Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

THIẾT kế NHÀ máy sản XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN SVR CV60 NĂNG SUẤT 5000 tấn TRÊN năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 104 trang )

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN
SVR- CV60 NĂNG SUẤT 5000 TẤN/ NĂM


LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp cao su đã và đang có tìm năng phát triển ngày một
mạnh mẽ trên thị trường. Các sản phẩm làm từ cao su ngày một đa dạng
và hầu như có mặt trong mọi lĩnh vực từ sinh hoạt đến sản xuất. Đặc
biệt là ở Việt Nam cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho giá trị xuất
khẩu cao. Không những vậy ngành cao su còn giúp giải quyết vấn đề
việc làm cho rất nhiều lao động. Đầu tư phát triển ngành cao su vừa
đem lại giá trị kính tế vừa mang đến giá trị cộng đồng. Các đồi trồng
cao su sẽ chống sói mòn rửa trôi đất, đem lại khí hậu mát mẽ. Đi cũng
với những giá trị to lớn mà ngành cao su mang lại chính là sức cạnh
tranh cực kỳ gay gắt trên thị trường. Để không bị tuột lại phía sau
ngành Việt Nam phải nghiên cứu và cải tiến không ngừng. Việc đầu tiên
chính là mở rộng các công ty, nhà máy chế biến cao su thiên với dây
chuyền công nghệ hiện đại. Cho ra được sản phẩm cao su sơ chế đạt
chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế
giới. Nhận thấy được sự cần thiết đó tôi đã quyết định chọn đề tài khóa
luận tốt nghiệp: “Thiết kế nhà máy chế biến cao su thiên nhiên SVR –
CV 60 với năng suất 5000 tấn/ năm”. Với mong muốn đóng góp một
phần sức cho nền kinh tế của ngành cao su nước nhà.


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

3

CHƯƠNG 1.


TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu về nghành cao su
Khi nhắc đến loại vật liệu có tính đàn hồi thì người ta sẽ không do dự mà nghĩ
ngay đến cụm từ “cao su”. Cao su là vật liệu khá phổ biến và được ứng dụng nhiều
trong cuộc sống. Cao su được phân thành 2 loại: cao su thiên nhiên và cao su tổng
hợp.
1.1.1 Lịch sử hình thành
1.1.1.1

Lịch sử hình thành cao su thiên nhiên

Hình 1.1: Cây cao su. (nguồn: kythuangieotrong.vn)
Vào khoảng năm 1493- 1496 cây cao su được tìm thấy ở Nam Mỹ với tên gọi
khoa học là HeveaBrasiliensic. Là một loại cây thân gỗ thuộc họ
Euphorbiaceae( Đại kích). Tầm kinh tế quan trọng của nó là chất lỏng chiết ra từ
nhựa cây (gọi là mủ). Vào năm 1876 Henry Wickham lấy 70 hạt giống cây cao su
từ Brazil và ươm sống được 24 cây. Sau đó được nhân rộng ra thành 8,5 ha. Các cây
con được gửi đến các nước như: Singapore, Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Anh
Malaya, cũng như các nước khác thuộc Châu Phi và Đông Nam Á.
Từ năm 1500- 1870 cây cao su vẫn tồn tại ở dạng rừng cao su. Đến khoảng thời
gian 1870-1914 cây cao su bắt đầu được trồng để phục vụ cho nhu cầu khai thác
ngày càng tăng. Từ năm 1914 đến nay chỉ còn cao su trồng vì lượng cây cao su rừng
đã được khai thác triệt để. Từ đó có thể thấy nhu cầu sử dụng cây cao su trên thế
giới rất cao.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC


4

Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên vào thế kỷ thứ 19. Tạo nền tảng cho
sự phát triển ngành cao su trên thế giới. Các bang tự do ở Châu Phi trong những
năm Trong những 1900 là một nguồn cung cấp mủ cao su quan trọng. Ở Ấn Độ đồn
điền thương mại cao su thiên nhiên đầu tiên được thành lập vào năm 1902 tại
Thattekadu ở Kerala thực hiện bởi các chủ đồn điền người Anh. Tại Singapore, ông
Sir Henry Nicholas Ridley Giám đốc khoa học đầu tiên của Vườn Bách thảo
Singapore đưa ra kỹ thuật đầu tiên để khai thác mủ mà không gây thiệt hại cho cây
vào năm 1881-1911.
Ở Việt Nam vào năm 1897 các hạt cao su đã được nhân giống ra tại Bến Cát
Bình Dương bởi dược sĩ Yersin người Pháp. Sau đó đem một số hạt về Nha Trang
gieo trồng. Đến năm 1897- 1920 cây cao su được trồng thử nghiệm ở ngoại ô Sài
Gòn ( Thủ Dầu Một, Biên Hòa). Công ty cao su đầu tiên được thành lập là công ty
Suzannak ở Cầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai.[1]

