Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

THIẾT kế NHÀ máy sản XUẤT BÓNG CAO SU với NĂNG SUẤT 2000000 sản PHẨM TRONG một năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 130 trang )

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÓNG CAO SU VỚI
NĂNG SUẤT 2000000 SẢN PHẨM TRONG MỘT NĂM

1


LỜI MỞ ĐẦU
Việc thiết kế nhà máy ản xuất sản phẩm là nhiệm vụ không thể thiếu đối với
một kỹ sư hoá chất. Một kỹ sư giỏi là một người có thể tự mình thực hiện các công
tác thiết kế máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ. Để trở thành một kỹ sư giỏi
trong tương lai, trước hết chúng ta phải nắm vững những kiến thức cơ bản của
những môn chuyên ngành, phải biết vận dụng những thứ mình đã học vào thực tiễn
một cách có chọn lọc và sáng tạo. Chuyên ngành vật liệu hữu cơ gồm những môn
học cho ta kiến thức cơ bản về tính chất của các nguyên liệu cơ bản cũng như các
thiết bị sản xuất tronng nhà máy, nó giúp chúng ta có nền tảng vững chắc để tiến
vào những lĩnh vực chuyên sâu hơn sau này. Đây là khóa luận hữu ích nhất giúp cho
sinh viên có cơ hội tiếp cận với thực tế ở các công ty, nhà máy, xí nghiệp,… ngay
khi còn ngồi ở giảng đường. Em xin chọn đề tài thiết kế nhà máy sản xuất bóng cao
su với năng suất 2 triệu quả/năm. Cấu trúc luận văn của em gồm 10 chương được bố
trí như sau:












Chương 1: TỔNG QUAN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
Chương 2: GIỚI THIỆU VÀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM
Chương 3: NGUYÊN LIỆU VÀ ĐƠN PHA CHẾ
Chương 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Chương 5: CÂN BẰNG VẬT CHẤT
Chương 6: TÍNH TOÁN VÀ LỤA CHỌN THIẾT BỊ
Chương 7: TÍNH TOÁN, XÂY DỰNG NHÀ MÁY
Chương 8: TÍNH NĂNG LƯỢNG
Chương 9: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN LAO ĐỘNG
Chương 10: TÍNH KINH TẾ

Sự xem xét và những đánh giá khách quan của thầy cô sẽ là nguồn động viên
và khích lệ cũng như là kiến thức nền tảng để giúp em thành công hơn khi làm việc
trực tiếp với bên ngoài.

2


Chương 1: TỔNG QUAN NGÀNH CAO SU VIỆT
NAM.
1.1. Tổng quan ngành cao su :
1.1.1. Sơ lược ngành cao su Việt Nam[1]:
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã ngày càng thúc đẩy các
ngành công nghiệp ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ, tăng cường việc xuất nhập
khẩu để hội nhập với thế giới và là động lực để đưa nước ta thành một nước phát
triển. Một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng nhảy vọt đó chính là ngành
cao su, đây cũng là một trong những đối tượng được chọn thay thế cho những loại
vật liệu khác có tính chất phù hợp như độ đàn hồi, độ kéo dãn,… Đồng thời ngành
cao su hiện nay có rất nhiều loại từ thiên nhiên hay tổng hợp, mà sản phẩm được
làm từ những vật liệu này rất đa dạng về chất lượng cũng như mẫu mã.

Ngoài ra, Việt Nam nằm vùng ôn đới nên có điều kiện khí hậu thiên nhiên
thuận lợi, đất đai, phù hợp để phát triển ngành cao su tự nhiên, từ lâu nước ta đã có
các vùng trồng cao su tập trung quy mô lớn như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,
Duyên Hải Nam Trung Bộ…
Chính phủ nước ta cũng xác định ngành cao su là một trong những ngành tập
trung phát triển mạnh và nhận được nhiều chính sách ưu đãi hổ trợ. Chi phí cho
ngành cao su thấp cũng là yếu tố hỗ trợ sự phát triển của ngành.
Sản xuất các mặt hàng công nghiệp, sản xuất, tiêu dùng ở Việt Nam hay thế
giới (sản xuất xe gắn máy; các thiết bị máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu
dùng, các vật dụng gia đình,…) ngày càng phát triển, cho nên đầu vào lượng cao su
sản xuất cũng ngày càng tăng cao.
Ở nước ta, ngành cao su cũng có những mặt hạn chế như:
-

-

Ngành cao su trong nước đang gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích gieo
trồng.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cao su thiên nhiên ở dạng thô chưa thể sản xuất
được cao su tổng hợp, phương thức xuất khẩu chủ yếu là qua đường tiểu ngạch, làm
ngành cao su việt Nam gặp rủi ro cao với sản phẩm thay thế và không chủ động
được về giá xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu Việt Nam tập trung quá nhiều vào Trung Quốc nên thường
chịu sự biến động về thị trường này.
3


-

Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu ngày càng cao về mặt chất lượng cũng như

