Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
**********
BÙI THỊ HỒNG NGA

ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ,
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG
TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

BÙI THỊ HỒNG NGA

ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ,
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG
TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngành: Cảnh quan & Kỹ thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
***********

BUI THI HONG NGA

APPLYING THE GIS TECHNOLOGY FOR PLANNING,
MANAGEMENT AND DEVELOPING ECOTOURISM IN
TRAM CHIM NATIONAL PARK, TAM NONG DISTRICT,
DONG THAP PROVINCE
Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Advisor : Ngo An, Ph.D.

Ho Chi Minh city
July, 2008

1


LỜI CẢM ƠN
Con xin cảm ơn Ba Mẹ đã nuôi dạy con khôn lớn đến ngày hôm nay.
Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến các cô chú, anh chị tại VQG Tràm Chim, đã

giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khảo sát, thu thập số liệu để hoàn
thành tốt đề tài. Với sự chỉ dẫn chu đáo, giải đáp thắc mắc, tôi đã học hỏi đuợc rất
nhiều điều và các kinh nghiệm bổ ích để hoàn thành bài luận văn.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô, các giảng viên tại BM Cảnh quan và
Kỹ Thuật Hoa viên, trường Đai học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tâm dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ngô An đã hướng dẫn và chỉ dạy chu đáo để tôi
có thể sửa chữa những sai sót và hoàn thiện đề tài Tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp cảnh quan 30 và tất cả bạn
bè, những người đã luôn sát cánh, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Tp Hồ Chí Minh, ngày 25/ 07/ 2008
Bùi Thị Hồng Nga

i


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS phục vụ quy hoạch, quản lý, phát triển du lịch sinh
thái tại VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” được tiến hành tại thành
phố Hồ Chí Minh thời gian từ 1/3/2008 đến 20/7/2008, trong đó thời gian thực tập tại VQG
Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp từ 5/4/2008 đến 28/4/2008.
Phương pháp thực hiện:
1. Khảo sát, thu thập tài liệu thể hiện các nguồn tài nguyên DLST, các cơ sở hạ tầng trên
bản đồ giấy.
2. Số hóa, tích hợp các lớp thông tin thể hiện tài nguyên DLST, cơ sở hạ tầng du lịch, các
tuyến điểm DLST hiện trạng và quy hoạch.
3. Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin các lớp dữ liệu.
4. Khai thác CSDL bằng công nghệ MapInfo

Kết quả thu được:

1. Hiện trạng DLST (các tuyến điểm hiện đang khai thác) và tài nguyên DLST tại VQG
Tràm Chim.

2. Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu trên phần mềm GIS-MapInfo về tài nguyên
DLST (thực vật, phân bố chim), hiện trạng DLST tại VQG Tràm Chim.

3. Vận dụng GIS truy vấn, phân tích dữ liệu, hiển thị và đưa ra các thông tin phục vụ
công tác quy hoạch, quản lý và phát triển DLST tại VQG Tràm Chim.

4. Xây dựng các lớp bản đồ chuyên đề.
5. Đề xuất một số giải pháp về quy hoạch các tuyến, điểm DLST và phát triển DLST tại
VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, phù hợp với quy hoạch phát
triển Du lịch tại tỉnh Đồng Tháp.

ii


SUMMARY
Thesis “Applying GIS technology for planning, management and developing Ecotourism
in Tram Chim National Park, Tam Nong District, Dong Thap Province” was carried out
in Ho Chi Minh city, from March, 2008 to Jully, 2008 and practiced in Tram Chim National
Park, Tam Nong District, Dong Thap Province from 5 April, 2008 to 28 April, 2008.
The methods:
1. Collecting maps, materials and researched results relating to study area. Carrying out
surveying and positioning some points of ecotourism resources in Tram Chim National
Park.
2. Digitizing maps, spatial data which contain the information of actual ecotourism tours,
points and infrastructure.

3. Building a database management system based on using Map info version 7.5
software.
4. Analyzing database management system; setting up the relationship between spatial
and attribute data in order to answer queries for planning, management and ecotourism
development in Tram Chim National Park.
The outcomes:
1. Evaluating actual ecotourism activities (tours, points, infrastructures) and ecotourism
resources in Tram Chim National Park.
2. Building a database management system (spatial and attribute database) based on using
GIS-MapInfo software for managing some ecotourism resources in Tram Chim
National Park (plants, bird distribution, substructures).
3. Applying GIS to query, analyze and display information for planning, management of
ecotourism resources in Tram Chim National Park.
4. Setting up and displaying layout layer for manager using later on.

iii


5. Proposing some measures for planning of ecotourism tours and points and also for
ecotourism development in Tram Chim national park. That will be suitable for tourism
development planning of Dong Thap province in future.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm ơn ........................................................................................................ i
Tóm tắt.............................................................................................................. ii
Mục lục ..............................................................................................................v

Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................. viii
Danh sách các hình - bảng - bản đồ .............................................................. ix
Chương 1 : Mở đầu......................................................................................................... 1
1.1

Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1

1.2

Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 2

Chương 2 : Tổng quan................................................................................................... 4
2.1

Tổng quan về GIS ........................................................................................... 4

2.1.1

Định nghĩa về GIS ...................................................................................... 4

2.1.2

Các thành tố, chức năng của GIS ................................................................ 5

2.1.3

GIS – công cụ đắc lực cho công tác quản lý................................................ 7

2.2


Tổng quan về du lịch sinh thái........................................................................ 8

2.2.1 Định nghĩa về du lịch sinh thái (DLST) ....................................................... 8
2.2.2 Quản lý và phát triển DLST bền vững .......................................................... 9
2.2.3 Mối quan hệ giữa DLST và các khu bảo tồn thiên nhiên ............................ 12
2.3

Tổng quan về Vườn Quốc Gia Tràm Chim .................................................. 14

2.3.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển................................................... 14
2.3.2 Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 16
2.3.3 Đặc điểm xã hội .......................................................................................... 22
2.3.4 Hiện trạng DLST tại VQG Tràm Chim. ...................................................... 23
Chương 3 : Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu ...................................... 24

v


3.1

Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 24

3.2

Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 24

3.3

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 24


3.3.1 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ............................................................. 24
3.3.2 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu nội nghiệp ........................................ 24
Chương 4 : Kết quả và thảo luận
4.1

Tiềm năng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim ....................................... 26

4.2

Xây dựng cơ sở dữ liệu................................................................................. 31

4.2.1 Xây dựng dữ liệu không gian ...................................................................... 33
4.2.2 Xây dựng dữ liệu thuộc tính ....................................................................... 43
4.2.3 Cập nhật cơ sở dữ liệu ................................................................................. 47
4.3

Truy vấn dữ liệu............................................................................................ 54

4.3.1 Phục vụ cho công tác quy hoạch ................................................................. 54
4.3.2 Phục vụ cho công tác quản lý ..................................................................... 61
4.4

Phân tích các lớp dữ liệu............................................................................... 62

4.4.1 Phục vụ cho công tác quy hoạch.................................................................. 62
4.4.2 Phục vụ cho công tác quản lý ...................................................................... 69
4.5

Hiển thị thông tin .......................................................................................... 71


4.5.1 Liên kết nóng ............................................................................................... 71
4.5.2 Biên tập và kết xuất bản đồ.......................................................................... 72
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị ............................................................................. 76
5.1

Kết luận ........................................................................................................ 77

5.2

Kiến nghị (Đề xuất một số giải pháp) .......................................................... 78

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 79
Phụ lục

...................................................................................................................... 81

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên.

DLST:

Du lịch sinh thái.

GIS:


Geographic Information Systems: Hệ thống thông tin địa lý.

HST:

Hệ sinh thái.

RNM:

Rừng ngập mặn.

GPS:

Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu.

VQG:

Vườn quốc gia.

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH - BẢNG - BẢN ĐỒ
DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Vị trí các khu dân cư tập trung khu vực VQG Tràm Chim ......................................22
Hình 4.1: Chim nước và cảnh quan rừng tràm tại VQG Tràm Chim .......................................27
Hình 4.2: Các hình thức DLST tại VQG Tràm Chim................................................................29
Hình 4.3: DLST tại VQG Tràm Chim (quan sát sếu và nghiên cứu khoa học).........................30

Hình 4.4: Cảnh quan rừng tràm dưới những góc nhìn khác nhau..............................................31
Hình 4.5: Cấu trúc dữ liệu không gian của lớp Phan_khu_BT (phân khu bảo tồn) ..................35
Hình 4.6: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của lớp Phan_khu_BT (phân khu bảo tồn).....................35
Hình 4.7: Dữ liệu thuộc tính của lớp Phan_khu_BT (phân khu bảo tồn....................................35
Hình 4.8: Ngụy trang để quan sát Sếu – Sếu về bãi ăn (A3) .....................................................36
Hình 4.9: Bước 1, tạo bảng dữ liệu mới trên cơ sở bảng dữ liệu CSHT....................................37
Hình 4.10: Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính cho lớp Diem_DL_HT .......................37
Hình 4.11: Dữ liệu thuộc tính của lớp Diem_DL_HT ...............................................................38
Hình 4.12: Dữ liệu không gian của lớp Diem_DL_HT .............................................................38
Hình 4.13: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của lớp Tuyen_DLST_ht .............................................39
Hình 4.14: Dữ liệu thuộc tính của lớp Tuyen_DLST_ht ...........................................................39
Hình 4.15: Hiện trạng các tuyến du lịch tại VQG Tràm Chim ..................................................39
Hình 4.16: Tạo cơ sở dữ liệu cho bản đồ mới (CQ_dt_D) ........................................................40
Hình 4.17: Dữ liệu không gian của lớp CQ_dt_D (Cảnh quan đặc trưng dạng điểm) ..............40
Hình 4.18: Dữ liệu thuộc tính của lớp CQ_dt_D .......................................................................40
Hình 4.19: Chọn vùng đặc trưng bằng Select / Query..............................................................41
Hình 4.20: Dữ liệu không gian lớp CQ_dt_V............................................................................42
Hình 4.21: Dữ liệu thuộc tính lớp CQ_dt_V .............................................................................42
Hình 4.22: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của lớp thông tin CSHT_DLST ...................................43
Hình 4.23: Dữ liệu thuộc tính của lớp thông tin CSHT_DLST .................................................43

