Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

ỨNG DỤNG NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM VÀO THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.49 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HOÀNG THỊ NHUNG

ỨNG DỤNG NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM
VÀO THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH


HOÀNG THỊ NHUNG

ỨNG DỤNG NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM
VÀO THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: KTS. LÊ ĐÀM NGỌC TÚ


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

1


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


HOANG THI NHUNG

THE APPLICATION OF VIETNAM CULTURAL
CHARACTERISTICS IN DESIGNING VILLA
GARDENS IN HO CHI MINH CITY

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL HORTICULTURE

GRADUATION THESIS

Advisor: LE DAM NGOC TU, Arch.

Ho Chi Minh City
July/2008

2


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện trong khuôn khổ chương trình đào tạo kỹ sư Cảnh

Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên thuộc trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
+ Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thầy cô thuộc Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Tôi xin trân trọng biết ơn KTS. Lê Đàm Ngọc Tú đã trực tiếp hướng dẫn và
đóng góp ý kiến quý báo để tôi thực hiện thành công và hoàn chỉnh luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô thuộc Bộ môn Cảnh Quan và
Kỹ Thuật Hoa viên đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè đã đóng góp ý kiến, tài liệu tham
khảo giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Sinh viên
Hoàng Thị Nhung

3


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ứng dụng những đặc trưng Văn Hóa Việt Nam vào thiết kế
sân vườn biệt thự ở tp Hồ Chí Minh” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời
gian từ 25/2/2008 đến 30/7/2008.
Bao gồm:
-

Tìm hiểu những đặc trưng Văn Hóa Việt Nam có thể vận dụng vào nghệ
thuật vườn cảnh.

-

Giới thiệu một số vườn cảnh tiêu biểu mang bản sắc Văn Hóa Việt Nam.


Kêết quả thu được:
-

Những đặc trưng Văn Hóa áp dụng trong nghệ thuật vườn cảnh.

-

Ứng dụng thiết kế cho hai mẩu sân vườn có diện tích lớn và nhỏ.

4


SUMMARY
The thesis “The application of Vietnamese Cultural Characteristics in designing
villa gardens in Ho Chi Minh City ” has been carried out in Ho Chi Minh City from 25
February to 20 July 2008.
The thesis includes:
-

Exploring the Vietnamese Cultural characteristics that can be

applied in the art of gardening.
-

Introducing several typical gardens of Vietnamese Cultural

characteristics.
The author has drawn results as follows:
-


Managing to explore some Vietnamese Cultural characteristics

applied in the art of gardening.
-

Applying them to design 02 drawings of gardens, one is large

and the other is small.

5


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Summary

iv


Mục lục

v

Danh sách hình

viii

Danh sách các bảng

x

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

2. SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1. Khái niệm chung

3

2.2. Văn Hóa tận dụng môi trường tự nhiên

4

2.2.1. Văn Hóa ẩm thực

4

2.2.2. Sức khỏe


8

2.3. Văn Hóa đối phó với môi trường tự nhiên

10

2.3.1. Đối phó với thời tiết khí hậu: tính linh hoạt và tính biểu trưng của lối
ở Việt Nam

10

2.3.1.1. Tính linh hoạt

11

2.3.1.2. Tính biểu trưng

12

2.3.2. Đối phó với khoảng cách: Giao thông

14

2.3.3. Sử dụng, chọn lựa vật liệu tự nhiên

16

2.3.3.1. Tre


16

2.3.3.2. Gỗ

18

2.3.3.3. Đất

18

2.3.3.4. Sản phẩm gốm sứ

18

6


2.3.3.5. Mây tre lá

19

2.4. Một số vườn cảnh tiêu biểu mang bản sắc Văn Hóa Việt Nam

20

2.4.1. Vườn Lăng Tự Đức ( Khiêm Lăng)

20

2.4.2. Vườn phủ đệ


25

2.4.2.1. Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn

25

2.4.2.2. Lạc Tịnh Viên

27

2.4.3. Vườn nhà Huế

28

2.4.4. Khu du lịch Bình Quới

39

2.4.5. Một số không gian ở tp HCM mang bản sắc Văn Hóa Việt Nam

31

3. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích

33

3.2. Nội dung


33

3.3. Phương pháp nghiên cứu

33

3.3.1. Ngoại nghiệp

33

3.3.2. Nội nghiệp

33

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Những đặc trưng Văn Hóa Việt Nam ảnh hưởng đến nghệ thuật cảnh quan sân
vườn

