Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THUC HANH THI NGHIEM CO va PHAN CO NGUYEN SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.98 KB, 6 trang )

Tuần : 8
Tiết dạy:
Người soạn: Phạm Võ Cẩm Tú
Trường: THPT Bùi Thị Xuân
Ngày soạn: 3/2/2019
Bài 12

THỰC HÀNH - THÍ NGHIỆM CO và
PHẢN CO NGUYÊN SINH
1. Mục tiêu : Học xong bài này, HS phải:
1.1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm co và phản co nguyên sinh
- Hiểu rõ sự điều khiển sự đóng, mở của tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra
vào tế bào
- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co và phả co nguyên sinh khác nhau
1.2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi và kỹ năng làm tiêu bản hiển vi
- Kỹ năng quan sát và vẽ hình qua tiêu bản trên kính hiển vi
- Biết cách điều khiển sự đóng, mở của tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra
vào tế bào
1.3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn trong việc chăm sóc cây trồng, bón phân hợp lý ( không bón quá nhiều phân ,
chất dinh dưỡng quá mức vì chúng chứa hàm lượng muối cao )
2. Phương tiện dạy học: chuẩn bị cho 11-12 nhóm học sinh ( từ 40 đến 45 em / lớp , chia làm
mỗi nhóm 4 em )
- Mẫu vật: củ hành tím – làm thành khoảng 11 - 12 mẫu
- Dụng cụ: ( cho 1 nhóm )
- Hóa chất
TT
Dụng cụ
Số lượng


TT
Hóa chất
Số lượng
1 Ống nhỏ giọt
1 cái
1 dd NaCl 5%
10 ml
2 Giấy thấm
1tờ
2 Nước cất
100 ml
3 Cốc thủy tinh 200ml
01 cái
4 Kính hiển vi
01 cái
5 Phiến kính
01 cái
6 Lá kính
01 cái
3. Chuẩn bị :
3.1. Học sinh
- Xem trước bài mới để nắm rõ quy trình thực hành.
- Xem lại cấu tạo của tế bào thực vật và đặc biệt là vận chuyển chất qua màng
- Giấy, viết A4, bút chì để vẽ hình, ...
- Chia thành các nhóm , khoảng 4 em / nhóm
3.2. Giáo viên
- Chuẩn bị trước mẫu vật cho các em học sinh
- Mẫu vật chuẩn bị trước:
Tế bào hành tím đã tách sẵn để lên lam kính , sau đó nhỏ 1 giọt nước lên



4. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thực hành
5. Trọng tâm
- Quan sát được hiện tượng co và phản co nguyên sinh
- Vẽ được hình
- Hoạt động của tế bào khí khổng
6. Thiết kế hoạt động dạy học
** Nhắc lại kiến thức **
- Nước và chất hòa tan trao đổi qua màng tế bào theo cơ chế nào?
Khuếch tán
Các chất đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp hơn

- Thế nào là dung dịch ưu trương, đẳng trương, nhược trương?
+ Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn
nồng độ của chất tan trong tế bào → chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên
trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.
+ Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất
tan trong tế bào.
+ Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp
hơn nồng độ của chất tan trong tế bào → chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào
bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào
- Khi cho tế bào vào các dung dịch trên nước thẩm thấu như thế nào qua màng tế bào
và tế bào xảy ra hiện tượng gì?


Hoạt động 1 : Thí nghiệm - quan sát hiện tượng co nguyên sinh
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


- Giao dung cụ cho HS

-Các nhóm nhận dung cụ
-Phân công thành viên trong nhóm

- Hướng dẫn học sinh các bước thực hiện như sau :
( làm mẫu cho các em )

-Thực hiện các bước như giáo viên hướng dẫn

a. Quan sát Tế bào ban đầu
Bước 1:
-Cầm phiến kính đã được chuẩn bị sẵn và đã nhỏ
sẵn 1 giọt nước cất
-Đặt lá kính lên mẫu
-Hút nước xung quanh bằng giấy thấm.
Bước 2:
-Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó
là x40).
-Tế bào ban đầu quan sát được: tế bào được ngâm
trong nước cất ⇒ nước thẩm thấu vào tế bào ⇒ tế
bào trương nước ⇒ khí khổng mở ra.
b. Quan sát tế bào co nguyên sinh
Bước 1:
-Lấy tiêu bản ra khỏi kính.
-Lấy ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dung dịch muối vào
rìa lá kính
-Đặt giấy thấm đầu kia lá kính để hút nước trong
mẫu cũng như đưa dd muối mới nhỏ vào vùng có tế

bào
Bước 2:
-Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó
là x40).
-Hình ảnh quan sát được: Khi cho dung dịch muối
vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương
⇒ nước di chuyển từ trong tế bào ra ngoài ⇒ tế bào
mất nước ⇒ tế bào chất co lại, lúc này màng sinh
chất tách khỏi thành tế bào ⇒ co nguyên sinh ⇒ khí
khổng đóng