viii


Hình 4.24: Dữ liệu không gian lớp thông tin CSHT_DLST......................................................43
Hình 4.25 : Bước 1 – mở file bản đồ muốn xây dựng dữ liệu thuộc tính ..................................44
Hình 4.26: Bước 2, 3 – xây dựng các trường dữ liệu thuộc tính phù hợp yêu cầu ....................44
Hình 4.27: Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của lớp ThamTV2006.........................................45
Hình 4.28: Cấu trúc dữ liệu không gian của lớp ThamTV2006.................................................45
Hình 4.29: Cơ sở dữ liệu thuộc tính của lớp ThamTV2006 ......................................................46

Hình 4.30: Cấu trúc dữ liệu không gian của lớp Kenh (Kênh) ..................................................46
Hình 4.31: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của lớp Kenh (Kênh) ....................................................47
Hình 4.32: Dữ liệu thuộc tính của lớp Kenh (Kênh)..................................................................47
Hình 4.33: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của lớp Phanbo_chim...................................................48
Hình 4.34: Dữ liệu được nhập trong Excel ................................................................................49
Hình 4.35: Minh họa cho các bước chuyển số liệu từ Excel qua MapInfo................................50
Hình 4.36: Dữ liệu sau khi đã chuyển qua MapInfo..................................................................50
Hình 4.37: Cập nhật dữ liệu vào lớp Phanbo_chim ...................................................................51
Hình 4.38: Dữ liệu thuộc tính của lớp Phanbo_chim trước khi cập nhật ..................................51
Hình 4.39: Dữ liệu thuộc tính của lớp Phanbo_chim sau khi cập nhật.....................................51
Hình 4.40: Cập nhật dữ liệu thuộc tính cho lớp Phanbo_chim (cột Phan_khu) ........................52
Hình 4.41: Cập nhật dữ liệu thuộc tính cho lớp Phanbo_chim (Cột Toa_do_x) .......................52
Hình 4.42: Cập nhật dữ liệu thuộc tính cho lớp Phanbo_chim (Cột Toa_do_y) .......................53
Hình 4.43: Dữ liệu không gian của lớp Phanbo_chim...............................................................53
Hình 4.44: Cập nhật dữ liệu thuộc tính cho lớp Diem_DL_HT ................................................54
Hình 4.45: Bước 1 – điều kiện trong Query ..............................................................................56
Hình 4.46: Bước 2 – tạo vùng đệm cho các đối tượng được chọn ............................................56
Hình 4.47: Các vùng đệm của bãi ăn của sếu ............................................................................57
Hình 4.48: Bước 3 – truy xuất bằng Query > SQL Select .......................................................57
Hình 4.49: dữ liệu thuộc tính của các đối tượng thỏa điều kiện chọn .......................................57
Hình 4.50: Kết quả truy vấn bước 3 – dữ liệu không gian.........................................................58
Hình 4.51: Chọn đối tượng bằng Seclect / SQL Select.............................................................58
Hình 4.52: Kết quả truy vấn bước 4...........................................................................................58

ix


Hình 4.53: Xem dữ liệu thuộc tính bằng công cụ Info ..............................................................59
Hình 4.54: Dữ liệu không gian lớp VD_QSChim (vùng đệm quan sát chim)...........................59
Hình 4.55: Truy vấn vùng câu cá từ lớp Muc_nuoc và Kenh....................................................60