35

4.2. Mẫu thiết kế ứng dụng

38

4.2.1. Mẫu 1: thiết kế sân vườn có diện tích nhỏ (<200 m2)

38

4.2.1.1. Đặc điểm kiến trúc ngôi nhà


38

4.2.1.2. Ý tưởng thiết kế sân vườn

40

4.2.1.3. Mô tả thiết kế

41

4.2.1.4. Bảng thống kê cây xanh, vật liệu sử dụng trong thiết kế mẩu 1

51

4.2.2. Mẫu 2: thiết kế sân vườn có diện tích lớn (>1000 m2)

53

4.2.2.1. Đặc điểm kiến trúc ngôi nhà

53

4.2.2.2. Ý tưởng thiết kế sân vườn

56

7


4.2.2.3. Mô tả thiết kế


57

4.2.2.4. Bảng thống kê cây, vật liệu sử dụng trong thiết kế mẫu lớn

67

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

71

5.2. Kiến nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

74

8


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1. Giàn bầu trong sân nhà


5

Hình 2.2. Canh tác trồng rau

5

Hình 2.3. Cánh đồng Sen

6

Hình 2.4.Chèo xuồng hái bông điên điển

7

Hình 2.5.Dây trầu, gốc cau

9

Hình 2.6. Khay trầu, cau, vôi

10

Hình 2.7. Mâm trầu cau ngày cưới

10

Hình 2.8. Phụ nữ bên bến nước

11


Hình 2.9. Cổng làng

12

Hình 2.10. Lũy Tre làng

13

Hình 2.11. Nhà sàn

14

Hình 2.12. Chiếc xe bò

15

Hình 2.13. Thăm đồng

15

Hình 2.14. Cầu gỗ bắc qua sông

16

Hình 2.15. Cầu ao sau rặng tre

16

Hình 2.16. Công trình xây dựng bằng tre


17

Hình 2.17. Các chậu gốm sứ

19

Hình 2.18. Làng nghề mây tre

19

Hình 2.19. Mặt bằng tổng thể Khiêm Lăng

21

Hình 2.20. Quần thể Khiêm Lăng

22

Hình 2.21. Hồ Lưu Khiêm

23

Hình 2.22. Trụ Biểu

24

Hình 2.23. Đường dạo ven hồ trong Khiêm Lăng

24


Hình 2.24. Lối vào phủ công chúa Ngọc Sơn

25

9


Hình 2.25. Lăng thờ công chúa

26

Hình 2.26. Khuôn viên vườn công chúa Ngọc Sơn

26

Hình 2.27. Khuôn viên Lạc Tịnh Viên

27

Hình 2.28. Lối vào Lạc Tịnh Viên

27

Hình 2.29. Lối vào vườn nhà Huế

29

Hình 2.30. KDL Bình Quới 1


30

Hình 2.31. KDL Bình Quới 2

30

Hình 2.32.- 2.33. Góc tiểu cảnh ở quán cafe Dường Như

31

Hình 2.34. Đôi quang gánh

31

Hình 2.35. Đèn dầu, gốc chuối

32

Hình 2.36. Hàng cau

32

Hình 2.37. Sự kết hợp của sen và cỏ nến

32

Hình 4.1. Chăm sóc rau trên sân thượng

36


Hình 4.2. Mặt bằng kiến trúc (mẫu 1)

39

Hình 4.3. Mặt đứng trục D – A

39

Hình 4.4. Sơ đồ phân khu chức năng (mẫu 1)

40

Hình 4.5. Mặt bằng bố trí cây xanh

42

Hình 4.6. Phối cảnh tổng thể (mẩu 1)