-Chụp lại hình quan sát được , vẽ hình

-Xác định dạng co trong quá trình co nguyên sinh


-Xác định dạng co trong quá trình co nguyên sinh:

- Yêu cầu các em quan sát các hiện tượng
- Giúp đỡ các em các thao tác
- Mời 1 em trả lời mình đã quan sát thấy tế bào thay
đổi như thế nào khi co nguyên sinh
- Kiểm tra lại kết quả của các nhóm trên kính

-Ghi chép lại các phát biểu của các bạn
-Xung phong phát biểu

- GV nhận xét và đưa các câu hỏi

+ Cho biết KK lúc này đóng hay mở?

+ Tế bào lúc này có gì khác với trước khi
nhỏ muối ?

+ Thay đổi nồng độ dd muối thì tốc độ co sẽ
như thế nào ?

+ Khí khổng đóng
+ Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi
trường bên ngoài trở lên ưu trương ⇒ nước di
chuyển từ trong tế bào ra ngoài ⇒ tế bào mất
nước ⇒ tế bào chất co lại, lúc này màng sinh chất
tách khỏi thành tế bào ⇒ co nguyên sinh
+ Dd muối nồng độ càng cao , tốc độ co càng
nhanh và ngược lại

Hoạt động 2 : Thí nghiệm - quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí
khổng
Hoạt động của GV
Quan sát tế bào phản co nguyên sinh
- Sử dụng tiêu bản co nguyên sinh ở thí nghiệm
trước

Hoạt động của HS

-Thực hiện các bước như giáo viên hướng dẫn


- Hướng dẫn học sinh các bước thực hiện như sau :
( làm mẫu cho các em )
Bước 1:

-Lấy tiêu bản ra khỏi kính.
-Nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính, dùng
giấy thấm phía đối diện.
Bước 2: Quan sát dưới kính hiển vi.
-Hình ảnh quan sát được: Khi cho nước cất vào
tiêu bản ⇒ môi trường ngoài nhược trương ⇒ nước
lại thấm vào trong tế bào ⇒ tế bào từ trạng thái co
nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường (phản co
nguyên sinh) ⇒ Khí khổng mở

-Chụp lại hình quan sát được , vẽ hình

- Yêu cầu các em quan sát các hiện tượng
- Giúp đỡ các em các thao tác
- Mời 1 em trả lời mình đã quan sát thấy tế bào thay
đổi như thế nào khi phản co nguyên sinh
- Kiểm tra lại kết quả của các nhóm trên kính
- GV nhận xét và đưa các câu hỏi

+ Tế lúc này có gì khác với lúc co nguyên sinh?

-Ghi chép lại các phát biểu của các bạn
-Xung phong phát biểu
+ Khi cho nước cất vào tiêu bản ⇒ môi trường
ngoài nhược trương ⇒ nước lại thấm vào trong tế
bào ⇒ tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại
trạng thái bình thường
+ KK mở

+ KK lúc này đóng hay mở ?

+ Giải thích tại sao KK mở trở lại ?

7. Củng cố
1) Tại sao lỗ khí khổng lại đóng mở được?
Lỗ khí đóng mở được là do thành tế bào ở hai phía của tế bào lỗ khí khác nhau, phía trong dày
hơn phía ngoài nên khi trương nước, thành tế bào phía ngoài giãn nhiều hơn phía trong -> điều này thể
hiện cấu tạo phù hợp với chức năng của tế bào lỗ khí
2) Nếu lấy tế bào cành củi khô lâu ngày để làm thí nghiệm thì có hiện tượng co nguyên sinh hay
không ?


Tế bào cành củi khô chỉ có hiện tượng trương nước chứ không có hiện tượng co nguyên sinh vì
đây là đặc tính chỉ có ở tế bào sống
8. Dặn dò
-Thu hoạch: hướng dẫn làm báo cáo thực hành
-Mỗi nhóm học sinh làm 1 bản tường trình thí nghiệm kèm theo hình vẽ các tế bào, khí
khổng ở các lần thí nghiệm khác nhau (ban đầu, khi cho nước muối, khi cho nước cất) và trả lời các câu
hỏi lệnh ở sách giáo khoa
9. Rút kinh nghiệm giảng dạy:
......................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................



×