Hình 4.56: Các đối tượng được chọn từ lớp Muc_nuoc và lớp Kenh........................................61
Hình 4.57: Kết quả truy vấn từ lớp Kenh theo điều kiện trên....................................................61
Hình 4.58: Tạo vùng đệm bằng Table / Buffer..........................................................................63
Hình 4.59: Vùng đệm tạo theo điều kiện ...................................................................................63
Hình 4.60: Hiệu chỉnh vùng đệm bằng Target – Erase..............................................................63
Hình 4.61: Vùng đệm sau khi hiệu chỉnh ..................................................................................64
Hình 4.62: Vùng đệm sau khi thực hiện lệnh Split....................................................................64
Hình 4.63: cập nhật dữ liệu cho lớp VD_Tiepcan .....................................................................65
Hình 4.64: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính lớp VD_Tiepcan sau khi cập nhật................................65
Hình 4.65: dữ liệu thuộc tính lớp VD_Tiepcan sau khi cập nhật ..............................................65
Hình 4.66: Các bước chia cắt lớp CQ_dt_V bởi lớp Muc_nuoc ...............................................66
Hình 4.67: Truy xuất đối tượng theo yêu cầu nhà quản lý – quy hoạch....................................67
Hình 4.68: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của lớp CQ_dt_V_QH .................................................67
Hình 4.69: dữ liệu thuộc tính của lớp CQ_dt_V_QH ................................................................68
Hình 4.70: dữ liệu không gian lớp CQ_dt_V_QH.....................................................................68
Hình 4.71: Chọn các đối tượng ThamTV2006 giao với đối tượng............................................68
Hình 4.72: Khai báo dữ liệu thuộc tính khi thực hiện lệnh Split ...............................................69
Hình 4.73: Dữ liệu không gian lớp VD_Tiepcan_TTV06 sau khi chia cắt ...............................70
Hình 4.74: Các bước tạo Hotlink ...............................................................................................70
Hình 4.75: Hình ảnh có được khi truy xuất bằng Hotlink .........................................................70
Hình 4.76: Bước 1 – chọn kiểu và khuôn mẫu dữ liệu muốn thể hiện ......................................71
Hình 4.77: Bước 2 – Chọn lớp dữ liệu và cột dữ liệu muốn thể hiện........................................72
Hình 4.78: Bước 3 – hiệu chỉnh các thể hiện cho phù hợp ........................................................73
Hình 4.79 Kết quả tạo bản đồ lớp Tuyen_DLST_ht ..................................................................73
Hình 4.80: Chuẩn bị các cửa sổ bản đồ để tạo Layout...............................................................73
Hình 4.81: Khai báo trong cửa sổ New Layout Window ..........................................................74

x



Hình 4.82: Layout hiện trạng DLST VQG Tràm Chim.............................................................74
Hình 4.83: Khai báo trong cửa sổ New Layout Window ..........................................................75
Hình 4.84: Layout hiện trạng DLST VQG Tràm Chim ............................................................75

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 : Mô tả các lớp dữ liệu không gian kế thừa ....................................................... 32
Bảng 4.2 : Mô tả các lớp dữ liệu không gian Xây dựng ................................................... 33
Bảng 4.3: Cấu trúc CSDL của lớp thông tin về các phân khu bảo tồn (Phan_khu) .......... 34
Bảng 4.4: Cấu trúc CSDL của lớp thông tin về ThamTV2006......................................... 44
Bảng 4.5: Cấu trúc CSDL của lớp thông tin về phân bố các loài chim............................. 47

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trước những áp lực căng thẳng của công việc, bận rộn của cuộc sống, con
người luôn mong muốn được nghỉ ngơi thư giãn. Khi chất lượng cuộc sống ngày
càng cao, người dân trở nên khó tính hơn trong nhu cầu thư giãn thì du lịch sinh thái
là một trong những lựa chọn tuyệt vời. DLST đang dần trở nên quen thuộc với
chúng ta, đồng thời cũng trở thành một trong những ngành dịch vụ được quan tâm
đầu tư phát triển.
VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một trong những
điểm DLST khá nổi tiếng, đã được quy hoạch, đầu tư trong hệ thống các tuyến,
điểm du lịch của tỉnh Đồng Tháp. Đây không chỉ là vùng có sinh cảnh độc nhất vô
nhị ở Đông Dương, là một mẫu chuẩn quốc gia về HST đất ngập nước mà còn là

nơi duy trì sự đa dạng sinh học đại diện cho cả vùng Đồng Tháp Mười. Đến với
VQG Tràm Chim, du khách mong muốn được tìm hiểu một Đồng Tháp Mười
hoang sơ còn sót lai, được nhìn ngắm những loài chim nước đa dạng và đặc biệt là
loài sếu đầu đỏ (hạc) - biểu tượng của sự thiêng liêng, cao quý, thủy chung – là một
trong những loài chim đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Do đó, kết hợp giữa
DLST và công tác bảo tồn thiên nhiên hiệu quả, làm sao để Tràm Chim luôn là mái
nhà của Sếu đầu đỏ là một bài toán không dễ. Trước những cơ hội và thách thức mà
DLST mang lại, làm sao để có thể phát triển DLST bền vững, vừa đem lại lợi ích
cho người dân địa phương, vừa đóng góp cho bảo tồn mà không làm tổn thương
HST là một trong những vấn đề hiện đang được quan tâm trong công tác quản lý
VQG Tràm Chim. Các công tác quản lý trước đây chủ yếu dựa trên cảm tính của
người bảo tồn, vì vậy nếu có thể đưa các yếu tố quan tâm thành dữ liệu trên máy
tính sẽ góp phần chuẩn hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, đồng thời giúp cho