Hình 1.2: Đồn

điền cao su

Suzannak cũ.
(Nguồn:
wikimapia.org)

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC


5

1.1.1.2 Lịch sử hình thành cao su tổng hợp
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường mà cao su tổng hợp ra đời.
Dựa trên việc phân tích thành phần của cao su thiên nhiên và polymer hóa isoprene
(2-methyl-1, 3-butadiene) tạo thành polyisoprene có tính chất tương tự cao su thiên
nhiên. Trong đó 3 loại cao su chiếm hàng đầu thế giới là: cao su butadien (BR), cao
su Styrene Butadien (SBR), cao su Butyl (IIR).
Trong chiến tranh thế giới thứ I, tại Đức do sự bao vây của Anh là cho nguồn
cung cấp cao su bị cắt đứt nên buộc phải sản xuất ra các loại cao su tổng hợp để
thay thế. Cao su Metyl là sản phẩm của quá trình polyner hóa dimetylbutadiene tuy
rất kém so với cao su thiên nhiên nhưng ở thời điểm này được sử như chất nền cho
các hỗn hợp cao su khác.
Sau chiến tranh thế giới I, bắt đầu phát triển những nghiên cứu chuyển từ dùng
monomer dimethybutadiene sang 1,3-butadiene. Cao su butadiene (BR) được sản
xuất từ acetylen sau quá trình polymer hóa với xúc tác là kim loại sodium. Cao su
BR có tên gọi khác là cao su Buna là sự kết hợp của hai chữ đầu của “butediene” và
“natrium” ( tiếng Đức của sodium). Kỹ thuật polymer hóa nhũ tương được hình
thành năm 1940 tại mỹ là một phát triển quan trọng trong thời gian này.
Cao su SBR được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu Đức bằng phương pháp đồng
trùng hợp vào năm 1930 hay còn gọi là cao su Buna S. Vào năm 1942 nhà máy sản
xuất cao su SBR đầu tiên được ra đời tại Mỹ. Cao su SBR là loại cao su được sản
xuất nhiều nhất chiếm khoảng 80% so với các loại cao su tổng hợp khác tại Mỹ.
Cùng năm 1942 cao su Butyl (IIR) cũng được tung ra thị trường bởi công ty
Standard Oil sản xuất để sử dụng nội bộ. Với tính bão hòa nên cao su IIR được sử
dụng trong những mục đích đặc biệt như: sản xuất săm ô tô, sản xuất chịu nhiệt…
[1] [9]

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo



Khóa luận tốt nghiệp VLHC

6

1.1.2 Tình hình phát triển của ngành cao su
1.1.1.3 Tình hình phát triển trên thế giới
Từ năm 2010 sản lượng cao su thiên nhiên (CSTN) trên thế giới đã đạt trên 10 triệu
tấn/năm chiếm 40% tổng sản lượng cao su sử dụng.

Hình 1.3: Sự tăng trưởng sản lượng cao su trên thế giới.
(Nguồn: Natural rubber statistics 2012, Malaysia Rubber Board)
Tính đến cuối năm 2011 tổng diện tích CSTN trên thế giới đã đạt tới 11,84 triệu ha,
châu Á chiếm 92,42% tập trung chủ yếu vào các quốc gia thuộc ARNPC, châu Mỹ
5,14%, châu Mỹ La Tinh 2,5% và châu Phi 2,44%. Xét về năng suất khai thác dẫn
đầu là Ấn Độ với 1.771 nghìn kg/ha rồi đến Thái Lan và Việt Nam.
Hình 1.4: Diện tích cao su thiên nhiên trên thế giới năm 2011.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

7

Dưới đây là sản lượng cao su thiên nhiên ở một số khu vực tiêu biểu trên thế giới:
Bảng 1.1: Sản lượng CSTN ở một số khu vực trên thế giới
( Nguồn: Rubber-foundation.org, The Freedonia Group, Inc.)
ĐVt: Nghìn tấn


1998
15.87

2003
18.93

2008
21.95

2013
26.90

% CSTN

5
41,6

5
42,8

Sản lượng CSTN trên thế giới

6.600

8.810

0
46
10.10


0
46,3
12.45

• Canada và Mexico
• Trung Quốc

14
450

16
565

• Châu Á- Thái Bình Dương

5.721

6.994

0
18
548
8.840

0
20
600
10.98

• Mỹ La Tinh

• Châu Phi- Trung Đông

125
290

166
359

9
251
443

0
295
555

Sản lượng cao su trên thế giới

2018
32.050
46,5
14.900
25
650
13.230
340
655

Trên thực tế những người đầu tiên phát hiện và sử dụng CSTN là dân Nam Mỹ
tuy nhiên việc sử dụng cao su chỉ phổ biến khi quá trình lưu hóa cao su xuất hiện.

