Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.19 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN XUÂN THỦY

KHẢO SÁT - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT HOA KIỀNG TẠI HUYỆN THUẬN AN TỈNH
BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN XUÂN THỦY

KHẢO SÁT - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT HOA KIỀNG TẠI HUYỆN THUẬN AN TỈNH
BÌNH DƯƠNG

Nghành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn : ThS Trương Thị Cẩm Nhung

Thành phố Hồ Chí Minh
Thang 7/ 2008

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY

*************

NGUYEN XUAN THUY

TO SURVEY AND EVALUATE THE CONDITIONS USING LAND OF
PRODUCTION FOR FLOWER – GARDEN IN DISTRICT THUAN AN,
BINH DUONG PROVINCE
Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Adviser: TRUONG THI CAM NHUNG, M.Sc.

Ho Chi Minh City
July/2008

ii



Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình từ quý thầy cô trong Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, đặt biệt
riêng Ths Trương Thị Cẩm Nhung_ người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành để tài này, tôi muốn gửi đến cô lời cám ơn sâu sắc nhất.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn :
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - TP. HCM, Ban chủ nhiệm bộ môn
Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên, các thầy cô đã tham gia giảng dạy, truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Cảm ơn các hộ sản xuất hoa kiểng tại huyện Thuận An tỉnh Bình Dương đã
giúp đỡ, cung cấp thông tin để tôi có thê hoàn thành đề tài.
- Những người bạn đã cùng chia sẽ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
- Sau cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi đã luôn bên
cạnh, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề
tài để tôi có được như ngày hôm nay .
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Xuân Thủy

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

ii


Tiểu luận tốt nghiệp


GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

TÓM TẮT
Tên đề tài : Khảo sát – đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất hoa kiểng tại
huyện Thuận An tỉnh Bình Dương.
Đề tài được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2008 tại các nhà vườn thuộc
địa phận huyện Thuận An tỉnh Bình Dương.
Qua điều tra 25 hộ dân trồng hoa kiểng tại Thuận An, kết quả điều tra khảo sát
cho thấy:
Về tình hình sản xuất
+ 28 % số hộ được điều tra có quy mô sản xuất nhỏ ( diện tích sản xuất 100 –
500 m2 ).
+ 52 % số hộ được điều tra có quy mô sản xuất trung bình và lớn ( diện tích
sản xuất 600 – 2000 m2.
+ 20 % số hộ điều tra có quy mô sản xuất rất lớn ( diện tích sản xuất lớn hơn
2000 m2.
Hiệu quả kinh tế mà hoa kiểng mang lại:
Thu nhập của các hộ trồng hoa kiểng tương đố ổn định, tuy chưa cao ( 40%
số hộ điều tra có thu nhập trong khoảng 50 – 100 triệu/năm, nhưng cũng không phải
là qua thấp ( chỉ có 8% số hộ được điều tra có thu nhập dưới 50 triệu/năm ) các hộ
còn lại có thu nhập trong khoảng 100 triệu đến 200 triệu/năm, 8% số hộ có thu nhập
cao ( trên 200 triệu/năm ).
Hiện trạng đất đai
- Đất có ưu thế là tầng dầy khá lớn ( > 100 cm ), địa hình tương đối bằng
phẳng, độ dốc cao nhất là 3 – 8 % phù hợp với việc trồng cây.
- Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao, nhất là các loại đất phát sinh
trên phù sa cổ ( tỷ lệ cát từ 42 – 57% ), dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước
và phân kém, dễ bị rửa trôi. Đây là hạn chế lớn của đất đai ở Thuận An. Riêng đất


SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

iii


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

phù sa ở Thuận An có thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, đất phèn, đất dốc tụ
có tỷ lệ sét vật lý 44 – 51 %.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

iv


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

SUMARY
Name of theme:

to survey and evaluate the conditions using land of

production for flower – garden in District Thuận An, Bình Dương Province.
The project is carried out from Feb to May, 2008 at the garden in District
Thuận An, Bình Dương Province.
Through the investigation 25 households who plant flowers in Thuận An, the