43

Hình 4.7. Phối cảnh góc trái khu vực 2 (mẫu 1)

44

Hình 4.8. Phối cảnh góc phải (mẫu 1)

46

Hình 4.9. Phối cảnh góc sân sau PA2


47

Hình 4.10. Phối cảnh sân trước PA2 (mẫu 1)

49

Hình 4.11. Phối cảnh góc trồng rau sân sau (mẫu 1)

50

Hình 4.12. Mặt bằng kiến trúc (mẫu 2)

54

Hình 4.13. Mặt cắt (mẫu 2)

55

Hình 4.14. Sơ đồ phân khu chức năng (mẫu 2)

56

Hình 4.15. Mặt bằng bố trí cây xanh TL 1/300

58

10


Hình 4.16. Phối cảnh tổng thể (mẫu 2)


59

Hình 4.17. Phối cảnh khu vực 2 (mẫu 2)

61

Hình 4.18. Phối cảnh góc hồ sân chơi khu vực 3 (mẫu 2)

63

Hình 4.19. Phối cảnh hồ nước cuối vườn khu vực 3 (mẫu 2)

65

Hình 4.20. Phối cảnh sân sau khu vực 4 (mẫu 2)

66

11


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1. Cây xanh sử dụng trong mẫu thiết kế nhỏ

51

Bảng 4.2. Thống kê cây xanh, vật liệu sử dụng trong mẩu thiết kế nhỏ


52

Bảng 4.3. Cây xanh sử dụng trong mẫu thiết kế lớn

67

Bảng 4.4. Thống kê cây xanh, vật liệu sử dụng trong mẫu thiết kế lớn

69

12


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn Hóa của một quốc gia sẽ tạo nên những khác biệt, nét đặc trưng cho dân tộc
đó trên trường thế giới. Do vậy, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn song hành với việc
bảo tồn và gìn giữ bản sắc Văn Hóa dân tộc của quốc gia đó, đó mới là sự phát triển
bền vững, lâu dài.
Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống và đậm đà bản sắc Văn Hóa, trong
thời kỳ hội nhập với thế giới Việt Nam càng nâng cao ý thức tôn trọng và giữ gìn nền
văn hóa giàu bản sắc của mình với phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan ”.
Trong suốt quá trình giao lưu với thế giới kể từ xưa đến nay, Việt Nam đã tiếp thu, học
hỏi các nước nhiều điều tiến bộ để phát triển, để nước ta trở thành một đất nước đẹp
hơn trong mắt bạn bè thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nghệ thuật vườn cảnh Việt Nam cũng
phát triển, nhưng chưa nhiều. Mặt khác, lại chịu ảnh hưởng của nghệ thuật vườn cảnh
của các nước phát triển đi trước, đặc biệt là vườn Trung Quốc, Nhật Bản và vườn Pháp,
nên đặc trưng Văn Hóa Việt Nam trong nghệ thuật vườn cảnh chưa được thể hiện cụ
thể. Ngày nay, cuộc sống vật chất của người dân Việt đã nâng cao, nhu cầu tinh thần

càng được chú trọng, vì thế mà nhu cầu về không gian sống- cụ thể là vườn cảnh cũng
từ đó phát triển hơn, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Là một đất nước có nền Văn Hóa
chịu sự giao thoa, cộng hợp với nhiều nền Văn Hóa khác nhau, do vậy, việc “gạn đục


khơi trong ” để tìm kiếm các đặc trưng mang bản sắc Văn Hóa Việt Nam và ứng dụng
chúng vào thiết kế vườn cảnh là một việc làm rất cần thiết trong quá trình tìm tòi và
thiết kế một khu vườn mang đậm nét Việt Nam.
Với mong muốn tạo được một hình ảnh đặc trưng riêng biệt cho các khu vườn
Việt, đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng những đặc trưng VH Việt Nam vào thiết kế
sân vườn. Tuy nhiên, vì giới hạn về thời gian và trong khuôn khổ một đề tài tốt nghiệp
đại học chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu với đối tượng sân vườn nhà ở biệt thự ở
TP.HCM . Đề tài “Ứng dụng những đặc trưng Văn Hóa Việt Nam vào thiết kế sân
vườn biệt thự ở TP.Hồ Chí Minh” giúp hệ thống và khẳng định lại các đặc trưng Văn
Hóa Việt Nam và ứng dụng chúng trong thiết kế sân vườn.