1


công tác quản lý và truy cập dữ liệu nhanh chóng, chính xác và ít tốn thời gian. Mặt
khác, là một HST đất ngập nước có tính đa dạng sinh học cao có tầm quan trọng
quốc tế, VQG Tràm Chim đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của thế giới,
khi đó một hệ thống quản lý thông tin dữ liệu tốt không chỉ giúp ích cho công tác
quản lý, kế thừa dữ liệu nói riêng mà còn tăng cơ hội hợp tác, đầu tư trong nước và
trên thế giới.
1.2 Lý do chọn đề tài
1.2.1 Về mặt bảo tồn đa dạng sinh học
VQG Tràm Chim là hệ sinh thái đất ngập nước nội địa với kiểu rừng kín lá
rộng thường xanh, ngập nước theo mùa trên đất phèn. Đây là đại diện điển hình về
mặt địa mạo – cảnh quan – sinh thái cảnh quan đồng bằng ngập lũ của ĐBSCL với
hệ động thực vật phong phú đa dạng: 130 loài thực vật, 231 loài chim nước, có 32
loài quý hiếm, 12 loài trong sách đỏ Việt Nam; 130 loài cá (chiếm 40% số loài cá

của ĐBSCL), 174 loài thực vật nổi, 110 loài động vật nổi, 23 loài động vật đáy
cùng các loài lưỡng cư, bò sát khác. Việc bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước
tại vùng này là việc làm thiết thực để:
1. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
2. Bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã.
3. Nghiên cứu khoa học, văn hóa lịch sử.

1.2.2 Về mặt du lịch sinh thái
Trước những khó khăn về đời sống cộng đồng, vướng mắc trong bảo tồn,
DLST được xem là một giải pháp cho việc phát triển bền vững, đóng góp cho công
tác bảo tồn và kinh tế địa phương. VQG Tràm Chim – HST đất ngập nước có tính
ĐDSH cao – đại diện cho mẫu sinh cảnh độc đáo Đồng Tháp Mười, đó là những
điều kiện cần để phát triển DLST tại VQG Tràm Chim.
Bên cạnh đó, việc đưa VQG Tràm Chim vào quy hoạch phát triển du lịch của
tỉnh Đồng Tháp, một trong những điểm đến trong cụm du lịch trung tâm thị xã Cao
Lãnh đã tạo điều kiện phát triển DLST tại VQG. Về đánh giá tính khả thi dự án phát
triển DLST tại VQG Tràm Chim (Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Đồng Tháp,

2


2002), VQG Tràm Chim được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây
dựng nền du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và tạo ra sự tăng trường và phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh với tốc độ cao.
1.2.3 Về mặt ứng dụng công nghệ thông tin
Muốn quản lý và phát triển DLST nói riêng, quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên nói chung, cần có sự tham gia phối hợp của nhiều ngành, do đó cần có sự
thống nhất dữ liệu không gian cũng như dữ liệu thuộc tính giữa các cấp.
GIS sử dụng các đặc điểm của bản đồ để quản lý dữ liệu theo các lớp độc lập

giúp nhà quản lý dễ dàng cập nhật, sửa chữa mà không làm ảnh hưởng đến các lớp
bản đồ khác; GIS đồng thời là một công cụ linh hoạt để truy vấn và phân tích (dữ
liệu không gian, và phi không gian) phục vụ công tác quy hoạch , quản lý, việc trao
đổi, liên kết thông tin với các đơn vị khác.
1.3 Giới hạn đề tài
Dữ liệu làm đề tài chủ yếu được kế thừa từ các nguồn tài liệu tại VQG Tràm
Chim (bản đồ giấy, bản đồ số, quy hoạch tổng thể DLST tại VQG Tràm Chim)
Ứng dụng vào công tác quản lý và phát triển DLST dưới góc độ sinh thái,
bảo tồn không tính đến các giải pháp phát triển DLST về mặt chính sách, tổ chức.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về GIS
2.1.1 Định nghĩa về Gis
Có nhiều định nghĩa về GIS:


GIS là công cụ trên cơ sở máy tính để lập bản đồ và phân tích những hiện

tượng đang tồn tại và các sự kiện xảy ra trên trái đất. (Environmental System
Research Institute ESRI – Mỹ); GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ
tục được thiết kế nhằm thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị
các dữ liệu quy chiếu không gian để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch.
(National Center for Geography Information and Analysis NCGIA – Mỹ); GIS là
một tập hợp các nguyên lý, phương pháp, dụng cụ và dữ liệu quy chiếu không gian
được sử dụng để nhập, lưu trữ, chuyển đổi, phân tích, lập mô hình, mô phỏng và lập
bản đồ các hiện tượng, sự kiện trên trái đất, nhằm sản sinh các thông tin thiết thực

hỗ trợ cho việc ra quyết định. (Thériault – Canada) (trích dẫn bởi Nguyễn Đức
Bình, 2006)