result is that:
About the state of production:
+ 28% person investigated has small- production size (production area 100500m2)
+52% person investigated has medium and large - production size
(production area 600- 2000m2)
+ 20% person investigated has very large - production size ( production area
over 2000m2)
The economic result:
The earnings of the households who plant flowers are stable, although they
aren’t high (40% the household investigated has 50 – 100 million/ year), but they
are’t low (only 8% the household investigated has under 50 million/ year). The
remaining household has 100 – 200 million/ year with 8% the household has high
earning ( over 200 million/ year).
The state of land:
-The advantage of land is rather large thickness (over 100cm), the terrain is
rather even and flat, the lowest slope is 3 – 8%, suitable for planning trees.
-Land has ligh mechanical compotion, the rate of sand is high, especially the
land which arise on old alluvium soil (42- 57% the rate of sand), absorbable
capacity is low, the ability retains water and sludge is bad. These are big limits of
land in Thuận An. Except for the alluvial soil in Thuận An has ligh and medium

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

v


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG


meat mechanical compotion. The land is alum, slope with the rate of physical clay
about 44- 51%.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

vi


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

MỤC LỤC
TRANG
Lời cám ơn .............................................................................................................. i
Tóm tắt ...................................................................................................................ii
Mục lục.................................................................................................................. iv
Danh sách các bảng và các biểu đồ....................................................................... vi
CHƯƠNG 1- ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................. 1
CHƯƠNG 2- TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................. 2
2.1- Giới thiệu tổng quát khu vực khảo sát......................................................... 2
2.1.1- Vị trí địa lý................................................................................................ 2
2.1.2- Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 3
2.1.3- Điều kiện văn hóa xã hội .......................................................................... 3
2.1.4- Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 3
2.1.5- Tình hình kinh tế....................................................................................... 4
2.1.6- Phân khu quy hoạch sử dụng đất .............................................................. 5
2.2- Nhận xét đánh giá hiện trạng ....................................................................... 5
2.3- Giới thiệu sơ lược về nghề trồng hoa kiểng tại Thuận An .......................... 6
2.4- Đánh giá đất ................................................................................................ 7

2.4.1- Các khái niệm cơ bản................................................................................ 7
. 2.4.2- Phương pháp đánh giá đất đai................................................................... 8
2.4.3- Sơ lược hiện trạng đất đai ở Thuận An.................................................. 10
CHƯƠNG 3- MỤC TIÊU, NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…11
3.1- Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 11
3.2- Nội dung .................................................................................................... 11
3.3- Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
3.4- Thời gian và địa điểm khảo sát.................................................................. 12

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

vii


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

CHƯƠNG 4- KẾT QUẢ...................................................................................... 13
4.1- Hiện trạng sử dụng đất trồng hoa kiểng trong khu vực khảo sát............... 13
4.2- Các loại hoa kiểng được trồng nhiều tại khu vực khảo sát........................ 17
4.3- Hình thức sản xuất chính của các hộ điều tra ............................................ 18
4.4- Hiệu quả kinh tế mà hoa kiểng mang lại ................................................... 19
4.5- Tác động của nghề trồng kiểng đối với môi trường và xã hội................... 20
4.6.4- Đánh giá đất đai huyện Thuận An .......................................................... 20
CHƯƠNG 5- KẾT LUẬN ................................................................................... 23
5.1- Kết luận về kết quả khảo sát ...................................................................... 23
5.2- Kiến nghị và giải pháp............................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 25
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................... 26

PHỤ LỤC 2.......................................................................................................... 28
PHỤ LỤC 3.......................................................................................................... 29

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

viii


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

DANH SÁCH BẢN ĐỒ, CÁC BẢNG VÀ CÁC BIỂU
ĐỒ
TRANG
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chánh huyện Thuận An ................................................. 2
Bảng 2.1: Bảng thống kê các công trình thủy lợi................................................... 4
Bảng 4.1: Bảng liệt kê số hộ điều tra trên các xã thuộc huyện Thuận An........... 13
Bảng 4.2: Bảng thể hiện nhóm các hộ sản xuất hoa kiểng theo diện tích............ 13
Bảng 4.3: Bảng thể hiện các nhóm diện tích trồng hoa kiểng trên từng xã ......... 16
Bảng 4.4: Bảng thống kê các loại hoa kiểng được trồng nhiều tại khu vực khảo
sát ........................................................................................................ 17
Bảng 4.5: Bảng giá một số cây trồng theo mùa vụ .............................................. 18
Bảng 4.6: Bảng thống kê điều tra thu nhập theo nhóm........................................ 19
Bảng 4.7: Bảng mô tả 2 đơn vị đất đai của huyện ............................................... 21
Bảng 4.8 Bảng mô tả tính chất vật lý và hóa học đất đai tỉnh Bình Dương Thuận An.............................................................................................. 21
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện diện tích sản xuất hoa kiểng theo các nhóm ........ 13
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % thu nhập theo nhóm ................................. 19

