Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích truyện sống chết mặc bay của phạm duy tốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.07 KB, 6 trang )

Phân tích truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn
Mở bài:
Phạm Duy Tốn sinh ra trong thời đại lịch sử đầy bão tố. Tuy viết ít nhưng những
tác phẩm của ông có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Ông đã trở thành một trong những
người tiên phong mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam
cách tân giai đoạn sau này. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là
truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam và cũng là truyện
ngắn đầu tiên của nền văn học mới Việt Nam. Sống chết mặc bay là truyện ngắn
tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy Tốn và được coi là một trong
những tác phẩm mở đầu cho nền văn học hiện thực phê phán sau này.

Thân bài:
Sống chết mặc bay được in lần đầu trên tạp chí Nam Phong, số 18, xuất bản năm
1918. Đây là một trong những truyện ngắn đầu tiên của nền văn xuôi hiện đại Việt
Nam được viết bằng chữ quốc ngữ. Nhà văn đã tập trung tái hiện một cách khá
sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè
phỡn, xa hoa, hưởng lạc của lũ quan lại. Qua tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đả kích,
tố cáo manh mẽ sự vỏ lương tâm, thói vô nách nhiệm của bọn quan lại đương thời
đã đẩy những người dân vô tội vào cảnh khốn cùng.

Phạm Duy Tốn là một trong những nhà vãn mở dầu cho văn xuôi hiện đại Việt
Nam đầu thế kỉ XX. Nội dung văn chương của ông chủ yếu phơi bày thực trạng
thối nát, bất công của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Ông đã viết nhiều truyện
ngắn : Nước đời lắm nổi, Bực mình, Con người Sở Khanh… Sáng tác của Phạm
Duy Tốn làm xúc động lòng người bằng nghệ thuật tả chân những hiộn tượng mà
ông quan sát được.

Sống chết mặc bay là một truyện ngắn được coi là bông hoa đầu mùa của nền văn
xuôi hiên đại Việt Nam. Sự ra đời của truyện ngắn hiện đại là sự tiếp nối và phát
triển thành tựu từ truyện ngắn trung đại. Khác với truyện trung đại chỉ chủ yếu



thiên về việc ghi chép lại người thật, việc thật. Cốt truyện nhiều khi còn đơn giản,
tính cách, tâm lí nhân vật nhiều khi chưa được tập trung khắc hoạ. Truyện ngắn
hiện đại đã chú trọng đến nghệ thuật xây dựng truyện với tình huống truyện gay
cấn, tâm lí, tính cách nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại phong phú hơn.

Đây là một trong những truyện ngắn hiện đại đầu tiên đạt nền móng cho sự hình
thành thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Truyện đã lên án gay gắt tên quan
phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn
thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm
quyền gây nên.

Nhan đề Sống chết mặc bay xuất phát từ câu “Sống chết mặc bay, tiền thấy bỏ túi”,
một thnahf ngữ có ý nghĩa sâu sắc. Nó phản ánh thái độ vô trách nhiệm của quan
phụ mẫu với nhân dân. Dù dân có sống hay cái chết, quan cũng mặc kệ, không hề
để ý, không hề quan tâm. Ngay ở nhan đề, văn bản đã hé mở một phần chủ đề của
truyện và có ý nghĩa tố cáo, phê phán sâu sắc. Hình ảnh tên quan phủ chính là điển
hình cho những tên quan lại thời phong kiến nửa thực dân. Đây cũng chính là hình
ảnh đã từng xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương…

Toàn bộ truyện ngắn tập trung khắc họa hai cảnh tượng: Cảnh nhân dân hộ đê
ngoài trời và cảnh các quan hộ bài trong đình:

Ngay mở đầu truyện, tác giả đã đưa ra một tình huống rất căng thẳng: “Gần một
giờ đêm. Trời mưa tẩm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X phủ X
xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”. Đê
còn hay mất ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ dân chúng và quan lại. Trong tình
thế “ngàn cân treo sợi tóc” đó, quan phải là người đứng “đầu sóng ngọn gió” cùng
với nhân dân hộ dê. Nhưng sự việc diễn ra lại hoàn toàn đối lập với lẽ thông
thường ấy. Vì thế, trong tình huống này, nghệ thuật tương phản đã được Phạm Duy

Tốn sử dụng triệt để.