GIS là một hộp công cụ: là tập hợp những công cụ đắc lực cho việc lưu trữ

và khôi phục khi cần, thay đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho
những mục đích đặc biệt (Burrough, 1986); là hệ thống tự động nắm bắt, lưu trữ,
khôi phục, phân tích và thể hiện những dữ liệu không gian (Clarke, 1995); GIS là
một hệ thống thông tin: “là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với dữ
liệu tham khảo bởi các hệ tọa độ địa lý hoặc tọa độ không gian. Mặt khác, GIS vừa
là hệ thống cơ sở dữ liệu với những khả năng đặc biệt cho các dữ liệu tham chiếu
không gian, cũng như tập hợp những quy trình hoạt động để thao tác với dữ liệu
(Star and Estes, 1990). Theo Dueker (1979) GIS phục vụ cho dự đoán thử thách với
thời gian: “Một hệ thống thông tin địa lý là một trường hợp đặc biệt của hệ thống
thông tin mà cơ sở dữ liệu bao gồm sự theo dõi, quan sát những đặc điểm sắp xếp
có tính không gian, những hoạt động hay những sự kiện, có thể được định rõ trong

4


không gian như các điểm, các đường, hay các vùng. Một hệ thống thông tin địa lý
thao tác bằng tay các dữ liệu về các điểm, đường và các khu vực để khôi phục dữ
liệu cho việc truy vấn và phân tích” (trích dẫn bởi K. Clarke, 2005).
GIS thực hiện việc thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu địa lý cùng với việc
trình bày kết quả dưới hình thức bản đồ và báo cáo. Thông qua những thao tác cơ sở
dữ liệu (truy vấn, phân tích thống kê) và quy chiếu không gian (bản đồ), GIS giúp
nhà quản lý giải thích sự kiện, dự đoán kết quả và hoạch định chiến lược. Có thể nói
GIS là một cách tiếp cận tri thức khoa học và là một ngành kinh doanh đem lại hàng
triệu đô la. Sự kết hợp với Công nghệ thông tin, GIS ngày càng phát triển nhanh,

mạnh để trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho ngành địa lý nói riêng và các ngành
quản lý thông tin nói chung. Do đó, GIS là một lựa chọn tốt trong việc quản lý tài
nguyên thiên nhiên để phát triển DLST tại một địa điểm nào.
2.1.2 Các thành tố, chức năng của GIS
GIS có thể gồm 5 thành tố như sau: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con
người và phương pháp.


Phần cứng (Hardware): là hệ thống máy tính, có thể là PC, server nội bộ hay
server Internet và một số thiết bị chuyên dùng như: : GPS, bàn số hóa, máy
scan, máy ảnh số, máy in màu …Sự phát triển phần cứng máy tính giúp cho
công nghệ GIS phát triển về tốc độ xử lý (dữ liệu lớn và phức tạp).



Phần mềm (Sofware): phần mềm hệ thống và chuyên dùng giúp cho việc
quản trị cơ sở dữ liệu địa lý như công cụ phân tích không gian, hiển thị, làm
báo cáo, chuyển đổi dữ liệu… Công nghệ phần mềm GIS đã phát triển nhanh
tương ứng với phần cứng máy tính, thực hiện các quá trình xử lý phức tạp
(dữ liệu dạng đồ họa).



Dữ liệu (Data): là một cấu phần rất quan trọng, bao gồm dữ liệu không gian
(từ bản đồ, ảnh vệ tinh, …) và dữ liệu thuộc tính (giá trị các chỉ tiêu, số liệu
thống kê, …) tương ứng.



Con người (People): vận hành vận hành, quản trị hệ thống, phát triển ứng

dụng phù hợp với thế giới thực.

5




Phương pháp (Method): là nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn và sử dụng
công nghệ phù hợp, vận hành và bảo dưỡng phát triển hệ thống. GIS chỉ có
thể đưa ra câu trả lời hữu ích cho người dùng biết đặt những câu hỏi phù hợp.
Do đó, người sử dụng GIS phải am hiểu về địa lý và biết cách sử dụng các
chức năng truy vấn để đạt kết quả tốt nhất. Ngoài các chuyên gia kỹ thuật
còn có những người thiết kế, bảo trì hệ thống.
Các chức năng của GIS:
Một bộ chương trình GIS thương mại có thể có năm loại chức năng sau:



Thu thập dữ liệu: đây là công việc quan trọng, tiêu tốn nhiều thời gian và tiền
bạc. Có thể có nhiều nguồn dữ liệu; đối với dữ liệu không gian: phần lớn có
nguồn gốc từ các bản đồ giấy, ngoài ra còn có từ ảnh máy bay, ảnh vệ tinh,
các số liệu đo đạc, dữ liệu dạng số đã có… Đối với dữ liệu thuộc tính có
được từ các cuộc điều tra kinh tế – xã hội, có thể ở dạng văn bản hay bảng
tính, trên giấy hay dạng số.