Chương 2
SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VN
2.1.

KHÁI NIỆM CHUNG
Có nhiều cách hiểu với những nội dung khác nhau, song quan trọng hơn cả văn

hóa phải là các giá trị, những giá trị đó phải do con người sáng tạo ra ( phân biệt với
cái tự nhiên ), sự sáng tạo đó là cả quá trình lịch sử lâu dài, liên tục, và những giá trị đó
phải làm thành một hệ thống chặt chẽ. (nguồn: “Tìm về bản sắc Văn Hóa VIệt Nam ”
của GS Trần Ngọc Thêm).
Có nhiều loại hình Văn hóa: VH nhận thức, VH tổ chức cộng đồng, VH ứng xử với
môi trường tự nhiên và VH ứng xử với môi trường xã hội. Trong đó, VH ứng xử với

môi trường tự nhiên thể hiện mối quan hệ tương tác giữa con người và môi trường tự
nhiên, cách con người tác động vào môi trường tự nhiên, điều này liên quan mật thiết
đến ngành học - chủ yếu phục vụ việc tạo mảng xanh và cải thiện môi trường sống, thể
hiện mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, nên đề tài chỉ đề cập đến khía cạnh
VH ứng xử của người Việt Nam với môi trường tự nhiên.
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên hình thành hai thái độ đối lập nhau:
+ Dân nông nghiệp: Sống hòa hợp với thiên nhiên
+ Dân du mộc: Chinh phục và chế ngự thiên nhiên
Việt Nam thuộc nền VH nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, ở
cố định một chỗ với cái nhà, gốc cây của mình nên có ý thức tôn trọng, không dám
ganh đua với thiên nhiên. Sống hòa hợp với thiên nhiên - đó là mong muốn của cư dân
các nền VH trọng tĩnh phương Đông.


Từ tâm lý sống hòa hợp, thân thiện với môi trường tự nhiên, đã hình thành ở con
người gốc VH nông nghiệp một bản năng sinh tồn là những gì có lợi cho mình thì con
người hết sức tranh thủ tận dụng, nhưng những gì có hại thì phải ra sức đối phó. Từ đó
cũng hình thành nên hai thái độ, quan niệm, xu hướng trong VH ứng xử với môi trường
tự nhiên: Tận dụng và đối phó với môi trường tự nhiên. Trong đó, ăn uống thuộc lĩnh
vực tận dụng và việc ở, đi lại thuộc lĩnh vực đối phó.
Ranh giới giữa tận dụng và đối phó không phải lúc nào cũng rạch ròi. Để đối phó với
thời tiết, khí hậu, con người đã tận dụng các chất liệu do tự nhiên cung cấp để dựng
nhà, tận dụng vị trí tự nhiên để đặt vị trí ngôi nhà sao cho có lợi nhất. Để đối phó với
khoảng cách, con người đã tận dụng tối đa địa hình để chọn cho mình phương tiện giao
thông thuận tiện nhất.
2.2. VĂN HÓA TẬN DỤNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
2.2.1. Văn hóa ẩm thực
Việc ăn uống rất quan trọng đối với nếp sinh hoạt của người Việt. Nó thể hiện
tính tổng hợp và tính cộng đồng trong lối ăn của người việt.
Ăn uống là văn hóa- đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên. Cơ cấu bữa ăn của

người Việt bộc lộ rõ dấu ấn của truyền thống VH nông nghiệp lúa nước, thiên về thực
vật. Nằm trong khu vực của một trong những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một
danh mục rau quả mùa nào thức ấy, rất phong phú. Tính tổng hợp của người Việt được
thể hiện trong cách chế biến đồ ăn. Hầu hết các món ăn của người Việt Nam đều là sản
phẩm của sự pha chế tổng hợp: rau này với rau khác, rau với các loại gia vị, rau với
quả, rau với thủy sản…Phong cách ẩm thực của người Việt rất đa dạng ,thực đơn của
người Việt có nhiều món canh, món xào với các loại rau xanh, các loại quả như: bầu, bí,
mướp,…và cả các loại hoa: hoa bí, thiên lý, bắp chuối,bông hẹ… Đó là cơ cấu ăn rất
hợp lý, có thể nói là tối ưu đối với cư dân xứ nóng.