về giá cả và sự đa dạng sản phẩm cao su nên nước ta cần phải nổ lực nhiều hơn nữa.
Là nước có nhiệt độ trung bình vào hè khá cao, cũng như thời gian khô nóng nhiều,
nên thường xãy ra các tai nạn như cháy rừng, cây chết làm ảnh hưởng đến việc
trồng cây cũng như nguồn nguyên liệu ổn định.
1.1.2. Tổng quan ngành cao su thế giới[2]:
Giai đoạn từ 2007 – 2009 sản lượng cao su toàn cầu có hướng giảm, vì xãy ra
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đến năm 2009 – 2012 sản lượng
sản xuất có xu hướng tăng với sản lượng 21,5 triệu tấn (năm 2009) lên mức 26 triệu
tấn năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng
không mạnh và dần đang chậm lại.
2009 – 2013: Sản lượng sản xuất trên thế giới tăng từ 22,1 triệu tấn năm 2009
lên 27,3 triệu tấn (năm 2013), tốc độ tăng trưởng bình quân 3,7%/năm. Năm 2010
tình hình tăng trưởng cao 11%, nhưng tốc độ tăng giảm dần những năm sau đó, năm
2011 đạt 6,6%, năm 2012 đạt 1,3%, năm 2013 là 3%. Sản lượng sản xuất cao su
toàn cầu tăng trưởng bình quân 3,7% /năm trong giai đoạn 2009 – 2013, và đạt 27,3
triệu tấn năm 2013.
Tổng sản lượng cao su trên toàn cầu được chia ra hai loại: cao su tự nhiên và
cao su tổng hợp. Năm 2005 – 2013 sản lượng cao su thiên nhiên chiếm từ 42,2% 44,3% sản lượng sản xuất cao su toàn cầu, đối với sản lượng cao su tổng hợp được
sản xuất thường chiếm từ 55,7% - 57,8% tổng sản lượng cao su toàn cầu. Cơ cấu
này được duy trì khá ổn định. Trong cơ cấu sản xuất thì cao su tổng hợp chiếm tỷ
trọng lớn hơn so với cao su thiên nhiên, cơ cấu này được duy trì khá ổn định.
Nguồn góc của mủ cây cao su là cao su thiên nhiên, có đặc đàn hồi, tính dẻo,
chịu nhiệt tốt, độ bền cao, … là sản phẩm chính cho nhiều ngành công nghiệp. Giai
đoạn 2008 – 2013: sản lượng sản xuất cao su tăng từ 10,1 triệu tấn (năm 2008) lên
11.8 triệu tấn (năm 2013), có tốc độ tăng trưởng bình quân 3,1%/năm. Năm 2010
tốc độ tăng trưởng cao đến 7,6%, nhưng bắt đầu giảm dần trong những năm sau đó,
năm 2011 đạt 5,8%, 2012 đạt 3,2%, 2013 đạt 3,7%. Sản lượng sản xuất cao su thiên
nhiên tăng trưởng bình quân 3,1%/năm trong giai đoạn 2008 – 2013, để đạt 11,8
triệu tấn năm 2013.
Sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên năm 2008 đạt mức 10,2 triệu tấn, giảm

xuống mức 9,3 triệu tấn năm 2009, và tăng mạnh trở lại trong các năm sau đó để đạt
mức 11,8 triệu tấn năm 2012. Tính chung cả giai đoạn 2008 – 2013 sản lượng tiêu
thụ cao su thiên nhiên đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,8%/năm.
4


Cao su tổng hợp được sản xuất từ các chất hóa học, nguyên liệu chính là từ
dầu mỏ, cao su tổng hợp có nhiều đặc tính tương tự cao su tự nhiên, và được sử
dụng thay thế cao su tự nhiên trong nhiều mục đích. Giai đoạn 2007 – 2012: sản
lượng sản xuất cao su tổng hợp tăng từ mức 12,7 triệu tấn năm 2008 lên mức 15,5
triệu tấn năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,7%/năm. Sản lượng sản xuất
cao su tổng hợp tăng trưởng bình quần 2,7% /năm trong giai đoạn 2008 – 2013, để
đạt 15,5 triệu tấn năm 2013.
Giống với tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên thì giai đoạn 2008 – 2009 sản
lượng tiêu thụ cao su tổng hợp có xu hướng giảm từ 12,7 triệu tấn xuống 12,2 triệu
tấn năm 2009. Tuy nhiên giai đoạn 2009 – 2012 sản lượng tiêu thụ có xu hướng
tăng trở lại để đạt mức 14,2 triệu tấn năm 2013. Tính chung, giai đoạn 2008 – 2013
sản lượng tiêu thụ cao su tổng hợp tăng từ mức 12,7 triệu tấn năm 2007 lên 14,2
triệu tấn năm 2013. Đạt đốc độ tăng trưởng bình quân 2,5%/năm.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển bóng cao su:
Người Trung Quốc đã phát minh ra bóng cao su này vào thế kỷ thứ 2 trước
công nguyên và gọi môn thể thể thao này là CUJU, trước kia cuju được biết đến như
là bài tập của quân đội thời nhà Hán, để phục vụ cho trận đấu thì người Trung đã
chế tạo ra quả bóng bằng da, trái bóng được bao đầy bằng long hoặc tóc, các binh sĩ
sẽ tranh nhau trái bóng bằng da tìm cách sút vào cầu môn bằng vải lụa có lỗ. đến
2004, FIFA chính thức công nhận Trung Quốc là cái nôi của bóng đá.
Nước Anh trong những khoảng thời gian dài được gọi là “quê hương bóng
đá”, trên thực tế nước này đóng vai trò mấu chốt cho việc tôn vinh môn thể thao
này.
Hy lạp là nước đầu tiên chế tạo bóng hơi, ban đầu quả bóng đá được làm từ

bong bóng lợn, bong bóng bò. Sau đó người ta phát minh ra một lớp da bọc quanh
những trái bóng để giúp trái bóng bền và lâu vỡ hơn, đối với những gia đình có điều
kiện thì dùng da hươu để bọc còn đa số ngườ dân sử dụng da bò và trái bóng đã dần
hình thành.
1844, Charles Goodyear nhà khoa học người Mỹ đã phát minh ra cách lưu
hóa cao su, từ đó vỏ bóng được hình thành bởi 2 lớp vỏ và ruột. cho đến năm 1855
khi Charles Goodyear phát minh ra chiếc ruột bóng bằng cao su và đến năm 1862
thì H.j Lindon cải tiến thành ruột bóng có thể bơm hơi. Từ đây, bóng cao su trở nên
tròn hơn, đàn hồi và bền hơn, giúp người chơi cảm thấy thoải mái và hài long hơn
khi sử dụng.

5


Trước khi bóng cao su được hình thành, các nhà sản xuất bóng rất đau đầu về
việc khâu những miếng da của vỏ bóng luôn làm cho trái bóng bị dài ở 2 bên. Sau
đó người ta mới cắt những miếng da thành những miếng hình cong nhỏ giúp trái
bóng trở nên tròn trịa hơn, và đây chính là hình dạng của trái bóng “Tiento” lần đầu
tiên của Word Cup vào năm 1930 đã sử dụng quả bóng này. Quả bóng được cải tiến
thành hình dạng cũng như cải tiến về ruột bóng giúp cho bóng chịu áp lực tốt hơn
để chịu được những cú sút mạnh.
Trong những năm thế chiến thứ II, một cải tiến mới của quả bóng được hình
thành bằng cách thêm vào một lớp vải ở giữa ruột và vỏ bóng, việc sử dụng lớp vải
này giúp cho tạo hình quả bóng dễ dang hơn và chắc hơn. Ngoài ra, lớp vỏ bằng da
bên ngoài cũng được sơn bóng để chống thấm nước, giúp cho việc thi đấu ngoài trời
thuận lợi hơn.
1951, quả bóng được làm có màu trắng được hình thành với mục đích giúp
khan giả có thể xem được dưới những ánh sáng của đèn chiếu. cũng trong thời gian
này, kích thước của mỗi quả bóng ở từng nước cũng không giống nhau, điều này
nảy sinh sa sự mâu thuẩn trong quá trình thi đấu của các nước. vì thế, FIFA đã ra