Đến nay cao su được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất vỏ ruột
xe, dây thun, keo dán, nệm, bong bóng, găng tay, thiết bị y tế… Nơi tiêu thụ CSTN
cao nhất chính là các nước thành viên ANRPC chiếm trên 50% tổng mức tiêu thụ
trên thế giới. Đứng đầu Trung Quốc với 3.603 nghìn tấn (2011) chiếm 33% so với
tiêu thụ trên thế giới, kế đến là Mỹ 1.029 nghìn tấn (2011) chiếm 9% và Ấn Độ 985
nghìn tấn (2011) chiếm 9%.[6]

Hình 1.5: Tiêu thụ CSTN của các nước năm 2011.
(Nguồn: NMCE- Natianal Multi Commodity Exchange, Natural rubber 20122013)

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

8

1.1.1.4 Tình hình phát triển ở Việt Nam
Từ năm 1900-1929 thực dân Pháp đã phát triển cây cao su. Vào cuối năm 1920
tổng diện tích cây cao su ở Việt Nam khoảng 7000 ha và có sản lượng là 3000 tấn/
năm. Theo cùng với sự phát triển ngành công nghiệp cao su thế giới tại Việt Nam
diện tích trồng cao su cũng nhanh chóng gia tăng. Tính đến năm 1945 diện tích
trồng cao su đã lên đến 138.000 ha với tổng sản lượng là 80.000 tấn/ năm. Sau khi
dành được độc lập chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư phát triển ngành công
nghiệp cao su. Đến năm 1960-1975 đã có các tập đoàn lớn của Pháp đã đầu tư mạnh
vào trồng và khai thác mủ cao su ở miền Nam Việt Nam.
Năm 1977 theo quyết định của chính phủ Tổng công ty cao su Việt Nam trực
thuộc Bộ Nông Nghiệp để làm nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh cao su ở Miền
Đông Nam Bộ. Trên cơ sở sắp xếp lại các đồn điền cao su do Tư bản Pháp để lại và
các quốc doanh cao su thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trụ sở của Tổng Công ty

cao su Việt Nam được đặt tại 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM. Tháng
10/2006, Tổng công ty cao su Việt Nam chuyển đổi thành Tập đoàn công nghiệp
cao su Việt Nam dưới có một số Tổng công ty và Công ty thành viên
Trong vòng 10 năm ( từ năm 2001- 2011) Việt Nam đã có sản lượng và năng
suất khai thác cao su không ngừng tăng lên. Hiện Việt Nam hiện là một trong những
nước dẫn đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu cao su. Vào năm 2011 diện tích
trồng cao su đã đạt đến 850 nghìn ha, sản lượng trên 800 nghìn tấn, năng suất lên
đến 1,72 tấn/ ha (trong khi năm 2001 chỉ đạt 1,3 tấn/ ha) thuộc nhóm 3 nước dẫn
đầu thế giới tương đương Thái Lan và chỉ sau Ấn Độ (1,78 tấn/ ha). Mức năng suất
bình quân trên thế giới là 1,45 tấn/ha.[8]
Tính trong 9 tháng 2012, Việt Nam chính thức vượt qua Ấn Độ trở thành nước
sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 4 thế giới, sau Thái Lan, Indonesia, và Malaysia.
Tuy vậy do quỹ đất đang thu hẹp dần nên Việt Nam khuyến khích đầu tư mở rộng
diện tích trồng và khai thác cao su ở Lào và Campuchia.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

9

Hình 1.6: Năng suất cây cao su của nước dẫn đầu.
(Nguồn: Tapchicaosu.vn)
Năm 2013, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ ba về sản lượng cao su thiên nhiên.
Xếp vị trí thứ hai về năng suất và thứ ba về sản lượng. Cho đến năm 2017 Việt Nam
tiếp tục duy trì vị trí này với sản lượng 1.086.700 tấn trên diện tích 971.600 ha và
xuất khẩu 1.395.000 tấn đến hơn 80 thị trường, chiếm thị phần thế giới khoảng
12%, chỉ sau Thái Lan (38%) và Indonesia (27%). Nguồn cao su nhập từ các nước
lân cận đã giúp Việt Nam tăng cường năng lực xuất khẩu trong những năm gần đây.