Trong khi dân đang hối hả hộ đê thì quan lại say sưa hộ bài. Sự tương phản đến
từng chi tiết nhỏ nhất:

Cảnh dân hộ đê: thời gian là gần một giờ đêm. Tình thế vô cùng cấp bách, nguy
hiểm, “ngàn cân treo sợi tóc”: khúc để làng X đang bị thẩm lậu, không khéo thì vỡ
mất. Đê mà vỡ thì nhan dân khốn khổ biết chừng nào.

Mọi người nhốn nháo, thảm hại. Kẻ cuốc, người thuổng, kẻ dội dát, kẻ vác tre…
người nào người đấy ướt lướt thướt như chuột lột. Thế nhưng, sức người khó lòng
địch nổi với sức trời, thế đê không sao cự lại với thế nước. Không khíhộ đê náo
loan, căng thẳng. Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau xao
xác.

Trong khi dân chúng lầm than vì thiên tai đang giáng xuống đầu,. Dân cần quan
phụ mẫu – quan cha mẹ của dân – vị phúc tinh cứu giúp thì quan đang ở đâu?

Cảnh đê vỡ và quan ù to thật trớ trêu và cây đắng biết bao. Đến phần hai này, thủ
pháp tương phản, tăng cấp dã đẩy tình huống truyện lên đến đình điểm. Lúc này,
dân không hộ đê nữa mà đã kêu cứu thảm thiết. Còn chiếu bài của quan cũng đang
ở thời điểm gay cấn nhất. Quan không chỉ chờ ù mà còn ù rất to bởi thế “ngài chì
lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ bài”. Tình thế của dân và
quan đều thật căng thẳng.

Thế rồi, ngoài xa, kêu vang dậy trời đất. Tiếng kêu càng lúc càng lớn, lại có tiếng
ào ào như thác, tiếng gà, chó, trâu, bà kêu vang tứ phía. Mọi người giật này mình.
Duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà
hạ.



Quan là người duy nhất thản nhiên, ung dung theo đuổi quân bài. Ngài đặt toàn
tâm toàn trí cho ván bài cũng như sẵn sàng đánh đổi nó lấy bao nhiêu sinh mạng
của những người dân. Mức độ đam mê bài bạc của ngài càng cao thì sự vô trách
nhiệm của ngài càng lên tới đỉnh điểm.

Một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy vào, thở không
ra hơi: “Bẩm quan lớn, dễ đê vỡ mất rồi”. Mức độ kêu cứu khẩn cấp của dân tăng
lên. Nếu như ở đoạn trên dân còn ở rất xa dê thi đến đây sự xuất hiện của người
nhà quê như một nhăn chứng sống hiện diện cho tình cành nhân dân trước hiện
thực đê vỡ. Người nhà quê tìm đến quan như tìm đêh một phúc tinh cùa nhân dân

– “Đê vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng…người sống
không có chỗ ở, kè chết không có nơi chôn, tình cảnh thảm sầu”. Mọi người giật
nảy mình trước tin dữ. Quan đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: “Đê vỡ rổi! Đê vỡ
rồi! Thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày”.