một luật về kích thước tiêu chuẩn của mỗi loại bóng về hình dạng cũng như kích cở
của các loại.
1.3. Luận chứng:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cũng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, đời sống của con người ngày càng phải được cải thiện, đặc biệt là trong vấn
đề vui chơi giải trí để giúp giảm stress sau những khoảng thời gian làm việc cũng
như tăng cường sức khỏe, thì các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,
… là một trong những loại thể thao được mọi người thích nhất.
Việc chơi các môn thể thao là sự kết hợp giữa giải trí và rèn luyện sức khỏe
về thể chất cũng như tinh thần. nghiêng cứu cho thấy việc chơi các môn thể thao từ
30-60 phút/ lần, mỗi tuần dành ra 3 buổi thập sẽ giúp đảm bảo sức khỏe lâu dài,
giảm cân, phòng chống các bệnh tim mạch và mở trong cơ thể quá cao.
Tập luyện các môn thể thao để rèn luyện phát triển con người một cách toàn
diện về phẩm chất, ý chí, tinh thần tập thể, kiên trì. Sự đa dạng về các kỹ năng, và
các kỹ xảo của từng bộ môn sẽ tạo điều kiện phát triển các tố chất: sức mạnh, sức
nhanh, bền bỉ, khéo léo,… tập luyện thi đấu các loại hình bóng tác động tích cực
đến sự phát triển hoàn thiện khả năng thích ứng và định hướng cho người tập, xử lý
nhanh những tình huống thường xuyên thay đổi.

6


Nhờ những tác dụng đó, người chơi thể thao rất ưa chuộng các môn thể thao
bóng này trong mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, ngành nghề. Và ngày càng nhiều người
tham gia vào các môn thể thao này. Vì thế,nhu cầu tiêu thụ bóng cao su ngày càng
cao.
1.4. Lý do chọn đề tài:
Cao su là một loại hình nông sản đứng thứ 3 của nước ta. Với lượng xuất
khẩu trên 500 tấn/ năm, Việt Nam đứng hàng thứ 6 trên thế giới về sản xuất cao su.
Các sản phẩm được làm bằng cao su rất phổ biến, có nhiều mặt hàng đã có

tên tuổi rất lớn tại thị trường Việt Nam cũng như ngoài nước như: nệm Kim Đan có
mặt trên thị trường 1950, nhà máy cao su Sao Vàng 1960.
Nhìn chung cho đến hiện tại, với sản lượng cung cấp cao su như nước ta thì
việc sử dụng cao su để tạo thành sản phẩm chưa cao, chưa phát triển tương xứng
với tiềm năng của nước ta. Theo như khảo sát gần đây cho thấy, khối lượng cao su
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm chỉ được khoảng 10% lượng cao su mà
nước ta thu hoạch được hàng năm.
Việc xuất khẩu cao su cho các nước khác cũng không phải là hướng đi lâu
dài, tiêu chí là nước ta phải tăng cường sản xuất ra các sản phẩm có giá trị hơn được
làm từ cao su nguyên liệu để tăng cường chất lượng, số lượng cũng như sự tiêu thụ
cả trong và ngoài nước để có giá trị kinh tế cao trong ngành cao su này. Cũng nư
những luận chứng đưa ra, nhu cầu tiêu thụ bóng gia tăng ngày càng cao trong nước
và thế giới.
Hiện tại, trên thì trường Việt Nam có 2 nhà máy lớn sản xuất bóng cao su
như: ở phía Nam có “Công ty cổ phần thể thao Ngôi Sao Geru” với năng suất
khoảng 4 triệu sản phẩm/năm. ở phía Bắc có nhà máy sản xuất bóng “Động Lực”
với năng suất khoảng 3 triệu sản phẩm/năm.
Từ những cơ sở trên, lựa chọn năng suất nhà máy:
Q= 2 triệu sản phẩm/ năm.
Ý nghĩa: nhằm giải quyết vấn đề việc làm trong nước ta, nhu cầu sử dụng các
công cụ thể thao ngày càng tăng, cũng như khả năng cạnh tranh không nhiều về mặt
hàng sản xuất bóng. Ngoài ra còn giải quyết một phần mục tiêu đề ra của nước ta,
sử dụng nguồn nguyên liệu cao su để sản xuất các sản phẩm để tăng giá trị kinh tế
trong ngành cao su ở Việt Nam.

7


1.5. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy:
Bảng 1.1: So sánh các khu công nghiệp.

Khu CN
Vị trí

Trảng Bàng

Tân Đông Hiệp A

Mỹ Phước

32, xã An Tịnh, xã Tân Đông Hiệp, 230 Đại lộ Bình
huyện Trảng Bàng, huyện Dĩ An, tỉnh Dương, thị xã Thủ
tỉnh Tây Ninh
Bình Dương
Dầu Một, tỉnh Bình
Dương

Điều kiện địa Đất cứng
chất

Địa
hình
phẳng, khả
chịu lực tốt.
3000 Công suất
(m3/ngày)

bằng Đất cứng
năng

Cấp nước


Công suất
(m3/ngày)

12000 Công suất
(m3/ngày)

5000

Cấp điện

Lưới điện quốc gia Công suất 100MVA Trạm 110KV công
công suất 65KA- và 200MVA
suất 50MVA
43,8KVA

Giao thông

Cách thành phố Hồ Cách thành phố Hồ Cách thành phố Hồ
Chí Minh 43,5 km.
Chí Minh 19 km.
Chí Minh 42 km.
Đến trung tâm tỉnh Nằm trong trung tâm Nằm trong trung tâm
53 km.
tỉnh.
tỉnh.
Cách ga Sài gòn 46 Cách ga Sài gòn 25 Cách ga Sài gòn 57
km.
km.
km.