Xử lý sơ bộ dữ liệu: Từ dữ liệu thô đã thu thập được, để có thể dùng cho
GIS, cần phải chuyển sang dạng số thích hợp thông qua quá trình số hóa. Có
thể số hóa trực tiếp từ bản đồ giấy (tự động hoàn toàn (với những đối tượng

lớn) hoặc thủ công (với các đối tượng nhỏ), hoặc chuyển đổi từ các khuôn
dạng khác (như từ AutoCad – định dạng DXF; từ Intergraph / Microstation –
định dạng IGDS…) hoặc nhập trực tiếp tọa độ địa lý có được qua đo đạc
thực tế. Ngoài ra còn có một số thao tác khác như nội suy lưới, tam giác hóa,
tái phân loại, thay đổi hệ quy chiếu bản đồ…Đối với dữ liệu thuộc tính, có
thể xây dựng với nhiều khuôn dạng dữ liệu phổ biến (từ Excel – định dạng
XLS, từ Access – định dạng MDB…) GIS có thể tích hợp dữ liệu thuộc tính
với các khuôn dạng khác nhau hoặc xây dựng dữ liệu thuộc tính ngay trong
phần mềm.



Lưu trữ và truy nhập dữ liệu: kế thừa các số liệu đã có, cập nhật các giá trị
thuộc tính liên quan đến các đối tượng không gian.

6




Phân tích dữ liệu: GIS có khả năng thực hiện các phép hỏi đáp (truy vấn dữ
liệu theo các điều kiện) và phân tích không gian (perform geographic query
and analysis) như tạo vùng đệm (buffer), chồng phủ (overlay), kết hợp và
tách rời (combine, disaggregate), chia cắt (split)…



Hiển thị đồ họa và tương tác: có thể biên tập và xuất bản đồ các loại như bản
đồ nền, bản đồ chuyên đề cũng như các hình thức thể hiện dữ liệu của các
đối tượng không gian.


(Nguyễn Đức Bình, 2006; Đặng Văn Đức, 2001; K. Clark, 2005)
2.1.3 GIS – Công cụ đắc lực cho công tác quy hoạch, quản lý
Quá trình thiết kế quy hoạch luôn dựa trên những thông tin về hiện trạng,
không gian có thể có từ nhiều nguồn song dữ liệu truyền thống thường ở dạng bản
đồ giấy. Với những ưu điểm trong việc xây dựng và quản lý dữ liệu như: cho phép
tạo ra cơ sở dữ liệu từ mọi nguồn, mọi phương pháp kể cả phương pháp thủ công;
tổng hợp tự động các lớp thông tin và tự động cập nhật thông tin vào dữ liệu thuộc
tính; chồng ghép thông tin, mô phỏng các mối quan hệ của các lớp dữ liệu, dữ liệu
thông tin không phụ thuộc vào tỉ lệ hay chuyên đề ứng dụng; có khả năng xử lý một
khối lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng, đáp ứng những đòi hỏi của công tác
quy hoạch. Đồng thời đây là công cụ giúp tổng hợp tài liệu, chồng lớp thông tin
theo những yêu cầu đặt ra của các mục đích quy hoạch. Công nghệ GIS đã chứng tỏ
đây là một công cụ đắc lực trong việc quy hoạch và quản lý nói chung, quy hoạch
và quản lý tài nguyên thiên nhiên, DLST nói riêng. Cụ thể hơn, có thể ứng dụng
GIS vào việc quy hoạch và phát triển DLST tại VQG Tràm Chim như:
1. Xây dựng, cập nhật, tích hợp và phân tích thông tin không gian đa lĩnh vực
(bao gồm phân tích các yếu tố kinh tế xã hội, sinh thái, yếu tố thủy văn…).
2. Thành lập các mô hình dữ liệu mở rộng, tạo ra một hệ dữ liệu không gian
thống nhất, quản lý các dữ liệu tạm thời như mô tả chế độ thủy động lực của
dòng chảy mặt, …
3. Quản lý dữ liệu và xây dựng thông tin chuyên đề, thể hiện được mối quan hệ
giữa các lớp dữ liệu không gian, cho phép đánh giá xu thế biến động tài

7


nguyên DLST, phục vụ các nhà quy hoạch đưa ra các quyết định hợp lý
trong công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển DLST
bền vững.