Đôi diện với hiện thực ấy, mức độ vổ trách nhiệm của quan càng thể hiện rõ khi
quan cho rằng mình đứng ngoài cuộc trong việc hộ đê. Giọng đe dọa của quan đã
thể hiện ngài là người quen thói hống hách, quát nạt. Cho nên khi nghe tin đê vỡ,
ngay lập tức ngài đổ trách nhiệm cho dân: “ông cách cổ, ông bỏ tù chúng mày”.
Quan tự cho mình “trắng án”, không có liên quan gì trong sự việc này. Hơn thế
nữa, quan lại tức còn tức giận vì ngườị nhà quê đã làm gián đoạn ván bài của mình.
Ngay khi đuổi được anh ta đi khỏi, quan quay trở lại ván bài một cách sốt sắng:
“Thầy bốc quân gì thẻ?”

Đến khi ván bài ù, quan vỗ tay xuống sập kêu to. Ngài xòe bài, miệng vừa cười
vừa nói: “Ù! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu mày!”. Niềm vui của quan là niềm vui
chà đạp lên bao sinh mạng của nhân dán, bao tiếng kêu cứu. Đam mê cá nhân của

quan được thỏa mãn nhưng đánh đổi bằng bao nhân mạng và của cải của người


dân. Quả thực, vị quan phủ ấy là kẻ độc ác, phi nhân tính, “lòng lang dạ thú”, mất
hết tính người.

Truyện ngắn Sống chết mặc bay chứa đụng giá trị hiện thực và giá tri nhân đạo sâu
sắc. Thông qua việc phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa một bên là cuộc sống và
sinh hoạt của người dân vô cùng cực khỏ, một bên là cuộc sống xa hoa của lũ quan
lại, đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”, nhà văn đã bày tỏ niềm cảm
thương sâu sắc trước cuộc sống lầm than của người dân do thiên tai và do thái độ
vô trách nhiệm của bọn cầm quyền gây nên.

Phép tương phản và tăng cấp là hai nét đặc sắc trong nghệ thuật của truyện. Phép
tương phản và tăng cấp ở đây đã tập trung thể hiện được sâu sắc hơn giá trị nhân
đạo và hiện thực của tác phẩm. Ngoài ra, người đọc còn thấy được nhiều điểm đặc
sắc nữa trong nghệ thuật của truyện như tình huống truyện giàu kịch tính, nghệ
thuật xây dựng nhân vật sống động, ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu cá tính;
ngôn ngữ tác giả giàu cảm xúc, việc sử dụng phép liệt kê đặc sắc… Tuy nhiên, lời
văn vẫn còn mang ít nhiều dấu ấn của văn học trung đại ờ thể văn biền ngẫu…

Sống chết mặc bay đã khá thành công trong việc vận dụng nghệ thuật truyện ngắn
hiện đại, kết hợp khá thuần thục giữa kể chuyện, miêu tả, đối thoại, đẩy xung đột
cảnh ngộ lên rất cao. Tác giả đã xây dựng dược một tình huống truyện độc đáo, sử
dụng triệt để thủ pháp đối lập, tương phản, phép liệt kê, tăng cấp… với lối văn đa
giọng diêu, lúc thiết tha, xúc động, lúc cay độc, mỉa mai… Thay vì viết những tác
phẩm văn xuôi theo khuôn khổ truyền thống, tác phẩm của Phạm Duy tốn đã mở ra
cánh cửa sổ đến một thế giới khác, thế giới không chỉ bao gồm trí thức và những
tầng lớp trên, mà cả nông dân và những người kéo xe cần lao.


Kết bài:


Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiên khá sinh động bức tranh đối lập giữa
đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn, xa hoa của lũ quan lại.
Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm
cùa bọn quan lại đương thời. Truyện dụng lên hai bức tranh đời tương phản. Quan
là kẻ quan liêu vô trách nhiệm sung sướng đến tột độ được hưởng thụ một món tiền
lớn giữa lúc nhân dân dang đau khổ đến mức độ thẳm sâu, không thể đo được.
Tình huống truyện diễn biến đến đây quả là căng thẳng, sự tương phản đối lập quả
là gay gắt, mâu thuẫn không thể dung hòa được.



×