Cách cảng Sài gòn: Cách Tân cảng: 18 Cách cảng Sài gòn:
45 km.
km.
55 km.
Hệ thống trục chính: Hệ thống trục chính: Hệ thống trục chính:
Rộng: 36m
Rộng: 31m
Rộng: 62m
Số làn xe: 6 làn

Phí điện

Số làn xe: 6 làn

Số làn xe: 6 làn

Tính theo giá điện Giờ cao điểm: 1645 Giờ cao điểm: 1645
lực Việt Nam
VNĐ
VNĐ
Giờ bình thường: Giờ bình thường:
815 VNĐ
815 VNĐ
Giờ thấp
445VNĐ

Phí nước

Tính theo giá nhà 4500 VNĐ/m3


điểm: Giờ thấp
445VNĐ

điểm:

4500 VNĐ/m3
8


nước
Phí xử
nước thải

lý Tính bằng 80% Tính bằng 80% 0,25 USD/m3
lượng nước sạch
lượng nước sạch
Tính bằng 70%
lượng nước cấp

Từ bảng so sánh 3 khu công nghiệp trên ta thấy khu công nghiệp Tân Đông
Hiệp A:
Địa chỉ khu công nghiệp: Xã Tân Đông Hiệp, Tân Bình và Đông Hòa, thị xã
Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Vị trí địa lý: cách Sân bay Tân Sơn Nhất: 23 km; Tân Cảng: 18 km; Bến
Nghé: 21 km; Ga Sóng Thần: 04 km; Tp. Hồ Chí Minh: 19 km.
-

Tổng vốn đầu tư: 73,23 tỷ đồng

-


Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 37,42 ha

-

Hạ tầng kỹ thuật: hoàn chỉnh

-

Nhà máy xử lý nước thải tập trung: công suất 700 m3/ngày

-

Năm đi vào hoạt động: 2002

-

Tổng vốn đầu tư đã thực hiện: 62,904 tỷ đồng

-

Diện tích đất đã cho thuê lại: 37,42 ha; đạt tỷ lệ lấp kín: 100%

-

Giá cho thuê đất (tham khảo):

Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM: số 1063/QĐ-BTNMT ngày
08/12/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


9


Hình 1.1: bản đồ khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A.

10


Chương 2: GIỚI THIỆU VÀ THIẾT KẾ SẢN
PHẨM
2.1. Yêu cầu chất lượng sản phẩm:
Bóng cao su được sử dụng đa phần vào múc đích giải trí, sản phẩm có thể
được người tiêu dùng sử dụng trong những điều kiện môi trường khác nhau như
trong sân vận động, trong nhà, ngoài trời hay trong những địa hình khác nhau như
trên cỏ, cát, nền xi măng,… vì vậy bóng cao su cần phải có những yêu cầu cơ bản
như:
-

Có độ kín khí cao: bóng có thể giữ được khí bên trong giúp sản phẩm luôn giữ lực
đàn hồi nhất định và chịu va đập tốt nhưng không biến dạng sản phẩm.
Các sản phẩm phải có hình dạng, kích thước xác định, đồng nhất
Chịu kháng đứt, kháng xé, mài mòn tốt.
Sản phẩm có tính thẩm mỹ, các đường ghép mí phải đẹp và màu sắc ổn định.
2.2. Tiêu chuẩn chất lượng:
2.2.1. Tiêu chuẩn ngoại quan:
Quy định chung:

-

Bề ngoài quả bóng phải sạch sẽ, bầu van phải phẳng với bề mặt bóng, không công

ria xung quanh các mép bóng
In đầy đủ các logo, tiêu chuẩn của sản phẩm đó, phải đặt đúng vị trí, không được
thừa hay thiếu logo hay các mực in
Bóng không bị nứt, hở chỉ quấn,không bị lệch múi, không bị hở bầu van
Quy định riêng:

-

-

Bóng chuyền và bóng đá: bề ngoài bóng sạch sẽ, láng mịn, không bị rỗ trên bề mặt,
không bị lồi những đường keo dư ra, múi phải đúng vị trí, không lệch ra ngoài, các
rảnh gân sắc sảo
Bóng rổ: ngoài các quy định giống như bóng chuyền và bóng đá thì các đường vẽ
bóng rổ phải đều tay, đều nét, không lem mực ra ngoài, gai phải đều.
2.2.2. Các chỉ tiêu cơ lý:
Độ kín của hơi trong bóng: yêu cầu sau 30 ngày, độ kín hơi phải lớn hơn
80%.

11


Phương pháp: bóng cao su sẽ được bơm căng và thả rơi tự do ở độ cao cách
mặt phằng 4m, sau 4 lần nảy và độ nảy đạt từ 1,5-2m là đạt yêu cầu, sau đó được để
trong điều kiện phòng 30 ngày đêm rồi sau đó tiến hành độ nảy tiếp, nếu độ nảy lớn
hơn 80% so với độ nảy ban đầu thì xem như đạt yêu cầu về độ kín hơi.
Độ nảy yêu cầu của từng loại bóng:
-

Bóng đá: 1,7m.

Bóng rổ: 2m.
Bóng chuyền: 1,5m.

Độ thấm nước tăng không quá 15% trọng lượng bóng.
2.2.3. Phương pháp kiểm tra và chứng nhận của bóng đá FIFA:
2.2.3.1. Những cách thức kiểm tra:
Để kiểm tra tiêu chuẩn bóng FIFA thì bóng phải qua 7 công đoạn. nhìn chung
nếu các quả bóng đã vượt qua 6 công đoạn kiểm tra đều có khả năng chứng nhận
của FIFA.
Tuy nhiên, yêu cầu để đạt chứng nhận tiêu chuẩn FIFA thì sẽ khó khăn hơn
về mảng kiểm tra. Như bóng có độ giảm áp đến 25% có thể đạt chứng nhận qua
kiểm tra, nhứng để có được giấy chứng nhận đạt chuẩn FIFA thì độ giảm áp bóng
không được vượt quá 20%.
Các bước kiểm tra của FIFA:
-

Kiểm tra đường kính:
Cần 3 quả bóng , để ít nhất 24h. Sau đó được bơm đến một áp suất
nhất định, các chuyên gia đã đo đạc 4.500 điểm chạm khác nhau trên bề mặt quả
bóng. Bước khiểm tra này nhằm chắc chắn quả bóng đạt cân bằng ổn định khi chơi.

12


Hình 2.2: Kiểm tra đường kính của quả bóng.
-

Hình dạng của quả bóng:
Nhằm chắc chắn quả bóng bay ổn định, đúng hướng, dụng cụ dùng để
đo tương tự như bước kiểm tra thứ nhất để kiểm tra đường kính. Những quả bóng sẽ

được bơm đến áp suất khoảng 1 bar và đo đường kính bóng tại tâm của các múi
bóng với độ chính xác cao. Chênh lệch giữa đường kính lớn nhất và bé nhất sẽ quy
ra phần tram so với đường kính tiêu chuẩn lý thuyết đưa ra, sai số của tất cả các bán
kính không chênh nhau quá 1,5%.