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY


ix


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành trồng hoa kiểng ở nước ta trong những năm gần đây đã được quan
tâm và được đầu tư phát triển một cách tích cực. Nhiều khu vực chuyên sản xuất
hoa kiểng đã được quy hoạch. Trồng hoa kiểng đã không còn đơn giản là việc sản
xuất nông nghiệp của từng hộ nhỏ lẽ mà được đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật
trong sản xuất nhằm đạt được sản phẩm có tiêu chuẩn quốc tế phục vụ nhu cầu
trong và ngoài nước. Ở một số nơi việc trồng hoa kiểng đã thay đổi hoàn toàn cả về
kĩ thuật và phương thức quản lý.
Bình Dương cũng là một trong những khu vực có xu hướng phát triển nghể
trồng hoa kiểng. Tuy nhiên, việc trồng hoa kiểng tại Bình Dương vẫn chưa có quy
hoạch rõ ràng, quy mô tự phát, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, tình
trạng sử dụng đất, năng suất sử dụng đất trong ngành hoa kiểng chưa được xác định
rõ. Do đó công tác đánh giá đất đai cần được tiến hành và là một phần quan trọng
trong việc quy hoạch sử dụng đất phục vu cho việc trồng hoa kiểng ở Bình Dương.
Được sự hướng dẫn của ThS Trương Thị Cẩm Nhung – giảng viên bộ môn
Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá hiên trạng sử
dụng đất trong ngành hoa kiểng tại huyện Thuận An tỉnh Bình Dương, và hiệu quả
kinh tế mà hoa kiểng mang lại.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY


1


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Chuơng 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.1 Giới thiệu tổng quát khu vực khảo sát
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thuận An có diện tích 84,26 km2, dân số 137.506 người ( số liệu năm
2002 ). Đây là địa bàn trọng điểm để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ và nông nghiệp của tỉnh Bình Dương.
Giới hạn: Phía Tây Bắc giáp Thị xã Thủ Dầu Một, Đông Bắc giáp huyện Tân
Uyên, phía Đông giáp huyện Dĩ An, phía Nam giáp Tp Hồ Chí Minh, phía Tây giáp
sông Sài Gòn.
H. Tân Uyên

Tx Thủ Dầu Một

H. Dĩ An
Sông Sài Gòn

Bản đồ 2.1 bản đồ hành chính huyện Thuận An
2.1.2 Điều kiện tự nhiên

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

2



Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Huyện Thuận An thuộc địa phận tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực có khí
hậu mang tính chất nhiêt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều, độ ẩm cao, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô nóng. Tổng lượng mưa của tỉnh hàng năm từ
1.600 – 2.147 mm, tuy nhiên thì lượng mưa lại phân bố không đều theo hai mùa, xu
thế lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông nên lượng mưa tại
Thuận An là thấp so với tổng lượng mưa hàng năm của tỉnh. Độ ẩm trung bình 79 –
80%.
Nhiệt độ trung bình năm từ 26 – 270C. Số giờ nắng trong năm khoảng 2.500
– 2.800 giờ, trung bình 6,7 – 7,2 giờ/ngày.
Hai yếu tố nhiệt độ và ánh sáng được xếp vào loại cao. Đây chính là ưu thế
của Thuận An trong việc trồng cây nhiệt đới ưa sáng.
2.1.3 Điều kiện văn hóa - xã hội
Dân số: 137.506 người, mật độ 1.632 người/km2 ( số liệu thống kê năm 2002
).
Tốc độ gia tăng dân số hàng năm từ 9 – 10%/năm
Đặc điểm dân số của Thuận An là làn sóng dân nhập cư cao bởi sự phát triển
của các khu công nghiệp.
Tỉ lệ hộ nghèo: hiện huyện chỉ còn 5,35% dân số thuộc diện nghèo.
Về giáo dục, đào tạo huyện hiện có 6 trường đạt chuẩn quốc gia, trong năm
học 2007 – 2008 nhiều trường học mới được đưa vào sử dụng.
2.1.4 Cơ sở hạ tầng
Điện: 100% xã phường đã có điện.
Giao thông: Thuận lợi, nằm trên tuyến giao thông quốc lộ 13 ( đường bộ ) và

sông Sài Gòn ( đường thủy ) – thuân tiện cho việc vận chuyển hàng hóa sang các
tỉnh lân cận.
Công trình thủy lợi: Huyện có 4 công trình thủy lợi đang được sử dụng
-