Hình 1.7: Sản lượng CSTN của 6 nước dẫn đầu năm 2017(nghìn tấn).
(Nguồn: Tapchicaosu.vn)

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

10

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam với
trên 60% tổng lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, tỷ trọng
của thị trường này vượt xa so với tỷ trọng từ các thị trường tiêu thụ khác, đặc biệt,
lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam vào thị trường này
đang trong xu hướng tăng.
Hình 1.8: Cơ cấu thị trường nhập khẩu cao su từ Việt Nam, năm 2011.
(Nguồn: theo ABS)
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cao su 9 tháng năm 2018
đạt 1,06 triệu tấn với giá trị 1,45 tỷ USD, tăng 19,9% về khối lượng nhưng giảm
10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 [6].
1.2 Đặc điểm ngành cao su Việt Nam
1.1.3 Đặc điểm về tồ chức quản lý
Ngành cao su Việt Nam hiện nay có hai khối quản lý chính: khối quốc doanh và
khối tư nhân. Khối quốc doanh sẽ do các công ty trực thuộc Tập đoàn công nghiệp
cao su Việt Nam, các công ty do các đơn vị quân đội và địa phương quản lý. Còn
khối tư nhân sẽ do các công ty tư nhân và các nông hộ quản lý.
Hiện nay Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam hiện đang quản lý 45,83% tổng
diện tích (220.000 ha) chiếm 70% sản lượng còn các đơn vị Quân đội và quốc
doanh địa phương hiện đang nắm giữ 65.090 ha tương đương với 13,56% diện tích

toàn ngành. Đa phần khối quốc doanh có quy mô sản xuất lớn theo hình thức đại
điền..
Khối tư nhân chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây song tốc độ phát triển
diện tích khá nhanh chiếm 40,29% toàn ngành (194.928 ha). Có quy mô sản xuất
theo hình thức tiểu điền từ vài hecta đến vài chục hecta.[5]
1.1.4 Đặc điểm về cơ cấu vùng
Sự phân bố diện tích trồng cao su ở Việt Nam tập trung chủ yếu Đông Nam Bộ
chiếm 46,4% diện tích trồng cao su trên cả nước, kế đến là Tây Nguyên chiếm 33,3

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

11

%, Bắc Trung Bộ chiếm 9,5 % và cuối cùng là Tây Bắc chiếm 4,8%.Ngoài ra, còn
phát triển ra khu vực duyên hải Miền Trung. Đặc biệt, trong những năm gần đây
ngành cao su Việt Nam đã có chiến lược phát triển diện tích cây cao su sang các khu
vực lân cận như Lào, Campuchia.[7]

Hình 1.9: Phân bố diện tích trồng cao su ở Việt Nam 2011.
(Nguồn: theo ABS)

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

12


1.1.5 Đặc điểm về cấu trúc ngành
Ngành cao su bao gồm rất nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ khác nhau:
- Các doanh nghiệp trồng trọt, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su.
- Các đơn vị sự nghiệp: Viện nghiên cứu cao su, Báo cao su, Trung tâm y tế, Trường
Trung học Kỹ Thuật Nghiệp vụ Cao su.
- Các công ty sản xuất công nghiệp: Công ty sản xuất và kinh doanh dụng cụ thể
thao, Công ty cổ phần gỗ Thuận An.
- Các doanh nghiệp dịch vụ và phục vụ sản xuất như: Công ty xây dựng và tư vấn
đầu tư, Công ty cơ khí cao su, Công ty công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su, Công
ty kho vận và dịch vụ, Công ty tài chính. [8]
1.3 Đặc điểm của cây cao su

Hình 1.10: Cao su mùa rụng lá Bình Long, Bình Phước.
(Nguồn: Đinh Thanh Hải photography)
1.1.6 Đặc điểm chung của cây cao su
Cây cao su là loại cây công nghiệp lâu năm thích hợp trồng nhất với khí hậu
nóng ẩm, ở nhiệt độ 25°C – 30°C là tốt nhất. Khi ở nhiệt độ dưới 15°C cây sống yếu
ớt và lượng mưa tối thiểu cần để trồng cây cao su phải đạt được 1500mm trong
năm. Thời gian kiến thiết cơ bản tính từ khi trồng cho đến khi khai thác trong
khoảng 6-8 năm, tùy từng loại đất và khí hậu ở mỗi vùng, như: vùng Đông Nam Bộ
chủ yếu là đất đỏ bazan thì thời gian kiến thiết cơ bản trung bình khoảng 6 năm, đối
với đất xám và đất đỏ bạc màu ở Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên thì thời gian

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC


13

kiến thiết cơ bản trung bình khoảng 7-8 năm. Cây cao su thích hợp nhất với đất đỏ
bazan kế đến là đất xám không những vậy đất vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
lại có tầng đất mặt khá sâu tạo điều kiện thuận lợi cho cây cao su vừa sinh trưởng
mạnh vừa cho năng suất cao.