Hình 2.1 Giàn bầu trong sân nhà

Hình 2.2 Canh tác trồng rau

Theo nguyên lý âm dương, một khi khí hậu càng nóng (dương) bao nhiêu thì
con người càng phải lấy âm bù lại. Bởi thế trong vườn nhà luôn có những loại rau, quả
được trồng quanh năm không chỉ phục vụ cho nhu cầu và thói quen trong ăn uống của
cư dân Việt mà còn có công năng rất lớn trong đời sống tinh thần của người Việt.
Dường như trong mỗi khu vườn người Việt đã quá quen thuộc với những màu xanh
của cây cỏ, và có những loài cây đã trở thành biểu tượng, một nét đẹp Văn hóa rất
riêng của Việt Nam, điển hình nhất là hoa sen. Trên đất nước Việt Nam đâu đâu cũng
thấp thoáng hoa sen - loài hoa vừa có sắc lại mang hương, là loài hoa mà hương sắc
của nó được ví von với vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, mộc mạc, giản dị và thanh
khiết. Đặc biệt hoa sen có rất nhiều công năng, là loại hoa làm cảnh rất đẹp, hầu hết các
bộ phận của sen đều được sử dụng trong chế biến các món ăn và làm thuốc, là món
ngon của ẩm thực Việt Nam, lá sen non cuốn cá lóc nướng trui, chấm nước mắm me.
Lá sen non được dùng như bánh tráng, sự kết hợp tạo một hương vị khác lạ cho vị giác,
vừa nhân nhẫn, vừa bùi ngọt, vừa đậm đà. Những lá sen non chưa kịp xòe mở, chưa
thoát lên khỏi mặt nước được lấy sử dụng nên đây là một loại rau sạch. Hạt sen nấu chè

rất ngon và giàu dinh dưỡng, trà tim sen giải nhiệt mùa hè là một loại thuốc an thần

1


hiệu quả. Chỉ qua một loại hoa đã cho thấy nét ẩm thực của người Việt rất phong phú
và đa dạng.
Một loài hoa quen thuộc mà công dụng không kém hoa sen, đó là hoa thiên lý.
Thiên lý được trồng nhiều ở miền Bắc trong các vườn gia đình vùng đồng bằng, cây
leo thành giàn tạo bóng mát vào mùa hè, hoa thơm mát về đêm nên do đó còn có tên
Dạ Lài Hương. Người dân Việt thường dùng hoa và lá nấu canh với thịt ăn như một
loại rau cho bổ mát.

Hình 2.3 Cánh đồng sen
Đồng bằng Nam bộ nổi tiếng với những đặc sản “ nổi” trong mùa nước lênh
láng. Một loại cây được xem như là loại rau đặc sản của Đồng Bằng Sông Cửu Long là
bông súng. Ở đây là bông súng đồng mà người ta trồng trong ao đầm và cắt bán bốn
mùa ở chợ. Khi vào bất cứ cái quán lẩu thủy, hải sản nào ở phố thị người ta cũng thấy
trong đĩa rau sống luôn có mấy khúc bông súng quen thuộc của miền quê dân giã. Chỉ
khi mùa nước nổi dâng lên, chính những dòng nước đầy ắp phù sa chảy qua đồng mới
“kêu thức dậy” những mầm bông nhô lên mừng nước. Nước càng cao, thân bông súng
càng dài, càng mềm múp mụp.