Có 2 công trình tưới nước năng lực thiết kế 47 ha, năng lực thực tế 35 ha
hiệu suất đạt 75%.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

3


Tiểu luận tốt nghiệp

-

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Có 2 công trình tiêu nước năng lực thiết kế 2707 ha, năng lực thực tế
2380 công suất đạt 90%.
Bảng 2.1: Bảng thống kê công trình thủy lợi

ST
T

Tên công trình

Địa điểm


Hình thức
Năm xây
công trình
dựng
đầu mối

Năng lực thực tế /
thiết kế ( ha )
Tưới
Tiêu

1

Cản Suối Cát

BÌnh Hòa

Cản dâng

1985

20/25

2

Cản Mọi Tiên

ThuậnGia
o


Cản dâng

1985

15/22

3

HT.Tiêu Bình
Hòa

Bình Hòa

Kênh tiêu

1999

1900/212
7

4

HT.Tiêu Phú
Hội

Vĩnh Phú

Kênh tiêu

1977


480/580

2.1.5 Tình hình kinh tế
Trong năm 2007 tuy gặp nhiều khó khăn nhất định ( sự tăng giá của nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu sản xuất tiêu dùng ), dịch bệnh gây thiệt hại cho nông
nghiệp, chăn nuôi. Tuy nhiên kinh tế của Thuận An vẫn đạt được những kết quả
đáng quan tâm:
Cơ cấu kinh tế của huyện vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá
trị sản xuất công nghiệp thực hiện đạt trên 70% kế hoạch của năm, tăng 26% so với
cùng kì năm 2006. thương mại, dịch vụ đạt gần 80% kế hoạch và tăng 30% so với
cùng kì năm 2006. Về nông nghiệp do có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển. Công tác
phòng chống dịch bệnh cũng đạt được kết quả cao. Riêng về thu ngân sách, tổng thu
trên địa bàn đạt 640 tỉ đồng, bằng gần 97% dự toán tỉnh giao cả năm 2007.
Hiện nay trên địa bàn huyện Thuận An có 896 đơn vị sản xuất, chi nhánh và
văn phòng đại diện. Trong đó có 470 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 426
doanh nghiệp đầu tư trong nước. 14.666 hộ kinh doanh cá thể, trong số này thì số hộ
kinh doanh thương mại dịch vụ chiếm gần 91%.
2.1.6 Phân khu quy hoạch sử dụng đất

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

4


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG


Theo sơ đồ quy hoạch đang được UBNN tỉnh Bình Dương phê duyệt, dự
kiến đất ở huyện Thuận An được bố trí thành 4 cụm.
Cụm 1 tập trung ven quốc lộ 13 và tỉnh lộ 745 từ Vĩnh Phú đến Lái Thiêu
diện tích khoảng 1.000 ha. Trong khu vực có bố trí khu du lịch diện tích 100 ha, cây
xanh ven sông và cây xanh tập trung.
Cụm 2 trong khu vực thị trấn An Thạnh và xã Hưng Thịnh, giữa tỉnh lộ 745
và quốc lộ 13, diện tích 250 ha, trong đó làng nghề truyền thống tập trung diện tích
55 ha.
Cụm 3 tại khu vực xã Thuận Giao, ngã tư Hòa Lân diện tích 80 ha. Đây là
khu dân cư hiện hữu chỉnh trang và phát triển xây dựng mới.
Cụm 4 diện tích 130 ha bố trí ven tỉnh lộ 743 và tỉnh lộ 744. Đây la khu dân
cư hiện hữu và phát triển xây dựng mới của huyện.
Về đất công nghiệp, hiện trên địa bàn huyện có 4 khu công nghiệp đang họat
động: Đồng An, Việt Nam – Singapore, Việt Hương và An Phú, dự kiến sẽ xây
dựng khu công nghệ cao diện tích khoảng 60 – 80 ha tại xã Bình Hòa, cạnh khu
công nghiệp Đồng An.
Đất nông nghiệp ở huyện tập trung ở các xã An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định
phía Tây quốc lộ 13 và ở An Phú, Thuận Giao, Bình Chuẩn, đông quốc lộ 13 được
quy hoạch là đất dự trữ công nghiệp. Khu đất nông nghiệp phía Tây quốc lộ 13 lấy
khu du lịch Cầu Ngang làm trục phát triển, xây dựng cụm vườn du lịch ven sông Sài
Gòn.
2.2 Nhận xét đánh giá hiện trạng
- Thuận lợi: huyện nằm trong khu vực chính trong dự án phát triển đầu tư các
khu công nghiệp dịch vụ. Là nơi tập trung các ngành công nghiệp phát triển, các
công ty, các viện chuyên nghiên cứu sâu về nông lâm thủy sản. Đây là điều kiện
thuận lợi không chỉ của riêng các nghành công nghiệp, nông nghiệp, dich vụ mà
một số nghành nghề khác cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển, nghề trồng hoa
kiểng cũng nằm trong số đó.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY


5


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

- Công trình cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện phục vụ sản xuất kinh doanh
cũng như sinh hoạt của người dân.
- Khó khăn: Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp, đô thị và nhu cầu
làm dịch vụ cho khu vực này khiến cho quỹ đất nông nghiệp giảm nhanh, giá thuê
đất hoặc sang nhượng đất tăng làm cho các chủ trang trại, chủ vườn rất khó thuê,
hoặc sang nhượng đất nhằm phát triển sản xuất. Trong khi đó nông dân bỏ đất
hoang chờ giá lên để bán hoặc sang nhượng, cũng có tình trạng đầu cơ đất gây ảnh
hưởng không tốt đến kế hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện.
2.3 Giới thiệu sơ lược về nghề trồng hoa kiểng tại Thuận An
Trước đây, khu vực ngoại thành TP.HCM như quận Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc
Môn là những địa bàn chủ yếu cung cấp các loại hoa phong lan, cây cảnh, bon sai,
mai ghép... nhưng mấy năm trở lại đây, Bình Dương cũng đang dần tạo dựng
thương hiệu hoa kiểng trên thị trường. Hiện nay phong trào trồng cây kiểng phát
triển rất nhanh ở một số huyện của như: huyện Dĩ An, Thuận An, thị xã Thủ Dầu
Một… Nhiều gia đình dành hẳn sân vườn để trồng các loại cây cảnh, ngoài việc giải
trí còn kinh doanh mua bán tạo thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài việc sản xuất cây
trồng phục vụ nhu cầu trong nước hoa kiểng Thuận An cũng đã tiếp cận được thị
trường thê giới. Hứa hẹn một hướng đột phá cho nghề trồng hoa kiểng.
 Một số hộ trồng kiểng điển hình:
- Ông Huỳnh Văn Tấn ( ấp Tây xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An), có số lượng
cây kiểng, bon sai khá nhiều với tổng số vốn nhẩm tính gần 3 tỷ đồng.
- Ông Nguyễn Văn Tấn ( ấp Tây xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An ), với diện

tích sử dụng trong ngành hoa kiểng khoảng 4000 m2, với nhiều loại hoa kiểng ( mai,
bông giấy, kiểng cổ, kiểng thú…) đặc biệt kiểng thú do chính tay ông làm đã đạt
được nhiều giải thưởng trong các hội thi kiểng trong nước.
Nghề trồng kiểng không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân, mà
còn mang lại nét đẹp cho xã hội, nhiều người dân đã trở thành nghệ nhân từ nghề
trồng hoa kiểng.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

6


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

2.4 Đánh giá đất
2.4.1 Các khái niệm cơ bản
- Đất và đất đai: là lớp bề mặt trên Trái đất được phong hóa từ đá mẹ,còn đất
đai bao gồm các điều kiện môi trường vật lý khác mà trong đó đất chỉ là một thành
phần. Các yếu tố môi trường vật lý khác thường là các nhân tố: địa hình, độ dốc, độ
cao, nhân tố khí hậu,…
- Đánh giá đất đai: là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay nhiều
những mục đích sử dụng sẽ được lựa chọn. Phân loại đất đai đôi khi được hiểu như
đánh giá đất đai nhưng có tính chuyên sâu hơn, chủ yếu phân lọa đất đai thành các
nhõm. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận quan trọng của phân lọai
đất đai trong đó cơ sở phân lọai là xác đình mức độ thích hợp của việc sử dụng đất.
- Đơn vị đất đai: Là một diện tích nhất định các điều kiện tương đối đồng
nhất về đặc điểm đất đai, các yếu tố tự nhiên khác ( loại đất, độ dày tầng đất, độ
dốc, độ cao, lượng mưa, việc lựa chọn các yếu tố của một đơn vị đất đai phụ thuộc