Hình 1.11: Đất đỏ bazan. (Nguồn: camnangcaytrong.com)

Hình 1.12: Đất xám. ( Nguồn: Pixnio.com)
Cây cao su không chịu được gió mạnh nếu trồng ở vùng đất quá cao so với mặt
nước biển ( từ 500m trở lên ) thì cây sẽ xấu, phát triển chậm và cho mủ ít. Cây cao
su có chu kỳ khai thác khoảng 20 năm và năng suất vườn cây tăng lên từ từ theo
hình Parabol, đạt mức cao nhất từ năm thứ 10 đến năm thứ 15 kể từ khi khai thác
(khoảng 1,8 đến 2 tấn/ha) sau đó giảm dần. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
vườn cây là: mật độ cây, sự đồng đều của các cây trên 1 ha, kỹ thuật chăm sóc, kỹ
thuật khai thác và sự khéo tay của người công nhân…Để có sản lượng cao thì phải
có kế hoạch đầu tư từ trước ít nhất là 10 năm và phải có vốn lớn, tập trung, lao động
dồi dào.[1][8]

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

1.1.1.5

14

Đặc điểm sinh vật học


Hình 1.13: Các bộ phận của cây cao su.
(Nguồn: vi.wikipedia.org)
Ở Việt Nam cây cao su thông thường có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu
để giữ vững thân cây cũng như là để hấp thu chất dinh dưỡng và chống lại sự khô
hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần (
thường vào khoảng cuối năm). Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái
nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả
nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình cầu hay hình bầu
dục, đường kính 0,2 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha
sơn.
1.1.1.6

Đặc điểm sinh thái học

Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C
( tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không
chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến
5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem
ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ và sẽ kéo dài
trong vài ba chục năm.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

1.1.1.7

15


Kỹ thuật khai thác mủ

Việc cạo mủ rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và lượng mủ thu
được từ cây. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng.
 Phương pháp cạo:
Hiện nay có 3 phương pháp để khai thác mủ cao su: Cạo nửa vòng, cạo nguyên
vòng, cạo 2 bán vòng. Cạo mủ từ trái qua phải ngược với mạch mủ cao su.
 Cạo nửa vòng: Xoắn nửa chu vi thân cây, cạo 1-2 ngày/ lần. Một năm 150160 lần cạo, áp dụng cho cây trẻ ( đặc biệt là giống ghép).
 Cạo nguyên vòng: Xoắn ốc nguyên vòng chu vi thân cây, cạo 3-4 ngày/ lần.
Một năm từ 75-90 lần, áp dụng cho cây trưởng thành. Với cách cạo này sẽ
tiết kiệm được khoảng 20% công thợ.
 Cạo 2 bán vòng: Xoắn ốc 2 nửa chu vi thân cây, cạo 4 ngày/ lần. Một năm
cạo 75-90 lần.
 Điều kiện và cách cạo:
 Bình thường sẽ bắt đầu cạo mủ khi vòng thân cây > 45 cm, đo ở độ cao 1m.
 Toàn vườn phải có 50% số cây đạt tiêu chuẩn (khoảng 200-250 cây/ ha).
 Từ chiều cao 1m cách mặt đất thực hiên rạch cạo một đường từ trái sang phải
với độ dốc của vết cạo khoảng 30° so với phương nằm ngang.
 Tách rạch một bao vỏ mỏng từ 1- 1,5 mm, lưu ý không được chạm vào tầng
sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh.
 Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước, bề dày lớp
vỏ cây cạo vào khoảng 20cm/ năm ( đối với cạo nửa vòng) và khoảng 15cm/
năm (đối với cạo nguyên vòng).[1] [5]

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC


16

1.1.7 Phân loại và sơ chế mủ
Để chế biến cao su khối các loại nguồn nguyên liệu ban đầu của mủ cao su là mủ
nước (latex) và mủ tạp:
 Mủ nước: chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 85% sản lượng khai thác, là nguồn
nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm tốt được thu nhận từ vườn cây về
nhà máy ở dạng lỏng tự nhiên. Mủ nước là mủ tốt nhất, thu trực tiếp trên thân
cây, mỗi ngày mủ nước được gom vào một giờ qui định. Để mủ không bị đông
trước khi đem về nhà máy, khi thu mủ người ta cho NH3 vào để chống đông
(hàm lượng kháng đông cần thiết chứa NH3 ( 0,003% – 0,1 %) tính trên cao su
khô), tránh sự oxi hóa làm chất lượng mủ nước kém đi.
 Mủ tạp (mủ thứ cấp): Bao gồm các loại mủ khác như mủ đất, mủ chén, mủ vỏ.
 Mủ chén: là mủ đông còn lại trong chén hứng mủ trên miệng cạo sau kì thu
hoạch mủ nước chính vụ.
 Mủ đất: là mủ bị rơi vải xuống đất trong lúc hứng chén mủ latex hoặc sau khi
đã thu hoạch mũ chính vụ và mủ chén.
 Mủ vỏ (mủ dây): là mủ còn dính trên vỏ cây hoặc dọc theo đường cạo trên thân
cây.
Mủ tạp nói chung rất bẩn lẫn nhiều đất, cát, các tạp chất và đã đông lại trước khi
đưa về nhà máy. Mủ tạp chiếm tỷ trọng từ 10-15% sản lượng khai thác,loại này
thường đa dạng lẫn nhiều tạp chất,có mùi hôi do thu gom,tàn trữ nhiều ngày,mủ bị
oxy hóa và enzym biến màu chỉ dùng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm
SVR10,SVR20. Mủ tạp được chọn riêng theo sản phẩm, đựng trong giỏ hoặc túi
sạch. Thông thường ta phân loại riêng mủ chén, mủ dây, mủ vỏ không để lẫn lộn với
mủ đất. Mủ chén được chia làm nhiều hạng khác nhau, tùy theo kích thước màu sắc.
Mủ trắng, mủ bị sẫm màu do oxi hóa… [5]