Hình 2.3: kiểm tra hình dạng của quả bóng.

-

Độ nảy:
Quả bóng được thả rơi tự do ở một độ cao nhất định xuống mặt phẳng,
lắp đặt một camera quan sát để xác định chiều cao nảy lên lại ở mặt dưới của quả
bóng sẽ dễ dàng xác định được.

13


Hình 2.4: kiểm tra độ nảy của quả bóng.
-

Độ hút nước:
Quả bóng được đặt vào bình đựng nước có chiều cao mực nước 2cm,
sau khi được nén vài lần ở môi trường khô thoáng để đảm bảo điều kiện thi đấu, quả
bóng được lấy ra, lau khô và đem cân khối lượng. Sự tăng khối lượng sẽ tính theo
phần trăm so với khối lượng khô ban đầu, để xác định lượng nước đã bị hấp thụ.

Hình 2.5: kiểm tra độ hút nước của quả bóng
-

Khối lượng:

Để đảm bảo điều kiện bóng ổn định khi bóng bị tác dụng lực. mẫu
bóng được bơm và cân ở điều kiện chuẩn với một thiết bị điện tử. giá trị thức của 3

14


mẫu quả bóng cũng như giá trị tính toán sẽ được lưu lại. Tiêu chuẩn đánh giá: quả
bóng nặng trong khoảng 420 – 445g.

Hình 2.6: kiểm tra khối lượng của quả bóng.
-

Độ giảm áp:
Để có quả bóng chất lượng, thì hơi trong quả bóng cũng phải được giữ
lâu, tăng tuổi thọ cho quả bóng. Các quả bóng được bơm căng, sau một khoảng thời
gian lấy ra đo lại áp suất bên trong để biết độ giảm áp suất của quả bóng.

Hình 2.7: tính độ giảm áp của quả bóng
-

Độ ổn định hình dáng và kích thước:
Bước kiểm tra này để xác định tuổi thọ cũng như thời gian sử dụng sản
phẩm, ngay trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Bơm quả bóng đến một áp suất
15


nhất định, hai ống lưới hình trụ xoay làm quả bóng chuyển động với vận tốc khác
nhau. Sau 2000 lần bắn, các quả bóng sẽ được đo độ tăng đường kính khối cầu.
2.2.4. Tiêu chuẩn bóng rổ của FIBA:
Bóng rổ được phân thành 3 loại, với bóng loại 1 và 2 thì lớp vỏ ngoài của

bóng làm bằng da động vật , da nhân tạo hay da tổng hợp, còn bóng loại 3 thì lớp vỏ
có thể làm bằng cao su.
Vật liệu để làm vỏ bóng không chứa các chất độc tố hay những chất kích ứng
da, không chứa các kim loại nặng hay các màu gốc azo.
Yêu cầu tiêu chuẩn vủa một quả bóng rổ:
-

-

Có dạng hình cầu, đường phân giới có màu đen, màu cam làm chủ đạo hay kết hợp
màu cam với màu nâu sáng như FIBA công nhận.
Có 8 hoặc 12 đường phân giới, các đường có khổ rộng không quá 6,35mm.
Được bơm phồng bằng không khí với điều kiện khi thả rơi từ độ cao khoảng 1,8m
đo từ đáy quả bóng xuống mặt sân chơi, thì sẽ nẩy lên từ độ cao khoảng 1,2-1,4m
đo từ đỉnh quả bóng xuống mặt sân.
Đánh dấu số hiệu, kích cở tương ứng phải đúng.
Với các giải thể thức thi đấu bóng rổ nam thì đường kính của quả bóng
không nhỏ hơn 749mm và không hơn 780mm (size 7), khối lượng quả bóng không
nhỏ hơn 567g và không quá 650g.
Với các thể thức thi đấu dành chi nữ thì đường kính của quả bóng không nhỏ
hơn 724mm và không hơn 737mm (size 6), khối lượng quả bóng không nhỏ hơn
510g và không quá 567g.
2.3. Thiết kế sản phẩm:
2.3.1. Cấu tạo:
Tùy vào những loại bóng mà hình dáng và kích thước bên ngoài của chúng sẻ
khác nhau để phù hợp cho việc sử dụng. Độ bền cơ lý, màu sắc, độ căng của quả
bóng cũng khác nhau đối với từng loại bóng nhưng nhìn chung cấu tạo của quả
bóng hiện tại gồm có 3 lớp chính:
2.3.1.1. Lớp ruột:
Là lớp bên trong cùng của quả bóng, đóng vai trò rất quan trọng là giữ cho

kín khí, là nơi để gắn cái bầu van. Thường lớp ruột được độn nhiều than đen để giúp
cho lớp ruột kín khí và có tính chất cơ lý cao nên thường có màu đen.

16


Vì là nơi trực tiếp giữ kín khí nên ta chọn loại cao su kín khí, có độ đàn hồi
cao và chất độn có khả năng chịu và đập, kháng nứt, kháng xé tốt.
2.3.1.2. Lớp chỉ:
Là lớp kế tiếp trong cấu tạo của quả bóng, bao quanh phần ruột. khi lớp ruột
được định hình bằng việc lưu hóa và bơm căng đến kích cở xác định thì bóng sẻ
được đưa qua máy quấn chỉ. Tùy thuộc vào kích thước và loại bóng mà khối lượng
chỉ, lớp chỉ khác nhau. Lớp chỉ thường dung để quấn là polyamide hay polimer
tương thích với cao su cấu tạo ruột vỏ bóng.
Lớp chỉ này có tác dụng gia cố quả bóng, giúp quả bóng có độ nảy và độ bền
cao hơn, lớp chỉ còn có tác dụng hạn chế phần nở nhiệt trong lớp ruột cao su sao
cho lớp ruột chỉ giản nở đến mức quy định vì cao su khi gặp điều kiện nhiệt độ cao
nên dễ dãn nở có thể làm mất đi kích thước quy định của quả bóng. Thường thì các
quả bóng khi được sử dụng thì tiếp xúc và chịu va đập liên tục, lớp chỉ này sẻ chịu
tác động và gia tăng độ bền của quả bóng
2.3.1.3. Lớp vỏ:
Là lớp ngoài cùng của bóng. Phần vỏ sẻ chịu tác động trực tiếp về khí hậu,
ánh sáng, nhiệt độ, chịu va đập trực tiếp, là phần tạo thẩm mỹ cho quả bóng. Vì thế
thành phần nguyên liệu của phải phù hớp với tính năng sử dụng và yêu cầu nêu trên.
Thường thì vỏ quả bóng được cắt ra thành từng mảnh, có nhiều màu sắc khác
nhau và sau đó được ép nhiệt để phần vỏ dính với lớp chỉ trong quả bóng. Màu sắc
của từng loại bóng rất đa dạng và nhiều màu nhưng cũng có những quy định chung
để phân biệt các loại bóng: bóng đá gồm 32 múi, mỗi múi thường có hình ngũ giác
hoặc lục giác, các múi này được sắp xếp vào trong khuôn.
Đặc biệt các loại vật liệu làm vỏ phải không có chất độc hại, không gây kích

