thanh thản
vô cùng. Ông họa sĩ già ra đi trong sự mãn nguyện bởi tình cảm yêu thương, lòng
biết ơn của Giônxi và Xiu dành cho cụ mãi là đoá hồng ngát hương giữa đời.
Vâng! Hương thơm đóa hồng của lòng yêu thương trắc ẩn kia là mãi mãi.

Vậy mà, một điều đáng buồn là không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của yêu
thương, ý nghĩa của trao tặng: “ Dù thiên đường cũng sẽ chẳng là gì nếu nơi ấy
không có chỗ cho trái tim ngự trị”. Người ta thích đón nhận, người ta thích tích lũy
cho bản thân. Cái bản ngã nhỏ nhen đôi khi chi phối và mang đến cho con người
những quan niệm sống sai lệch. Nếu trong xã hội này ai cũng thích giữ khư khư
những thứ tốt đẹp cho riêng mình thì xã hội ấy mới thật đáng sợ. Người ta không
nhận ra rằng những điều tốt đẹp chỉ giữ được khi nó được trao đi. Khi ta trao tức là
ta đã nhận được một được một điều gì đấy. Câu nói: “ Bàn tay tặng hoa hồng bao
giờ cũng phảng phất hương thơm” là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho con người về một
quan niệm nhân sinh. Hãy trao tặng tất cả những gì bạn có, đừng chần chừ hay e

ngại bởi những gì bạn nhận được còn nhiều hơn thế nữa. Ai cũng có quyền trao đi
hoa hồng, ai cũng có quyền nhận lấy hương thơm… Hãy mở lòng ra với mọi
người, với cuộc đời. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng
mình”.


Hãy để tình yêu thương tràn ngập cả thế giới này, hãy để những đóa hồng của bạn
luôn ngào ngạt hương thơm. Hạnh phúc chính là khi ta trao nó cho người khác.
Vâng! “ Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Câu nói ấy
chứa đựng một quan niệm nhân sinh đúng đắn, đáng cho ta xem nó như một
phương châm sống. Điều ấy sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời này, bởi
lẽ yêu thương là thứ vĩnh hằng duy nhất trên thế gian này.



×