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo



Khóa luận tốt nghiệp VLHC

17

1.1.8 Bảo quản mũ
Mủ nước chuyển đến xí nghiệp được đưa vào các bể lắng có kích thước lớn, tại
đây mủ được khuấy trộn để làm đồng nhất các loại latex từ các nguồn khác nhau;
đây là giai đoạn kiểm tra sơ khởi việc tiếp nhận. Ở giai đoạn này, tiến hành do trọng
lượng mủ khô và thành phần NH3 còn lại trong mủ. Mủ tạp dễ bị oxi hóa nếu để
ngoài trời, nhất là phơi dưới ánh nắng, chất lượng mủ sẽ bị giảm. Khi đem về phân
xưởng, mủ tạp được phân loại, ngâm rửa trong các hồ riêng biệt, để tránh bị oxi hóa
và làm mất đi một phần chất bẩn. Tùy theo phẩm chất từng loại mủ có thể ngâm tối
đa là 7 ngày và tối thiểu là 12 giờ. Mủ tạp ngoài ngâm nước có thể ngâm trong dung
dịch hóa chất (acid clohidric, acid axalic, các chất chống lão hóa) để tránh phân hủy
cao su. Các loại mủ dây, mủ đất được nhặt riêng, trướckhi tồn trữ được rửa sạch
bằng cách cho qua giàn rửa có chứa dung dịch hóa học, thích hợp để tẩy các chất
dơ, loại bỏ tạp chất.[5]
1.4 Tổng quan về cao su thiên nhiên
1.1.9 Cấu trúc của cao su thiên nhiên
Cao su thiên nhiên có công thức phân tử là (C5H8)n.

Là một polyisopren -polyme của isopren, mềm, kết dính và dễ hóa nhựa khi gặp
nhiệt độ. Được hình thành từ các mắt xích isopren đồng phân cis liên kết với nhau ở
vị trí 1,4. Ngoài đồng có khoảng 2% mắc xích liên kết với nhau ở vị trí 3,4.Được
trích ly từ nhựa cây (thường gọi là mủ) Trong mủ cao su có khoảng 40% là chất rắn,
trong đó có tới 90% là hợp chất cao su phân hủy của hidrocacbon không no và 10%
các chất khác như: protein, lipit, gluxit, muối vô cơ,…Khi thêm acid acetic hoặc
acid béo vào mủ cao su thì cao su sẽ bị vón cục và tách ra khỏi dung dịch. Sau đó
đem ép khuôn và sấy sẽ thu được cao su thô.

1.1.10 Tính chất cơ lý của cao su thiên nhiên

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

18

CSTN tại nhiệt độ thấp sẽ có cấu trúc tinh thể và đạt được trạng thái kết tinh
nhanh nhất ở -25°C, khi lên đến 40°C tinh thể sẽ nóng chảy. Cao su thiên nhiên tan
tốt trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vòng và CCl4 nhưng không tan
trong xeton và rượu.
Bảng 1.2: Bảng tính chất cơ lý của cao su thiên nhiên
Thông số

Giá trị

Khối lượng riêng

0,931 g/cm3

Nhiệt dung riêng

1,88 kJ/kg°K

Nhiệt dẫn riêng

0,14 W/m°K


Hệ số giãn nở thể tích

656.10-4 dm3/°C

Nhiệt độ hóa thủy tinh

-70°C

Nửa chu kỳ kết tinh ở -25°C
• Có tính đàn hồi:

2- 4 giờ

Có khả năng phục hồi dễ dàng kể cả khi chịu một biến dạng rất lớn. Cao su sau khi
được lưu hóa sẽ có tính đàn hồi cao hơn.
• Chịu ảnh hưởng của nhiệt độ:
Khi nhiệt độ dưới nhiệt độ bình thường thì sức chịu kéo dãn của nó tăng lên còn nếu
nâng cao nhiệt độ lên thì sức chịu kéo dãn của nó giảm xuống. Cao su sẽ mất tính
đàn hồi khi nhiệt độ < -80°C (gel hóa).
• Chịu kéo giãn:
Tốc độ kéo dãn càng lớn thì trị số của độ dãn và sức chịu kéo dãn càng cao.
• Độ dư của cao su:
Khi kéo dãn mẫu cao su đến độ dãn trong thời gian ngắn rồi buông tay thì mẫu trở
về trạng thái ban đầu rất nhanh nhưng nếu kéo dãn mẫu cao su đến một độ dãn lớn
và trong thời gian dài thì mẫu không trở về đúng chiều dài ban đầu và sự co rút xảy