vào tầm quan trọng của mỗi yếu tố tới kiểu sử dụng đất, mức độ tư liệu hóa có thể
hoàn thành bản đồ đơn vị đất đai. Đơn vị đất đai là nền tảng được sử dụng để đánh
giá đất đai.
2.4.2 Phương pháp đánh giá đất đai
Phương pháp đánh giá đất của FAO
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Các khái niệm được trình
bày trên được sử dụng khá rộng rãi ở các nước Tây Âu và phương pháp đa được tổ
chức
FAO thừa nhận, hoàn chỉnh thành cẩm nang hướng dẫn đánh giá đất đai để áp dụng
rộng rãi.
Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai
Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hay phân hạng đất đai
thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc,
độ

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

7


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hoá, v.v. Trên cơ
sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử
dụng đất thường áp dụng trên qui mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay
một huyện. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất là phương pháp đánh giá đất đai tổng
quát với mục tiêu sử dụng lớn như cho nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch hoặc các
mục tiêu khác.

Đánh giá mức độ thích hợp đất đai
Đánh giá mức độ thích hợp đất đai là quá trình xác định mức độ thích hợp
cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn
khu vực
dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai. Đánh giá
mức độ thích hợp đất đai có thể áp dụng chỉ cho một kiểu sử dụng đất nhất định
hoặc cho nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau để so sánh lựa chọn. Ngoài ra còn phân
biệt đánh giá độ thích hợp hiện tại dựa trên thực trạng hiện nay và đánh giá độ thích
hợp trong tương lai khi mà có những tác động lớn vào đất đai như đầu tư cao, áp
dụng mạnh các tiến bộ khoa học công nghệ. Quá trình đánh giá mức độ thích hợp
đất đai có thể tóm tắt như sau:
+ Xác định kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng cần đánh giá
+ Xác định các đơn vị đất đai
+ Xác định đặc điểm các yếu tố đơn vị đất đai
+ Xác định các yêu cầu, đòi hỏi của kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng theo
mức độ thích hợp khác nhau dựa trên các yếu tố của đơn vị đất đai
+ So sánh các yêu cầu của loài cây hay kiểu sử dụng đất với đặc điểm các
yếu tố
đất đai để xác định mức độ thích hợp các kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng
+ Tổng hợp đánh giá kết quả
Hệ thống đánh giá sử dụng đất đai
- Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng thích hợp (Viết tắt là S - Suitable) với điều kiện
đất đai.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

8


Tiểu luận tốt nghiệp


GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

- Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng không thích hợp (Viết tắt là N - not suitable)
với điều kiện đất đai.
- Mức độ thích hợp (s) được phân chia thành 3 mức:
+ Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực hiện
các biện pháp canh tác.
+ Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất
cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc
kiểu sử dụng đất.
+ Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất và
tăng cao chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể.
- Mức độ không thích hợp (N) có thể phân thành 2 mức:
+ Không thích hợp hiện tại (N1): Đất có hạn chế lớn, trong điều kiện kỹ
thuật
và chi phí hiện tại kiểu sử dụng đất sẽ không có hiệu quả. Tuy nhiên trong tương lai
các điều kiện kỹ thuật, đầu tư thay đổi các kiểu sử dụng đất có thể thích hợp ở mức
độ nào đó với cây trồng.
+ Không thích hợp vĩnh viễn (N2): Đất có hạn chế không thể khắc phục
được.
- Xác định yếu tố hạn chế cho từng mức độ thích hợp thể hiện bằng
các chữ như e: xói mòn, w: ẩm ướt, t: địa hình, địa mạo,…
- Xác định yêu cầu về mặt quản lý thể hiện bằng con số 1,2,3... (để trong
ngoặc), ví dụ như S2e(2) là Mức độ thích hợp trung bình nhưng có hạn chế do bị
xói
mòn và mức độ quản lý đơn giản.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY


9


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

2.4.3 Sơ lược hiện trạng đất đai ở Thuận An
Địa hình – đất đai:
Địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình đồng bằng bao gồm các bề mặt có
nguồn gốc trầm tích, bồi đắp của sông Sài Gòn, đất đai chủ yếu là đất chủ yếu là đất
phù sa, đất phèn hoặc đất dốc tụ.
Đât đai: Thuận An là huyện giáp sông Sài Gòn, được sự bồi đắp của phù nên
chất lượng đất đai ổn định hơn các huyện khác của tỉnh.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

10


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu đề tài
- Nắm được hiện trạng sử dụng đất trồng hoa kiểng tại huyện Thuận An tỉnh
Bình Dương.