ứng cho da, có khả năng chịu lực cao, nên thường phần vỏ nhà cung cấp phải ghi rỏ
thành phần hóa học cũng như các chất cấu tạo nên loại vỏ vầ phẩm màu sử dụng
Có chức năng tạo độ ổn định cho bóng khi sử dụng, tạo hình và định hình
kích thước chuẩn của quả bóng đồng thời thiết kế sao cho phù hợp với từng loại
bóng sử dụng ( nhám, mịn, đàn hồi cao,…).
2.3.2. Phân loại bóng:
Để phân biệt các loại bóng, về mặt ngoại quan ta có thể so sánh về kích
thước, khối lượng, đường kính, bề dày của quả bóng cũng như đặc điểm hình dạng
bên ngoài của quả bóng. Từ đó ta có thể lựa chọn các loại bóng phù hợp cho người
17


sử dụng về độ tuổi và chuyên môn. Ta chọn thiết kế một số loại đẵ trưng và phổ
biến nhất mà người tiêu dùng thường sử dụng:
-

Bóng đá: S5, S4, S3.
Bóng chuyền: V5, V4, V3.
Bóng rổ: B7, B6, B5.

Đa phần 3 loại bóng này có cấu tạo là hình cầu nên thích hợp cho việc sản
xuất cả 3 loại trong cùng mộ nhà máy.
2.3.3. Quy cách bán thành phẩm và sản phẩm:
Dựa vào tiêu chuẩn của quả bóng thì ta có bảng quy cách cấu tạo quả bóng
như sau:
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn quy cách cấu tạo quả bóng
Khối lượng bán thành phẩm (g)
Sản phẩm

Bóng

rổ

Bóng
đá
Bóng
chuyề
n

Ruột

Chỉ

Vỏ

Khối
lượng SP
(g)

Đường
kín SP
(mm)

Chu vi
SP
(mm)

B7

180-220


65

335

567-650

243

749-780

B6

160-190

60

300

510-567

232

724-737

B5

130-150

50


290

467-510

222

690-705

S5

120-130

50

260

420-450

220

680-700

S4

110-120

50

200


350-390

207

640-660

S3

80-90

30

140

240-260

186

580-590

V5

110-120

40

150

300-310


198

610-640

V4

90-100

30

120

240-250

189

585-610

V3

80-90

20

110

210-220

181


560-580

18


Chương 3 : NGUYÊN LIỆU VÀ ĐƠN PHA CHẾ
3.1. Nguyên tắc thiết kế lập đơn pha chế:
Đơn pha chế là tập hợp các loại nguyên vật liệu, dự phòng được các phản ứng
hóa học, vật lý hay phản ứng cơ học xảy ra trong quá trình sản xuất sản phẩm từ khi
cho các chất tác dụng với nhau đến khi lưu hóa hay trong cả lúc lưu trử và sử dụng.
Vì vậy, khi thiết lập một đơn pha chế ta phải biết và suy đoán các tình huống xảy ra
với các vật liệu. Tùy vào chất lượng của nguyên liệu hay điều kiện bên ngoài mà
người thiết lập có thể thay đổi để đảm bảo vè chất lượng của sản phẩm.
Trong thực tế, mỗi nhà máy đều có những đơn pha chế riêng và được xem
như là bảo mật, vì để thiết lập một đơn pha chế thì phải mất nhiều thời gian thử
nghiệm cũng như nghiêng cứu và cũng được xem như thương hiệu của nhãn hàng
đó. Nhưng vẫn có nguyên tắc chung để thiết lập một đơn pha chế như: các tính năng
của sản phẩm mà nhà máy muốn đặt ra; các nguồn nguyên liệu; các thiết bị hiện có
để sản xuất cũng như dễ sửa chữa hay thay thế; quy trình công nghệ sản xuất; kiểm
tra chỉ tiêu chất lượng sản phẩm rồi đưa vào sản xuất.
Dựa vào các chỉ tiêu cũng như các yêu cầu cụ thể, ta chọn các chất chính
cũng như các phụ gia phù hợp để thiết lập đơn pha chế.
3.2. Nguyên liệu chính:
3.2.1. Cao su thiên nhiên SVR 3L :
Công thức cấu tạo :

Cao su SVR là cao su thiên nhiên rất phổ biến ở nước ta vì có chất lượng cao,
có hàm lượng chất bẩn thấp và không mùi. Được sản xuất từ mủ nước vườn cây
theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN : 3769), là cao su thiên nhiên được chế biến theo
dạng cao su định chuẩn kỹ thuật. Latex thu hồi và được bảo quản bằng amoniac hay

sodium sulfite. Cao su này sẽ được làm đông tụ với axit formic, và tiếp theo làm
cho vụn bằng một máy cán, hệ thống rửa và máy băm. Sau khi mủ cốm được sấy
chin sẽ được nén thành khối và đóng gói trong túi polyethylene[4].