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC


19

ra chậm hơn cho đến khi không còn biến đổi. Sự khác biệt giữa chiều dài ban đầu
và chiều dài sau khi co gọi là độ dư của cao su.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dư: Tốc độ càng nhỏ độ dư càng lớn, độ dãn càng lớn
độ dư càng lớn, thời gian dãn càng lớn độ dư càng lớn, nhiệt độ càng cao độ dư
càng lớn.
• Biến dạng liên tục:
Sau một thời gian sử dụng trên bề mặt cao su có các đường rạng, nứt ngày càng sâu
và rộng nguyên nhân là do sự oxi hóa cao su. Chính sự biến dạng liên tục lặp đi lặp
lại bao gồm hiện tượng trễ làm cho cao su bị nóng lên.[1]
1.1.11 Sản phẩm và ứng dụng của cao su thiên nhiên
1.1.1.8

Chủng loại sản phẩm sơ chế từ cao su thiên nhiên

Trên thị trường hiện nay có thể phân loại các sản phẩm từ cao su thiên nhiên gồm:
Hình 1.14: Tỷ lệ % các chủng loại cao su sơ chế.[1]
a) Cao su khối:
Dạng khối được ép lại từ cao su cốm hoặc cao su bún. Có dạng: VR3L,
SVR5, SVR CV50, SVR CV60, SVR10, SVR20.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

20


Hình 1.15: Cao su dạng cốm.
(Nguồn: vnrubbergroup.com)
• SVR-CV60

Hình 1.16: Cao su SVR CV 60.
(Nguồn: Cty CP đầu tư cao su Quảng Nam)
Nguyên liệu: Mủ nước vườn cây
Trọng lượng và kích cỡ: Cao su thiên nhiên dưới dạng khối (cốm) được ép thành
bành hình chữ nhật.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

21

Bảng 1.3: Thông số cao su SVR CV60.
Thông số
Hàm lượng chất bẩn (%), không lớn hơn
Hàm lượng chất bay hơi (%), không lớn hơn
Hàm lượng tro, (%), không lớn hơn
Hàm lượng nitơ (%), không lớn hơn
Độ dẻo ban đầu (Po), không nhỏ hơn
Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn
Chỉ số màu, mẫu đơn không lớn hơn
Độ nhớt Mooney ML (1’+4’) 100oC
Lưu hóa **
Băng mã màu
Nhãn mã màu


0.02
0.8
0.4
0.6
60
60 ± 5
R
Cam
Đen

TCVN 6089:2004
TCVN 6088:2010
TCVN 6087:2010
TCVN 6091:2004
TCVN 6092-2:2004
TCVN 6092-1:2004
TCVN 6093:2004
TCVN 6090-1:2004
TCVN 6094:2004

• SVR-CV50:

Hình 1.17: Cao su SVR CV50.
(Nguồn: Cty CP cao su Nước Trong)
Nguyên liệu: Mủ nước vườn cây
Trọng lượng và kích cỡ: Cao su thiên nhiên dưới dạng khối (cốm) được ép thành
bành hình chữ nhật.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo



Khóa luận tốt nghiệp VLHC

22

Bảng 1.4: Thông số cao su SVR CV50
Thông số
1. Hàm lượng chất bẩn (%), không lớn hơn
2. Hàm lượng chất bay hơi (%), không lớn hơn
3. Hàm lượng tro, (%), không lớn hơn
4. Hàm lượng nitơ (%), không lớn hơn
5. Độ dẻo ban đầu (Po), không nhỏ hơn
6. Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn
7. Chỉ số màu, mẫu đơn không lớn hơn
8. Độ nhớt Mooney ML (1’+4’) 100oC
9. Lưu hóa **
10. Băng mã màu
11. Nhãn mã màu

0.02
0.8
0.4
0.6

TCVN 6089:2004
TCVN 6088:2010
TCVN 6087:2010
TCVN 6091:2004
TCVN 6092-2:2004

60 TCVN 6092-1:2004
TCVN 6093:2004
50 ± 5 TCVN 6090-1:2004
R
TCVN 6094:2004
Cam
Đen

• SVRL:

Hình 1.18: Cao su SVR L.
(Nguồn: Cty CP đầu tư cao su Quảng Nam)
Nguyên liệu: Mủ nước vườn cây
Trọng lượng và kích cỡ: Cao su thiên nhiên dưới dạng khối (cốm) được ép thành
bành hình chữ nhật.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