- Thu thập tài liệu đánh giá đất nắm được tính chất đất tại khu vực điều tra
phục vụ cho việc quy hoạch trồng cây hợp lý.
- Hiệu quả kinh tế mà hoa kiểng mang lại cho người trồng.
3.2 Nội dung
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất cho hoa kiểng
- Phân tích hiệu quả kinh tế và xã hội trong việc sử dụng đất sản xuất hoa
kiểng
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất thích hợp cho hoa kiểng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Công tác ngoại nghiệp
+ Điều tra 30% số hộ sản xuất hoa kiểng ở huyện Thuận An, phỏng vấn người dân
theo phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn.
+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu đánh giá đất.
- Công tác nội nghiệp
+ Tổng hợp và phân tích số liệu.
+ Viết hoàn chỉnh đề tài.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

11


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

3.4 Thời gian và địa điểm khảo sát
+ Thời gian khảo sát từ ngày 20/02/2008 đến ngày 15/03/2008.
+ Địa điểm khảo sát: các xã thuộc huyện Thuận An tỉnh Bình Dương.


SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

12


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Chương 4
KẾT QUẢ
4.1 Hiện trạng sử dụng đất trồng hoa kiểng trong khu vực khảo sát
4.1.1 Số hộ điều tra: 25 hộ thuộc các xã
Bảng 4.1 Bảng liệt kê số hộ điều tra trên các xã thuộc huyện Thuận An
Tên xã
Vĩnh Phú
An Phú
An Thạnh
Lái Thiêu
Hưng Định
Thuận Giao

Số hộ điều tra
10
4
3
3
4
1


Các hộ điều tra được thực hiện trên nguyên tắc ngẫu nhiên không chọn lọc. Điều tra
30 % trên tổng số hộ trồng hoa kiểng tại huyện Thuận An.
4.1.2 Nhóm các hộ sản xuất hoa kiểng theo diện tích
Bảng 4.2 Bảng thể hiện nhóm các hộ sản xuât hoa kiểng theo diên tích
Nhóm Diện tích (m2)
1
100 - 500
2
600 - 1000
3
1100 - 1500
4
1600 - 2000
5
> 2000

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

Số lượng % Tổng số
7
28
7
28
4
16
2
8
5
20


13


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

20%
28%

8%

100 - 500

600 - 1000

1100 - 1500

1600 - 2000

> 2000

16%
28%

Biểu đồ 4.1: biểu đồ thể hiện diện tích sản xuất hoa kiểng theo các nhóm
Diện tích đất canh tác thể hiện một phần quy mô sản xuất của từng hộ gia
đình, diện tích lớn chứng tỏ việc khả thi trong phát triển kinh doanh, phát triển
nghành nghề. Để có thể xây dựng được một khu vườn có diện tích lớn người nông
dân nếu chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp đi lên thì không đủ để có

thể xây dựng và phát triển được. Nó đòi hỏi phải có sự tiếp thu học tập, sự tiếp cận
thị trường, sự năng động trong việc quản lý sản xuất cũng như tìm những nguồn
nguyên liệu sản xuất, tìm đầu tra cho sản phẩm. Do đó có thể coi diện tích đất đai
dùng trong sản xuất cây hoa cảnh là một đơn vị để đánh giá năng lực và quy mô của
các hộ dân địa phương trong quá trình phát triển nghề hoa kiểng ở Thuận An.
Biểu đồ mô tả tỷ lệ các nhóm diện tích đất đai được sử dụng trong nghể hoa
kiểng cho thấy quy mô sản xuất hoa kiểng tại các hộ được điều tra ở Thuận An là
khá lớn.
+ 28 % số hộ được điều tra có quy mô sản xuất nhỏ ( diện tích sản xuất 100 –
500 m2 ).
+ 52 % số hộ được điều tra có quy mô sản xuất trung bình và lớn ( diện tích
sản xuất 600 – 2000 m2.

SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY

14


×