2


Bông Điên Điển là loài cây đặc trưng của mùa nước nổi ở miền Tây. Bông Điên Điển
đẹp như hoa lan vũ nữ, bơi xuồng từ xa đã thấy nổi bật cả một rừng “vũ nữ” óng ánh
sao sáng rợp trời trên đồng nước.
Bông điên điển có mùi thơm nhẹ, mùi

thơm bình dị cộng với vị lạt dễ hòa đồng
dễ dàng chung món với nhiều thứ khác.
Mỗi năm, khi mùa nước nổi về, dù đi đâu
mỗi người dân cũng nhớ về quê để ăn
bông súng, bông điên điển, để hương vị
đặc sắc nhớ đời ấy bốn mùa nở mãi trong
trái tim của người xa xứ.

Hình 2.4 Chèo xuồng hái bông điên điển
Món ăn của người Việt không những phong phú về vị mà còn đa dạng bởi sắc,
những màu sắc tự nhiên như những loại phẩm màu rất đa dạng tạo nên vẻ hấp dẫn cho
món ăn. Những phẩm màu tự nhiên được lấy từ những loại lá cây thiên nhiên quen
thuộc như màu xanh từ những loại bánh là chiết xuất từ lá dứa, màu tím các loại xôi dị
là của lá gấm, màu trắng đục là của nước cốt dừa, hay màu cam của trái gấc... Những
loại cây quen thuộc ấy được trồng quanh khu vườn trên khắp miền quê Việt Nam.
Sự tổng hợp trong cách chế biến các món ăn kéo theo tính cộng đồng trong văn hóa ẩm
thực. Người Việt có những nguyên tắc trong ăn uống như “ăn trông nồi, ngồi trông
hướng”, “liệu cơm gắp mắm”. Từ những cách ứng xử trong ăn uống chỉ là một phần
trong nền văn hóa chung của một dân tộc mà nền tảng là những đạo lí làm người. Bữa
ăn gia đình rất quan trọng, các thành viên trong bữa ăn liên quan mật thiết với nhau,
phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Tính cộng đồng trong ăn uống đòi hỏi nơi con người một
thứ văn hóa giao tiếp cao, gọi là văn hóa ăn uống.

3


2.2.2. Sức khỏe
Là nền Văn Hóa nông nghiệp, từ xưa người dân đã quen sử dụng các phương
thuốc từ đông y, những loại thuốc Nam. Sử dụng nguồn thảo dược từ cây cỏ, hoa lá tự
nhiên để làm vị thuốc chữa bệnh. Bằng những kinh nghiệm thực tế, quanh nhà thường

có những loại vị thuốc thông dụng để chữa trị những chứng bệnh thông thường như
cảm phong hàn, bệnh về tiêu hóa, hay những bệnh do thời tiết của khí hậu miền nhiệt
đới…Bởi thế quanh mỗi khu vườn nhà Việt luôn có những loại rau rất đỗi bình thường
nhưng có tác dụng y học làm thuốc rất hay và ở đó mỗi người dân là một “thầy thuốc
dân gian”. Ví như trong vườn có vài bụi gừng, khóm nghệ phòng khi “trái gió, trở trời”
hay trong những ngày hè nắng bức, một bát canh chua hoa thiên lý là phương thuốc
giải nhiệt rất hay, không bị rôm sẩy hay mẩn da. Ăn canh hoa thiên lý người ta có cảm
giác khoan khoái, dễ ngủ và ngủ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, đau lưng. Có thể xem hoa
thiên lý là một vị thuốc an thần, có vị ngọt, tính bình, thường được chỉ định trị viêm kết
mạc cấp và mãn tính, viêm giác mạc, mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi. Hoa
thiên lý còn trị giun kim. Lá thiên lý được dân quê giã đắp lên đinh nhọt, rễ thiên lý có
thể dùng chữa tiểu buốt có máu hay cặn trắng, mỗi ngày dùng 10 - 20 gr dưới dạng
thuốc sắc. (nguồn: bác sĩ Lê Văn Lân, www.khoahoc.net).
Nếu bản thân cau trầu luôn là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm thơ, văn Việt Nam,
thì ngày nay khoa học lại phân tích tìm kiếm trong các loại thảo mộc này những tính
chất dược lý có thể đem ra ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Mang tên khoa học
Pepper (hay Piper) betle (hay betel) L., trầu, hay trầu không, thuộc họ Hồ tiêu
Piperaceae. Tên khoa học của cau - còn được gọi binh lang, tân lang, là Areca catechu
L., thuộc họ Cau Arecaceae. Trái cau thường được miêu tả trong sách báo qua tên
arecanut . Nhân dân dùng lá trầu giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào dùng rửa những vết
loét, mẩn ngứa, viêm mạch bạch huyết. Nước pha lá trầu còn được dùng làm thuốc nhỏ
mắt chữa viêm kết mạc, chữa bệnh chàm mặt của trẻ em. Có nơi còn giã lá trầu cho
đắp lên ngực để chữa ho và hen.