4. Liên kết dữ liệu tạo thuận lợi trong việc sử dụng, kế thừa nguồn thông tin
thống nhất, hiệu quả, và chia sẻ thông tin dễ dàng.
Có thể nói, GIS là một công cụ đắc lực trong việc quản lý và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên; tuy nhiên đó chỉ là công cụ để hỏi đáp, phân tích và bản đồ hóa
các thông tin trong việc hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định. Bằng chính trí tuệ và sự
hiểu biết của con người, chúng ta sử dụng GIS để có thể đưa ra các quyết định tốt
hơn, cách giải quyết mới cho vấn đề gặp phải.
2.2 Tổng quan về Du lịch sinh thái
2.2.1 Định nghĩa về du lịch sinh thái (DLST)
Có nhiều định nghĩa về Du lịch sinh thái (DLST).
 Theo Honey (1999): “DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và
nguyên sinh thường đợc bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô
nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp
đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến
khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người” (Ngô An, 2007).
 DLST là loại hình du lịch lấy các HST đặc thù làm đối tượng để phục vụ cho
những đối tượng du lịch yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan hay nghiên cứu
HST. Nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch
với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững (Lê Huy Bá,
2000).
 DLST là loại hình du lịch khai thác các giá trị sinh thái, văn hóa một cách
bền vững, góp phần nâng cao nhận thức về môi trường, ý thức bảo tồn thiên nhiên
và văn hóa.
 Định nghĩa về DLST tại Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam, Escap,
WWF, IUCN đưa ra (theo Ngô An, 2007; Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên, 2006)
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn

8



với giáo dục môi trương, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
 DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ hai yếu tố là
sự quan tâm tới thiên nhiên, môi trường (được quản lý bền vững về môi trường sinh
thái) và phải có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng (đóng góp cho những nỗ lực
bảo tồn; phát triển cộng đồng và đảm bảo lợi ích kinh tế do DLST mang lại được
phân phối đến người dân địa phương và đóng góp vào việc bảo vệ thiên nhiên; có
giáo dục và diễn giải về môi trường và sinh thái qua đó tạo ra mối quan hệ giữa con
người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để cải tiến bản thân
du khách thành những người tiên phong trong công tác Bảo vệ môi trường). Đó là
các đặc tính cơ bản của DLST, làm cho DLST khác biệt với các loại hình du lịch
khác.
2.2.2 Tài nguyên DLST
2.2.2.1 Khái niệm về tài nguyên DLST
Tài nguyên trong DLST được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội, trong đó không
thể không kể đến tài nguyên thiên nhiên. Theo Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên
(2006) “Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến
hoặc các khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị
nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn
cho nhu cầu về DLST”.
Theo Ngô An (2007), tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài
nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong các HST cụ thể và các
giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó. Chỉ có
thể xem là tài nguyên DLST khi có các thành phần và các thể tỏng hợp tự nhiên, các
giá trị văn hóa bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra
các sản phẩm du lịch.
Tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác: các HST tự
nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính ĐDSH cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý


9


hiếm (các VQG, khu BTTN, các sân chim…); các HST nông nghiệp (vườn cây ăn
trái, trang trại, làng hoa cây cảnh…); các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát
triển gắn liền với sự tồn tại của HST tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ
hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết… của cộng đồng.
Tài nguyên DLST thường có tính đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn lớn
song thường rất nhạy cảm với tác động, có khả năng tái tạo, sử dụng lâu dài và có
thời gian khai thác khác nhau. Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư, và
được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Không phải khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) hay vườn quốc gia (VQG)
nào cũng có thể có tiềm năng phát triển DLST mà phải đáp ứng một số yêu cầu cần
thiết lựa chọn một khu vực để phát triển DLST:
 Có tính đại diện cao cho một hay vài HST điển hình với tính ĐDSH cao, sự
tồn tại của những loài sinh vật đặc hữu có giá trị khoa học và tham quan
nghiên cứu. Việc tham gia nghiên cứu có khả năng tổ chức tốt trong những
điều kiện mà tự nhiên ít bị ảnh hướng nhất.
 Gần những trung tâm du lịch (thị trường khách) lớn, điều kiện tiếp vận dễ
dàng, thuận lợi.
 Cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn, cùng với sự phong phú và độc đáo của giá
trị văn hóa bản địa có tính đại diện cho khu vực.
 Gần với những điểm du lịch hấp dẫn khác trong vùng để có thể tổ chức một
tour du lịch trọn gói mà trong đó VQG là một điểm DLST quan trọng.
 Có những điều kiện về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng cho hoạt
động du lịch.
2.2.2.2 Mối quan hệ giữa phát triển DLST và khu BTTN, VQG
Vai trò của DLST với khu BTTN, VQG: DLST đem lại những cơ hội tiềm
tàng song không ít thách thức. DLST là công cụ bảo vệ khu BTTN, VQG vì có thể
đem lại lợi ích cho khu bảo vệ (những cơ hội tìm kiếm thu nhập phục vụ công tác

bảo tồn, tạo ra việc làm, tạo sự biện minh (chính đáng) cho sự tồn tại, xây dựng các
khu bảo vệ); được xem như là một chiến lược thích hợp cho việc vượt qua các đe

10


×