19


Cao su SVR 3L được đóng thành từng khối (bành) và bọc trong túi PE theo
tiêu chuẩn, là cao su có màu sáng với chỉ số quy định là 3L
Tính năng :
-

Hàm lượng bẩn thấp nên cao su SVR 3L sạch.
Có độ sáng màu cao.
Vì là cao su thiên nhiên nên có độ chịu lão hóa nhiệt độ tốt và có độ kéo dãn cao.
Thường được sử dụng để : sản xuất băng keo, các loại ruột xe đạp, trong công
nghệ giày, dép, các bộ phận cao su trong xe hơi.
Bảng 3.3: Các yêu cầu kỹ thuật của SVR
Phương pháp
thử

Hạng
Tên chi tiết
LoV CV60

CV5
10C
20C
L 3L 51)
10

20
0
V
V

Hàm lượng tạp chất
0,0 0,0 0,0
0,0
TCVN 6089
còn lại trên rây, % khối 0,02 0,02 0,02
0,08
0,16 0,16
2 3 5
8
(ISO 249)
lượng, không lớn hơn
Hàm lượng tro, %
0,4 0,5 0,6
0,6
TCVN 6087
khối lượng, không lớn 0,40 0,40 0,40
0,60
0,80 0,80
0 0 0
0
(ISO 247)
hơn
3. Hàm lượng nitơ, %
0,6 0,6 0,6
0,6

TCVN 6091
khối lượng, không lớn 0,30 0,60 0,60
0,60
0,60 0,60
0 0 0
0
(ISO 1656)
hơn
4. Hàm lượng chất bay
0,8 0,8 0,8
0,8
TCVN 6088
hơi, % khối lượng
0,80 0,80 0,80
0,80
0,80 0,80
0 0 0
0
(ISO 248)
không lớn hơn2)
5. Độ dẻo đầu (P0),
không nhỏ hơn

-

-

-

35 35 30


-

30

-

30

TCVN 8493
(ISO 2007)

6. Chỉ số duy trì độ
dẻo (PRI), không nhỏ
hơn

-

60

60

60 60 60

50

50

40


40

TCVN 8494
(ISO 2930)

20


7. Chỉ số màu
Lovibond, mẫu đơn,
không lớn hơn
8. Độ nhớt Mooney
ML (1+4) tại 100°C2)

4

6

-

-

-

-

-

TCVN 6093
(ISO 4660)


55 ± 60 ±
50±5 10
5

-

-

-

-

-

-

TCVN 6090-1
(ISO 289-1)

-

-

-

-

-


-

ISO 17278

-

9. Hàm lượng gel, %
khối lượng, không lớn 4,03)
hơn

-

-

-

-

-

3.2.2. Cao su SBR 1502 :
3.2.2.1. Lịch sử phát triển[4] :
Vào năm 1930, các nhà nghiên cứu người Đức đã đồng trùng hợp được cao
su Buna S.
Đến 1940 chính phủ Mỹ thấy được sự thiếu hụt về lượng cao su thiên nhiên
do cuộc chiến ở viễn đông nên bắt đầu lập chương trình nghiên cứu và phát triển
cao su tổng hợp.
Năm 1942 đã xuất hiện một nhà máy sản xuất cao su SBR đầu tiên ra đời tại
Mỹ. Cao su SBR là loại cao su tổng hợp được sản xuất nhiều nhất trong số các loại
cao su tổng hợp khác, chiếm 80% tổng số cao su tổng hợp được tiêu thụ ở Mỹ.

Gần đây do nhu cầu sử dụng cao su tăng mạnh ở một số quốc gia đang phát
triển mạnh về kỹ nghệ sản xuất Ô-tô như: Trung Quốc (3,5 triệu tấn/năm), Mỹ ( 1,1
triệu tấn/năm ), Nhật Bản (900 nghìn tấn/năm) và một số nước khác... đều có
khuynh hướng sử dụng cao su tổng hợp , vì giá cao su thiên nhiên tăng cao rất nhiều
so với SBR và cao su thiên nhiên chỉ sản xuất tổng cộng 10,4 triệu tấn/năm (số liệu
năm 2011) trên toàn thế giới không đủ cung ứng cho thị trường toàn cầu.
3.2.2.2. Công thức hóa học :
Cao su SBR 1502 có công thức hóa học :

21


SBR là cao su được đồng trùng hợp từ butadiene và styrene.
Tùy vào hàm lượng styrene có trong hỗn hợp cũng như các hàm lượng khác
như: chất ổn định, nhiệt độ đồng trùng hợp,… mà ta có những sản phẩm có những
đặc tính khác nhau, phù hợp hơn cho mục đích sử dụng tạo ra sản phẩm.
SBR 1502 là cao su trong đó có 23,5% lượng styrene trong hỗn hợp, được
sản xuất bởi công nghệ trùng hợp nhũ tương dựa trên lượng dùng xà phòng rosin và
các acid béo. Sau đó sẽ được đông tụ bởi hệ thống acid và chất hữu cơ đông tụ và
được ổn định bởi chất chống oxy hóa.
3.2.2.3. Tính chất cơ lý:
Ở nhiệt độ cao thì tính kháng nứt của cao su rất thấp nhất (100⁰C sẽ mất đi
60% tính kháng nứt).
Độ loang vết nứt ở SBR 1502 lớn.
Tính chịu nhiệt thấp, ở 94⁰C cao su lưu hóa mất đi 2/3 cường lực và 30% tỷ
lệ dãn dài.
Nhiệt nội sinh lớn so với cao su thiên nhiên gây tổn thất lớn đối với sản phẩm
bị uốn ép nhiều lần.
Năng lượng tiêu hao trong quá trình hỗn luyện và sơ luyện cao. Nếu quá trình
sơ luyện diễn ra lâu thì độ dẻo sẽ bị giảm.

Độ dẻo thấp sẽ dẫn đến hậu quả khó điền đầy khuôn, vì vậy ta có thể tăng độ
dẻo bằng cách sử dụng nhựa thông hay dầu naphtalene,..
Cao su SBR khi không có chất độn, tính cường lực kéo đứt rất thấp, không
thể đáp ứng các yêu cầu sử dụng vì vậy người ta thường sử dụng thêm chất độn vào,
đặc biệt là than đen.
Tốc độ lưu hóa cao su SBR chậm hơn so với cao su thiên nhiên.
22