4


Trái cau thường được dùng làm thuốc chữa giun sán cho người và súc vật, giúp tiêu
hóa tốt, chữa viêm ruột, lỵ, trẻ con chốc đầu, hợp với thường sơn, thảo quả trong đơn
thuốc "trường sơn triệt ngược" chữa sốt rét.

Song song với những công dụng như một loại thuốc nam, dây trầu gốc cau là
biểu tượng, một nét đẹp truyền thống, nét đặc trưng của giá trị văn hóa Việt Nam, của
triết lý và giao tiếp người Việt... Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của một
phong cách Việt, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Phong tục ăn trầu vốn đã có
cực kì lâu đời ở Việt Nam, tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một
câu chuyện cổ tích nổi tiếng cảm động về tình anh em, nghĩa vợ chồng. Đó là chuyện
Sự tích Trầu Cau. Tình nghĩa anh em được gửi gắm qua câu chuyện sự tích trầu - cau vôi, thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc rằng: Sống chia rẽ anh em là chết. Sự hối
hận đền bù cho cái chết là bằng cái chết... Chết rồi nhưng vì biết hối hận nên lại sống
lại, hóa thân nơi trầu - cau - vôi, hòa hợp nơi miếng trầu. Một triết lý nhân sinh huyền
nhiệm, đó là triết lý Việt Nam đơn giản, gần gũi và đầy nghĩa tình.
Tục ăn trầu cũng là một trong những yếu tố cấu thành
nền văn hoá Việt Nam, nó tiềm ẩn một triết lý về sự
tổng hợp của nhiều chất khác nhau : Cây cau vươn cao
là biểu tượng của trời (dương), vôi, đá biểu tượng của
đất (âm) , dây trầu mọc lên từ đất , quấn quýt lấy thân
cau , biểu tượng cho vai trò trung gian hoà hợp. Trầu
cau nhai làm một , miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt
cau, vị cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi...tất cả tạo
nên một chất kích thích, làm thơm miệng, đỏ môi.
Hình 2.5 Dây trầu, gốc cau
Đối với người Việt Nam, trầu cau là biểu tượng của tình cảm gắn liền với sinh hoạt của
nông thôn Việt chặt chẽ và đã tồn tại rất lâu đời. Trầu cau còn là một thứ đi đầu các sự

5


lễ nghĩa, miếng trầu là đầu câu chuyện. Ngoài việc phục vụ tục ăn trầu của người Việt,
trầu cau còn là lễ vật không thể thiếu trong các dịp giỗ, chạp,cưới hỏi. Dân gian có câu
"Sửa cơi trầu, đĩa hoa dâng cụ" để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng
sinh thành của bậc tiền nhân. Bất kỳ giỗ, chạp lớn hay nhỏ cũng phải có đĩa trầu cau

đặt trên bàn thờ cúng tổ tiên, ông bà. Trong ngày tết luôn luôn có đĩa trầu cau trên các
bàn thờ để cầu tài lộc cho năm mới.Trong phong tục cưới hỏi, trầu cau càng quan trọng
hơn. Có hẳn một lễ riêng gọi là “Lễ hỏi/bỏ trầu cau”. Lễ này từ nhà trai mang đến nhà
gái, gồm có tiền, vàng, bánh trái... và không thể thiếu trầu cau. Lễ này ghi nhận sự thoả
thuận thống nhất giữa 2 nhà trai- gái kết tình sui gia.