23

Bảng 1.5: Thông số cao su SVR L
Thông số
Hàm lượng chất bẩn (%), không lớn hơn
0.02
Hàm lượng chất bay hơi (%), không lớn hơn
0.8
Hàm lượng tro, (%), không lớn hơn

0.4
Hàm lượng nitơ (%), không lớn hơn
0.6
Độ dẻo ban đầu (Po), không nhỏ hơn
35
Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn
60
Chỉ số màu, mẫu đơn không lớn hơn
4
Độ nhớt Mooney ML (1’+4’) 100oC
Lưu hóa **
R
Băng mã màu
Trong
Nhãn mã màu
Xanh lá lợt

TCVN 6089:2004
TCVN 6088:2010
TCVN 6087:2010
TCVN 6091:2004
TCVN 6092-2:2004
TCVN 6092-1:2004
TCVN 6093:2004
TCVN 6090-1:2004
TCVN 6094:2004

• SVR 3L:

Hình 1.19: Cao su SVR 3L.

(Nguồn: Cty CP đầu tư cao su Quảng Nam)
Nguyên liệu: Mủ nước vườn cây
Trọng lượng và kích cỡ: Cao su thiên nhiên dưới dạng khối (cốm) được ép thành
bành hình chữ nhật.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC

24

Bảng 1.6: Thông số cao su SVR 3L
Thông số
Hàm lượng chất bẩn (%), không lớn hơn
Hàm lượng chất bay hơi (%), không lớn hơn
Hàm lượng tro, (%), không lớn hơn
Hàm lượng nitơ (%), không lớn hơn
Độ dẻo ban đầu (Po), không nhỏ hơn
Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn
Chỉ số màu, mẫu đơn không lớn hơn
Độ nhớt Mooney ML (1’+4’) 100oC
Lưu hóa **
Băng mã màu
Nhãn mã màu

0.03
0.8
0.5
0.6

35
60
6
R
Trong
Xanh lá lợt

TCVN 6089:2004
TCVN 6088:2010
TCVN 6087:2010
TCVN 6091:2004
TCVN 6092-2:2004
TCVN 6092-1:2004
TCVN 6093:2004
TCVN 6090-1:2004
TCVN 6094:2004

• SVR 5:

Hình 1.20: Cao su SVR5 .
(Nguồn: : Cty CP đầu tư cao su Quảng Nam)
Nguyên liệu: Mủ nước vườn cây, mủ tờ
Trọng lượng và kích cỡ: Cao su thiên nhiên dưới dạng khối (cốm) được ép thành
bành hình chữ nhật.

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


Khóa luận tốt nghiệp VLHC


25

Bảng 1.7: Thông số cao su SVR5
Thông số
Hàm lượng chất bẩn (%), không lớn hơn
2. Hàm lượng chất bay hơi (%), không lớn hơn
3. Hàm lượng tro, (%), không lớn hơn
4. Hàm lượng nitơ (%), không lớn hơn
5. Độ dẻo ban đầu (Po), không nhỏ hơn
6. Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn
7. Chỉ số màu, mẫu đơn không lớn hơn
8. Độ nhớt Mooney ML (1’+4’) 100oC
9. Lưu hóa **
10. Băng mã màu
11. Nhãn mã màu

0.05
0.8
0.6
0.6
30
60
Trắng đục
Xanh lá lợt

TCVN 6089:2004
TCVN 6088:2010
TCVN 6087:2010
TCVN 6091:2004
TCVN 6092-2:2004

TCVN 6092-1:2004
TCVN 6093:2004
TCVN 6090-1:2004
TCVN 6094:2004

b) Cao su tờ

Hình 1.21: Cao su tờ. (Nguồn: Thitruongcaosu.net)
Tiêu chuẩn: Sạch, khô, chắc, rải rác bọt khí nhỏ bằng đầu kim, không phồng giộp,
không có cát, vật lạ, không bị sấy chưa chín.
Phân hạng tờ xông khói được thực hiện bằng phương pháp ngoại quan:
+ Loại RSS 1: Không có bọt, không bụi, không vết dơ.
+ Loại RSS 2: Và bọt nhỏ, không bụi, không vết dơ.
+ Loại RSS 3,4,5: Số bọt nhiều nhưng không bụi. không vết dơ.
Ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật như làm mặt lốp ôtô. Cao su RSS tạo thành tờ nên
cường lực kéo đứt rất cao, ít bị lã hoá hơn cao su cốm rất thích hợp cho các sản
phẩm đòi hỏi tính kháng đứt cao, kháng mòn, cũng như độ cúng cao.[8]
c) Cao su Crep:

GVHD: Ts. Lê Quốc Bảo


×