3.2.2.4. Ứng dụng:
Do tình trạng thiếu trầm trọng cao su thiên nhiên cùng với nhu cầu chiến
tranh thế giới thứ hai, số lượng tiêu thụ cao su trên thế giới ngày càng tăng, nền
công nghiệp dầu mỏ phát triển mạnh, số lượng phụ phẩm phải được giải quyết nên
cao su tổng hợp, trong đó sản lượng cao su SBR chiếm phần quan trọng, có cơ hội
phát triển.
SBR được sử dụng nhiều nhất là cao su mặt lốp xe du lịch. Ở các thí nghiệm
kiểm tra ta thấy rằng cao su mặt lốp xe du lịch làm bằng cao su SBR độn gia cường
bằng than HAF có khả năng kháng mòn bằng hoặc cao hơn cao su thiên nhiên gia
cường bằng than EPC.
Cao su tổng hợp SBR có thể thêm vào để làm keo lót lốp xe, tỷ lệ thêm vào là
30-50% cao su SBR và 70-75% cao su thiên nhiên.
3.3. Các chất phụ gia [2]:
3.3.1. Canxi carbonat:
3.3.1.1. Tính chất:
Chủ yếu là canxi carbonat, ngoài ra còn có tạp chất silicate, canxi sulfate, oxy
sắt, đất sét, canxi hydroxide, manganese hydroxide, CaCO 3 là chất bột màu trắng,
có tỉ trọng d=2,7, độ tinh khiết 90-99,5% tùy theo phẩm thương mại.
Kích thước phân tử: 0,02-0,03μm.
CaCO3 thiên nhiên chiết rút từ đá vôi qua mỏ, qua phương pháp khô hay ướt
như trường hợp bột đất.

Tổng quát cả 2 loại được phân hạng như sau:





Cực mịn có đường kính hạt < 0,1μm
Mịn có đường kính hạt 0,1-1μm
Trung bình có đường kính hạt 1-3μm
To có đường kính hạt > 0,3μm

3.3.1.2. Tác dụng:
Khi CaCO3 đóng vai trò là một chất độn trong đơn pha chế cao su thì có
những đặc điểm sau:
-

Tăng tính cường lực mạnh nhất ở các sản phẩm có kích thước CaCO 3 cực mịn và
càng yếu dần nếu độn có kích thước to.

23


-

-

-

-


-

Điều kiện để CaCO3 cực mịn tăng tính cường lực tốt nhất là phân tán đều trong hỗn
hợp cao su cho lực kéo đứt, lực xé rách, độ chịu ma sát, độ bền va đập tốt, vừa ít
biến đổi độ cứng, độ giãn dài, độ đàn hồi và lực định dẫn của cao su.
Hỗn hợp có cùng lượng độn 25% thể tích cao su, tổng quát loại CaCO 3 kết tủa cho
lực kéo cao hơn từ 20-40 kg/cm2, độ chịu ma sát mài mòn tốt hơn 1,5-2,5 lần và xé
rách cao gấp 4 lần loại CaCO3 thiên nhiên.
Nếu phẩm có kích thước tương đương khói carbon và xử lý phân tán tốt trong cao
su như bọc áo các phần tử (càng mịn càng khó phân tán trong hỗn hợp) hiệu quả
tăng cường lực tương đương khói SRF và tăng theo tỉ lệ độn cho đến 70% cho lực
kéo đứt và 100% cho lực xé rách.
Khi sử dụng CaCO3 cần lưu ý đến những điểm sau:
Hàm lượng Mn, Cu hay độ trắng không vượt mức giới hạn độn, hay các chất phòng
lão có hiệu quả kháng O2 kiêm kháng Cu Mn để tránh sự biến đổi màu sắc của sản
phẩm khi dùng ở hàm lượng cao.
Những sản phẩm sản xuất chưa đạt yêu cầu, cần phải qua rây để giữ lại các đá vôi
có kích thước không đạt, tránh tình trạng làm hư hại máy móc, thiết bị và cả sản
phẩm.
3.3.2. Than N660:
3.3.2.1. Tính chất:
Than N660 là một trong những loại than đen được cấu tạo chủ yếu là Carbon.
Dựa vào kích thước hạt và kết cấu khác nhau mà than đen được chia ra thành
nhiều loại
phân loại theo ASTM dựa vào quá trình sản xuất, cấu trúc và diện tích bề
mặt. Mỗi loại than đen dùng cho cao su được chỉ định một tên gọi theo ASTM, như
N339, N660. Chữ cái đầu tiên ghi nhận tác động của than đen lên vận tốc kết mạng
của một hỗn hợp cao su. Chữ “N” ghi nhận vận tốc kết mạng bình thường của
furnace blacks. Chữ “S” được sử dụng cho channel blacks hoặc cho furnace blacks
đã biến tính (oxy hóa) để giảm vận tốc kết mạng cao su. Chữ số đầu tiên sau chữ

cái, tượng trưng cho diện tích bề mặt trung bình của than đen được đo bằng cách
hấp phụ nitơ, số càng nhỏ thì diện tích bề mặt càng lớn. Ví dụ, “0” tượng trưng cho
diện tích bề mặt lớn hơn 150 m2/g, và “1” là từ 121 tới 150 m2/g. Các số còn lại
trong tên gọi được đặt ngẫu nhiên.
3.3.2.2. Tác dụng:
Tăng cường lực và giảm giá thành sản phẩm. tăng cường lực cho cao su khô
(thiên nhiên hay tổng hợp) khi dùng lượng cao, hiệu quả này không có ở latex
24


Tăng tính kháng xé rách, kháng mài mòn, có tác dụng bổ cường cho cao su
và tăng khả năng chịu uống dập.
Nhuộn sắc đen cho cao su khô hay latex.
Than N660 có khả năng bổ cường cao, dễ hỗn luyện trong các loại cao su có
độ dẻo trung bình. Loại này rất thường được dùng vì cho cơ tính khá cao
Lượng dùng:
-

Dùng như phẩm màu nhuộm đen: 1,5-4%
Dùng như chất độn hay tăng cường lực duy nhất:20-50%
Dùng phối hợp với các chất độn khác: 10-30%.
Bảng 3.4: Các tính chất đặc trưng của than đen N660
Loại

Đặc trưng kỹ thuật

N660

Độ mịn %


0,05

Kích thước hạt µm

55-60

Hàm lượng tro tối đa %

0,75

Trị số pH

8,5-10

Khả năng hấp thụ Iod mg/g

36

Khả năng hấp thụ DBP mL/100g

90

Độ đen

60°

3.3.3. Acid stearic:
3.3.3.1. Tính chất:
Công thức hóa học:


Là một acid béo, tinh thể, dạng lá mỏng màu trắng sáng.
Trên thương mại có các dạng như: bột, hạt, vải, phiến, cục. có trọng lượng
riêng d= 0,8; T°nc= 69,6°C; T°s= 291°C (100 mmHg). Tan trong ether, chloroform,
benzene, CCl4, CS2, không tan trong nước.
25


×