Hình 2.7 Mâm trầu cau ngày cưới

Hình 2.6 Khay trầu, cau, vôi

Ở lễ cưới, quả (mâm) trầu cau phải được phủ khăn đỏ thể hiện sự may mắn và luôn đặt
ở vị trí đầu tiên trong các vật phẩm làm lễ (bánh trái, trà, rượu, tiền, vàng,...). Điều đó
thể hiện trầu cau là lễ vật đặc biệt quan trọng gắn kết duyên phận của con người.
2.3. VĂN HÓA ĐỐI PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
2.3.1. Đối phó với thời tiết, khí hậu: Tính linh hoạt và tính biểu trưng của lối ở
của người Việt Nam

6


2.3.1.1. Tính linh hoạt
Do những đặc điểm điều kiện khí hậu tự nhiên, và tính chất VH người Việt đã
hình thành nên phong tục sống quần tụ để chống chọi với thiên nhiên gọi là làng xã
(Bắc Bộ) hay thôn ấp (Nam Bộ). Trong đó tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng
bao trùm nhất và quan trọng nhất của làng xã, chúng tồn tại song song với nhau.
Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình – bến nước, cây đa. Đình làng
là biểu tượng truyền thống cho tính tổng hợp của VH Việt Nam ở phạm vi làng xã. Trãi
qua quá trình tiếp xúc với VH Trung Hoa gốc du mục cũng đã bước đầu làm tan rã chất
tổng hợp của cái đình. Bởi vì ban đầu Đình là nơi lui tới của tất cả mọi người, nhưng
rồi dần dần người ta bỗng thấy đình chỉ là chốn lui tới riêng của đàn ông, quan viên

làng xã cũng chỉ toàn đàn ông.
Bến nước là nơi phụ nữ quần tụ lại ( ở những nơi không có sông chảy qua thì
có giếng nước). Nơi hàng ngày những người phụ nữ gặp gỡ nhau cùng rửa rau, vo gạo,
giặt giũ, chuyện trò…. Ngay ở các dân tộc ít người, nơi vai trò người phụ nữ vẫn được
tôn trọng thì bến nước cũng vẫn là nơi hội tụ chủ yếu của phụ nữ.

Hình 2.8 Phụ nữ bên bến nước

7


Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây đa có miếu thờ nho nhỏ lúc nào
cũng khói hương nghi ngút. Đó là chốn linh thiêng, nơi hội tụ của thánh thần.Cây đa,
gốc cây có quán nước là nơi nghỉ chân gặp gỡ những người đi làm đồng, khách qua
đường…nhờ khách qua đường gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ nối làng với thế giới
bên ngoài.

Hình 2.9 Cổng làng
Tính cộng đồng chú trọng nhấn mạnh vào “sự đồng nhất”, đoàn kết tập thể, nếp sống
dân chủ bình đẳng, ý thức con người về tính cá nhân bị thủ tiêu.
Khác với phương Tây nơi con người được rèn luyện ý thức về cá nhân. Sống trong môi
trường cộng đồng, tập thể, luôn yêu thương và đùm bọc, sống vì người khác là đức tính
rất đáng quý ở người Việt. Tuy nhiên, với lối sống đó cũng có mặc trái của nó, chính là
dần xuất hiện thói chủ quan, dựa dẫm ỷ lại vào người khác và thói cào bằng đố kỵ.
2.3.1.2. Tính biểu trưng
Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao kín quanh làng,
trở thành một thứ thành lũy bất khả xâm phạm, đốt không cháy, trèo không được, đào
đường hầm cũng vướng rễ không qua. Lũy tre là một đặc điểm quan trọng làm cho
làng xóm Việt Nam khác hẳn với thôn ấp Trung Hoa có thành quách bằng đất bao bọc.


8


×